Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.97 KB, 2 trang )
Bảng tổng kết tính chất vật và ảnh qua thấu kính
I.Bảng tổng kết chi tiết (CO=C’O=2OF)
1.Với thấu kính hội tụ
STT Vị trí vật Vị trí ảnh Tính chất ảnh
1 Vật thật ở C Ảnh thật ở C’ Ảnh bằng vật, ngược chiều vật
2 Vật thật từ ∞ đến C Ảnh thật ở F’C’ Ảnh nhỏ hơn, ngược chiều vật
3 Vật thật từ C đến F Ảnh thật từ C’ đến ∞ Ảnh lớn hơn, ngược chiều vật
4 Vật thật ở F Ảnh thật ở ∞
5 Vật thật từ F đến O Ảnh ảo trước thấu kính Ảnh lớn hơn, cùng chiều vật
6 Vật ảo sau thấu kính Ảnh thật ở OF’ Ảnh nhỏ hơn, cùng chiều vật
2.Với thấu kính phân kì
STT Vị trí vật Vị trí ảnh Tính chất ảnh
1 Vật ảo ở C Ảnh ảo ở C’ Ảnh bằng vật, ngược chiều vật
2 Vật thật từ ∞ đến O Ảnh ảo ở F’O’ Ảnh nhỏ hơn, cùng chiều vật
3 Vật ảo từ O đến F Ảnh thật sau thấu kính Ảnh lớn hơn, cùng chiều vật
4 Vật ảo ở F Ảnh thật ở ∞
5 Vật ảo từ F C Ảnh ảo từ ∞ đến F’ Ảnh lớn hơn ngược chiều vật
6 Vật ảo từ C đến ∞ Ảnh thật ở C’F’ Ảnh nhỏ hơn,ngược chiều vật
II. Bảng tổng kết bằng hình vẽ
1. Thấu kính hội tụ 2.Thấu kính phân kì
III.Một số chú ý
a.Ảnh và vật
-Vật thật là vật nằm trước thấu kính, vật ảo nằm sau thấu kính so với chiều truyền tia sáng
-Ảnh thật là đường cắt nhau trực tiếp của các tia ló, ảnh ảo tạo bởi các tia ló kéo dài cắt nhau
b.Cách vẽ ảnh
Muốn vẽ ảnh của một vật qua thấu kính ta phải:
-Vẽ ảnh của hai trong ba tia sáng đặc biệt
-Trong trường hợp 3 tia đặc biệt trùng nhau, thì vẽ 1 tia bất kỳ đến thấu kính và áp dụng một trong hai cách vẽ đã
nêu trong sách giáo khoa