Ðể con bạn có trí nhớ tốt khi học bài
Hôm nay con bạn đã học bài rất kỹ, học đi học lại nhiều lần nhưng ngày mai khi lên lớp
vẫn được điểm kém và cô giáo phê vào vở "em chưa thuộc bài".Ðã nhiều lần như thế và mặc
dù rất cố gắng và chịu khó học mà con bạn vẫn không có tiến bộ hơn. Những lúc như thế bạn
không nên tỏ ra quá lo lắng mà phải giúp con bạn có trí nhớ tốt hơn.Trước tiên con bạn cần
phải có một góc học tập yên tĩnh, tốt nhất là ở trong phòng riêng. Khi đó con bạn có thể tập
trung suy nghĩ vào bài học hơn và không bị phân tán tư tưởng bởi những yếu tố khách quan
bên ngoài và bạn nên:
• Hướng vào mục đích rõ ràng:Trong trí óc của trẻ luôn luôn tồn tại 2 ngăn trí nhớ
riêng biệt: một ngăn là trí nhớ tức thời, là nơi mà tất cả các thông tin được thu thập và chỉ
được giữ lại trong vòng 5 phút sau đó bị quên ngay. Ngăn còn lại là ngăn trí nhớ lâu dài, là
nơi mà các thông tin được thu thập và giữ lại lâu hơn thậm chí theo bé suốt cuộc đời.Một
thông tin được giữ lại trong khoảng thời gian dài nếu như trẻ biết rằng sẽ cần phải sử dụng
đến và trẻ biết việc tích luỹ các kiến thức ngày hôm nay sẽ rất có ích cho cuộc sống trong
tương lai.Ví dụ như khi học bảng nhân chia, bạn nên thường xuyên nói với bé: Nếu con thuộc
hết các quy tắc cộng, trừ nhân chia sẽ giúp con tự tính toán tiền khi muốn mua một cái gì đó.
Hay khi học tiếng Anh, bạn nói với con bạn: Ðể có thể tham gia vào trò chơi nào đó, điều
quan trọng là con phải hiểu được quy tắc của trò chơi đó được viết bằng tiếng Anh.Ðôi khi
bài học không có tác dụng trực tiếp như môn lịch sử, để con bạn có thể nhớ lâu và không bị
mất phương hướng, bạn nên phán đoán các câu hỏi mà cô giáo sẽ đưa ra ngày hôm sau. Khi
trẻ biết được cần phải trả lời những gì cho ngày hôm sau thì mọi thông tin cần thiết sẽ được
giữ lại trong trí nhớ có logic hơn, liền mạch hơn và lâu dài hơn.
• Dạy trẻ học bằng phương pháp so sánh:Trí nhớ hoạt động trước tiên là thu thập
thông tin sau đó gắn kết các thông tin lại với nhau. Muốn giữ lại thông tin một cách tốt hơn,
có hiệu quả hơn và trong thời gian dài hơn thì điều quan trọng là trí nhớ của trẻ phải biết gắn
kết liền mạch, logic các thông tin lại với nhau và trẻ biết so sánh giữa cái cũ với cái mới. Các
thông tin mới nhận được phải được đặt vào mối quan hệ với các thông tin cũ. Các thông tin
mới có thể bổ sung, loại bỏ hay phủ định, khẳng định lại các thông tin cũ.Ðể giúp trẻ nhớ lâu,
bạn nên thường xuyên làm phép so sánh giữa cái mới mà trẻ cần phải nhớ với cái mà trẻ đã
biết.
• Dạy trẻ học bằng phương pháp nhắc lại:Kinh nghiệm cho thấy rằng: người ta sẽ
nhanh chóng quên 50% các thông tin thu nhận được chỉ trong nửa giờ đầu, 80% thông tin còn
lại bị quên dần từ ngày này sang ngày khác. Nhưng các thông tin này được giữ lại lâu hơn nếu
như được nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ ngày này sang ngày khác.Khi con bạn phải học thuộc
bảng nhân chia, bạn nên yêu cầu nhắc lại sau khi trẻ đã học thuộc khoảng 10 phút sau đó, tiếp
đó là lúc trước khi đi ngủ và vào buổi sáng trước khi con bạn đến trường. Bạn nhắc nhở với
trẻ rằng bạn cũng sẽ kiểm tra lại bảng nhân chia này vào ngày hôm sau hoặc sau 2 ngày và
trước khi con bạn có bài kiểm tra môn toán.Bạn cũng có thể dạy con bạn bằng cách mỗi khi
học một bài mới bạn nên hỏi lại con bạn những kiến thức có liên quan đến bài học từ hôm
trước.Tìm các từ có thể đi ngay vào trí nhớ: Ðó là các từ gây ấn tượng mạnh cho trẻ. Chúng
không được ghi vào trong vở học nhưng lần sau mỗi khi nhắc đến bài đó chúng lập tức sẽ nhớ
ngay đến các từ đó và liên tưởng lại được bài học.
