Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TÌNH HÌNH TRỤC LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX GIAI ĐOẠN2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.44 KB, 32 trang )

TÌNH HÌNH TRỤC LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
PETROLIMEX GIAI ĐOẠN2007-2010
2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
2.1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của PJICO
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex( gọi tắt là PJICO) chính thức thàng
lập ngày 16/5/1995 sau khi được Bộ Tài Chính cấp giấy chứng nhận số 06-
TC/GCN công nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo
hiểm27/5/1995.Ngày 08/6/1995, UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành
lập số 183/GP-UB và ngày 15/6/1995, Uỷ ban kế hoạch nay là Sở Kế hoạch -
đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Một số thông tin chính về công ty:
Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.
Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Joint stock Insurance Company.
Tên viết tắt: PJICO.
Hình thức hoạt động: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 55 tỷ đồng(năm 1995).Năm 2010 đã tăng vốn điều lệ lên 710
tỷ đồng.
Nghành nghề kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
Website: www.pjico.com.vn
Điện thoại: (84.4) 37760867, 37760923, 37760925.
Dịch vụ khách hàng: (84.4) 35575757
Fax: (84.4) 37760868, 37763283
Ban đầu công ty được sáng lập bởi 7 cổ đông, các cổ đông này đã và đang
có những đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh của PJICO. Danh sách
cổ đông sáng lập gồm có:
STT Đơn vị
Vốn góp
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)


Số cổ
phiếu
1
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
(PETROLIMEX)
28.050
51 14.025
2
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(VIETCOMBANK)
5.000 10 2.750
3
Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
(VINARE)
4.400 8 2.200
4 Tổng công ty thép Việt Nam (VSC) 3.300 6 1.650
5 Công ty vật tư thiết bị toàn bộ (MATEXIM) 1.650 3 825
6 Công ty điện tử Hà Nội (HANEL) 1.100 2 550
7 Công ty thiết bị an toàn (A – T) 275 0,5 138
8 Thể nhân 10.275 19,5 5.362
Tổng cộng : 55.000 100 27.500
Sau 16 năm hoạt động trên thị trường bảo hiểm, công ty đã phát triển tới
51 chi nhánh, 1300 nhân viên và hơn 3000 đại lý chuyên nghiệp trên cả
nước.Các sản phẩm BHPNT mà PJICO hiện đang triển khai cũng giành được sự
tín nhiệm cao của khách hàng, với trên 80 sản phẩm thuộc 3 nghiệp vụ bảo hiểm
chính: hàng hải, phi hàng hải và bảo hiểm kỹ thuật và tài sản. Tốc độ tăng
trưởng bình quân của công ty từ 1997 – 2010 trung bình đạt 48%,cao hơn mức
tăng trưởng bình quân mỗi năm 2% của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam.
Giờ đây PJICO đã thực sự là một công ty BH quốc gia đa ngành và là

