Tuần10:
Tiết46:
KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI Ngày soạn:
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu: Qua tiết kiểm tra, HS có thể :
-Tự đánh giá kết quả học tập, trình độ tiếp nhận và nắm vững các mặt kiến thức về
truyện trung đại và năng lực diễn đạt.
- Bước đầu hiểu một số đặc điểm về thể loại truyện chương hồi , tùy bút trung đại,
truyện thơ Nôm và một số đóng góp lớn của truyện thơ trung đại vào sự phát triển
của vhọc dtộc.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số đoạn trích truyện
thơ trung đại Việt Nam, tinh thần nhân văn , số phận và khát vọng hạnh phúc của con
người, ước mơ về tự do , công lí, sự phê phán những thế lực hắc ám trong xã hội
phong kiến, nghệ thuật tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, so sánh và trình bày vấn đề dưới những
hình thức khác nhau: trả lời câu hỏi, trắc nghiệm, bài viết ngắn
II/Ma trận đề kiểm tra
Mức độ
Nội dung
Các mức độ nhận biết
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL
Tác giả, tác
phẩm,năm sáng
Số câu
4 4
Điểm
1.5
1. 5
Các biện pháp
tu từ
Số câu
1 1
Điểm
0.75
0,75
Năng lực cảm
thụ /phân tích
nhân vật
Số câu
1 1
Điểm
7
7
Dụng ý nghệ
thuật qua nhân
Số câu
3 3
Điểm 0.75 0.75
Tổng số
Số câu
4 4 1 9
Điểm 1.5 1.5 7 10
Đề bài 1
I/ Trắc nghiệm ( 3,5 điểm)
Câu1/ Tác giả của văn bản Chuyện Người con gái Nam Xương là:
A Nguyễn Du B Nguyễn Đình Chiểu
C Nguyễn Dữ D Phạm Đình Hổ
Câu2/ Truyện Kiều thuộc thể loại :
A Truyện lịch sử B Truyện thơ lục bát
C Truyện cổ tích D Truyện ngắn.
Câu 3 / Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều tác giả miêu tả Thuý Vân trước ,
Thuý Kiều sau vì:
A/ Thuý Vân không phải là nhân vật chính. B/ Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều.
C/ Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều
D/ Tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thuý Vân.
Câu 4 / Đặc điểm của thể Chí trong Hoàng Lê nhất thống Chí là :
A/ Là một thể văn vừa có tính chất văn học , vừa có tính chất lịch sử.
B/ Lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân.
C/ Là một thể văn nghị luận cổ được vua chúa trình bày một chủ trương hay
công bố kết quả một sự nghiệp mà mọi người cần biết.
D/ Là một văn bản có chương , hồi.
Câu 5 / Bộ mặt xấu xa nhất của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất ở
tác phẩm:
A/ Chuyện cũ trong phủ chúa B/ Hoàng Lê nhất thống chí.
C/ Chuyện Người con gái Nam Xương. D/ Truyện Kiều.
Câu 6/Câu nói : “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi.
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Có nghĩa là:
A/ Chịu ơn người thì phải biết đền ơn người .
B/ Làm ơn thì không cần được trả ơn.
C/ Làm người thì phải có lòng bao dung nhân ái .
D/ Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng.
Câu 7 / Nối cột A với B cho phù hợp với thể loại.
A B
1 Hoàng Lê nhất thống chí A Truyện Nôm
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. B Tuỳ bút
3 Chuyện Người con gái Nam Xương C Truyện Nôm
4 Truyện Kiều D Tiểu thuyết lịch sử Chương hồi.
5 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. E Truyền kì mạn lục.
Câu 8 /Biện pháp nghệ thuật chủ yếu để khắc hoạ các nhân vật trong các đoạn
trích sau là gì?
Chị em Thuý Kiều
Mã Giám Sinh mua Kiều
Kiều ở lầu Ngưng Bích
II/ Tự luận ( 6.5 điểm)
Phân tích đoạn thơ “ Buồn trông cửa bể chiều hôm
......................................
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
DÀN Ý
I/ Phần trắc nghiệm
Câu1 /C Nguyễn Dữ
Câu2/ Truyện Kiều thuộc thể loại
B Truyện thơ lục bát
Câu 3/ Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều tác giả miêu tả Thuý Vân trước ,
Thuý Kiều sau vì:.
C/ Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều
Câu4 / Đặc điểm của thể Chí trong Hoàng Lê nhất thống Chí là :
A/ Là một thể văn vừa có tính chất văn học , vừa có tính chất lịch sử.
Câu 5 / Bộ mặt xấu xa nhất của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất
ở tác phẩm:
A/ Chuyện cũ trong phủ chúa
Câu 6/Câu nói : “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi.
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Có nghĩa là:
D/ Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng.
Câu7 / 1-D; 2-B ; 3- E ; 4- A (C) ; 5-C (A)
Câu 8 /Biện pháp nghệ thuật chủ yếu để khắc hoạ các nhân vật trong các đoạn
trích sau là :
Chị em Thuý Kiều ước lệ
Mã Giám Sinh mua Kiều Tả thực
Kiều ở lầu Ngưng Bích Tả cảnh ngụ tình
II/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 2: :
- Tả cảnh ngụ tình: Buồn lo
- Mỗi cặp câu -> một nỗi nhớ, nỗi buồn
+ “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách
+ “Cánh hoa trôi... biết là về đau” -> số phận chìm nổi, long đong vô định
+ Khắc họa hình ảnh “Chân mây mặt đất” -> xanh xanh, rầu rầu, tê tái, héo úa, mịt
mờ -> nỗi đau tê tái
+ Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai
hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu, kinh sợ hãi hùng.