Các hoạt động thú vị thúc đẩy kỹ năng nói của trẻ
Con bạn có hay “mở máy phát thanh” từ lúc mới ngủ dậy và chỉ chịu ngừng khi đi ngủ
không? Hay cháu thuộc dạng người trầm lặng? Cho dù cháu nghiêng về khuynh hướng nào,
bạn đều có thể giúp cháu trau dồi kỹ năng nói. Cháu sẽ học nói dễ dàng thông qua việc rèn
luyện tập đọc và làm toán.
Bạn có thể giúp gì cho cháu? Đầu tiên, hãy lắng nghe cháu nói một cách năng động. Nghĩa
là bạn không chỉ lắng nghe những gì cháu nói mà cần đặt câu hỏi cho cháu, đưa ra lời bình
luận và quan tâm đến cuộc đối thoại mà trong đó cháu có rất nhiều cơ hội để bày tỏ suy nghĩ.
Sau đây là một số trò chơi và hoạt động mà bạn có thể dùng để giúp cháu phát triển kỹ
năng nói chuyện:
Dành cho các cháu thiên về thính giác:
• Hãy nói chuyện với cháu bất cứ khi nào bạn ở bên cháu. Kể cho cháu nghe những mẫu
chuyện thú vị bạn đọc trên báo hoặc những chuyện vui bạn có được trong ngày làm việc hôm
đó. Hoặc khi đi mua sắm cùng với cháu hãy kể cho cháu nghe những lần bạn cùng mẹ đi chợ
khi còn nhỏ như chúng bây giờ. Nhiều lúc bạn có cảm tưởng rằng trẻ không chú tâm đến câu
chuyện bạn đang kể nhưng thật ra là có đấy và cũng đừng ngạc nhiên khi nghe con bạn lặp lại
một điều gì bạn nói với một người khác. Và hãy nhớ rằng bắt chước là một cách học hỏi của
trẻ nên hãy cẩn thận với lời nói của chính bạn.
• Hỏi cháu những câu hỏi mở. Ví dụ như khi bạn hỏi “Hôm nay con đã làm gì ở
trường?”, bạn sẽ nghe cháu kể lại chi tiết hơn là khi bạn hỏi những câu hỏi có hay không như:
“Hôm nay ở trường con có vui không?”. Nếu cháu trả lời chậm, bạn hãy hỏi “Hôm nay con đã
học được những thí nghiệm khoa học nào?”. Bạn hãy tạo cho cháu cơ hội tự kể lại những gì
cháu đã làm và bạn hãy nhiệt tình lắng nghe. Cháu kể nhiều điều nhỏ nhặt nhưng tất cả những
điều đó lại rất quan trọng đối với cháu và với bạn.
• Bạn hãy ghi âm lại những lúc cháu hát hay kể chuyện. Trẻ ngạc nhiên và thích thú khi
được thấy và được nghe giọng mình trong băng, “Giọng mình đó sao? Cũng hay đấy chứ!”.
Nhiều năm sau, bạn sẽ rất vui khi nhìn lại hình ảnh con mình ở lứa tuổi này. Hãy kể cho cháu
nghe một câu chuyện cổ tích mà lúc nhỏ bạn rất thích, hay đưa cho cháu một quyển sách cũ
mà hầu hết các trang đều bị quăn góc vì ngày trước bạn đã đọc nhiều lần và đọc lại cho cháu
nghe. Đây chính là thời điểm thích hợp để cháu học những từ mới. Nếu cháu đã từng được
nghe một câu chuyện nhiều lần, hãy đọc lại cho cháu nghe chuyện đó, cố ý thay đổi các chi
tiết quan trọng để xem liệu cháu có phát hiện ra không.
• Bạn hãy yêu cầu cháu kể lại về cuốn sách cháu đã đọc sau bữa ăn tối hay khi gia đình
quây quần bên nhau. Hãy gợi ý để con bạn tóm tắt nội dung quyển sách đó. Các thành viên
trong gia đình có thể đặt câu hỏi cho cháu và hỏi cháu những gì cháu thích hay không thích về
quyển sách đó.
• Nhờ con bạn đọc sách lớn tiếng. Bạn đã đọc sách cho cháu nghe 6 năm nay hay gần
như thế. Bây giờ đến phiên cháu. Hãy tìm cho cháu những cuốn sách dễ đọc và không quá dài
như vậy cháu sẽ không bị chán.