một trong những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh nhất, một trong
500 doanh nghiệp lớn nhất ở Việt Nam. Chắc chắn PJICO sẽ là thương hiệu
phát triển bền vững và xuất sắc hơn nữa.
2.1.2. Những lĩnh vực kinh doanh chính
Là một DNBH PNT vì vậy lĩnh vực kinh doanh chính yếu của PJICO là
KDBH gốc, nhận tái bảo hiểm và một số nghiệp vụ có liên quan.
* Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
+ Nghiệp vụ BH hàng hải: Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường
bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm
trách nhiệm dân sự chủ tàu; Bảo hiểm tàu sông, tàu cá.
+ Nghiệp vụ BH phi hàng hải: Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm kết hợp
con người; Bảo hiểm học sinh, giáo viên; Bảo hiểm bồi thường cho người lao
động; Bảo hiểm khách du lịch; Bảo hiểm hành khách.
+ Nghiệp vụ BH kỹ thuật và tài sản: Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng
lắp đặt; Bảo hiểm hoả hoạn và mọi rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm mọi rủi ro công
nghiệp; Bảo hiểm máy móc; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm hỗn hợp tài sản
cho thuê.
* Nhận và nhượng tái bảo hiểm: đây là một trong hai nghiệp vụ kinh
doanh chính của công ty.
* Dịch vụ giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám
định, duyệt bồi thường. Đây cũng là một trong những lĩnh vực kinh doanh của
PJICO nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có để tăng nguồn thu cho công ty.
* Đầu tư tài chính: đây chính là kênh quan trọng góp phần đem lại lợi
nhuận cho công ty.
2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của công ty
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc
P.Đào tạo
P.BH hàng hóa
P.BH phi hàng hải
P.BH tàu thủy
P.BH xe cơ giới
P.BH tài sản kỹ thuật
P.BH con người
P. Q.Lý & phát triển đại lý
P.Tổ chức
P. Tổng hợp
P. Công nghệ thông tin
P.Đầu tư
P.Tài chính – kế toán
P.Tái bảo hiểm
P. Kiểm toán nội bộ
P. Thanh tra pháp chế
Các văn phòng đại diện
Các tổng đại diện và đại lý
Các chi nhánh
Phó tổng giám đốc
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex
Theo sơ đồ bộ máy tổ chức thì đứng đầu Công ty là Đại hội đồng cổ
đông. Hội đồng quản trị là bộ máy có chức năng quản lý mọi hoạt động kinh
doanh của công ty, và trách nhiệm định kỳ báo cáo tình hình với Đại hội đồng
cổ đông. Để dễ dàng kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
được thành lập.
Việc điều hành hoạt động của Công ty được thực hiện bởi Tổng giám đốc
và ba Phó Tổng giám đốc. Họ quản lý 16 phòng ban trong công ty (bao gồm 7
phòng nghiệp vụ và 9 phòng chức năng) cũng như các chi nhánh, văn phòng đại

diện và các đại lý. Việc điều hành của Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám
đốc đối với các phòng ban, chi nhánh, văn phòng đại diện,... cũng như việc đón
nhận thông tin phản hồi theo chiều ngược lại được tiến hành thông qua các
trưởng phòng.
PJICO có cơ cấu bộ máy hoạt động rất linh hoạt và hiệu quả tạo điều kiện
thuận lợi cho mỗi cán bộ, nhân viên có thể phát huy khả năng sáng tạo, làm việc
độc lập của bản thân và tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân. Đồng thời
công ty cũng tạo những liên kết giữa những nhân viên để giải quyết những vấn
đề cần hoạt động theo nhóm. Đây là một trong những tiền đề để công ty phát
triển vững chắc, lâu dài, phát huy những lợi thế vốn có của mình.
Tại những thành phố, tình trên khắp cả nước công ty hiện đang triển khai
hệ thống các chi nhánh của mình. Tại các chi nhánh, các hội sở là cơ quan quản
lý cao nhất trên địa bàn và hệ thống những phòng khai thác phù hợp với nhu cầu
bảo hiểm và sự phát triển của địa phương.
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh chung của PJCO giai đoạn 2007 -2010
Trong những năm gần đây, PJICO luôn là một trong bốn DNBH dẫn đầu
thị trường BHPNT Việt Nam. Theo báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của
PJICO, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bình quân hàng
năm của công ty luôn đạt từ 20% trở lên, đây là một thành tích rất đáng khích lệ
của công ty trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Để có cái nhìn tổng quát nhất về kết quả hoạt động kinh doanh chung của
công ty,chúng ta có thể xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.1.Bảng tình hình hoạt động kinh doanh chung của PJICO giai đoạn
2007 - 2010
ĐVT: tỷ đồng
Năm
Tổng doanh thu
Doanh thu phí bảo hiểm
gốc
Lợi nhuận trước thuế

