Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 166 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH –VIỄN THƠNG
BỘ MƠN MÁC- LÊNIN

BÀI GIẢNG
Mơn: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TS. Trần Thị Minh Tuyết

1


Chương mở đầu
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý
̀
̉
NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯƠNG HÔ CHÍ MINH
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Khái niệm tư tưởng:
- Theo nghĩa thông thường: tư tưởng là suy nghĩ, ý nghĩ của của con người trước thế
giới khách quan.
- Trong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh” thì khái niệm “ tư tưởng” có ý nghĩa ở tầm
khái qt triết học. Nó khơng dùng với nghĩa là suy nghĩ của một cá nhân mà là hệ thống
những quan điểm được xây dựng trên nền tảng triết học Mác xít, đại biểu cho ý chí, nguyện
vọng của một giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại
chỉ đạo thực tiễn, cải tạo hiện thực.
- Khái niệm ‘’tư tưởng’’ liên quan trực tiếp đến khái niệm ‘’nhà tư tưởng’’. Theo Lênin,
nhà tư tưởng là người biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chiến lược, sách
lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự
phát.
b. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh


- Nhận thức của Đảng ta về ‘’Tư tưởng Hồ Chí Minh’’ là một q trình đi từ thấp đến
cao, từ những vấn đề cụ thể đến hệ thống hoàn chỉnh, từ một số nhận thức của các cá nhân
lãnh đạo chủ chốt của Đảng đến nhận thức chung của toàn Đảng, toàn dân... Điều này phản
ánh đúng bản chất của quá trình nhận thức: nhận thức là một quá trình mà giai đoạn sau cao
hơn giai đoạn trước, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau. Cụ thể:
+ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951, Đảng ta chính thức bắt đầu kêu
gọi “ Toàn Đảng hãy ra sức học tập tác phong, đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch” và chỉ
rõ “ sự học tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và cho cách mạng mau đến
thắng lợi hoàn toàn”1.
+ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII ( 6-1991) đánh dấu một mốc quan trọng trong
nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh khi lần đầu tiên khẳng định: Đảng ta lấy chủ
nghĩa Mác- lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động và đặt nhiệm vụ phải nghiên cứu một cách hệ thống về tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), dựa trên những thành tựu nghiên cứu
trong 10 năm về tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra đưa ra được định nghĩa về ‘’tư tưởng Hồ
Chí Minh như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hê ̣ thố ng quan điểm toàn diê ̣n và sâu sắ c
về những vấ n đề cơ bản của cách mạng Viê ̣t Nam; là kế t quả của sự vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghia Mác- Lênin vào điề u kiê ̣n cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
̃
giá tri ̣ truyề n thố ng tố t đe ̣p của dân tộc, tiế p thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh
1

Đảng Cộng sản Vệt nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà nội 2001, tập 12, tr 9

2


thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”2
- Như vậy, trong định nghĩa này, Đảng ta đã xác định rõ các vấn đề sau:

+ Bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh
xứng đáng tầm học thuyết, hệ tư tưởng khi thực sự là hệ thống các quan điểm lý luận về
những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.
+ Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghia Mác- Lênin; giá tri ̣ văn hóa dân tơ ̣c;
̃
tinh hoa văn hóa nhân loa ̣i. Nhưng đây khơng phải là tập hợp của những mảnh ghép mà từ
nhữngtri thức đó, bằng tài năng trí tuệ của mình, Hồ Chí Minh đã sản sinh ra một hệ thống
quan điểm với những điểm mới, có những ‘’chất mới’’mới phù hợp với thời đại, phù hợp
với Việt nam.
+ Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh : bao gồm những vấn đề liên quan trực
tiếp đến cách mạng Việt nam.
+ Ý nghĩa và giá trị lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh: là tài sản tinh thần vơ cùng to
lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường chosự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta giành thắng lợi.
- Dựa trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, cá c
nhà nghiên cứu tiế p tu ̣c đi sâu vào tìm hiể u tư tưởng của Người để trên cơ sở đó đi tới mô ̣t
khái niêm có khả năng bao quát đươ ̣c những nô ̣i dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh “ Tư
̣
tưởng Hồ Chí Minh là một hê ̣ thố ng quan điểm toàn diê ̣n và sâu sắ c về những vấ n về cơ bản
của cách mạng Viê ̣t Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đế n cách mạng XHCN; là
kế t quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghia Mác Lênin vào điề u kiê ̣n cụ thể của
̃
nước ta, đồ ng thời là sự kế t tinh tinh hoa dân tộc và trí tuê ̣ thời đại, nhằ m giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấ p và giải phóng con người”3
- Phương thức tiếp cận hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh: Với tư cách là một hệ thống
lý luận, hiện nay tư tưởng Hồ Chí Minh được tiếp cận theo 2 phương pháp chủ yếu:
+ Một là: là một hệ thống tri thức tổng hợp: bao gồm tư tưởng triết học, tư tưởng kinh
tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng văn hóa, tư tưởng nhân văn…..
+ Hai là: Là hệ thống các quan điểm cơ bản về cách mạng Việt Nam bao gồm: tư
tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ,
nhà nước của dân, do dân và vì dân; về văn hóa, đạo đức, con người …
Bài giảng này tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng thứ 2.
2. Đố i tươ ̣ng và nhiệm vụ của mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
a. Đối tượng nghiên cứu và pham vi nghiên cứu
* Đố i tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồ m:
- Bản thân hệ thống các quan điểm, lý luận về cách mạng Việt Nam mà cốt lõi là tư
tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện trong các tác phẩm của
Người và hoạt động thực tiễn của Người. Hoạt động thực tiễn của Người là mảng tư liệu vô
2

Đảng Cộng sản Vệt nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà nội 2001, tr 83-84

3

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mac-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà nội, 2003,tr19

3


cùng quan trọng vì Người là ‘’ nhà tư tưởng ngồi trang sách’’4 , là người làm nhiều hơn
nói...
- Q trình vận động, hiện thực hóa các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Hoặc nói một cách khác là chế độ mới với tư cách là thành quả của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Các tác phẩm của Hồ Chủ Tịch và hoạt động thực tiễn của Người.
- Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước mà Người đứng đầu.
- Các tác phẩm của những người cùng thời và là học trò của Người như Trường

Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Môn học nhằm nghiên cứu những nội dung chính sau đây:
- Cơ sở ( khách quan và chủ quan) hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm khẳng
định sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu khách quan để giải đáp các vấn đề
lịch sử dân tộc đặt ra.
- Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung, bản chấ t, đặc điểm của các quan điể m trong hê ̣ thố ng tư tưởng Hồ Chí
Minh.
- Vai trò nề n tảng, kim chỉ nam hành đô ̣ng của tư tưởng Hồ Chí Minh đố i với cách
ma ̣ng Viêṭ Nam
- Quá trình vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng
của Đảng và nhà nước ta
- Giá tri ̣ tư tưởng của Người trong kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới của
thời đại.
3. Quan hệ của môn học với các môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê nin và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với đối tượng và nhiệm vụ đã xác định ở trên, mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh có
quan hệ chặt chẽ với mơn Hồ Chí Minh học, các mơn khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là
với các mơn lý luận chính trị
a. Quan hệ với mơn “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin:
- Giữa chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ biện chứng
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư
tưởng trực tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và qua đó làm giàu và phát triển các nguyên lý của
chủ nghĩa mác-Lênin.
- Do đó, muốn học tốt mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta phải nắm vững những
kiến thức của chủ nghĩa Mác-Lênin, và đồng thời thông qua học tập môn tư tưởng Hồ Chí
Minh giúp chúng ta hiểu sâu hơn nội dung lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin.
b. Quan hệ với môn học “ Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam”
- Đây cũng là mối quan hệ chặt chẽ:

4

Theo lời Giáo sự Hồng Chí Bảo.