Dành cho các cháu thiên về thị giác:
• Hãy thu băng video các bài đọc hay chuyện kể của con bạn. Để làm tăng thêm sự thú
vị, hãy hóa trang cho cháu thành một nhân vật và đóng lại một cảnh trong câu chuyện đó. Sau
khi thu băng lại hãy ngồi xem lại cùng với cháu, để cháu tự nhận xét vai diễn của mình và tán
dương khả năng diễn của cháu. Đừng nói đi nói lại về một lỗi nhỏ hay một câu nói vấp của
cháu. Hoạt động này sẽ giúp cháu cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn khi đứng trước đám
đông nhưng bạn đừng nên soạn sẵn cho cháu những lời cháu phải nói trước mọi người vì như
vậy trẻ sẽ không tự nhiên và phản ứng của cháu không được sắc bén.
• Khuyến khích cháu mô tả lại một băng video hay một chương trình tivi mà cháu đã
xem. Ví dụ như chương trình “Vườn cổ tích” – một chương trình rất được trẻ em yêu thích.
Hãy để con bạn nói xem câu chuyện ấy nói về điều gì. Cháu đã đủ lớn để có thể tập trung
không chỉ vào các tình tiết truyện mà còn vào các mâu thuẫn xảy ra trong chuyện. Ví dụ, hãy
hỏi cháu xem tại sao nhân vật chính lại bị điên hay buồn bã, và lắng nghe ý kiến của cháu.
Dành cho các cháu thiên về thế giới tự nhiên:
• Đưa cháu đi dạo để ngắm cảnh thiên nhiên, tổ chức những chuyến đi biển hay đi dã
ngoại. Bạn nên mang theo một cái hộp để có thể thu nhặt một kho báu riêng cho con bạn như
vỏ sò, những hòn đá, những chiếc lá đủ màu … Khi trở về nhà, hãy để cháu kể lại từng điều
một cho cả gia đình nghe như màu sắc, hình dạng, kích thước, chức năng của từng đồ vật và
cháu đã tìm thấy nó ở đâu. Gợi ý cho trẻ thực hiện một bộ sưu tập về thiên nhiên.
• Tổ chức diễn kịch gia đình. Bạn có thể cùng với mọi người trong nhà viết một vở kịch
ngắn – thực tế hoặc hư cấu – để cả gia đình cùng diễn. Hãy để con bạn làm đạo diễn hay
người hướng dẫn. Bạn có thể ghi âm hay quay video buổi diễn.
• Hãy đọc chính tả cho cháu viết. Đầu tiên, yêu cầu trẻ kể một câu chuyện ngắn mà trẻ
tâm đắc nhất, nếu cháu bỏ sót những chi tiết quan trọng, hãy nói rằng bạn không hiểu và đề
nghị cháu kể rõ hơn. Sau đó cho bé viết tóm tắt và vẽ lại các bức tranh minh họa cho câu
chuyện và dùng chúng để làm thành một quyển sách
Các hoạt động thú vị để phát triển kỹ năng viết
Bạn giúp trẻ hiểu rằng viết không phải là một kỹ năng tẻ nhạt dành riêng cho việc học
hành. Viết còn là một phương pháp thú vị giúp cho cháu khám phá chính mình và trao đổi
thông tin với mọi người. Mục đích của những hoạt động sau đây là giúp phát triển sự sáng tạo
của trẻ, khuyến khích cháu ghi lại những suy nghĩ và cảm giác của mình bằng từ ngữ. Bạn
đừng đặt nặng chuyện đánh vần hay chữ viết, cháu sẽ học những kỹ năng này tại trường.
Trẻ em học bằng nhiều cách khác nhau. Thử xem con bạn hợp với cách nào nhất và áp
dụng:
THIÊN VỀ THỂ CHẤT:
• Cùng nhau viết. Bất cứ khi nào bạn cần viết một bức thư, các món đồ cần mua hay
chi trả hóa đơn, điền vào mẫu đơn đặt hàng..., hãy bảo con bạn cùng tham gia. Cho cháu một
số giấy viết, một mẫu đơn đặt hàng để cháu viết vào trong khi bạn lo việc của mình. Cháu sẽ
hiểu rằng viết là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày
• Thêm thắt vào truyện tranh hài hước. Cắt rời và làm xáo trộn một phần của một
cuốn truyện tranh hài hước rồi cho cháu sắp xếp lại theo trật tự, nói cháu tưởng tượng và viết
về chuyện xảy ra trong phần tiếp theo.
• Ghi chép khi đi chơi. Khi bạn và con bạn cùng đi trên đường với nhau, dù là đi chơi
quanh thành phố hay đến nhà bà ngoại, bạn hãy bảo cháu mang theo một cuốn vở để cháu viết
những gì cháu thấy và làm. Cháu có thể mang nó theo cả khi đến sở thú hay lúc đi biển.