2007 788 885.270 40,3
2008 1.300 1.060.120 44,1
2009 1.605 1.297.830 50,1
2010 1.928 1.570.000 83
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Tổng doanh thu và doanh thu phí BH gốc tăng liên tục qua các năm. Từ
2007 đến 2010, tổng doanh thu tăng 1140 tỷ đồng, tương ứng tăng 48%; doanh
thu phí BH gốc cũng tăng 501 tỷ đồng, tương ứng tăng 48%. Tốc độ tăng trưởng
doanh thu hàng năm đều ở mức cao so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn
thị trường. Việc tăng doanh thu liên tục trong những năm qua cho thấy hoạt
động bán hàng của Công ty được tiến hành rất hiệu quả, thương hiệu PJICO đã
trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường BH phi nhân thọ.Lợi nhuận của
PJICO tăng trong cả giai đoạn 2007 - 2010 (tăng 42,7 tỷ đồng, tương ứng tăng
2,06 lần), chứng tỏ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh BH nói riêng và hoạt
động kinh doanh nói chung của Công ty.
Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO giai đoạn 2007 – 2010
Năm Doanh thu phí bảo hiểm
gốc (tr.đồng)
Lượng tăng, giảm tuyệt đối
liên hoàn (tr.đồng)
Tốc độ tăng, giảm liên
hoàn (%)
2007 885.270
2008 1.060.120 174.850 20
2009 1.297.830 237.710 22,42
2010 1.570.000 272170 20,97
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta có thể nhận xét: trong giai đoạn 2007–
2010 doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO liên tục tăng nhanh qua các năm,
tốc độ tăng, giảm định gốc doanh thu phí năm 2010 so với năm gốc 2007 là

1,77 lần tương đương một lượng tuyệt đối là 684.730 triệu đồng. Như vậy sau 3
năm doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO đã tăng gần gấp đôi.
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng doanh thu phí năm 2008 so với năm
2007 là thấp nhất chỉ đạt 20%, nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam. Điều này
gây khó khăn cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền
kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, gây lạm phát cao ảnh
hưởng tới đời sống, thu nhập người dân làm giảm sút nhu cầu tham gia bảo
hiểm của họ.
Năm 2010 tổng doanh thu đạt 1.928 tỷ đồng đạt 106% kế hoạch tăng
trưởng 22% so với năm 2009. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc 1.570 tỷ
đồng đạt 106% kế hoạch tăng trưởng 21% so với năm 2009. Tỷ lệ bồi thường
42%. Lợi nhuận trước thuế 83 tỷ đồng tăng trưởng 44% so với năm 2009. Cơ
cấu doanh thu các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm gốc năm 2010 nhìn chung không
có sự thay đổi lớn so với năm 2009. Trong đó bảo hiểm xe cơ giới có tỷ trọng
lớn nhất (50%) tiếp theo là bảo hiểm tài sản kỹ thuật (19%), tàu thủy (12%),
hàng hóa (11%) và con người.
Để thấy rõ nét hơn nữa về kết quả kinh doanh chung của PJICO trong
thời gian qua,chúng ta có thể xem qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3:Tình hình hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
1.Doanh thu thuần từ hoạt động
KDBH
Triệu đồng 861.648 1.033.057 1.336.173
2.Tổng chi trực tiếp KDBH Triệu đồng 576.471 677.521 873.867
3.Lợi nhuận gộp hoạt động KDBH Triệu đồng 285.117 355.535 562.306
4.Tỷ suất doanh thu/chi phí Lần 1,49 1,52 1,53
5.Tỷ suất lợi nhuận Lần 0,33 0,34 0,42
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Ghi chú:

