Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và xây dựng chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn tỉnh long an giai đoạn 2012 2015 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 145 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHAN NHÂN DUY

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
VÀ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
Ơ NHIỄM CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành : 60 52 03 20

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHAN NHÂN DUY

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
VÀ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
Ơ NHIỄM CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN


TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành : 60 52 03 20
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HỒNG HƢNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TS. Hoàng Hưng

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.
HCM ngày 25 tháng 01 năm 2013.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
1. GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn

- Chủ tịch

2. GS.TSKH. Nguyễn Công Hào

- Phản biện 1

3. PGS.TS. Lê Mạnh Tân

- Phản biện 2

4. TS. Thái Văn Nam


- Ủy viên

5. TS. Nguyễn Thị Hai

- Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày ..… tháng ….. năm 2013
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Phan Nhân Duy

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: ngày 28 tháng 12 năm 1975

Nơi sinh: tỉnh Tiền Giang

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường


MSHV: 1181081006

I- TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và xây dựng chương trình quản lý
ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2012 - 2015 và định
hướng đến năm 2020.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định các vấn đề ô nhiễm công nghiệp bức xúc, tìm ra được nguyên nhân gây ô
nhiễm công nghiệp trên cơ sở điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và dự báo diễn
biến ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.
- Xây dựng chương trình QLONCN trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2012 2015 và định hướng đến năm 2020, bao gồm: mục tiêu, nội dung, giải pháp cụ thể,
khả thi, đồng thời phân công và phân kỳ thực hiện.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày 21 tháng 6 năm 2012.
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày…. tháng….năm 201
V- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: GS.TS. Hoàng Hưng
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Phan Nhân Duy



ii

LỜI CÁM ƠN
Khoảng thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, ngoài sự nổ
lực của bản thân, đặc biệt cịn có sự giúp đỡ, động viên của lãnh đạo, đồng nghiệp
cơ quan hiện đang công tác, của gia đình, thầy cơ và bạn bè.
Tơi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Môi trường và Công
nghệ sinh học - trường Đại học Kỹ thuật Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình truyền đạt những kiến thức chun mơn và phương pháp học tập, nghiên cứu
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS. Hồng Hưng đã tận tình truyền đạt
kiến thức, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện hồn thành luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An, lãnh
đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Quản lý đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Long An đã tạo điều kiện về vật chất, lẫn tinh thần cho tôi tham
dự lớp cao học chuyên ngành Kỹ thuật môi trường tại trường Đại học Kỹ thuật
Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin gởi lời biết ơn đến gia đình đã động viên, hỗ trợ về vật chất lẫn tinh
thần cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý của các q thầy cơ, các đồng nghiệp và các bạn
để luận văn đươc hoàn thiện hơn./.
Long An, ngày … tháng … năm 2013
Học viên

Phan Nhân Duy



iii

TĨM TẮT
Chương trình quản lý ơ nhiễm cơng nghiệp (QLONCN) tỉnh Long An giai
đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 được xây dựng dựa trên kết quả
đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp và áp lực về môi trường do hoạt động sản
xuất công nghiệp, đánh giá kết quả QLONCN giai đoan 2005 đến nay và xác định
những tồn tại, thách thức của hoạt động QLONCN trên địa bàn tỉnh. Việc lựa chọn
các nội dung chính đưa vào chương trình QLONCN phải đáp ứng được mục tiêu cơ
bản như: Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thối và cải
thiện mơi trường; Đẩy mạnh phịng ngừa, khơng để phát sinh thêm các nguồn gây ô
nhiễm môi trường mới, đảm bảo thực hiện nghiêm các yêu cầu bảo vệ môi trường
khi tiếp nhận các dự án đầu tư; Tăng cường công tác quan trắc, kiểm sốt chất
lượng mơi trường khơng khí, nước mặt và nước ngầm, nhất là chất lượng nước mặt
tại hệ thống các sông, kênh, rạch trong tỉnh và chất lượng mơi trường khơng khí
trong các khu/cụm cơng nghiệp; Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về
QLONCN đối với các Sở, ban ngành và cán bộ trực tiếp quản lý mơi trường của
tỉnh…
Với mục tiêu chương trình QLONCN trên, cùng với việc điều tra, phân tích
đánh giá hiện trạng về hoạt động QLONCN trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2005
đến nay, kết quả của luận văn đã đề xuất xây dựng được các chương trình, nội dung
QLONCN giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng 2020 như sau:
- Xây dựng các nội dung, chương trình: về phịng ngừa ô nhiễm; về cải thiện
môi trường; về tăng cường năng lực, nhận thức QLONCN; đề xuất các đề tài, đề án,
dự án, nhiệm vụ thưc hiện chương trình QLONCN từ cấp tỉnh đến các huyện, thành
phố Tân An trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề quy hoạch tỉnh Long An đến năm
2020: Bản đồ định hướng quy hoạch công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; bản đồ tổng