4


+ Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện và lãnh đạo Đảng cộng sản Việt nam. Vì
vậy, Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong đường lối của Đảng, là cơ sở
khoa học để xây dựng đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt nam.
+ Ngược lại, Đường lối của Đảng CSVN và việc thực hiện nó một cách thắng lợi
chứng tỏ tính đúng đắn, sức sống lâu dài của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Do đó, mơn học “ Tư tưởng Hồ Chí Minh” trang bị thế giới quan và phương pháp
luận khoa học cho việc nghiên cứu môn “ Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
nam”
II .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp hiểu theo nghĩa chung là con đường, cách thức và biện pháp để đạt tới
mục đích.
- Phương pháp nghiên cứu của môn học này được hiểu là con đường, cách thức để
nhận thức đúng đắn những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.Phương pháp luận chung nhất
Nghiên cứu và học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở thế giới quan, phương
pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin và bản thân các quan điểm có ý nghĩa phương pháp
luận của Hồ Chí Minh. Trong đó, các ngun tắc có tính phương pháp luận của triết học
Mác-Lênin phải được quán triệt sâu sắc.
a. Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học.
- Tính khoa học: Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của tính khoa học là tính
khách quan. Cụ thể: Bảo đảm tính khách quan khi phân tích, lý giải và đánh giá tư tưởng Hồ
Chí Minh tránh áp đặt, cường điệu hóa hoặc hiện đại hóa tư tưởng của Người. Ví dụ: Những
luận điểm của Người về cách mạng giải phóng dân tộc là đúng với Việt nam chứ khơng phải

hồn tồn đúng với nhân loại. Việc nâng một số tư tưởng của Người về vấn đề đó lên tầm
nhân loại làm cho những luận đề của Người trở nên khiên cưỡng, thiếu tính thuyết phục...
- Tính Đảng: Tính Đảng là những quan điểm, nhận thức, đánh giá lịch sử theo quan
điểm của một giai cấp nhất định, thể hiện lợi ích của giai cấp đó. Vì thế, cùng một sự kiện
lịch sử nhưng các giai cấp khác nhau sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh phải trên lập trường quan điểm, phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin
và quan điểm đường lối của Đảng CSVN.
- Tính Đảng và tính khoa học thống nhất với nhau trong sự phản ánh trung thực, khách
quan tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở lập trường, phương pháp luận và định hướng chính trị.
b. Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn :
- Trong cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh ln coi trọng thực tiễn vì Người
thấu hiểu: thực tiến là là cội nguồn, là cơ sở và là thước đo chân lý, là điều kiện để nâng cao
trình độ lý luận. Hơn nữa, bản thân Người còn là nhà lý luận - thực tiễn khi đã vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác- lênin vào thực tiễn Việt nam trên cơ sở phép tư duy Biện chứng
- Do đó, nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải quán triệt quan điểm lý
luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành; nghiên cứu tư tưởng của Người không chỉ
căn cứ vào tác phẩm, bài viết , bài nói mà cịn phải dựa trên các hoạt động thực tiễn của

5


Đảng, của cách mạng Việt nam do Người lãnh đạo và phải xuất phát từ thực tiễn để chứng
minh giá trị tư tưởng Hồ chí Minh.
c. Quan điểm lịch sử - cụ thể :
- Thế nào là quan điểm lịch sử cụ thể? Đó là việc vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử
trong nghiên cứu các hiện tượng lịch sử . Tức là phải đặt điều cần nghiên cứu trong bối
cảnh lịch sử đã ra đời để đánh giá nó một cách khách quan; tránh việc thốt ly hồn cảnh,
‘’hiện đại hóa’’ hồn cảnh lịch sử kẻo dẫn tới những sai lầm trong đánh giá, nhận định.
- Cụ thể ở đây:
+ Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần chú ý gắn các luận điểm của Người

được thể hiện trong tác phẩm và hành động vào trong hoàn cảnh không gian và thời gian
xác định để giúp chúng ta hiểu rõ được bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh .
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử cụ thể, bị chi phối
bởi điều kiện lịch sử cụ thể nên tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có lúc bị hạn chế do khơng
vượt được những chế định của lịch sử. Vì vậy, việc vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ chí
Minh cũng địi hỏi khơng ngừng được phát triển và bổ sung.
d. Quan điểm toàn diện và hệ thống.:
- Theo chủ nghĩa Mác- Lênin: muốn thực sự hiểu một sự vật cần phải có cái nhìn
tồn cục về nó, tránh chủ quan, cục bộ, tránh nhận thức phiến diện, mơ hồ.
- Bản thân tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện, sâu sắc về cách mạng
Việt Nam. Do đó, khi nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, cần nắm vững và đầy
đủ hệ thống các quan điểm của Người trên tất cả các lĩnh vực. Nếu tách rời một yếu tố nào
đó khỏi hệ thống sẽ khơng hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh. Ví dụ, nếu tách rời độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội là xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh; nếu tách toàn vẹn lãnh thổ với độc lập
dân tộc cũng là khơng hiểu Hồ Chí Minh, nếu tách quan điểm nhân trị với quan điểm pháp
trị cũng là không hiểu Hồ Chí Minh...
e. Quan điểm kế thừa và phát triển :
- Hồ Chí Minh là một mẫu mực về sự kế thừa và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa
Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người đã làm giàu cho chủ nghĩa Mác-Lênin
khi đã tạo ra một hệ thống quan điểm lý luận mới đầy sáng tạo .
- Vì thế, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh địi hỏi
+ Khơng chỉ kế thừa mà cịn phải biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Bác trong
điều kiện lịch sử mới của đất nước, của thời đại trên tinh thần ‘’dĩ bất biến, ứng vạn biến’’.
Điều bất biến ở đây là độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân’’ còn sách lược phải linh hoạt.
+ Phải tiếp tục vận dung tinh thần sáng tạo và phương pháp biện chứng của Hồ chí
Minh để giải quyết những vấn đề mới của lịch sử. Phải coi tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống mở để nhìn nhận và sử lý thực tế.
g. Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí
Minh
- Hồ Chí Minh là một nhà lý luận - thực tiễn. Người vừa xây dựng lý luận, vạch cương

lĩnh, đường lối chủ trương cách mạng và trực tiếp tổ chức lãnh đạo thực hiện. Từ thực tiễn,

6


Người lại bổ sung, phát triển lý luận nên tư tưởng của Người mang tính cách mạng, sáng
tạo, khơng giáo điều.
- Vì vậy, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ căn cứ vào các tác phẩm,
bài viết, bài nói của người mà cần coi trọng cả quá trình hoạt động thực tiễn của Bác, của
cách mạng Việt Nam do Người đứng đầu. Cụ thể cần nghiên cứu:
+ Các di sản to lớn, quý báu mà Người đã để lại cho Đảng, cho nhân dân ta cả về lý luận
và thực tiễn.
+ Các văn kiện của Đảng, nhà nước và tổ chức quần chúng
+ Qua hồi ký của những bạn bè, đồng chí, những người sống và hoạt động cùng thời với
Hồ Chí Minh, những cơng trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở trong nước và ngồi nước
2.Một số phương pháp khác
-Với quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, cần sử dụng một cách rất linh hoạt các
phương pháp nghiên cứu cụ thể vì nội dung nào thì phương pháp ấý khi trên thực tế tồn tại
rất nhiều phương pháp như phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic, quy nạp và diễn
dịch, phân tích và tổng hợp, đồng đại và lịch đại, cụ thể hóa và trừu tượng hóa, so sánh,
điều tra, phỏng vấn nhân chứng lịch sử…
- Trong các phương pháp kể trên, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần lưu ý
những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
+ Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Phương pháp lịch sử dựa trên việc
bám sát các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian sẽ giúp ta thể hiện được tính cụ thể, sự
phong phú, sinh động của lịch sử. Phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu các hiện
tượng trong hình thức tổng qt nhằm vạch ra bản chất, tính tất yếu, tính quy luật, xu hướng
phát triển giữa những thăng trầm, bề bộn của lịch sử. Trong nghiên cứu ta phải kết hợp một
cách hài hòa cả 2 phương pháp đó, tránh rơi vào thái cực này hay thái cực khác để dẫn đến
trường hợp ‘’ thấy cây mà khơng thấy rừng’’ hoặc ngược lại.. Ví dụ: Khi nghiên cứu quan