THIÊN VỀ THỊ GIÁC:
• Bảo con viết một danh sách những món quà nó mơ ước trong ngày sinh nhật hay
trong dịp tết sắp đến. Bạn đừng lo lắng về chi tiết danh sách đó! Mục đích là để trẻ viết ra
những điều làm cháu cảm thấy thú vị. Bạn cũng có thể hỏi cháu về danh sách các đồ vật trong
phòng cháu như sách hay búp bê. Một số em thích viết danh sách các việc phải làm khi bắt
đầu mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi tháng.
• Viết một lá thư gửi Ban biên tập: Các tạp chí, báo thường đăng những nét nổi bật
trong các lá thư của những bạn đọc nhỏ tuổi. Soạn một lá thư gửi đến ban biên tập của tờ báo
nào đó sẽ tạo cho trẻ cơ hội tốt để viết về những gì cháu thật sự quan tâm. Nếu cháu không
nghĩ được chủ đề hay, bạn hãy đọc báo với cháu và hỏi xem cháu có nhận xét, đồng ý hay
không đồng ý về vấn đề gì đó...
• Viết thư cho bạn: Trẻ em thích kết bạn với một người ở xa. Viết thư kết bạn là một
phương thức thú vị giúp cho trẻ luyện tập kỹ năng mô tả khi cháu kể cho người đó nghe về
gia đình, bạn bè, trường học, nhà cửa. Bạn hãy đề nghị cháu viết thư cho anh em họ hay một
người bạn ở xa. Trước khi cháu viết lá thư đầu tiên, hãy cho cháu biết các thứ cần dùng và để
cháu tự lấy giấy, phong bì, bút...
• Làm một bộ sưu tập ảnh: Chụp hình con bạn với bạn bè hay họ hàng của cháu. Dán
hình vào một tờ giấy hay vở rời (tự làm hay mua). Bảo cháu viết lời chú thích về mỗi bức
ảnh, khi nào và ở đâu, và mối quan hệ của cháu với những người trong ảnh. Ðây sẽ là món
lưu niệm tuyệt vời của con bạn khi cháu lớn lên.
• Viết nhật ký: Trẻ em thích nói về chúng. Bằng cách khuyến khích con bạn viết nhật
ký, cháu sẽ biết "nói chuyện" với chính mình. Giải thích cho cháu rằng quyển nhật ký là nơi
đặc biệt mà cháu có thể viết mọi điều cháu muốn và không ai có thể đọc mà không có sự cho
phép của cháu. Hãy để trẻ chọn một cuốn sách đặc biệt làm nhật ký (đó là chìa khoá cho sự
lôi cuốn trẻ một cách đặc biệt). Sau đó thêm vào lịch sinh hoạt hàng ngày của cháu giờ viết
nhật ký, có lẽ là trước khi đi ngủ. Một số trẻ chẳng khó khăn gì khi suy nghĩ nên viết gì vào
nhật ký. Nhưng nếu con bạn gặp trở ngại, hãy giúp cháu bằng cách:
o Khuyến khích cháu viết về sự kiện vừa xảy ra (Có họ hàng mới đến thăm, mới
nuôi một con mèo...)
o Bạn viết dùm những gì cháu muốn viết. Sau đó cháu sẽ sớm muốn tự viết thôi.
o Chơi trò chơi "viết nhật ký": Mẹ nói "bắt đầu" và con viết mọi thứ con nghĩ,
khoảng 3 phút sau, khi nghe mẹ nói "dừng lại" thì ngưng. Sau đó tăng thời gian viết lên 5, 7,
15 phút .
THIÊN VỀ THÍNH GIÁC:
• Ðọc lớn một câu chuyện cho con bạn và nói cháu viết lại. Có thể chọn bất kỳ chủ
đề nào. Trẻ em thường đặc biệt thích chuyện về chính chúng được kể lại qua cái nhìn của
người khác. Có thể tả lại buổi tiệc sinh nhật vừa qua, một lần đi xem phim hay một điều gì
con bạn làm khi cháu còn bé. Hãy kể hay đọc thôi, để cháu có thể nghe kịp. Cách này không
chỉ đẩy mạnh được kỹ năng viết mà cả kỹ năng nghe của cháu nữa.
• Tả một bức tranh. Hãy cùng cháu nhìn vào một bức tranh trong tạp chí, catalog hay
sách truyện. Nói con bạn viết lại theo trí nhớ của cháu những người trong truyện đang làm gì,
nghĩ gì và lý do tại sao. Hoặc biểu cháu viết lại câu chuyện cháu vừa nghĩ ra giữa 2 người
trong bức tranh.