iv

hợp định hướng môi trường; bản đồ định hướng quy hoạch bãi chôn lấp chất thải
rắn; bản đồ định hướng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường…
- Đề xuất việc thành lập ban chỉ đạo, xây dựng các giải pháp, cơ chế phối kết
hợp giữa các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố Tân An và phân công
nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện chương trình QLONCN trên địa bàn tỉnh Long An
trong giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Định kỳ hàng năm các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố
Tân An, các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo tình hình triển khai và kết quả
thực hiện nhiệm vụ trong Chương trình QLONCN và phương hướng thực hiện
nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo. Sau 5 năm tổ chức báo cáo tham luận đánh giá
kết quả thực hiện Chương trình với các nhiệm vụ được giao, đánh giá nhận xét
thành quả, những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và bài học kinh nghiệm.


v

ABSTRACT
Industrial pollution management program in Long An province in the period
from 2012 to 2015 and orientation to 2020 is based on the results of assessing the
current state of industrial development and environmental pressure caused by
industrial activities, evaluate the results of industrial pollution management from
2005 to date and identify the problems and challenges of industrial pollution
management activities in the province. The selection of the main contents brought
into the industrial pollution program must meet the basic objectives as: Limit the
extent of pollution, remedy environmental degradation and improvement; Promote
prevention, not to generate additional sources of the new environmental pollution,
to ensure strict implementation of the environmental protection requirements when

receiving investment projects; enhance the monitoring and control of environmental
air quality, surface water and ground water, especially surface water quality in the
river and canal system in the province and

air environment quality in the

area/industrial parks; Strengthening the capacity of State management of industrial
pollution management for other departments and staff directly provincial
environmental management…..
With the goal of management program on industrial pollution, together with
the investigation, analysis and assessment of the current state of industrial pollution
management activities in Long An province from 2005 to present, results of the
dissertation has proposed building programs, contents industrial pollution
management in the period from 2012 to 2015 and orientation to 2020 as follows:
- Develop contents and programs: pollution prevention; environmental
improvement; capacity building, awareness of industrial pollution management;
proposed themes, proposals, projects and tasks to implementation of the program of
industrial pollution management from the provincial to the district, Tan An city in
the province.


vi

- Construction of thematic maps of Long An province planning to 2020:
Map-oriented industrial planning, handicrafts; map-oriented synthesis environment;
map oriented planning solid waste landfills; map oriented environmental monitoring
network planning...
- To propose the establishment of a steering committee, building solutions,
mechanism of coordination between departments, agencies, People's Committees of
districts, Tan An city and assign specific tasks to implement the management

program of industrial pollution in Long An province in the period from 2012 to
2015 and orientation to 2020.
Annually the Departments and provincial People's Committees of districts,
Tan An city, agencies, units of the relevant reports on the implementation and
results of the tasks in the program industrial pollution control and direction tasks in
the next time. After five years of organizing presentations evaluate the results of the
program with the assigned tasks, reviews commented achievements, advantages,
disadvantages, limitations and learned lessons.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH - CÁC QUY TRÌNH ...................................................xv
PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT THỰC HIỆN CỦA LUẬN VĂN ....................................1
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN .........................................................................2
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................2
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ...............................................................................2
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................2
6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN ............................................................................3
7. KẾT QUẢ CỦA LUẬN VĂN ...........................................................................3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................................................................................5
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................5
1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................5
1.1.2. Địa hình địa mạo ........................................................................................5
1.1.3. Khí hậu .......................................................................................................8
1.1.4. Thuỷ văn ....................................................................................................8
1.2. SƠ LƢỢC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN
2005 ĐẾN NAY ......................................................................................................9


viii

1.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp ......................................................................9
1.2.2. Sản xuất nông nghiệp...............................................................................10
1.2.3. Thương mại - xuất nhập khẩu, du lịch đến cuối năm 2011 ....................12
1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN VĂN HĨA - XÃ HỘI ..............................13
1.3.1. Tổ chức hành chính..................................................................................13
1.3.2. Y tế ...........................................................................................................13
1.3.3. Văn hóa thơng tin.....................................................................................14
1.3.4. Giáo dục và đào tạo .................................................................................14
1.3.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ...................................................14
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG
NGHIỆP TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY ................................16
2.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ
ÁP LỰC VỀ MÔI TRƢỜNG DO SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN
2005 ĐẾN NAY ....................................................................................................16
2.1.1. Tình hình phát triển một số ngành công nghiệp ......................................16
2.1.2. Hiện trạng các cơ sở công nghiệp tại các huyện, thành phố ....................19
2.1.3. Danh mục các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Long An .....22