điểm của Hồ chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thì Hồ chí Minh có 5 luận điểm rất
sâu sắc và cụ thể nhưng khi khái quát tư tưởng Hồ chí Minh về vấn đề này thì chỉ cần nói:
Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghã xã hội.
+ Phương pháp quy nạ p- diễn dịch: Giáo trình mơn tư tưởng thường viết theo cách
đưa quan điểm chủ đạo của Hồ Chí Minh ( sự quy nạp) rồi chứng minh sự thống nhất quan
điểm đó trong thực tiễn( sự diễn dịch) để làm rõ quan điểm của Người.
+ Vận dụng các phương pháp liên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm bao gồm nhiều lĩnh vực như triết học, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…vì vậy,
phải sử dụng các phương pháp liên ngành khoa học xã hội, lý luận chính trị để nghiên cứu hệ
thống tư tưởng của Người.

7


+ Phương pháp so sánh: Để làm nổi bật sự sáng tạo của Hồ Chí Minh, chúng ta
thường so sánh quan điểm của Người với quan điểm của các nhân vật lịch sử, với các nhà
kinh điển, với các nhà cách mạng cùng thời...
III.Ý NGHĨA VIỆC HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác:
- Thông qua việc phân tích những nội dung hệ thống quan điểm lý luận của Hồ Chí
Minh giúp cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối
với cách mạng Việt nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong
đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.
- Thông qua việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để bồi dưỡng củng cố
cho sinh viên, thanh niên lập trường quan điểm cách mạng trên nền tảng của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà
nước; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để lý giải các vấn đề đặt ra trong cuộc sống
2. Bối dưỡng phẩm chất cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị:
- Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao lòng tự hào về Người, rèn luyện phẩm
chất đạo đức theo tấm gương của Người nhằm hoàn thành tốt chức trách của bản thân và

đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã lựa chọn
- Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy biện
chứng, cách giải quyết vấn đề có lý, có tình để sinh viên có thể tự giải quyết những vấn đề cá
nhân trong bối cảnh xã hội còn nhiều phức tạp.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1.Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
2.Phân tích những phương pháp nghiên cứu mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh niên, sinh viên và với bản
thân

8


Chương I
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Cơ sở khách quan
a. Tiền đề lịch sử hình thành tử tưởng Hồ Chí Minh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của những điều
kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Người đã sống và hoạt động . Đó là
một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động.

9


* Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
- Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền nơng
nghiệp lạc hậu, trì trệ với những chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động…của
triều đình nhà Nguyễn:

+ Chính sách đối nội: đàn áp, bóc lột , cự tuyệt mọi đề án cải cách.
+ Chính sách đối ngoại: ‘’bế quan tỏa cảng’’ với bên ngồi, khơng mở ra khả năng
cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới.
Vì vậy, nội lực của dân tộc không được phát huy; đất nước không đủ tiềm lực vật chất
và tinh thần để chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
- Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã từng bước
khuất phục, đầu hàng giặc Pháp để giữ lấy ngai vàng và lợi ích dịng tộc. Cuối cùng, triều
đình đã ký các hiệp ước đầu hàng (Hiệp ước Hắc - măng năm 1883, Hiệp ước Patơnốt năm
1884) chính thức thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Việt Nam
từ xã hội phong kiến độc lập trở thành xã hôi thuộc địa nửa phong kiến.
- Các cuộc khai thác thuộc đi ̣a của thực dân Pháp ở Viê ̣t Nam đã làm cho xã hội Viê ̣t
Nam có sự phân hóa giai cấ p - xã hợi sâu sắ c. Đó là sự ra đời của các giai cấp, tầng lớp mới
như công nhân, tư sản, tiểu tư sản - một lực lượng cách mạng mới cho một cuộc cách mạng
mới trong tương lai.
- Mặc dù triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp nhưng nhân dân ta với truyền
thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm vẫn liên tiếp đứng lên chống bọn cướp nước. Phong
trào yêu nước chố ng Pháp phát triển mạnh mẽ với các xu hướng khác nhau nhưng đều thất
bại. Cụ thể:
+ Phong trào ‘’Cần vương’’ theo ý thức hê ̣ phong kiế n của các sỹ phu yêu nước với
mu ̣c tiêu đánh Pháp để khôi phu ̣c chế đô ̣ phong kiế n độc lập. Hưởng ứng phong trào này,
trong cả nước đã liên tiếp diễn các cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu phong kiến như khởi
nghĩa của Trương Đinh, Nguyễn Trung Trực ở Miề n Nam, Phan Đinh Phùng ở Miề n Trung,
̣
̀
Nguyễn Thiên Thuâ ̣t, Nguyễn Quang Bích ở Miề n Bắ c …nhưng cuố i cùng đều thấ t bại. Sự
̣
thất bại này được lý giải bởi sự lỗi thời, bất lực của giai cấp phong kiế n trước kẻ thù mới
rất hùng mạnh, bởi sự mất uy tín vì họ đã phản bội lợi ích dân tộc khi ký các hiệp ước bán
nước. Sự thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi
thời trước các nhiệm vụ lịch sử.

+ Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913) dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo
vải Hồng Hoa Thám nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh to lớn của nông dân. Tuy nhiên,

10


cuộc khởi nghĩa này vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến”, khơng có một đường lối cách
mạng rõ ràng nên nhanh chóng tan rã khi thủ lĩnh phong trào khơng còn nữa.
+ Đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang xu
hướng dân chủ tư sản do ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung quốc… Xét về
phương pháp, trong phong trào dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước có 2
xu hướng: Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu
Trinh nhưng đều nhanh chóng thấ t ba ̣i vì đường lố i cách ma ̣ng không rõ ràng, không huy
đô ̣ng đươ ̣c mo ̣i tầ ng lớp nhân dân, tư tưởng cầ u viên nước ngoài, không đô ̣c lâ ̣p tự chủ...
̣
Sự lỗi thời của ý thức hệ phong kiến và sự bất lực của ý thức hệ dân chủ tư sản
trong cuộc đấu tranh giành độc lập đã chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang đứng trước cuộc
khủng hoảng trầm trọng về con đường cứu nước, về giai cấp lãnh đạo.
- Lịch sử đặt ra nhiệm vụ phải tìm ra con đường cách mạng mới, giai cấp lãnh đạo
mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và phù hợp với đặc điểm của xã hội Việt Nam.
* Điều kiện q hương và gia đình:
Nói đến sự hình thành tư tưởng, nhân cách một con người khơng thể khơng nói đến
q hương và truyền thống gia đình - mơi trường trực tiếp hình thành, ni dạy nhân cách
ấy.
- Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù (làng Chùa), quê
mẹ. Quê cha ở làng Kim Liên (làng Sen). Hai làng giáp nhau, cùng trong một xã Chung Cự,
tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An5. Xứ Nghệ - nơi Người sinh ra quả thực là một vùng’’ địa linh nhân kiệt’’ với
những danh nhân văn hóa, những người anh hùng kiệt xuất. Quê hương với những con người
đầy chí khí đã góp phần tạo nên nghị lực, chí khí kiên cường của Bác.