*Nghệ thuật:
- Láy:
+ Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động
-> Nỗi lo âu kinh sợ Kiều ngày 1 tăng
- Điệp: “Buồn trông” -> điệp khúc của tâm trạng
- Câu hỏi tu từ không trả lời -> sự bế tắc, tuyệt vọng
TL: Với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc; biện pháp điệp từ ngữ, cấu trúc câu; sử
dụng các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ… tác giả diễn tả được tâm trạng buồn đau và
một số phận bơ vơ, lạc lõng, bị đe doạ của nàng Kiều.
Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng
Đề bài 1
I/ Trắc nghiệm ( 3,5 điểm)
Câu1/ Tác giả của văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là:
A Nguyễn Du B Nguyễn Đình Chiểu
C Nguyễn Dữ D Phạm Đình Hổ
Câu2/ Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại :
A Truyện lịch sử B Truyện thơ lục bát
C Truyện cổ tích D Truyện ngắn.
Câu 3 / Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều tác giả miêu tả Thuý Vân trước ,
Thuý Kiều sau vì:
A/ Thuý Vân không phải là nhân vật chính.
B/ Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều.
C/ Tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thuý Vân.
D/ Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều
Câu 4 / Đặc điểm của thể Chí trong Hoàng Lê nhất thống Chí là :
A/ Là một thể văn nghị luận cổ được vua chúa trình bày một chủ trương hay
công bố kết quả một sự nghiệp mà mọi người cần biết.
B/ Lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân.
C/ Là một thể văn vừa có tính chất văn học , vừa có tính chất lịch sử.
D/ Là một văn bản có chương , hồi.
Câu 5 / Bộ mặt xấu xa nhất của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất ở
tác phẩm:
A/ Chuyện cũ trong phủ chúa B/ Hoàng Lê nhất thống chí.
C/ Chuyện Người con gái Nam Xương. D/ Truyện Kiều.
Câu 6/Câu nói : “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi.
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Có nghĩa là:
A/ Chịu ơn người thì phải biết đền ơn người .
B/ Làm ơn thì không cần được trả ơn.
C/ Làm người thì phải có lòng bao dung nhân ái .
D/ Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng.
Câu 7 / Nối cột A với B cho phù hợp với thể loại.
A B
1 Hoàng Lê nhất thống chí A Truyện Nôm
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. B Tuỳ bút
3 Chuyện Người con gái Nam Xương C Truyện Nôm
4 Truyện Kiều D Tiểu thuyết lịch sử Chương hồi.
5 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. E Truyền kì mạn lục.
Câu 8 /Biện pháp nghệ thuật chủ yếu để khắc hoạ các nhân vật trong các đoạn
trích sau là gì?
Chị em Thuý Kiều
Mã Giám Sinh mua Kiều
Kiều ở lầu Ngưng Bích
II/ Tự luận ( 6.5 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật Mã Giám Sinh qua đoạn trích: “ Mã Giám
Sinh mua Kiều.”
DÀN Ý
I/ Phần trắc nghiệm
Câu1 /D. Phạm Đình Hổ
Câu2/ Truyện Kiều thuộc thể loại
B Truyện thơ lục bát
Câu 3/ Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều tác giả miêu tả Thuý Vân trước ,
Thuý Kiều sau vì:.
D/ Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều
Câu4 / Đặc điểm của thể Chí trong Hoàng Lê nhất thống Chí là :
C/ Là một thể văn vừa có tính chất văn học , vừa có tính chất lịch sử.
Câu 5 / Bộ mặt xấu xa nhất của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất
ở tác phẩm:
A/ Chuyện cũ trong phủ chúa
Câu 6/Câu nói : “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi.
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Có nghĩa là:
D/ Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng.
Câu7 / 1-D; 2-B ; 3- E ; 4- A (C) ; 5-C (A)
Câu 8 /Biện pháp nghệ thuật chủ yếu để khắc hoạ các nhân vật trong các đoạn
trích sau là :
Chị em Thuý Kiều ước lệ
Mã Giám Sinh mua Kiều Tả thực
Kiều ở lầu Ngưng Bích Tả cảnh ngụ tình
II/ PHẦN TỰ LUẬN
H/s phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích và thể hiện dưới dạng một
bài văn có MB, TB, KB
Nhân vật Mã Giám Sinh:
Đoạn trích có 3 nhân vật: MGS, mụ mối,
Kiều nhân vật MGS và Kiều là những nhân vật chính
- Dáng vẻ
“ Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”
...
Trước thầy sau tớ lao xao
...
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
- Lời nói
“ Hỏi tên .....cũng gần”
“ Rằng mua ngọc.....cho tường”
- Hành vi
“ Đắn đo....quạt thơ”
“ Cò kè bớt một thêm hai”
Người ưa chải chuốt bóng bẩy
Người đàn ông đã đứng tuổi mà vẫn ăn chơi, thiếu đứng đắn
+ Nhảy lên ngồi chễm chệ, thiếu lịch sự.
MGS là kẻ hợm hĩnh, vô văn hoá
Dùng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh ( nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao)
- Sành ăn chơi, phóng đãng, trâng tráo
- Trả lời cộc lốc, không đúng ngôn ngữ của người đi hỏi vợ
- Khi phải tiêu tiền thì tỏ thái độ mềm mỏng, nói năng kiểu cách, ra vẻ lịch sự
thô lỗ, trịnh thượng, giả dối, xảo quyệt kiểu con buôn
- Chọn hàng trực tiếp, kĩ lưỡng, tỉ mỉ, thô bạo.
- Rất thận trọng khi mua bán cốt sao có lợi cho mình
thực dụng, tàn nhẫn