• Cùng nhau "xuất bản" cuốn sách. Hãy tìm những hình vẽ và bài viết của con bạn
những năm trước, dán chúng vào một mảnh báo và đề nghị cháu nói về mỗi thứ. Dùng bìa
cứng nặng làm bìa bao và để con bạn trang trí nó. Ghi tên cháu là tác giả. Khoan lỗ trên trang
và đóng lại với nhau bằng chỉ hay ruy-băng. Hãy xem đó là cuốn sách thật sự bằng cách cất
nó lên kệ sách với những quyển sách khác
Các hoạt động vui giúp phát triển kỹ năng nghe
Bạn có nói chuyện với con bạn nhiều không? Hình như nó chỉ nghe được phần cuối của
câu nói. Cũng như cơ bắp, kỹ năng nghe cần được tập luyện thường xuyên để khoẻ mạnh và
phát triển hơn:
Thường xuyên nói chuyện với trẻ:Kể cho con nghe những câu chuyện hay mà bạn đọc
được trên báo. Kể lại chuyện bạn nói với những người ở cơ quan. Khi đi mua sắm, bạn nên kể
cho trẻ nghe ngày xưa bạn đi mua sắm với bố mẹ mình thế nào. Hãy giữ thói quen kể chuyện
mỗi ngày nếu bạn và trẻ cùng có mặt trong nhà bếp khi nấu cơm tối, bạn có thể nói “Lấy thêm
cho mẹ một ly nước”. Đừng ngạc nhiên khi nghe con mình lặp lại điều mà bạn vừa nói với
người khác. Nên nhớ trẻ con rất hay bắt chước, nên khi nói phải cẩn thận.
Khi đọc sách cho con nghe: Phải ngừng đọc trước khi qua trang và hỏi xem chuyện gì
xảy ra tiếp. Yêu cầu con giải thích xem nó có nghe và hiểu những điều bạn vừa đọc như thế
nào không. Nếu trẻ chưa nắm bắt được, hãy cố đọc lại một lần nữa. Hỏi xem trẻ tiên đoán câu
chuyện sẽ kết thúc như thế nào. Bạn phải đọc lớn tiếng và dừng lại trước khi kết thúc. Yêu
cầu trẻ đoán xem câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào, dựa trên những gì trẻ vừa được nghe.
Rồi bạn kết thúc câu chuyện và thảo luận với con bạn xem kết thúc đó gây ngạc nhiên không.
Nghe nhạc:Một giáo viên mẫu giáo đề nghị cho các em nghe kỹ lời của bài nhạc, đó là
cách luyện tập rất hay.
Cùng nấu ăn: Hãy đưa ra một công thức nấu ăn, đọc lớn những hướng dẫn, và để cho trẻ
tự cân đo, trộn, quậy, và đổ vào.
Ghi âm: Sử dụng máy ghi âm để ghi lại những hướng dẫn. Có thể con bạn làm ngơ khi
bạn sai nó lau nhà, nhưng sẵn sàng làm khi được yêu cầu đi lấy con búp bê hay cuốn băng mà
nó thâu. Có lẽ nó rất ngạc nhiên khi mở cuốn băng ra và từ trong băng giọng của bạn phát ra
“xếp gọn những con búp bê ở trên kệ lại, cất quần áo và dọn giường...”
Kể chuyện nối tiếp:Trò chơi này rất phù hợp với những gia đình có đông người hay khi
bạn phải tổ chức cho con mình và bạn nó cùng chơi: Yêu cầu một người bắt đầu kể chuyện
( ví dụ: “Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé sống trong một lâu đài...”) rồi người khác kể tiếp
câu chuyện này, mỗi người chỉ nói một câu hay một ý ngắn và luân phiên hết người này đến
người khác. Vì người nào cũng phải lắng nghe xem người trước kể cái gì, cho nên trò chơi
này sẽ làm tăng thêm kỹ năng nghe.
Cùng dò theo lời bài hát: Mua một cuốn băng và một quyển sách có lời của các bài nhạc
đó để con bạn có thể dò theo lời của bài nhạc.
Cùng xem video hoặc ti vi:Khi xem bạn giả vờ không nghe thấy gì cả và hỏi con mình
xem đã nghe được những gì.
Dạy số cho con vào lúc nào và bằng cách nào?