- Người được sinh ra trong một gia đình có những đặc điểm nổi bật sau đây:
+ Đó là một gia đình trí thức nghèo, gia giáo. Thân phụ người là cụ Nguyễn Sinh
Sắc - một người rất có ý chí học hành và đã từng đỗ Phó Bảng( vào năm 1901), đã từng ra
làm quan rồi lại từ quan về sống bằng nghề dạy học, làm thuốc cứu người. Thân mẫu của
Người là cụ Hoàng Thị Loan - một phụ nữ Việt nam điển hình với sự tần tảo, hiền thục, hết
lịng vì chồng, vì con. Cụ mất sớm năm 33 tuổi. Bác là thứ ba trong bốn người con: Nguyễn
Thị Thanh (Bạch Liên), Nguyễn Sinh Khiêm (Tất Đạt), Nguyễn Sinh Cung (Tất Thành),
Nguyễn Sinh Xin( mất sớm).
+ Đó là một gia đình có truyền thống hiếu học. Từ nhỏ Bác đã được cha dạy chữ Hán
và lễ giáo Nho học. Mặc dù gia đình nhiều lúc rất gian khó nhưng cụ Nguyến Sinh Sắc vẫn
5

Bác Hồ thời niên thiếu, NXB CTQG, 2000, tr 7.

11


cho các con học hành chu đáo. Người đã được học tiếng Pháp và tiếp xúc với văn hóa Pháp,
với tri thức nhân loại ở các trường Pháp -Việt. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã có một vốn văn hóa
khá dày dặn. Hơn nữa, truyền thống hiếu học của gia đình theo Người suốt cuộc đời với khả
năng’’ tự học, tự làm giàu tri thức’’.
+ Đó là một gia đình giàu lịng u nước, giàu nghị lực.
Mơi trường gia đình tốt đẹp, trong sáng đã sớm hình thành ở Hồ Chí Minh lịng u
nước thương dân, nghị lực kiên cường, vượt qua bao thử thách để trở thành một vĩ nhân.
Được sống trong truyền thống tốt đẹp của quê hương và gia đình , được chứng kiến
nỗi đau khổ của nhân dân, tội ác của bọn thực dân và sự ươn hèn của vua quan nhà Nguyễn,
sự thất bại của các vị tiền bối khi tiến hành phong trào giải phóng dân tộc… nên trong người
thanh niên Nguyễn Tất Thành đã sớm hình thành khát vọng tìm con đường cứu nước mới .
* Bối cảnh thời đại: Trong khi con thuyền Việt Nam đang lênh đênh chưa rõ bờ
bến phải đi tới, việc cứu nước như trong đêm tối “không có đường ra” thì l ịch s ử th ế

giới trong giai đoạn này cũng có những biến chuyển to lớn.
- Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang
giai đoạn chủ nghĩa đế quốc với đặc điểm lớn nhất là sự xâm lược thuộc địa. Điều
này làm xuất hiện mâu thuẫn mới của thời đại là mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa
và Đế quốc. Phong trào chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập cho các dân tộc thuộc
địa trở thành vấn đề có tính chất thời đại, thành một dòng thác cách mạng mới. .
- Tác động mạnh mẽ của Cách mạng Tháng Mười Nga:
+ Sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917), Nhà nước Xô Viết ra đời
đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Như
vậy, CMT10 đã tạo ra một hướng đi mới , một mơ hình cách mạng mới cho rất nhiều dân
tộc đi theo. Đúng như Lênin đã nói: ‘’ CMT 10 là thắng lợi đầu tiên những chưa phải là tháng
lợi cuối cùng của giai cấp vô sản, song cái chính là băng đã tan, đường đã mở, lối đã vạch ra
rồi’’

6

+ CMT 10 Nga còn mang ý nghĩa của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển
hình khi nó đã giải phóng các dân tộc vốn là thuộc địa của đế quốc Nga Sa Hồng. Vì vậy,
CMT10 Nga đã làm ‘’thức tỉnh các dân tộc châu Á’’, đã ‘’ mở ra trước mắt các dân tộc bị
áp bức một thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc’’7
- Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (tháng 3/1919)

6
7

Lênin toàn tập, tập 44, tr 187.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t 8, tr 562

12



+ Sự ra đời của tổ chức này đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế theo con đường cách mạng triệt để.
+ QTCS với khẩu hiệu’’ Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại’’ là
tổ chức quốc tế duy nhất lúc đó quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa nên tổ chức này có ảnh hưởng lớn tới phong trào cách mạng ở đó.
+ Từ đây, phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đơng có quan hệ mật thiết với
nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
b. Những tiền đề tư tưởng - lý luận
Nghiên cứu các tiền đề tư tưởng - lý luận chính là xác định nguồn gốc của tư tưởng
Hồ Chí Minh.
- Việc này, theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘’là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để hiểu
bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Máclênin và các học thuyết chính trị xã hội khác’’8
- Nhiều nhà khoa học và các chính trị gia nước ngồi cũng rất quan tâm đến vấn đề
này. Một câu hỏi đặt ra: Từ đâu mà có một nhân cách, một nhà tư tưởng vĩ đại và kỳ lạ như
vậy?
+ Báo Lãnh đạo ở Ấn Độ ra ngày 8/2/1958 đã viết:’’ Cụ Hồ Chí Minh thật gần gũi với
đạo giáo cổ xưa của Ấn Độ: giản dị đến khắc khổ, chân thành một cách bộc lộ, trung hậu, dịu
dàng…Vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt nam có một nhân cách thật cao quý.’’
+ Theo nhà sử học người Pháp Đavid Hamberstam: ‘’Ông là một nhân vật kỳ lạ nhất
trong thời đại chúng ta; ơng có chút ít giống Găngđi, có chút ít giống Lênin, nhưng hồn tồn
có tính cách Việt Nam.’’9
- Đại hội Đảng IX của Đảng xác định: Đó là’’kế t quả của sự vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghia Mác- Lênin vào điề u kiê ̣n cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
̃
giá tri ̣ truyề n thố ng tố t đe ̣p của dân tợc, tiế p thu tinh hoa văn hóa nhân loại’’. Như vậy, tư
tưởng Hồ Chí Minh có tiền đề từ:
+ Các giá trị truyền thống của dân tộc
+ Tinh hoa văn hóa nhân loại

+ Chủ nghĩa Mác- Lênin

8
9

Võ Nguyên Giáp:Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt nam. Nxb CTQG, H.,2000, tr47.
David Hamberstam: Hồ Chí Minh, Pris, 1972, tr75.

13


* Giá trị truyền thống dân tộc: Hồ Chí Minh người đặc biệt am hiểu truyền thống dân
tộc và chính tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc trở thành một cội nguồn quan trọng
cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
GS Trần Văn Giàu đã từng nêu lên 7 giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam là yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa, qua đó khẳng
định: Hồ Chí Minh là kết tinh của các giá trị truyền thống và đạo đức cách mạng Việt Nam 10.
Trong đó, nổi bật là các giá trị tiêu biểu sau:
- Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước, sự ý thức mạnh mẽ về chủ quyền quốc gia dân tộc và ý chí đấu tranh để bảo vệ nó
+ Đây là dòng chủ lưu chảy xuyên suố t trường kỳ lich sử Viêṭ nam, là chuẩn mực cao
̣
nhấ t, đứng đầ u bảng giá tri ̣ văn hoá tinh thầ n Viê ̣t Nam, đồng thời là hành trang quan trọng
của Nguyễn Tất Thành khi rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Đúng như Người đã nói:
“Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin
theo Lênin và đi theo Quốc tế III.”
+ Người cũng luôn thấu hiểu sức mạnh vơ thường của nó. Chủ nghĩa u nước sẽ
biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động
của mỗi con người. Hồ Chí Minh khẳng định: “ Dân ta có một lịng nồng nàn u nước.
Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì
tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua

mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.” 11 Chính vì vậy,
trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người ln có ý thức khơi dậy dịng chảy
mạnh mẽ đó.
- Thứ hai: Đó là tinh thầ n nhân nghia, truyề n thố ng đoàn kế t, tương thân tương ái.
̃
+ Truyền thống này được hình thành và phát triển từ hồn cảnh và nhu cầu luôn phải
chống chọi với thiên tai khắc nghiệt và các thế lực ngoại xâm. Sự đoàn kết trở thành bản
năng sinh tồn của một dân tộc nhỏ. Người Việt Nam quen sống gắn bó với nhau trong tình
làng nghĩa xóm, “tắt lửa tối đèn’’,với đạo lý ’’người trong một nước phải thương nhau
cùng’’…
+ Kế thừa, phát huy truyền thống này, Bác nhấn mạnh 4 chữ “đồng”: đồng tình, đồng
sức, đồng lịng, đồng minh.
-Thứ ba: Đó là trù n thố ng lạc quan, yêu đời bắ t nguồ n từ niề m tin vào bản thân,
vào chân lý, vào chính nghia...
̃
10
11

Trần Văn Giàu: Các giá trị tinh thần truyền thồng của dân tộc Việt Nam, Nxb KHXH, H, 1980.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr 171

14


+ Trong mn ngàn gian khó, người lao động vẫn động viên nhau “ chớ thấy sóng cả
mà ngã tay chèo”; ln biết thi vị hố gian khổ để dễ dàng vượt qua …
Ví dụ: “Râu tơm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”…
+ Thấm nhuần truyền thống đó, Bác của chúng ta chính là hiện thân của tinh thần lạc
quan…

- Thứ tư: Đó là truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở
rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hố bên ngồi làm giàu cho văn hố Việt Nam
+ Từ cổ chí kim, dân tộc Việt nam có những huyền thoại về những phẩm chất này
thông qua những truyện cổ tích về xây thành Cổ, về sự tích bánh chưng, bánh dầy, về An
Tiêm trồng dưa hấu…Sau này, trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh, dân tộc ta cũng sáng tạo
ra cách đánh giặc độc đáo mà hiệu quả, thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời của nhân dân.
Ở đầu mối của sự giao lưu văn hóa bắc- Nam và Đông – Tây , Người Việt nam biết
cách chọn lọc, tiếp biến những nền văn hóa khác để tạo thành các giá trị của mình. Ví dụ, sự
ra đời của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đã chứng tỏ khả năng tiếp biến văn hóa rất tốt của
người Việt.
+ Thấm nhuần truyền thống đó, sau này, Hồ Chí Minh đã rất sáng tạo khi tiếp nhận
chủ nghĩa Mác – Lênin và văn hóa nhân loại.
Tóm lại: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
nâng những giá trị đó lên một tầm cao mới.
* Tinh hoa văn hoá nhân loại
Học hiều, đi nhiều và Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách
học hỏi, tiếp thu văn hóa phương Đơng và phương Tây. Kết hợp các giá trị truyền thống của
văn hố phương Đơng với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây - đó chính là nét
đặc sắc trong q trình hình thành nhân cách và văn hố Hồ Chí Minh. Người đã từng viết:
‘’Học thuyết Khổng tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tơn giáo Giêsu có ưu
điểm là lịng bác ái. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ
nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước chúng tôi ...
Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của họ’’12. Như vậy, Người đã nói được cái cốt yếu, cái
hạt nhân của mỗi học thuyết, chủ nghĩa ấy: tu dưỡng đạo đức, lòng bác ái, phương pháp biện
chứng, chính sách phát triển...Và Người đã sàng lọc, chắt lọc những gì tinh túy nhất trong các
học giá trị đó để làm giàu cho tư tưởng của mình. Đấy là điều chỉ xảy ra đối với những bộ óc

12

Dẫn theo Võ Nguyên Giáp, Sdd, tr 51.


15


siêu việt, mà với trường hợp Hồ Chí Minh, GS. Mai Quốc Liên đã gọi cho cái tên là “một bộ
lọc vĩ đại”13
- Tư tưởng và văn hố phương Đơng: Nói đến tư tưởng văn hóa phương Đơng về cơ
bản là nói đến Nho giáo, Phật giáo và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn,
+ Về Nho giáo:
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức do Khổng tử (551-479 TCN) sáng lập
và đóng vai trị hệ tư tưởng chính thống trong đời sống chính trị - xã hội của Trung Quốc
phong kiến và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong đó có Việt Nam.
Từ nhỏ, Người đã được học và đã có sự hiểu biết khá sâu sắc về Hán học. Vì vậy,
Người có thể nhìn thấy ở Nho giáo những ́ u tố tích cực như:
Thứ nhất: Triế t lý hành động, tư tưởng hành thế nhập đạo giúp đời.
Thứ hai: Ước vọng mợt xã hợi ổn định, an ninh, bình trị, hoà mục; mô ̣t thế giới đa ̣i
đồ ng.
Thứ ba: Triế t lý tu thân dưỡng tính: từ thiên tử tới thứ dân, ai cũng phải lấ y tu thân
làm gớ c, ai cũng phải làm trịn bổn phận của mình ( Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử)
Thứ tư: Đề cao văn hoá, lễ giáo, truyề n thố ng hiế u học...
Đồng thời, Người cũng nhận ra những mặt hạn chế của Nho giáo như tư tưởng đẳng
cấp, coi khinh lao động chân tay, khinh thường phụ nữ…
Với quan điểm, ‘’những điều hay thì ta nên học’’, Người viết: “Khổng giáo không
phải là một tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử”14.
“Những người An Nam chúng ta hãy tự hồn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các
tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” 15. Người
dẫn lời của V.I.Lênin: “ Chỉ có những người cách mạng chân chính mới tiếp thu được những
hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”.16
Sau này, trong các tác phẩm của mình, Bác sử dụng khá nhiều mệnh đề của Nho giáo
và đưa vào đó những nội dung và ý nghĩa mới .

+ Về Phật giáo: Được du nhập vào nước ta rất sớm, nên Phật giáo có ảnh hưởng rất
mạnh trong nhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong văn hố Việt Nam: Từ tư tưởng, tình cảm, tín
ngưỡng cho đến phong tục tập quán, lối sống…
Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng những mặt tích cực của Phật giáo. Đó là những
tư tưởng tiến bộ sau đây :
Thứ nhất là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể
thương thân, một tình u bao la đến cả chim mng, cây cỏ.
Thứ hai là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện.
13

2. Mai Quốc Liên, Tư duy Hồ Chí Minh, TC Văn hố Hà Tĩnh, số 132, 2009, tr.02.

14

Hồ Chí Minh tồn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, 1995, phụ lục, tr 477.
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, 1995, phụ lục, tr 454.
16
Hồ Chí Minh : Tồn tập, t6, tr 171.
15

16


Thứ ba là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp. Đức Phật nói: “
Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.
Thứ tư là việc đề cao lao động, chống lười biếng “ nhất nhật bất tác, nhất nhật bất
thực”.
Thứ năm là chủ trương sống khơng xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, tích
cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc…
Mặt khác, Hồ Chí Minh ln khẳng định sự giống nhau giữa các tơn giáo, trong đó

có Phật giáo và sự nghiệp cách mạng là mục đích giải phóng con người. Trong thư gửi Hội
Phạt giáo Việt nam (8/1947), người viết:’’ Nước có độc lập thì đạo phật mới dễ mở mang…
Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để cứu quốc
dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta đã làm
theo lòng đại từ đại bi của đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nịi ra khỏi cái khổ ải
nơ lệ”17.
+ Chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn:
Người đã tìm thấy trong đó “ những điều thích hợp với điều kiện của nước ta”, đặc
biệt là đó là tư tưởng: ‘’Dân tộc độc lập, dân sinh hạnh phúc, dân quyền tự do’’; đó là quan
điểm cả ba yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khơng thể thiếu được bất kỳ yếu tố
nào. Khi Hồ Chí Minh nói “Độc lập mà dân khơng được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì’’ cũng bắt nguồn từ tư tưởng Tam dân đó. Sau này, khi cách mạng tháng
Tám thành công, Người đã đặt tên nước ta với tiêu chí, khát vọng: ‘’Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc’’.
- Tư tưởng và văn hoá phương Tây:
Cùng với những tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh cịn tiếp thu những
ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa phương Tây.

