Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.94 KB, 22 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ
XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3.
1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối
với người thứ 3.
1.1.1 Một số khái niệm:
Khái niệm Bảo hiểm:
Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân
hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm
nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm
cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một
tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm
và bù trừ chúng theo quy luật thống kê.
Khái niệm Kinh doanh Bảo hiểm:
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)
nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của bên mua bảo
hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả tiền cho người
thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm
xảy ra. (theo luật kinh doanh bảo hiểm 2000).
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm:
Hợp đồng bảo hiểm theo quy tắc là thỏa thuận giữa người được bảo hiểm
và doanh nghiệp bảo hiểm quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên.
Khái niệm mức trách nhiệm bảo hiểm:
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể
phải trả cho mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
Khái niệm xe cơ giới:
Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng chính động cơ của nó và
có ít nhất một chỗ ngồi. Xe cơ giới bao gồm rất nhiều loại xe khác nhau: Xe mô tô 2
bánh, 3 bánh, xe ô tô chở người, chở hang hóa…và các loại xe chuyên dung khác.
Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà nguời bảo
hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm theo


cách thức và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện
người tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng. Mục đích của
người tham gia chính là chuyển giao phần trách nhiệm dân sự của mình mà chủ
yếu là trách nhiệm bồi thường.
Khái niệm về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại bảo hiểm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chủ xe nên khái niệm
người thứ ba không bao gồm tất cả các nạn nhân bị thiệt hại về tài sản hoặc tính
mạng sức khỏe trong các vụ tai nạn do việc sử dụng xe gây ra. ( nguồn:
wwwbaohiem24g.net).
Khái niệm người thứ ba.
Khái niệm người thứ ba chỉ bao gồm các nạn nhân mà trách nhiệm bồi
thường của chủ xe đối với thiệt hại của họ là loại trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Theo quy tắc bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới: bên thứ ba là
những người bị thiệt hại về thân thể hoặc tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây
ra, trừ những người sau:
Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó; Người trên xe và hành khách trên
chính chiếc xe đó Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người
khác chiếm hữu sử dụng chiếc xe đó.
1.1.2 Sơ lược về hoạt động giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế
của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ, thông qua nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và sự hỗ trợ của
vốn ODA. Nguồn vốn này được dùng cho việc: Nâng cấp đường quốc lộ số 1,
đường 5, làm mới đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, đường cao tốc Láng –
Hoà Lạc...Do đó, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ cũng đang được cải
tạo để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết và khắc phục:
- Giao thông đường bộ bị hạn chế bởi địa hình với 3/4 là đồi núi. Từ Bắc

vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược có nhiều đèo cao, vực sâu quanh co
hiểm trở, như: Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông...
- Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta còn yếu kém, có nhiều
đường không đạt tiêu chuẩn, cường độ mặt đường trên các quốc lộ chỉ đảm bảo
50 -70 % so với yêu cầu, nhiều con đường xuống cấp nghiêm trọng.
- Cùng với thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế
thì hoạt động của xe cơ giới tham gia vào giao thông cũng còn nhiều nan giải.
- Số lượng xe tham gia giao thông tăng nhưng tỷ lệ xe đã đăng kiểm so
với tổng số xe còn ở mức cao. Vì vậy nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro về giao
thông là rất cao.
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba.
1.1.3.1 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu
quả khi rủi ro xảy ra cho người tham gia bảo hiểm.
Hoạt động của xe cơ giới là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, tai nạn
rất dễ xảy ra. Khi rủi ro hay tai nạn bất ngờ xảy ra đều gây ra thiệt hại về kinh tế, ảnh
hưởng tới thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp
tham gia bảo hiểm, Thậm chí gây thiệt hại cả tính mạng. Hoạt động bảo hiểm trước
hết là nhằm khắc phục hậu quả của rủi ro và các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới sẽ
đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm được trợ cấp hoặc bồi thường về vật chất, tài
chính để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh. Từ đó khôi
phục và phát triển các hoạt động khác.
BHTNDS của chủ xe cơ không chỉ có vai trò to lớn đối với người bị thiệt
hại mà còn cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắc cho các chủ xe khi tham gia
giao thông.
- Tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin, khi điểu khiển các phương tiện
tham gia giao thông.
- Bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh TNDS, trong đó
có lỗi của chủ xe thì công ty bảo hiểm nơi mả chủ xe tham g ia ký kết bảo hiểm
tiến hành bồi thường nhanh chóng để các chủ xe phục