Bạn có thể giới thiệu khái niệm về những con số khi con được cỡ 12 tháng tuổi bằng cách
đếm những đồ vật nhỏ – như “Có bao nhiêu cái muỗng? Một hay hai!” – và hát những bài hát
hay những tiết tấu có đếm số như “Một, hai con chó con”, “có ba con mèo kêu meo meo” …
Khi con bạn lên hai tuổi, bé có thể học cách đếm vẹt từ 1 đến 10, mặc dù có thể trẻ sẽ chưa
hiểu được khái niệm về số khi đếm các vật thể, và có thể còn đếm sót nữa – “Một, hai, năm,
sáu …”. Đừng lo khi trẻ đếm nhảy như thế – trên thực tế, khi trẻ lập lại các con số có nghĩa là
trẻ đang học những cái tên cho chính xác đấy. Lần tới có thể trẻ sẽ học cách chỉ ra những vật
thể và đánh dấu bằng những con số (mặc dù các em làm không đúng). Tận dụng những cơ hội
trong ngày để cùng đếm với con mình, có thể đếm ở ngay bàn ăn như “Một cái chén cho mẹ,
một cái chén cho bố, một cái chén cho con! Một, hai, ba cái chén”. Lúc đầu có thể con bạn chỉ
nói là có ba cái chén cho dù bạn có đưa ra bao nhiêu cái đi nữa, nhưng đến một lúc nào đó
con bạn sẽ hiểu được số “3” là muốn nói đến số chén.
Khi trẻ lên 3-4 tuổi, các em sẽ hiểu được khái niệm cộng thêm các vật thể sẽ làm tăng con
số đã đếm (nhưng ngược lại lấy bớt các vật thể đi sẽ làm cho nó giảm đi số lượng). Vì thế khi
ông bà đến chơi thì sẽ bày thêm một cái chén nữa trên bàn, va tổng số chén sẽ tăng lên thành
6 cái. Một cách khác để củng cố thêm khái niệm về con số là đếm các vật thể xung quanh bé
mỗi ngày – số búp bê hoặc số xe đồ chơi mà bé có được – và ghi nhận điều gì sẽ xảy ra khi
các vật thể bị bớt đi (có thể do ăn bớt đi) hoặc thêm vào. Trẻ 3-4 tuổi cũng sẽ thành thạo hơn
khi đếm các vật thể nhỏ – “hai quả cam, bốn đôi đũa”…Nói thì như vậy nhưng hầu hết trẻ em
đều không thể nhận dạng được các chữ số hay viết ra, mặc dù các em đã lên 4-5 tuổi.
Dạy trẻ phương pháp học tốt
Trẻ bắt đầu đi học cần dạy cho nó một vài kỹ năng cần thiết. Tuyệt đối không được áp đặt,
bắt con phải học theo cách của bố mẹ. Hãy để con bạn thay đổi dần dần cách học. Dưới đây là
một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo.Sắp xếp giờ giấcĐể tránh việc làm thiếu bài tập
hoặc phải làm bài đến tối khuya, ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ cần hướng dẫn con quản lý
thời gian. Hãy cùng trẻ lập danh sách các bài phải làm hằng ngày, quy định mỗi bài sẽ tốn bao
nhiêu thời gian để hoàn tất. Khi đã hiểu rõ thời gian phải dành cho việc làm bài tập, bạn có
thể sắp xếp cho trẻ nghỉ ngơi, học hành một cách hợp lý.Tập trung Tìm hiểu tác phong làm
việc của con bạn. Một vài đứa trẻ học bài tập trung nhất khi ngồi vào bàn và trong không gian
yên tĩnh. Một số khác lại học tốt hơn lúc ngồi dưới sàn nhà, vừa học, vừa nghe nhạc. Nên cho
trẻ thư giãn 5-10 phút sau một giờ học dài. Lựa chọn bàiHãy hướng dẫn con làm bài dễ
trước, bài khó sau. Như thế sẽ không tốn nhiều thời gian, lại khơi gợi được hứng thú học tập
của trẻ.
Giáo dục con trẻ thông qua việc làm và trò chơi
Gần đây người ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của trò chơi đối với trẻ nhỏ. Tuy
nhiên bên cạnh đó, nhiều gia đình dường như vẫn chưa biết rằng, có rất nhiều những công
việc có ý nghĩa cũng góp phần giúp trẻ phát triển. Con trẻ thực sự được phát triển khi chúng
ta cho phép chúng tham gia vào thế giới của những công việc xung quanh chúng. Sống trong
bầu không khí gia đình hoặc sống giữa những người lớn, trẻ luôn ham thích được làm việc.
