Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ Ở CÔNG TY PTI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.76 KB, 13 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM
THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ Ở CÔNG TY PTI
Vì hoạt động tái BH và hoạt động BH có liên hệ mật thiết với nhau và bổ sung
cho nhau, hỗ trợ nhau nên những khó khăn và thuận lợi đối với nghiệp vụ BH TBĐT
cũng là những khó khăn thuận lợi đối với hoạt động tái BH TBĐT, những giải pháp,
kiến nghị được đưa ra cho nghiệp vụ BH TBĐT cũng là những giải pháp, kiến nghị mà
có thể gián tiếp hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tái BH TBĐT. Trước
hết, xin được trình bày những thuận lợi, khó khăn, sau đó là các kiến nghị, giải pháp
nhằm phát triển hoạt động nhượng tái BH TBĐT ở PTI.
I. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- PTI luôn nhận được sự trợ giúp mạnh mẽ từ các cổ đông về kinh nghiệm, kỹ
thuật và nguồn dịch vụ dồi dào.
- PTI đã tạo được ưu thế vững chắc trên thị trường BH TBĐT cả về thị phần cũng
như uy tín của công ty.
- Tạo lập được mối quan hệ tốt với khách hàng BH và các công ty BH, tái BH lớn
trong và ngoài nước nên có khả năng phát triển nghiệp vụ BH TBĐT đồng thời học tập
được kinh nghiệm, chia sẻ rủi ro với các công ty khác, góp phần giữ ổn định tài chính
cho PTI.
- Sự phát triển nói chung của nền kinh tế sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành
cần nhiều TBĐT như Bưu chính viễn thông, điện ảnh, truyền hình, y tế,…). Bên cạnh
đó, do hội nhập kinh tế, để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải
hiện đại hoá dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị, trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là các
TBĐT. Hội nhập kinh tế cũng làm cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam (FDI) tăng nhanh đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà Việt Nam được đánh
giá là nơi đâu tư an toàn nhất trên thế giới. Từ đó, hàng loạt công ty dưới dạng liên
doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ra đời làm tăng nhu cầu về TBĐT. Tất cả
các yếu tố kể trên đều làm tăng nhu cầu đối với BH TBĐT và gián tiếp làm phát triển
nghiệp vụ tái BH TBĐT.
- Sau một số năm hoạt động, PTI đã có tích luỹ kinh nghiệm, tăng vốn, do đó, làm
tăng khả năng nhận tái BH TBĐT từ thị trường.


- Đặc biệt, với nhu cầu tăng lên không ngừng về thông tin liên lạc, VNPT sẽ tăng
vốn đầu tư cho mạng lưới của mình năm 2003 lên tới 9000 tỷ VND. Điều này có nghĩa
là PTI sẽ nhận được rất nhiều dịch vụ từ việc đầu tư này.
- Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 1 triệu người đang sử dụng Internet
và dự đoán con số này sẽ vào khoảng 3 triệu, chiếm 3,75% dân số. Công nghệ thông tin
và viễn thông Việt Nam tăng trưởng khoảng 28% so với năm 2002 (năm 2002, con số
này là 20%). Về mặt giá trị tuyệt đối, theo công ty GFK (một công ty của Đức chuyên
nghiên cứu thị trường), tổng giá trị tiêu thụ trên thị trường Việt Nam trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và Viễn thông năm 2003 sẽ đạt 455 triệu USD (năm 2002, con số này là
356 triệu USD). Tất cả những con số này đều nói lên rằng tiềm năng của thị trường
TBĐT Việt Nam là rất lớn và tăng trưởng càng mạnh. Đây cũng là một thuận lợi cho
nghiệp vụ BH, tái BH TBĐT của các công ty BH nói chung và PTI nói riêng.
- Có thể thấy rõ hơn điều vừa nói tới ở trên thông qua bảng sau:
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng số
máy vi
tính
93.000 139.500 200.200 300.000 500.000 885.000 1.654.000
Tổng số
máy điện
thoại
1.186.367 1.587.290 2.087.200 2.490.144 3000.000 4.350.000 5.567.140
Theo VNPT, tính đến hết tháng 2/2003, cả nước có 6755 điểm bưu điện văn hoá
xã được xây dựng, mạng vệ tinh truyền dẫn quốc tế có 4 tuyến cáp quang, 7 trạm vệ tinh
mặt đất, 50 trạm VAST nối với 3 tổng đài cổng quốc tế.
2. Khó khăn
- Hiện nay, đối tượng của BH TBĐT chỉ là các đơn vị có khối lượng TBĐT lớn.
Còn lại các văn phòng làm việc, các cá nhân có sử dụng một số TBĐT như máy vi tính,
điện thoại, các thiết vị văn phòng khác… đều chưa có nhu cầu BH cho thiết bị của họ
hoặc chỉ tham gia BH cháy. Nguyên nhân là do họ chưa ý thức được tầm quan trọng