hồi lại tinh thần, ổn định sản xuất., phát huy quyền tự chủ về tài chính, tránh
thiệt hại về kinh tế cho chủ xe.
- Có tác dụng giúp cho chủ xe có ý thức trong việc đề ra các biện pháp
hạn chế, ngăn ngừa tai nạn băng cách thông qua bảo hiểm TNDS của chủ xe.
- Góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị
nạn. Đây là mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe đối
với người thứ ba.
1.1.3.2 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp
cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo
cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp.
Hoạt động bảo hiểm không chỉ nhằm mục đích bồi thường thiệt hại mà các
doanh nghiệp bảo hiểm còn góp phần tích cực trong công tác đề phòng và hạn chế
tổn thất cho các đơn vị tham gia bảo hiểm. Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đã
chi một lượng kinh phí khá lớn cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
1.1.3.3 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định chi tiêu cho ngân sách nhà
nước.
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty bảo
hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham
gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy ngân sách nhà nước
không phải chi trả cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro trừ trường
hợp tổn thất mang tính thảm họa, mang tính xã hội rộng lớn.
1.1.3.4 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển
kinh tế xã hội.
Với việc thu phí theo “ nguyên tắc ứng trước”, các công ty bảo hiểm sở hữu
một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện sự cam kết của nhà bảo hiểm với khách hang nhưng
tạm thời là quỹ nhàn rỗi. Do vậy các công ty bảo hiểm đã trở thành các nhà đầu tư
lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
1.2 Nội dung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba.
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba.

* Đối tượng được bảo hiểm.
Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân hay
đại diện cho một tập thể. Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho một phần trách
nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển xe cơ giới của
người lái xe. Như vậy đối tượng được bảo hiểm là TNDS của chủ xe cơ giới đối
với người thứ 3 là trách nhiệm hay nghiã vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ
xe hay lái xe cho người thứ 3 do việc lưu hành gây tai nạn. Đối tượng được bảo
hiểm không được xác định trước, chỉ khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn có
phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ 3 thì đối tượng này mới được xác
định cụ thể.
Bên thứ 3: là người bị thiệt hại về thân thể, tài sản do xe cơ giới gây ra
loại trừ người trên xe, lái phụ xe và hành khách trên chính chiếc xe đó.
TNDS là trách nhiệm được tính bằng tiền theo quy định của pháp luật và
sự phán quyết của toà án mà chủ xe phải gánh chịu do việc lưu hành xe của
mình gây thiệt hại cho bên bên thứ 3.
* Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ 3:
- Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ 3.
- Chủ xe (lái xe) phải có hành vi pháp luật. Có thể do vô tình hay cố ý mà
lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quy định khác của
Nhà nước...
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái
xe) với những thiệt hại của người thứ 3. Hành vi trái pháp luật phải là nguyên
nhân trực tiếp có ý thức quyết định dẫn đến thiệt hại thực tế xảy ra, đó là kết quả
tất yếu. Nếu không xác định được mối quan hệ này thì không có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Trong trường hợp đó có những hành vi trái pháp luật là nguyên
nhân chính gây ra thiệt hại, nhưng không có mối quan hệ nhân quả không có
trách nhiệm bội thường.
- Chủ xe phải có lỗi. Lỗi do trạng thái tâm lý của chủ xe nhận thức được
hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Lỗi biểu hiện dưới hình thức vô
tình hay cố ý. Việc xác định hình thức và mức lỗi là căn cứ vào diễn biến cụ thể

của sự việc về thời gian, địa điểm, những điều kiện khách quan và trình độ nhận
thức của người gây thiệt hại. Lỗi là cơ sở để tính toán trách nhiệm bồi thường
của chủ xe khi gây ra tai nạn cho người thứ 3, tuy nhiên không phải bất kỳ vụ
tai nạn nào người lái xe cũng có lỗi. Thực tế những vụ tai nạn xẩy ra không do
lỗi của ai mà nguyên nhân do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ như: xe
đang chạy bị nổ nồi hơi gây tai nạn, xe bị nổ lốp, xe không điều khiển được tay
lái gây ra tai nạn, xe đứt phanh khi đang xuống dốc..., trong trường hợp này,
TNDS vẫn có thể phát sinh nếu có đủ 3 điều kiện đầu.
Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện đầu tiên TNDS của chủ xe không phát sinh
và do đó không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. điều kiện 4 có thể có hoặc
không, vì nhiều khi tai nạn xẩy ra là do tính nguy hiểm cao độ của xe cơ giới mà
không hoàn toàn do lỗi của chủ xe.
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm.
* Rủi ro được bảo hiểm.
Người bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước
được gây ra tai nạn và làm phỏt sinh TNDS của chủ xe. Bảo hiểm có trách
nhiệm bồi thường phần TNDS của chủ xe phát sinh đối với người thứ ba đối với
các thiệt hại sau:
- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ 3.
- Thiệt hại về tài sản, hàng hoá... của bên thứ 3.
- Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu
nhập.
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp đề xuất của
cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả).
- Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu
chữa ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.
* Rủi ro loại trừ.
Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ
tai nạn mặc dù có phát sinh TNDS trong các trường hợp sau:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.

- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao
thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông
đường bộ như:
- Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn
kỹ thuật và môi trường.
- Lái xe không có bằng lái hoặc bị tịch thu , bằng không hợp lệ.
- Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: rượu, bia,ma tuý...
- Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép.
- Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi
sửa chữa.
- Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn, hoặc chỉ có đèn bên phải.
- Thiệt hại do chiến tranh, bạo động.
- Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ
sản xuất kinh doanh.
- Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thoả thuận khác.
- Ngoài ra, người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản
đặc biệt như vàng bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
- Tham gia bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách
nhiệm của công ty bảo hiểm. Việc phân định các rủi ro được bảo hiểm và các
rủi ro loại trừ một mặt nhằm nâng cao ý thức trỏch nhiệm của cỏc chủ phương
tiện, mặt khác giúp công ty bảo hiểm giảm các vụ khiếu lại.
1.2.3 Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm.
1.2.3.1 Số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự được xác định dựa trên
những căn cứ sau:
1.2.3.1.1 Thiệt hại của bên thứ ba:
Theo quy định của pháp luật việc xác định mức độ thiệt hại về tài sản,
tính mạng và sức khoẻ của con người trong tai nạn xe cơ giới căn cứ vào

nguyên tắc và cách thức xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
* Đối với thiệt hại về tài sản.
- Trường hợp thứ nhất: tài sản bị mất, bị hư hỏng hạc bị huỷ hoại mà
không thể sửa chữa đườc. Trong trường hợp này thiệt hại về tài sản được xác
định bằng giá mua của tài sản cùng loại tương đương trên thị trường tự do hoặc
chi phí hợp lý để làm lại tài sản đó.
- Trường hợp thứ hai: tài sản bị hư hỏng có thể sửa chữa được, thiệt hại ở
đây là chi phí thực tế hợp lý để sửa chữa tài sản đó, đưa nó về trạng thái trước
khi bị hỏng. Nếu trong quá trình sửa chữa tài sản đó, phải thay mới một hoặc
nhiều bộ phận thì phải trừ đi giá trị hao mòn của bộ phận được thay thế. Thiệt
hại về tài sản không tính đến những thiệt hại vê những hư hỏng phát sinh trong
quá trình sửa chữa mà không liên quan gì đến tai nạn.
Tuy nhiên trong cả hai trường hợp trên thiệt hại còn phải tính đến lợi ích
của người thứ ba gắn liền với việc sử dụng , khai thác tài sản cùng với những
chi phí hợp lý để ngăn ngừa và khắc phục thiệt hại.
* Đối với thiệt hại về người.
- Trong trường hợp bị thương:
+ Các chi phí hựp lý cho công việc ứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sứcd
khoẻ và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật
chất và của chi phí y tế khác (thuốc men, dịch truyền, chi phí chiếu chụp X
quang).
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân
( nếu có theo yêu cầu của bác sĩ trong trường hợp bệnh nhân nguy kịch) và
khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi thường.
+ Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó. Thu nhập bị mát
được xác định trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú do hậu quả của tai
nụn. Nếu không xác định được mức thu nhập này, sẽ căn cứ vào mức lương tối
thiểu hiện hành. Khoản thiệt hại về thu nhập này không bao gồm những thu
nhập do làm ăn phi pháp mà có.

+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.
- Trong trường hợp nạn nhân bị chết.
+ Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc, cứu chữa cho người thứ ba trước khi
chết (xác định tương tự như ở phần thiệt hại về sức khoẻ).
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng người thứ ba (những chi phí do hủ tục
sẽ không được thanh toán).
+ Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải cung cấp nuôi
dưỡng (vợ, cồng, con cái... đặc biệt trong trường hợp người thứ ba là lao động
chính trong gia đình). Khoản tiền trợ cấp này được xác định tuỳ theo quy định
của mỗi quốc gia, tuy nhiên sẽ được tăng thêm nếu hoàn tcảnh gia đình thực sự
khó khăn.
+ Tiền bồi thường tổn thất về mặt tinh thần cho những người thân thích
gần gũi nhất của nạn nhân.
+ Khi tính thiệt hại của con người chỉ tính đến những chi phí thực tế, hợp
lý.
+ Thu nhập của nạn nhân làm căn cứ tính phải là thu nhập chính đáng, có
tính chất thường xuyên và ổn định. Trường hợp nạn nhân bị mất hoàn toàn khả
năng lao động this được hưởng bồi thường cho tới khi chết.
* Xác định trách nhiệm bồi thường theo luật của người gây thiệt hại.
Nguyên tắc:
Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, mức bồi thường và
hình thức bồi thường do hai bên thỏa thuận với nhau trong biên bản hòa giải
hoặc do tòa án phán quyết. Mức bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người gây
thiệt hại.
Khi mức bồi thường không phù hợp với thực tế thì hai bên có quyền yêu
cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường.
1.2.3.1.2 Tính toán mức bồi thường của người gây thiệt hại.
+ Mức độ lỗi của người gây thiệt hại.

×