2.1.4. Danh mục các cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Long An ....25
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP
TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY ..............................................29
2.2.1. Kết quả hoạt động quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Long An giai đoạn
2005 đến nay ......................................................................................................29
2.2.1.1. Phịng ngừa ơ nhiễm .........................................................................29
2.2.1.2. Cải thiện môi trường .........................................................................35
2.2.1.3. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường công nghiệp ..................40
2.2.1.4. Tăng cường năng lực quản lý môi trường công nghiệp ....................41
2.2.2. Đánh giá chung về hoạt động quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Long An
giai đoạn 2005 đến nay ......................................................................................42


ix

2.2.3. Tồn tại và thách thức về môi trường do họat động sản xuất cơng nghiệp
...........................................................................................................................42
2.2.3.1. Thuận lợi ...........................................................................................42
2.2.3.2. Khó khăn ...........................................................................................43
2.2.3.3. Các ngun nhân chính gây khó khăn trong công tác quản lý môi
trường .............................................................................................................44
2.2.4. Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề hiện trạng ......................................45
2.2.4.1. Quy trình xây dựng các loại bản đồ chuyên đề hiện trạng................45
2.2.4.2. Hiện trạng hệ thống bản đồ của tỉnh Long An ..................................46
2.2.4.3. Đánh giá nguồn dữ liệu bản đồ thu thập ...........................................50
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ơ NHIỄM CƠNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ
ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020 ..........................................................................51
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ơ
NHIỄM CƠNG NGHIỆP TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ

ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................51
3.1.1. Các chính sách, văn bản pháp lý về bảo vệ mơi trường ..........................51
3.1.1.1. Các chính sách, văn bản pháp lý của Quốc gia về bảo vệ mơi trường
........................................................................................................................51
3.1.1.2. Các chính sách, văn bản pháp lý của tỉnh Long An về bảo vệ môi
trường .............................................................................................................56
3.1.2. Mục t iêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An giai đoạn 2012 - 2015
...........................................................................................................................57
3.1.2.1. Các mục tiêu định hướng phát triển Long An đến năm 2020 ...........57
3.1.2.2. Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ............................................58
3.1.2.3. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực xã hội..........................................62
3.1.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Long An đến năm 2015, 2020...63
3.1.3.1. Quan điểm phát triển công nghiệp ....................................................63
3.1.3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp ...................................65


x

3.1.4. Dự báo ô nhiễm môi trường do họat động sản xuất công nghiệp tỉnh
Long An đến năm 2015, 2020 ...........................................................................71
3.1.4.1. Dự báo ơ nhiễm do khí thải cơng nghiệp ..........................................71
3.1.4.2. Dự báo ô nhiễm do nước thải công nghiệp .......................................71
3.1.4.3. Dự báo ô nhiễm do chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại 75
3.2. XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ơ NHIỄM CƠNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ ĐỊNH
HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020 ...................................................................................76
3.2.1. Quan điểm ................................................................................................76
3.2.2. Mục tiêu chung ........................................................................................76
3.2.3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................77
3.2.3.1. Các mục tiêu về phòng ngừa ô nhiễm ...............................................77

3.2.3.2. Các mục tiêu về cải thiện môi trường ...............................................77
3.2.3.3. Các mục tiêu về tăng cường năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp
........................................................................................................................77
3.2.3.4. Các mục tiêu nâng cao nhận thức về quản lý ô nhiễm công nghiệp .78
3.2.4. Nội dung chương trình .............................................................................78
3.2.4.1. Các nội dung về phịng ngừa ơ nhiễm...............................................78
3.2.4.2. Các nội dung về cải thiện môi trường ...............................................80
3.2.4.3. Các nội dung về tăng cường năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp
........................................................................................................................81
3.2.4.4. Các nội dung về nâng cao nhận thức về quản lý ô nhiễm công nghiệp
........................................................................................................................82
3.2.4.5. Các đề tài, đề án, dự án, nhiệm vụ và nguồn kinh phí dự tốn thực
hiện Chương trình quản lý ơ nhiễm cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An 82
3.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của Chương trình quản lý ơ nhiễm cơng
nghiệp.................................................................................................................83
3.2.6. Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề quy hoạch .....................................83
3.2.6.1. Quy trình xây dựng các loại bản đồ chuyên đề quy hoạch ...............83