Chúng muốn được “giúp đỡ” người lớn; và hoạt động này có thể trở thành một phần khá
quan trọng trong quá trình học hỏi ban đầu của trẻ.Nếu bạn ngăn cản con trẻ tham gia vào
những hoạt động, đơn giản chỉ vì đó là những “công việc” chứ không phải là “trò chơi” thì
điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang hạn chế những cơ hội phát triển của trẻ.Trái lại
khi bạn mời gọi con trẻ tham gia vào công việc và cả trò chơi nữa, thì tức là bạn đã tạo cho
con trẻ nhiều con đường để chúng học hỏi và trưởng thành hơn lên. Khi đó, trẻ sẽ cảm nhận
được một cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn, và trẻ sẽ cảm thấy mình thực sự là một thành viên
trong gia đình.Với sự quan tâm thích hợp của người lớn, có rất nhiều việc hàng ngày mà gia
đình có thể giao cho trẻ nhỏ, để giúp chúng có thể bắt đầu học về tinh thần trách nhiệm, tính
tích cực độc lập và khả năng tự chăm sóc bản thân. Dưới đây là một số ví dụ:
• Chuẩn bị và nấu ăn: Ngay cả khi trẻ còn quá nhỏ để có thể phụ giúp bạn sửa soạn bữa
trưa hoặc bữa tối, thì chúng vẫn có thẻ phụ giúp bạn bằng cách chuẩn bị đồ tráng miệng
chẳng hạn. Khi bạn đưa trẻ đi chợ, bạn sẽ giúp trẻ hiểu biết nhiều hơn về nguồn cung cấp
thực phẩm, và bằng cách nào để mua thực phẩm.
• Chạy việc vặt: Để cho trẻ làm những việc nhỏ nhặt, bạn sẽ góp phần củng cố lòng tự
tin của trẻ. Khi bạn cần một điều gì đó như gọi một người trong nhà, hoặc muốn lấy khăn lau,
bạn hãy nhờ một trong số các con của bạn làm điều đó.
• Chăm sóc em nhỏ: Ngay cả những nhiệm vụ đơn giản (như đọc truyện hoặc hát cho
em nhỏ nghe) cũng giúp trẻ nhận ra trách nhiệm của mình và tấm lòng chia sẻ với các em
nhỏ.
• Dọn dẹp nhà cửa: Trẻ có thể tự dọn bàn và tự phục vụ thức ăn cho mình. Nếu bạn đang
lau nhà bạn cũng có thể khuyến khích trẻ đẩy vài lần cây lau nhà.
• Chăm sóc vật nuôi trong nhà: Vật nuôi trong nhà cần nước, thức ăn và nơi ở sạch sẽ.
Trẻ có thể học được nhiều bài học quý giá từ công việc chăm sóc các con vật nuôi trong nhà.
• Làm vườn: Việc chăm sóc cây cối giúp trẻ nhận ra thiên nhiên kỳ diệu. Nếu gia đình
không có một khoảng vườn quanh nhà, bạn cũng nên có những chậu cây bên cửa sổ chẳng
hạn, để tạo nên nhiều cơ hội hơn cho trẻ khám phá.
Khi tiến hành những hoạt động trên, bạn nên chú ý một vài điểm quan trọng sau:
• Ghi nhớ những công việc mà con cái bạn làm được; và bạn cũng cần đảm bảo sao cho
những công việc đó là an toàn đối với trẻ.
• Ngay cả đối với trẻ nhỏ cũng phân biệt được đâu là công việc “thật”, đâu là công việc
“giả”.
• Hãy nhớ rằng: thật ra nhiều việc vặt có sự trợ giúp của trẻ có thể làm bạn mất nhiều
thời gian. Thế nhưng bạn cần kiên nhẫn và phải tốn thời gian một chút để giúp trẻ hiểu được
những lợi ích thiết thực từ việc phụ giúp công việc trong gia đình.
Bằng cách kết hợp những mong đợi của bạn với những khả năng của trẻ, có sự khuyến
khích và ủng hộ những cố gắng của trẻ, và dành nhiều thời gian hướng dẫn trẻ cách thực hiện
công việc, bạn có thể tạo cho con trẻ thật nhiều cơ hội để chúng không ngừng học hỏi và
trưởng thành hơn qua công việc
Giúp con bạn khéo léo hơn
Thay vì "làm hộ" tất cả mọi việc cho những đứa con vụng về, các bậc cha mẹ cần phải kiên
nhẫn hướng dẫn và khuyến khích con. Phần lớn những đứa trẻ lóng ngóng, vụng về là những
quý tử được chăm sóc quá mức. Những "cậu ấm cô chiêu" này suốt ngày nghe cha mẹ nhắc
"Đừng trèo lên đó, cưng, con sẽ ngã đấy", "Đừng đụng vào đó con yêu, con sẽ bị đau đấy",
"con đừng làm cái này...", "con không được sờ vào cái kia...". Rốt cuộc, chúng chẳng biết bản
thân mình có thể làm được việc gì và làm được đến mức nào.