+ Cùng với sự xuất hiện của của chủ nghĩa thực dân thì văn hóa phương Tây bắt đầu
tác động mạnh đến xã hội phương Đơng. Và ở các quốc gia phơng Đơng nói chung cũng
như ở Việt nam nói riêng đã có 3 giải pháp ứng xử với văn hóa phương Tây:
Thứ nhât: đối đầu, cự tuyệt( ví dụ như cụ Nguyễn Đình Chiểu);
Thứ hai: thần phục, chấp nhận sự vong bản;

17

Hồ Chí Minh tồn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr 197.

17



Thứ ba: thái độ thâu hóa (tức là tiếp thu có chọn lọc những giá trị tốt đẹp và tạo ra các giá
trị mới phù hợp với dân tộc). Đây là cách ứng xử khôn ngoan, hợp lý nhất và Hồ Chí Minh là
hiện thân của cách ứng xử này.
+ Vậy Người đã tiếp thu bằng cách nào ?
Thứ nhất, Hồ Chí Minh sớm tiếp xúc với văn minh phương Tây, với lịch sử của nước
Pháp qua những năm tháng theo học ở các trường Tiểu học Pháp -bản xứ, lớp trung đẳng
trường Quốc học Huế. Sau này Người đã viết về sự khao khát tìm hiểu, đối chiếu những điều
được học và những điều sẽ được thấy về nước Pháp. ‘’Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được
nghe những từ Pháp: Tự do – bình đẳng – bác ái… Và từ thuở ấy tôi rất muốn làm quen với
nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn náu đằng sau những từ ấy” . Ở người đã sớm
xuất hiện sự hoài nghi về tư tưởng này của nước Pháp vì Pháp đang chà đạp nên sự tự dobình đẳng của nước khác. Như vậy, sự hồi nghi và muốn đi đến sự thực cuối cùng là một
trong những biểu hiện của một trí tuệ lớn.
Thứ hai, Người tiếp thu bằng cách trực tiếp đọc các tác phẩm của các nhà khai sáng
như Tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, Khế ước xã hội của Rútxô v.v…
Thứ ba, tiếp thu trong thực tiễn đời sống, sinh hoạt. Trong những năm bơn ba hoạt
động ở nước ngồi, đặc biệt từ năm 1911 đến năm 1925, Người đã sống và hoạt động ở các
trung tâm văn minh thế giới như London, New York và đặc biệt là Paris... nên Người càng có
điều kiện thực tiễn để hiểu về văn hóa phương Tây.
+ Vậy Người đã tiếp thu cái gì?
Thứ nhất: tiếp thu lối tư duy kiểu phương Tây - coi trọng sự khác biệt, nặng về logic,
bằng chứng xác thực.( Khác với lối tư duy phương Đông là nặng về tiên cảm, kinh nghiệm...)
Thứ hai: tiếp thu những tư tưởng chính trị tiến bộ của các cuộc cách mạng tư sản
phương Tây như tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái. Sau này, Người đã sử dụng các tư
tưởng đó để lý giải về nền độc lập mà Việt Nam cần được hưởng: ‘’Hỡi đồng bào cả nước!
‘’Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có
thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy
rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản tuyên ngôn nhân quyền và

dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về
quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải

18


khơng ai chối cãi được’’18. Vì vậy, bản tun ngơn Độc lập của Việt Nam mang đầy tính
lương tri và lẽ phải của loài người!
Tuy nhiên, tiếp thu những mặt giá trị của các cuộc cách mạng, của nền chính trị đó,
nhưng Người cũng sớm nhận ra những mặt hạn chế của nó và gọi nó là những cuộc cách
mạng ‘’khơng đến nơi’’19.
Thứ ba: tiếp thu truyền thống văn hóa dân chủ của xã hội phương Tây và cách thức
điều hành nó...Ví du: Ở Pháp, với truyền thống dân chủ thì hoạt động cách mạng tự do, thuận
lợi hơn ở trong nước. Bác có thể tự do hội họp, tham gia đảng phái (Đảng xã hội Pháp), tự do
ra báo (Người cùng khổ), được phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm trước dư luận Pháp (Yêu
sách của nhân dân An nam), phê phán vua chúa, quan lại, thống sứ, tồn quyền Đơng
dương… Bác cịn học được cách làm việc dân chủ khi tham gia sinh hoạt khoa học ở Câu lạc
bộ Phơbua, và trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp, mà tiêu biểu nhất là không khí
tranh luận tại Đại hội Tua (12/1920). Bác cũng quan sát và học hỏi cách thành lập, xây dựng
thể chế nhà nước, quân đội, hiến pháp, cách viết tuyên ngôn độc lập … Điều này giúp Người
rất nhiều trong công tác tổ chức sau này.
Thứ tư: tiếp thu phong cách làm việc có kỷ luật chặt chẽ, coi trọng tự do cá nhân, coi
trọng em nhỏ, phụ nữ, cách ứng xử bộc trực …
Tóm lại: Được học, được đọc và trực tiếp sống , quan sát và nghiên cứu thực trạng xã
hội phương Tây, được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp, Bác của chúng ta từng
bước trưởng thành và tiếp nhân những giá trị tốt đẹp của văn hoa phương Tây để rồi ’’ sẽ trở
về giúp đồng bào mình’’
* Chủ nghĩa Mác - Lênin: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư

tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm CNMLN ở thời đại
các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do.
- Vậy Người đã đến với chủ nghĩa Mác- lênin như thế nào? Quá trình này cũng diễn ra
một cách tự nhiên, giản dị như sau này Bác đã lý giải trong bài’’ Con đường dẫn tôi đến chủ
nghĩa Lênin’’
+ ‘’Lúc đầu tôi ủng hộ CMT10 chỉ là theo cảm tính tự nhiên’’ trên cơ sở của lịng
u nước. Bác viết:’’Tơi kính u Lênin chỉ vì Lênin là một người yêu nước vĩ dại đã giải
phóng đồng bào mình…Cịn Đảng là gì, chủ nghĩa xã hội là gì…thì tơi chưa hiểu’’.20
18

Hồ Chí Minh : Tồn tập, t4, tr 469
Hồ Chí Minh, Sdd, tạp 2, tr 270.
20
Hị Chí Minh : Tồn tập, t10, tr126
19

19


+ Nhân tố tác động trực tiếp để Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin đó chính là bản
‘’Sơ thảo lầ n thứ nhấ t những luận cương về vấ n đề dân tộc và vấ n đề thuộc đi ̣a’’ của Lênin.
Luận cương của Lênin phù hợp với khao khát của Người về quyền dân tộc tự quyết, mở ra
cho Người con đường giải phóng dân tộc khi Lênin khẳng định Quốc tế III ủng hộ quyền
dân tộc tự quyết, ủng hộ cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, hướng cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa đi theo cách mạng vô sản. Như vậy, cơ sở để Người đến với chủ
nghĩa Mác- lênin cũng chính là ‘’chủ nghĩa yêu nước’’, khát vọng giải phóng dân tộc.
+ Sau khi quyết định đi theo con đường của Lênin, Người trở lại nghiên cứu chủ
nghĩa Mác một cách sâu sắc, kỹ lưỡng với tinh thần’’ biện chứng’’, sử dụng những luận điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo. Vì vậy, Người đã làm giàu thêm cho chủ nghĩa
Mác- Lênin.