xi

3.2.6.2. Sản phẩm các loại bản đồ chuyên đề quy hoạch ...............................85
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ PHỐI HỢP TỔ CHỨC THỰC
HIỆN CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ơ NHIỄM CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 ....................................91
3.3.1. Thành lập ban chỉ đạo Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp........91
3.3.2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành và phân công thực
hiện Chương trình quản lý ơ nhiễm cơng nghiệp ..............................................92
3.3.2.1. Mục đích và ngun tắc phân cơng phối hợp ...................................92
3.3.2.2. Nội dung phối hợp trong công tác quản lý ô nhiễm cơng nghiệp .....93

3.3.3. Vai trị, nhiệm vụ các ngành, các cấp liên quan trong thực hiện chương
trình quản lý ô nhiễm công nghiệp ....................................................................94
3.3.3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường ...........................................................94
3.3.3.2. Ban Quản lý khu kinh tế ...................................................................96
3.3.3.3. Sở Công Thương ...............................................................................98
3.3.3.4. Sở Khoa học và Công nghệ.............................................................100
3.3.3.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư ...................................................................100
3.3.3.6. Sở Xây dựng ...................................................................................100
3.3.3.7. Sở Tài chính ....................................................................................101
3.3.3.8. Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn ........................................101
3.3.3.9. Sở Y tế.............................................................................................101
3.3.3.10. Công an tỉnh ..................................................................................101
3.3.3.11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ........................................102
3.3.3.12. Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố ..............103
3.3.3.13. Sở Lao động Thương binh và Xã hội............................................104
3.3.3.14. Sở Thông tin và Truyền thông ......................................................104
3.3.3.15. Các cơ quan thông tin đại chúng ...................................................105
3.3.3.16. Các tổ chức đoàn thể Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ Nữ,…)
......................................................................................................................105


xii

3.3.3.17. Quy trình phối hợp giữa các Sở, Ban ngành, các huyện, thành phố
trong công tác quản lý ô nhiễm công nghiệp ...............................................105
3.3.3.18. Trao đổi thông tin ..........................................................................106
3.3.3.19. Trách nhiệm thi hành ....................................................................106
3.3.4. Tổ chức đánh giá hiệu quả Chương trình quản lý ơ nhiễm cơng nghiệp
.........................................................................................................................106
3.3.4.1. Tổ chức thực hiện............................................................................106

3.3.4.2. Đánh giá hiệu quả sau 5 năm thực hiện giai đoạn 2012 - 2015) ...107
3.3.5. Lập báo cáo hàng năm và báo cáo tổng kết Chương trình quản lý ô nhiễm
công nghiệp ......................................................................................................108
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...................................................................................109
1. KẾT LUẬN ....................................................................................................109
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM

HẢO ....................................................................................112

PHỤ LỤC ...............................................................................................................114
Phụ lục 1: Danh mục các thiết bị được Dự án quản lý nhà nước về môi trường cấp
tỉnh tại Việt Nam (VPEG) viện trợ......................................................................114
Phụ lục 2: Các đề tài, dự án, nhiệm vụ và nguồn kinh phí dự tốn thực hiện
chương trình quản lý ơ nhiễm cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn
2012 - 2015 ..........................................................................................................117


xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


CCN

Cụm công nghiệp

CLMT

Chất lượng môi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Lượng oxy hịa tan

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GIS


Hệ thống thơng tin địa lý

HĐND

Hội đồng nhân dân

ISO

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

KCN

Khu cơng nghiệp

K/CCN

Khu/Cụm cơng nghiệp

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLONCN

Quản lý ô nhiễm công nghiệp

SS

Hàm lượng cặn không tan


STNMT

Sở Tài nguyên và Môi trường

STT

Số thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

VOC

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

VPEG

Dự án quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa năm 2009 - 2011 ..................................................10
Bảng 1.2. Sản lượng ngành chăn nuôi năm 2011 .....................................................11