Tỷ suất doanh thu/chi phí=(doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo
hiểm/tổng chi trực tiếp KDBH)*100%
Tỷ suất lợi nhuận =(lợi nhuận gộp hoạt động KDBH/doanh thu thuần từ
hoạt động KDBH)*100%
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy doanh thu tăng với tốc độ rất nhanh qua
các năm.Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 474.525 triệu
đồng từ 861.648 triệu đồng(năm 2008) lên 1.336.173 triệu đồng(năm
2010).Tổng chi trực tiếp cũng tăng nhanh,từ 576.471 triệu đồng(năm 2008) đã
tăng lên 873.867 triệu đồng(năm 2010).Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh
bảo hiểm đã tăng 1,97 lần tương ứng với số tiền là 277.189 triệu đồng.Tỷ suất
lợi nhuận bình quân khoảng 0,36 lần.Nhìn chung,kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong những năm qua rất khả quan mặc dù gặp phải nhiều khó khăn
do biến động của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.Trong năm 2010
chỉ có 14/29 công ty bảo hiểm có hoạt động kinh doanh bảo hiểm có lãi(trong
đó có PJICO).Điều này cho thấy được khả năng thích ứng tương đối tốt của
PJICO trước biến động của nền kinh tế.
Như vậy dựa trên việc phân tích các chỉ tiêu trên, có thế nói, kết quả kinh
doanh của PJICO trong giai đoạn 2007 - 2010 là tương đối tốt, mặc dù bị ảnh
hưởng không nhỏ của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu trong thời gian
vừa qua.
2.2.Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ
phần bảo hiểm PJICO giai đoạn 2007 – 2010
2.2.1. Công tác khai thác
BHVCXCG hiện nay là sản phẩm được nhiều công ty bảo hiểm cung cấp
cho khách hàng như Bảo Việt, Bảo Long, PTI, PJICO, PVI…Các công ty bảo
hiểm đã có những chính sách như tư vấn cho khách hàng những chương trình
bảo hiểm phù hợp nhất, …vì vậy số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm ở các
công ty bảo hiểm đó đã tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của thị
trường xe cơ giới vì số lượng xe ngày càng tăng do đời sống của người dân
ngày một được cải thiện. Hiện nay ngoài các loại hình bảo hiểm VCXCG bắt

buộc, một số loại hình bảo hiểm VCXCG tự nguyện vẫn chưa được đông đảo
khách hàng nhiệt tình tham gia.Trong thời gian qua công tác khai thác nghiệp vụ
bảo hiểm VCXCG của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO đã đạt được một số
thành tích to lớn :
Bảng 2.4: Doanh thu nghiệp vụ BHVCXCG của công ty cổ phần bảo hiểm
PJICO từ 2007-2010
Chỉ tiêu
ĐVT 2007 2008 2009 2010
1.Số xe tham gia
bảo hiểm
xe 37.750 45.685 52.153 61.437
2.Tốc độ tăng
% - 121,02 114,16 117,8
3.Tổng doanh thu
phí BHXCG
Triệu
đồng
463.163 535.230 620.325 753.000
4.Doanh thu phí
BHXVCCG
Triệu
đồng
328.846 386.436 451.597 551.196
5.Tỷ trọng doanh
thu phí
BHVCXCG
% 71,1 72,2 72,8 73,2
6.Doanh thu phí
BH VCXCG giới
bình quân