- Vậy chủ nghĩa Mác Lênin đã mang lại cho Người điều gì? Chủ nghia Mác-Lênin đã
̃
cung cấ p cho Hồ Chí Minh :
+ Thế giới quan khoa học - thế giới quan duy vật biện chứng.
+ Phương pháp luận Mác-xit - cách tư duy biê ̣n chứng duy vật
để tổ ng kế t lich sử và tìm ra con đường cứu nước mới
̣
- Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một số
điểm đáng chú ý:
+ Một là, khi tìm đến chủ nghĩa Mác Lênin Nguyễn Ái Quốc đã có một vốn học vấn
chắc chắn, một bản lĩnh trí tuệ vững vàng để nhận ra cái hợp lý, đúng đắn của chủ nghĩa
Mác Lênin. Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như một lẽ tự nhiên “tất yếu khách quan
và hợp với quy luật” khi biết rằng: ’’Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin’’.21
+ Hai là, Nguyễn Ái Quốc đến với CNMLN xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách
mạng Việt nam là cần tìm con đường giải phóng cho dân tộc chứ không phải từ nhu cầu tư
duy. Chủ nghĩa Mác - Lênin đầu tiên chỉ là phương tiện để người đạt được mục đích là độc
lập dân tộc. Người cũng đã lý giải một cách giản dị việc lựa chọn Quốc tế III- Quốc tế của
Lênin: ‘’Đệ tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại độc lập tự do. Cịn Đệ
nhị Quốc tế khơng hề nhắc đến vận mệnh các nước thuộc địa. Vì vậy, tôi bỏ phiếu tán thành
Đệ tam Quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho dân tộc tôi, đấy là tất cả những điều tôi
muốn’’.
+ Ba là, Người vận dụng CNMLN theo phương pháp mác-xít, nắm lấy cái tinh
thần, cái bản chất và theo tinh thần phương Đơng, khơng sao chép, giáo điều, khơng
21

Hồ Chí Minh : Toàn tập, t 10, tr 128.

20



tìm kết luận có sẵn trong chủ nghĩa Mác mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho cách
mạng Việt Nam. Từ năm 1924 Người đã viết rằng: ‘’Không thể cấm bổ sung cơ sở lịch
sử của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình
khơng có… Cần củng cố chủ nghĩa Mác bằng dân tộc học phương Đông.’’22
Như vâ ̣y, chủ nghia yêu nước là cơ sở ban đầ u và là đô ̣ng lực thôi thúc Hồ Chí Minh
̃
đế n với chủ nghia Mác-Lênin. Còn chủ nghia Mác-Lênin đã nâng chủ nghia yêu nước truyề n
̃
̃
̃
thố ng ở Hồ Chí Minh lên mô ̣t tầ m cao mới, ta ̣o ra bước phát triể n mới về chấ t phù hơ ̣p với
thời đa ̣i mới.
Nghiên cứu những tiền đề lý luận để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, ta nhớ đến
một luận điểm sâu sắc của Lênin: ’’ Chủ nghĩa Cộng sản không phát sinh từ mảnh đất trống
mà từ việc kế thừa toàn bộ tinh hoa của nhân loại. Và người ta chỉ có thể trở thành người
cộng sản khi biết làm giàu trí tuệ mình bằng tất cả tri thức của nhân loại’’.23 Ở nội dung này,
Hồ Chí Minh quả là một người Cộng sản vĩ đại.
2. Nhân tố chủ quan
Nếu chỉ có 3 nguồn gốc nói trên thì chưa đủ, bởi lẽ được tiếp xúc và tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại, chủ nghĩa Mác Lênin, tinh hoa văn hố dân tộc khơng chỉ có một mình Hồ
Chí Minh. Phải kể đến những nhân vật như Nguyễn An Ninh, Phan Chu Trinh, Phan Văn
Trường… Yếu tố rất quan trọng nữa phải kể đến là phẩm chất cá nhân của bản thân Hồ Chí
Minh để qua đó những giá tri ấy trở thành một giá trị mới.
Để trở thành một ‘’ vĩ nhân’’, trong con người đó phải hội tụ đủ một trí tuệ hơn
người, một sự khổ cơng học luyện, một ý chí lớn lao, một trái tim vĩ đại và phẩm chất đạo
đức cao cả. Hồ Chí Minh chính là chuẩn mực của sự hội tụ đó.
- Khả năng tư duy và trí tuệ xuất chúng của Hồ Chí Minh
+ Trước hết đó là khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê
phán tinh tường, có khả năng khám phá các quy luật vận động của lịch sử để tìm bản chất

của sự việc mà khơng bị đánh lừa bởi sự hào nhống bên ngồi.
+ Biết nhiều ngoại ngữ.
+ Là một người có khả năng tiên tri.
- Đó là sự khổ cơng học luyện, đặc biệt khả năng tự học, tự thẩm thấu tri thức trên
thực tiễn và khả năng tổng kết thực tiễn. Vượt ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên gần
30 nước, Hồ Chí Minh được coi là một trong những nhà hoạt động chính trị đã đi nhiều nhất,

22
23

Hồ Chí Minh : Toàn tập, t1, te 465
Xem : Lênin : Nhiệm vụ của đoàn thanh niên.

21


có vốn hiểu biết phong phú nhất về thực tế các thuộc địa cũng như các nước tư bản đế quốc
chủ yếu nhất trong những thập niên đầu của thế kỷ 2024.
- Đó là một người có chí lớn, có nghị lực, chấp nhận mọi thử thách để thực hiện hồi
bão của mình. Người đã từng nói về điều đó:
‘’Khơng có việc gì khó
Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên’’
- Đó là một trái tim yêu nước, thương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập tự
do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào. Người nói: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn tồn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tơi thì làm một cái
nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ
già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vịng danh lợi”25.

- Đó là một nhân cách đạo đức cao cả với những phẩm chất tốt đẹp như sự khiêm
nhường, bình dị, lạc quan, ung dung, tự tại…Người trở thành biểu tượng đạo đức cách mạng
để cả dân tộc Việt Nam noi theo.
Đại văn hào Víchto Huy gơ nói:’’ trước trí tuệ un bác thơng thái tơi xin cúi đầu bái
phục, cịn trước một nhân cách cao cả thì tơi quỳ gối tơn thờ’’. Ở Bác có nhiều hơn cả 2 điều
đó .
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hồ của những điều kiện khách
quan và chủ quan, của truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Trên
những cơ sở đó, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong
những nhiệm vụ của môn học. Và việc này giúp chúng ta nắm rõ tư tưởng của Người trong
từng thời kỳ. Điều này đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu và cũng để hiểu rõ hơn quá
trình nhận thức của Bác, hiểu bối cảnh lịch sử của những giai đoạn đó.
Tiêu chí cơ bản để phân kỳ là phải dựa vào sự chuyển biến về nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể chứ không chỉ dựa vào thời gian hoạt động của
Người. Chúng ta có thể chia làm 5 thời kỳ lớn sau đây:
1. Giai đoạn hình thành tư tưởng u nước và chí hướng cách mạng( 1890-1911)
24
25

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng trung ương, NXB CTQG, 2003, tr 27.
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr 161.

22


- Đây là thời kỳ Nguyễn Sinh Cung được sinh ra và lớn lên trong nỗi đau của người
dân mất nước, được sự giáo dục của gia đình, quê hương và dân tộc về lòng yêu nước thương
dân nên ở Người đã sớm hình thành một ý chí tìm đường giải phóng dân tộc.