Bảng 2.1. Danh mục các khu công nghiệp tập trung ................................................22
Bảng 2.2. Danh mục các cụm công nghiệp tập trung ...............................................25
Bảng 2.3. Xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực mơi trường ............................32
Bảng 2.4. Xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực mơi trường ............................33
Bảng 2.5. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp qua các năm, tấn/năm .....................38


xv

DANH MỤC CÁC HÌNH - CÁC QUY TRÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An ................................................................7
Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Long An 47
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt tỉnh Long An .............................48
Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí tỉnh Long An .........49
Hình 3.1. Bản đồ định hướng quy hoạch cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tỉnh
Long An đến năm 2020 .............................................................................................86
Hình 3.2. Bản đồ tổng hợp định hướng quy hoạch môi trường tỉnh Long An đến
năm 2020 ...................................................................................................................87
Hình 3.3. Bản đồ định hướng quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn tỉnh Long An đến
năm 2020 ...................................................................................................................88
Hình 3.4. Bản đồ định hướng quy hoạch mạng lưới hệ thống xử lý nước thải tỉnh
Long An đến năm 2020 .............................................................................................89
Hình 3.5. Bản đồ định hướng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Long
An đến năm 2020 ......................................................................................................90
Quy trình 2.1. Quy trình xây dựng các loại bản đồ chuyên đề hiện trạng ................46
Quy trình 3.1. Quy trình xây dựng các loại bản đồ chuyên đề quy hoạch ................84


1


PHẦN MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. TÍNH CẤP THIẾT THỰC HIỆN CỦA LUẬN VĂN
Tỉnh Long An nằm trong vành đai giãn nở công nghiệp của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động công nghiệp của
thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm cơng nghiệp, kinh tế thương mại và dịch vụ của
cả nước. Do đó, tỉnh Long An có nhiều tiềm năng và lợi thế trong q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa và chuyển đổi nền kinh tế từ thuần nông sang công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư phát triển cơng nghiệp mạnh mẽ thì
các ngành kinh tế quan trọng khác cũng có những bước phát triển khá đồng đều với
tốc độ tăng trưởng tương đối cao, góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống
nhân dân trong tỉnh.
Đến năm 2020, Long An trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển, từ nay
tỉnh đặt mục tiêu tăng nhanh quy mô công nghiệp lên hàng đầu. Tập trung mọi
nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các tỉnh của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, của cả nước trên cơ sở cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển
kinh tế đi đôi với xử lý, cải tạo và bảo vệ môi trường. Song song với tốc độ và hiện
trạng phát triển kinh tế là áp lực về mặt môi trường tỉnh Long An, đặc biệt là ô
nhiễm về công nghiệp đang phải đối mặt với các ô nhiễm hiện tại và tiềm tàng như
ơ nhiễm do khí thải, nước thải, chất thải rắn gây ra các hiện tượng ơ nhiễm khơng
khí, nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất…
Với chủ trương chung của cả nước, phát triển kinh tế phải đi đôi với xử lý,
cải tạo và bảo vệ môi trường, nên việc đề xuất thực hiện “Nghiên cứu đánh giá
hiện trạng và xây dựng chƣơng trình quản lý ơ nhiễm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Long An giai đoạn 2012 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020” là rất cần


2
thiết và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020

nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững về mặt kinh tế - xã hội - môi trường
của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
- Xác định các vấn đề ơ nhiễm cơng nghiệp bức xúc, tìm ra được nguyên
nhân gây ô nhiễm công nghiệp trên cơ sở điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và
dự báo diễn biến ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.
- Xây dựng chương trình QLONCN trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn
2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020, bao gồm: mục tiêu, nội dung, giải pháp
cụ thể, khả thi, đồng thời phân công và phân kỳ thực hiện.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là trên địa bàn tỉnh
Long An, tập trung nghiên cứu sâu ở các huyện vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
của tỉnh Đức Hịa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, thành phố Tân An…)
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là xây
dựng chương trình QLONCN các khu/cụm cơng nghiệp (K/CCN) trên địa bàn tỉnh
Long An giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Điều tra, khảo sát về hiện trạng phát triển cơng nghiệp, tình hình ơ nhiễm
cơng nghiệp và cơng tác triển khai các hoạt động QLONCN trên địa bàn tỉnh Long
An.
- Xây dựng chương trình QLONCN trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn
2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 và đề xuất cơ chế phối hợp QLONCN.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để bảo đảm mục tiêu nghiên cứu đề ra, một số phương pháp nghiên cứu áp
dụng trong luận văn này được trình bày theo mơ hình khối sau đây:
- Phương pháp thống kê, lập phiếu điều ra: Thống kê các số liệu đã có sẵn
liên quan đến nguồn ơ nhiễm công nghiệp, hiện trạng môi trường công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Long An (Thu thập từ UBND huyện, các Phòng, ban của huyện, các