cũng như lợi ích của BH TBĐT.
- Do muốn tiết kiệm chi phí và cũng do tỷ lệ phí BH TBĐT cao hơn tỷ lệ phí các
nghiệp vụ khác (0.4% so với 0.2% - 0.3%) nên các đơn vị không muốn tham gia BH
theo đơn BH TBĐT.
- Ở các doanh nghiệp nhà nước, việc muabh phải chờ rót vốn từ trên xuống hay
các nguồn đầu tư từ bên ngoài mang tính thụ động hoặc không thực hiện được.
- Các công ty nhà nước vẫn đang trong bao cấp hoặc những đơn vị tham gia do
thấy nó thực sự cần thiết, có liên quan tới thông tin liên lạc quốc gia, bí mật quân sự hay
máy móc khó thay thế. Vì vậy, hoặc là họ mua luôn máy mới thay thế hoặc nếu không
thì cũng rất khó để PTI triển khai nghiệp vụ BH TBĐT cũng như tính phí hợp lý, thoả
mãn được yêu cầu của người tham gia.
- Trong hiện tại, do cơ sở hạ tầng còn thấp kém nên các thiết bị có thể đem BH
theo đơn BH TBĐT là rất ít (tất nhiên là ngoại trừ các TBĐT của ngành Bưu chính viễn
thông). Ví dụ như, một số đài phát thanh, truyền hình địa phương có vẻ như là có nhiều
TBĐT có giá trị lớn song thực tế lại chỉ đáng giá vài tỷ đồng.
- Về mặt tâm lý, mặc dù đã được đào tạo kỹ về nghiệp vụ song các cán bộ khai
thác thường “ngại” khai thác loại BH TBĐT vì nó còn mới mẻ, đối tượng phức tạp,
phạm vi BH rộng hơn các nghiệp vụ truyền thống khác như BH cháy…
- Cũng do đây là một nghiệp vụ mới và “khó”, công nghệ sản xuất các TBĐT
ngày càng hiện đại và thay đổi hàng ngày dẫn tới khó khăn trong đánh giá, quản lý rủi ro
cũng như xác định phí BH, đề phòng hạn chế tổn thất.
- Trong tình trạng chung của thị trường BH Việt Nam, PTI chưa có nhiều kinh
nghiệm khi triển khai nghiệp vụ BH TBĐT nên đã sử dụng biểu phí, cách tính phí, điểu
khoản của các công ty BH lớn trên thế giới như Swiss Re, Munich Re. Điều này có thể
mang lại thuận tiện cho các công ty BH gốc nói chung cũng như PTI nói riêng song lại
mang tính bị động, có một số điều khoản chưa thực sự phù hợp với địa hình cũng như
khí hậu, thời tiết và các yếu tố khác có liên quan tới thị trường Việt Nam.
- Một số khách hàng đã tham gia BH TBĐT lâu dài với các công ty BH khác nên
PTI khó tiếp cận.
- Ngoài ra, sự cho phép thành lập nhiều đơn vị được cung cấp dịch vụ Viễn thông