Triệu
đồng/
hợp đồng
12,23 11,72 11,89 12,26
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Ghi chú:
Tỷ trọng doanh thu phí BHVCXCG = (doanh thu phí BHVCXCG/tổng
doanh thu phí bảo hiểm gốc) * 100%
Doanh thu phí bảo hiểm bình quân=(doanh thu VCXCG/số xe tham gia
bảo hiểm)*100%.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng cả về số xe tham
gia bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới đều tăng lên đáng
kể: số xe tham gia bảo hiểm từ 2007 - 2010 đã tăng 23.687 xe với doanh thu phí
tăng 222.350 triệu đồng.Điều này có được do nhiều nguyên nhân như:nền kinh
tế nước ta ngày càng phát triển,đời sống của người dân ngày một được nâng
cao,kèm theo đó là nhhu cầu về sử dụng xe cơ giới ngày một lớn hơn;hoạt động
khai thác của các nhân viên,đại lý của công ty ngày càng hệu quả…
Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn cao nhất với
trên 70% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc,đóng góp đáng kể vào doanh thu phí
BHXCG cũng như doanh thu của công ty.Điều này có được là do bảo hiểm vật
chất xe cơ giới luôn là thế mạnh của công ty ngay từ khi mới thành lập cũng
như định hướng thị trường của công ty.
Doanh thu phí bình quân 1 tàu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng trong hoạt
động khai thác BHVCXCG. Doanh thu phí tăng, nhưng sẽ là không hiệu quả,
nếu doanh thu phí bình quân 1 tàu giảm. Nhìn chung trong cả giai đoạn 2007 -
2010, doanh thu phí bình quân 1 tàu có xu hướng tăng. Doanh thu phí bảo hiểm
bình quân một hợp đồng nhìn chung tương đối cao (xấp xỉ 12 triệu đồng/hợp
đồng).Đây là một tín hiệu khá tốt,thể hiện được chất lượng của các hợp đồng
cũng như giá trị của xe tham gia bảo hiểm.
Sự tăng trưởng doanh thu phí BHVCXCG là do một số nguywwn nhân

sau: số lượng xe tham gia nghiệp vụ BHVCXCG ngày càng tăng lên một cách
nhanh chóng.Bên cạnh đó cũng có phần do phí bảo hiểm tăng.Nếu như từ 2008
trở về trước,phí bảo hiểm đôi khi chỉ còn 1,2% thì sau đó đã được tăng bình
quân 1,5% do đã có quy định rõ ràng của Bộ Tài chính về quy định mức phí bảo
hiểm.
2.2.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Trong lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm, kiểm soát tổn thất là một
trong những chức năng chính của doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là các DNBH
phi nhân thọ. Kiểm soát có tổn thất có tác dụng làm giảm tần suất hoặc mức độ
trầm trọng của các tổn thất, vì thế nó không chỉ là chức năng của DNBH mà còn
là yêu cầu bức xúc của người tham gia bảo hiểm. Ngày nay các nhà chuyên môn
của ngành BH đều thống nhất rằng, kiểm soát tổn thất là sự kết hợp chặt chẽ
giữa hai yếu tố: Đề phòng tổn thất và hạn chế tổn thất. Đề phòng tổn thất là các
biện pháp được sử dụng nhằm làm giảm mức độ trầm trọng của các tổn thất khi
rủi ro xảy ra. Đối với DNBH hoạt động kiểm soát tổn thất cũng đáp ứng được
tất cả các mục tiêu và DNBH đề ra là giảm chi bồi thường, tăng lợi nhuận, đáp
ứng yêu cầu của khách hàng, thực hiện được các nhu cầu pháp lý và các công
tác xã hội, nhân đạo của DNBH.
Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO luôn coi hoạt động kiểm soát tổn thất là
một trong những khâu quan trọng nhất trong chu kì của sản phẩm BHVCXCG.
Chi nhánh luôn xác định nếu làm tốt khâu này thì chất lượng của sản phẩm mới
được đảm bảo, tạo được lòng tin cho khách hàng.Do vậy, trong quá trình kiểm
soát tổn thất,PJICO luôn áp dụng triệt để ba khâu chuyên môn là khảo sát điều
tra thực tế; phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lí rủi ro;
thực hiện chương trình quản lý rủi ro.
Hàng năm,công ty phải đã chi ra một khoản tiền nhất định phục vụ cho
công tác đề phòng,hạn chế tổn thất.Cụ thể,ta có thể thấy rc qua bảng số liệu sau
đây:
Bảng 2.5: Tình hình chi đề phòng,hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ
giới tại PJICO giai đoạn 2007 - 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010
Tổng chi đề
phòng hạn chế
tổn thất
Triệu
đồng
132,64 122,87 160,93 211,95
Tổng doanh
thu phí bảo
hiểm gốc
Triệu
đồng
885.270 1.060.120 1.297.830 1.570.000
Tỷ lệ chi đề
phòng hạn chế
tổn thất
% 10,5 11,6 12,4 13,5
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Ghi chú: Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất= (Tổng chi đề phòng hạn chế
tổn thất/tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc)*100%
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy,công ty rất chú trọng đến công tác đề
phòng,hạn chế tổn thất.Hàng năm,công ty trích ra khoảng hơn 10% doanh thu
phí bảo hiểm để phục vụ cho công tác đề phòng,hạn chế tổn thất.Năm
2007,khoản chi này chiếm 10,5% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc.Sang đến
2010,nó đã chiếm 13,5% tổng doanh thu.Bên cạnh đó,công ty cũng đã phối hợp
với nhiều cơ quan chức năng để hạn chế rủi ro cho khách hàng như:lắp đặt các
biển cảnh báo,đèn giao thông ở những cung đường nguy hiểm,tuyên truyền
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài,mạng internet…
2.2.3. Công tác giám định, bồi thường
2.2.3.1. Công tác giám định