- Về hoạt động thực tiễn, Nguyễn Tất Thành đã tham gia ủng hộ Phong trào chống
thuế ở Trung Kỳ nên đã bị đuổi học vào tháng 5/1908. Đây là một biểu hiện cụ thể của lòng
yêu nước, thương dân.
- Về nhận thức, trong giai đoạn này Nguyễn Tất Thành đã có một số tri thức sau đây:
+ Hấp thụ một nền giáo dục truyền thống phong phú, hiểu biết sâu sắc về lịch sử và
những giá trị văn hoá dân tộc và đã ý thức được thân phận nơ lệ của dân tộc.
+ Đã có sự hiểu biết cơ bản về văn hóa Hán.
+ Đã nhận thấy sự thất bại và hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ . Từ
thực tế đó Người nhận ra : muốn cứu nước phải tìm ra con đường cách mạng mới. Người đã
nhận thức một cách rõ ràng: cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà
là cách đuổi giặc cứu nước, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách
mạng.
+ Đã bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây và có sự hồi nghi và muốn tìm
hiểu thực chất tư tưởng ‘’ tự do, bình đẳng, bác ái’’, tìm hiểu nước khác họ làm thế nào để
trở nên giàu mạnh từ đó sẽ trở về giúp dân, giúp nước.
Tất cả những điều đó đã hun đúc lên ở Người một ý chí: Phải ra nước ngoài, mà cụ
thể ở đây là phải sang phương Tây để tìm hiểu.
2. Giai đoạn tìm tịi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc( 1911-1920)
- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Đây là một hướng đi rất mới mẻ, sáng tạo, thể hiện sự dũng cảm và sự đột phá trong tư duy
của Người.
- Từ năm 1911 - 1920 là thời kì Nguyễn Tất Thành đến khoảng 30 nước trên các châu
lu ̣c để tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các
dân tộc thuộc địa. Người đã rút ra kết luận:’’ Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai
giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ một mối tình hữu ái
là thật mà thơi: tình hữu ái vơ sản'' 26. Ở đây, sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng
lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động, với các dân tộc cùng cảnh ngộ. Và cũng qua
đó, sự nhận biết diện mạo của kẻ thù trở nên sâu sắc hơn, khái quát hơn khi kẻ thù không chỉ
là thực dân Pháp, mà là chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc nói chung. Từ đó, Người đã


26

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr. 266.

23


sớm nảy sinh ý thức về sự phải liên kết những người bị áp bức để đấu tranh với kẻ thù chung
là ‘’chủ nghĩa đế quốc’’.
- Sau 6 năm bôn ba ở khắp các châu lục, Người đã trở lại Pháp và tham gia vào đời
sống chính trị - xã hội của nước Pháp. Trong giai đoạn ở Pháp (1917-1920), Người đã có các
hoạt động chủ yếu sau đây:
+ Thành lập tổ chức’’Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp’’. Giữa lúc đó,
ngày 7/11/1917 Cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ và thắng lợi.. Người bắt đầu tìm hiểu nó
mặc dù lúc bấy giờ Người ‘’ủng hộ CMT10 chỉ theo cảm tính tự nhiên …chưa hiểu hết tầm
quan trọng lịch sử của nó’’27
+ Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp.
+ Tháng 6/1919, hay mặt “’Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp’’ Nguyễn
Ái Quốc đã gửi tới hội nghị bản ‘’Yêu sách của nhân dân Việt Nam’’ gồm 8 điểm, địi chính
phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do dân chủ trong phạm vi dân chủ tư sản cho nhân
dân Việt Nam. Những u cầu chính đáng và cấp thiết đó khơng được chấp nhận và Người đã
rút ra kết luận: ‘’ Những lời tuyên bố của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa Uynxơn chỉ là trò bịp
bợm, các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của chính bản thân
mình’’28.
+ Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc bản Luận cương Lênin trên tờ báo
Nhân đạo số ra ngày 16,17/7/1920. Tư tưởng chủ đạo của bản Luận cương này là bàn về
quyền dân tộc tự quyết, quyền độc lập của các dân tộc thuộc địa - một vấn đề mà dân tộc Việt
Nam và Nguyễn Ái Quốc đang khao khát. Ngoài ra, bản Luận cương nêu rõ lập trường của
QTCS là ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, hướng phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đi vào quỹ đạo của cách mạng vô sản. Bản Luận cương

đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ: tự do cho đồng
bào, độc lập cho tổ quốc. Từ đó Người ‘’ hồn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ
III’’29. Sau này, Người đã lý giải việc lựa chọn Quốc tế III như sau: ‘’Đệ tam Quốc tế nói sẽ
giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại độc lập tự do. Cịn Đệ nhị Quốc tế khơng hề nhắc đến
vận mệnh các nước thuộc địa. Vì vậy, tơi bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế. Tự do cho đồng
bào tôi, độc lập cho dân tộc tôi, đấy là tất cả những điều tơi muốn’’. 30 Từ đó, Người rút ra kết
luận: "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác ngồi con đường
cách mạng vơ sản".31
27

Hồ Chí Minh : Tồn tập ,Sdd, t 10, tr126.
Hồ Chí Minh : Tồn tập , t 1, tr 416.
29
Sdd, t10, tr127
30
Sdd, t10, tr 128.
31
Sdd, t 9, tr 314.
28

24


+ Tháng 12/1920 tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (còn gọi là đại hội Tua) đã nảy ra cuộc
tranh luận gay gắt về việc ra nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II. Nguyễn Ái Quốc đã bỏ
phiếu giải tán Đảng Xã hội để sáng lập Đảng cộng sản Pháp và gia nhập Quốc Tế thứ III.
Với sự kiện này, Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước đã trở thành người cộng sản đầu
tiên của dân tộc Việt Nam, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc chưa có khuynh hướng rõ ràng
thành một chiến sĩ giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Cộng sản.
Như vậy, trải qua cuộc hành trình dài đầy gian khổ, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con

đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết
của dân tộc mình là tìm ra một con đường cách mạng mới.
3. Thời kỳ từ năm 1921 - 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
- Về hoạt động thực tiễn thì đây là giai đoạn Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động
thực tiễn hết sức phong phú, sôi nổi . Cụ thể:
+ Từ 1921 đến tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong Đảng Cộng sản
Pháp. Người hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp.
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của
Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa. Hội quyết định xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le
Paria). Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc được cử làm trưởng tiểu ban nghiên cứu về vấn đề Đông
Dương.
Trong những năm hoạt động ở Pháp , Nguyễn Ái Quốc đã viết tác phẩm ‘’ Bản án chế
độ thực dân Pháp’’ sau này được in ở Pari vào năm 1925.
+ Từ tháng 7/1923 đến tháng 10/1924 Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô. Tháng 6
- 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Mátxcơva để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Năm
1924, Người tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản và các đại hội của Quốc tế Công hội
đỏ, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ. Trong thời gian này, Người còn
viết nhiều bài cho báo Sự thật của Đảng cộng sản Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của
Quốc tế Cộng sản.
+ Thời kỳ hoạt động ở Quảng Châu - Trung Quốc( 11/1924 đến 1927 chuẩn bị các
điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng
6/1925, Người đã thành lập ở đó Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với Cơ quan tuyên
truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Đây là tổ chức khá chặt chẽ có cơ quan lãnh đạo cao
nhất là Tổng bộ, rồi đến Kỳ bộ, rồi đến chi bộ với sơ hội viên khoảng 1700 người vào năm
1929. 32 Trong thời gian này, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu nhằm
32

Xem: Vũ Quang Hiển : Qúa trình hình thành Đảng CSVN


25


×