như Viễn thông quân đội, Viễn thông Sài Gòn, Viễn thông điện lực… sẽ tạo nên sự cạnh
tranh nhất định đối với cổ đông chính, khách hàng lớn nhất của PTI là VNPT.
II. KIẾN NGHỊ
1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
1.1. Nhà nước cần có kế hoạch, chính sách về đào tạo nguồn cán bộ bảo hiểm, tái bảo
hiểm
Hiện nay, việc đào tạo ở các trường đại học chưa thực sự hợp lý và còn nhiều bất
cập, dễ nhận thấy là việc đào tạo ồ ạt, không gắn liền với thực tế nhu cầu, không có hỗ
trợ tìm việc làm sau tốt nghiệp,… Trường ĐHKTQD, ĐH tài chính, mới đây là trường
đại học Công đoàn là những trường có đào tạo các cử nhân BH. Tuy nhiên, việc sử dụng
nguồn nhân lực được đào tạo quy củ này lại rất lãng phí bởi một thực tế là có rất ít sinh
viên chuyên ngành BH ra trường được làm đúng ngành nghề được đào tạo. Do đó, kiến
nghị đối với Nhà nước xin được đưa ra là, Nhà nước cần có chính sách sử dụng tốt
nguồn nhân lực này. có như vậy mới nâng cao được hiệu quả lao động cũng như hiệu
quả đào tạo, góp phần làm tăng hiệu quả xã hội.
Không chỉ đối với sinh viên, đối với các cán bộ hiện đang công tác tại các công ty
BH (trong đó có các cán bộ của PTI), Nhà nước cũng cần có chính sách về đào tạo như:
hỗ trợ một phần kinh phí cho các cán bộ này sang nước ngoài học tập kinh nghiệm hoặc
phối hợp với các tổ chức BH, tái BH trên thế giới tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ, các hội thảo khoa học,…
Suy cho cùng, yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định mọi vấn đề.
Trong lĩnh vực BH, tái BH, tăng cường hiệu quả đào tạo có nghĩa là Nhà nước đã chú
trọng đến yếu tố con người, từ đó làm tăng hiệu quả và chất lượng dịch vụ BH, tái BH
của các công ty BH tái BH trong đó có PTI.
1.2. Tuyên truyền cho nhân dân về vai trò của BH TBĐT
Do BH TBĐT là nghiệp vụ mới, đa phần các thiết bị đã được BH theo các đơn
BH cháy và mọi người cho rằng thế là đủ. Tuy nhiên, BH TBĐT là một loại hình BH
cung cấp sự bảo vệ chắc chắn hơn và hiệu quả hơn bởi phạm vi BH rộng hơn, nhận BH
ngang giá trị,…
Không phải ai cũng nhận ra những điều trên, và do đó, không có ý thức mua BH

TBĐT và hậu quả là có thể phải nhận những tổn thất không lường trước được, ít nhiều
gây hiệu ứng không tốt cho nền kinh tế.
Vậy, nên chăng Nhà nước cần có những hình thức tuyên truyền rộng khắp cho
nhân dân – khi mà khối lượng TBĐT ngày một tăng nhanh - để mọi người hiểu rõ về BH
TBĐT, giống như tuyên truyền về việc BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba, việc đội mũ BH khi đi xe máy?
1.3. Các quy định cần phải có của Nhà nước đối với hoạt động tái BH
Hệ thống tái BH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao khả năng ổn
định tài chính của các công ty BH nếu biết tính toán mức độ rủi ro cần tái BH cho các
công ty, các doanh nghiệp BH nước ngoài.
Tuy nhiên, nếu tái BH vượt mức cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài sẽ hạn
chế khả năng phát triển của công ty BH, làm cho mình phụ thuộc nhiều vào phía nhận
tbh trong việc thực hiện các hợp đồng tái BH và biến mình thành một môi giới BH.
Đó là chưa kể đến việc nếu ký kết hợp đồng tái BH không cần thiết với các công
ty BH nước ngoài sẽ mất vốn BH cho người nước ngoài. Đây là một trong những kênh
làm mất vốn BH trong nước bị chảy ra nước ngoài.
Do vậy, đòi hỏi Nhà nước phải điều chỉnh hoạt động tái BH, phải thiết lập được
một hệ thống tái BH nội địa, cho phép giữ lại phần rủi ro phù hợp với khả năng tài chính
của mình nghĩa là giữ lại phần phí BH cho các doanh nghiệp trong nhận tái BH.
Nhà nước, mà cụ thể là BTC, cần xem xét lại mức hoa hồng tái BH bắt buộc hiện
nay cho Vina Re. Có thể nâng cao hơn mức 26% được không. Bởi các công ty BH nước
ngoài nhận tái với tỷ lệ hoa hồng rất cao (có thể lên tới 37,5%) do đó, việc các công ty
BH gốc tái cho nước ngoài là dễ hiểu.
Nhà nước cũng lên bổ sung các biện pháp trong quy chế phân bổ nguồn dự trữ BH
giữa các công ty BH hợp lý hơn. Nhà nước nên quy định bắt buộc công ty BH phải giữ

×