3
Sở, ban ngành, các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh Long An).
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo xin ý kiến của các chuyên gia (các
Viện, trường học…), các đơn vị quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường…
- Các phương pháp khác:
+ Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các qui định và các chương
trình, chương trình hành động ưu tiên bảo vệ mơi trường quốc gia, tỉnh Long An.
+ Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế
Thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động công
nghiệp.
+ Phương pháp ma trận sử dụng để sắp xếp ưu tiên các hoạt động QLONCN
trên địa bàn tỉnh Long An trong giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm
2020.
6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn sẽ đề xuất các giải pháp, cơ chế phối hợp tổ
chức thực hiện cụ thể chương trình QLONCN trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn
2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Kết quả luận văn là tài liệu để các nhà
quản lý theo dõi tổ chức thực hiện các giải pháp, cơ chế phối hợp nhằm QLONCN
trên địa bàn tỉnh Long An từ nay đến năm 2020 ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Công tác QLONCN trên địa bàn tỉnh Long An là yêu cầu
cấp bách mang tính thiết thực cần phải thực hiện ngay. Do đó, việc nghiên cứu đánh
giá hiện trạng QLONCN trên địa bàn tỉnh Long An và xây dựng chương trình, đề
xuất các giải pháp, cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện cho tỉnh Long An giai đoạn
2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 là nhiệm vụ mang tính thực tiễn cao.
7.

ẾT QUẢ CỦA LUẬN VĂN

- Kết quả thực tiễn: Luận văn đánh giá được hiện trạng và xây dựng những

chương trình cụ thể nhằm QLONCN trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2012 2015 và định hướng 2020; đề xuất các giải pháp, cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban,


4
ngành, huyện, thành phố và các đơn vị khác có liên quan nhằm QLONCN tốt hơn
trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả khoa học: Kết quả luận văn là tài liệu để các nhà nghiên cứu và nhà
quản lý môi trường đề ra các giải pháp, xây dựng chính sách nhằm QLONCN trên
địa bàn tỉnh Long An ngày hiệu quả, tốt hơn mà đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020.


5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.

HÁI QUÁT VỀ ĐIỀU

IỆN TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Long An thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long, là một tỉnh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - vùng kinh tế đặc biệt quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế Việt nam, là cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh
thơng thương với đồng bằng sông Cửu Long - đồng bằng lớn nhất Việt Nam.
- Toạ độ địa lý: Từ 10023’40” đến 11002’00” vĩ độ Bắc và từ 105030’30”
đến 106047’02” kinh độ Đơng.

- Về ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp nước bạn Căm Pu Chia và tỉnh Tây
Ninh; Phía Đơng giáp thành phố Hồ Chí Minh; Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang;
Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Tỉnh Long An có đường biên giới dài 134,58 km với Cam Pu Chia cộng với
hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây hợp nhau thành sông Vàm Cỏ chạy từ
biên giới đổ ra cửa biển Soài Rạp thuận lợi cho việc giao thương với các nước láng
giềng đồng thời cũng là vị trí địa lý quan trọng với quốc phịng, an ninh. Tỉnh Long
An nằm trên các trục giao thơng chính của quốc gia như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50,
Quốc lộ 62, Quốc lộ N1, Quốc lộ N2, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh Trung Lương...
Vị trí địa lý của Long An hội tụ đầy đủ các lợi thế cho việc khai thác các
tiềm năng tự nhiên và xã hội để xây dựng thành một tỉnh công nghiệp phát triển, hội
nhập vững chắc vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước.
1.1.2. Địa hình địa mạo
Tỉnh Long An có địa hình bằng phẳng trũng thấp, độ cao chung biến đổi từ
0,45 m tới 6,5 m. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và


6
hệ thống kênh rạch chằng chịt. Nơi có địa hình cao nhất ở huyện Đức Hòa và vùng
thấp nhất là khu vực huyện Tân Thạnh.
Phần lớn diện tích tỉnh Long An nằm trong vùng có nền địa chất cơng trình
yếu, cấu tạo địa chất được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu
cơ nên đất có dạng cấu tạo bỡ rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích
tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Nhìn chung việc xây dựng cơ sở hạ
tầng tại tỉnh Long An không được thuận lợi phải đầu tư gia cố nền móng, làm tăng
giá thành cơng trình.


×