Giám định là một khâu trong nghiệp vụ bảo hiểm, đây là cơ sở của bồi
thường. Việc bồi thường có đầy đủ kịp thời và chính xác hay không phụ thuộc
nhiều vào kết quả giám định. Việc giám định là nhằm xác định nguyên nhân,
mức độ thiệt hại thực tế của tổn thất, từ đó xem xét tổn thất có thuộc phạm vi
bảo hiểm hay không. Công tác giám định bồi thường tổn thất nếu được thực
hiện tốt, nhanh chóng chính xác sẽ đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, nâng cao
uy tín công ty ngoài ra còn hạn chế trục lợi bảo hiểm, đảm bảo kết quả kinh
doanh. Chính vì thế công tác giám định có vai trò hết sức quan trọng đối với
công ty bảo hiểm PJICO.
Sơ đồ 2: Quy trình giám định nghiệp vụ BHVCXCG tại công ty cổ phần
bảo hiểm PJICO
Nhận thông tin
Hướng dẫn,xử lý ban đầu
Tiến hành giám định
Lập biên bản giám định
Cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục
Hiện nay tại Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO đã xây dựng được cho
mình quy trình giám định hết sức khoa học,chặt chẽ,mang tính hiệu quả cao.Bên
cạnh đó,công ty cũng đã có được một đội ngũ cán bộ làm công tác giám định
hết sức chuyên nghiệp.Các chi nhánh đều có phòng giám định riêng.Đội ngũ
này đều có trình độ đại học và có những hiểu biết sâu sắc về xe cơ giới, nhiệt
tình trong công việc.
Công ty có trách nhiệm giám định mọi tổn thất mà khách hàng thông báo
cho công ty một cách nhanh nhất. Trong quá trình giám định để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giám định được nhanh chóng chính xác, giám định viên phải
tạo không khí tin cậy hợp tác nhưng tuyệt đối không đưa ra bất kỳ cam kết nào
về số tiền chi trả hoặc thông báo cho khách hàng về cách tính toán số tiền chi trả
để tránh trường hợp khách hàng đưa ra thông tin sai lệch.Nhờ có quy trình giám
định khoa học,cộng với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp nên trong những năm qua
công tác giám định củ PJICO đã đạt được kết quả rất tốt.

Bảng 2.6: Tình hình thực hiện công tác giám định nghiệp vụ bảo hiểm vật
chất xe tại PJICO giai đoạn 2007- 2010
Chỉ tiêu Đơn
vị
2007 2008 2009 2010
Số xe tham gia
bảo hiểm
Xe
37.750 45.685 52.153 61.437
Số vụ tai nạn Vụ 13.590 15.533 18.253 20.275
Số vụ tai nạn
được giám định
Vụ 13.179 15.231 18.067 20.071
Tỷ lệ vụ được
giám định
% 97,3 98,2 98,6 98,8
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Ghi chú:

×