Để giúp con trở nên khéo léo hơn, bạn hãy thử làm theo những lời khuyên sau đây:
• Hãy kiên nhẫn: Khi thấy con mình vụng về, chậm chạp, làm vỡ cốc khi rót nước hay
lúng túng buộc dây giày đến nửa tiếng chưa xong, các bà mẹ thường bực mình chỉ muốn làm
hộ chúng để đỡ mất thời gian. Nhưng thực ra họ không nên làm như vậy. Đứa trẻ cần có thời
gian để tập làm mọi thứ cho quen. Bạn cần khuyến khích con mình tự làm lấy mọi việc.
• Tập luyện hằng ngày: Bạn có hàng nghìn cách để bé vừa học vừa chơi mà vẫn đạt
được mục đích. Hãy để cho bé tự xúc cơm, tự rót nước hay nhờ bé cùng trải giường với bạn,
để bé giúp bạn mở gói bánh hay xếp gọn các hộp giấy... Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy
sự thay đổi đáng ngạc nhiên ở con mình.
• Tập cho trẻ thói quen quan sát: Nhiều khi không nhất thiết phải bắt trẻ lặp đi lặp lại
một việc. Hãy khuyến khích chúng quan sát mọi thứ trước khi bắt tay vào việc, kiểu như:
"Con thấy không, để gần bát lại thì sẽ đỡ vãi hơn", "Con đứng lên cái ghế này thì sẽ lấy nó dễ
hơn". Cách làm này sẽ tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ và tưởng tượng kết quả trước mỗi việc
làm.
• Cùng làm các đồ thủ công với trẻ: Các hoạt động chân tay này thực sự có ích không
những đối với trẻ em vụng về mà với tất cả các trẻ em nói chung. Vẽ tranh, tô mầu, nặn đất
sét... hay gấp đồ chơi từ giấy đều là những hoạt động khiến trẻ trở nên khéo léo cẩn thận và
kiên nhẫn hơn.
• Chơi thể thao: Đây là sự khởi đầu rất tốt. Bởi vì, mọi môn thể thao đều đòi hỏi sự phối
hợp giữa các động tác và sự tập trung. Để đá bóng vào gôn hay để vật ngã được đối thủ, trẻ
cần suy nghĩ và lựa chọn động tác phù hợp nhất.
• Để cho trẻ thư giãn: Trẻ cũng rất cần những giây phút thư giãn. Con bạn sẽ khoẻ
mạnh, khéo léo hơn nhiều nếu bạn hướng dẫn con nghỉ ngơi hợp lý.
Giúp trẻ tự lập
Càng lớn, con bạn càng nhận thức được bé là một cá thể riêng biệt và có nhu cầu tự mình
làm lấy những công việc riêng. Dưới đây là một số phương cách giúp trẻ phát huy nhiệt tâm
của mình trong việc rèn luyện tính tự lập.
Nhà cửa an toàn: Để thật sự phát huy tính tự lập, bé phải không ngừng vượt qua những
giới hạn để tự khám phá mọi thứ xung quanh mình. Đó là lý do cần phải đặt yếu tố an toàn về
nhà cửa đối với trẻ nhỏ. Thay vì bạn phải chạy vòng quanh theo bé, canh chừng và la rầy mỗi
khi bé đụng vào một đồ vật nào đó có thể gây nguy hiểm thì nên cất ở nơi khác nhằm tạo ra
không gian an toàn. Điều này sẽ tạo tự do cá nhân cho bé và bớt lo lắng cho bạn.Cho phép trẻ
được quyền tự quyết định: Tất nhiên, các bậc cha mẹ cần đặt ra những hạn chế nhưng thỉnh
thoảng cũng nên phá lệ cho trẻ được nắm quyền một lần dù là quyết định của bé đôi khi rất lạ
lùng. Chẳng hạn như đứa con 2 tuổi của bạn cứ một mực đòi mặc áo ấm khi trời đang nóng
nực thì hãy cứ chiều vì bé sẽ nhanh chóng nhận thấy điều này không hợp lý và hiểu ra vấn đề.
Để con tự nhận biết được sự việc chính là tạo cơ hội để chúng tự học hỏi và lớn lên.Chỉ cho
bé cách thức: Có thể tự mình hoàn thành tốt một công việc là chìa khóa của một tính cách độc
lập và một kỹ năng khéo léo trong tương lai. Tuy nhiên, để khuyến khích được khả năng này,
bạn cần trình diễn những công việc đó chậm rãi và rõ ràng từng bước một. Ví dụ như muốn
dạy bé cách đặt một cái tách lên bàn thì nên theo từng bước một: đầu tiên phải lấy đĩa lót, sau
đó đến cái tách, rồi thìa.... Hãy theo dõi xem con làm như thế nào và nhớ khen thưởng nếu bé
làm tốt.Không làm cho trẻ cụt hứng: Khi con xem bạn làm điều gì đó như nấu ăn, lau nhà, sắp
xếp bàn ghế, là quần áo.... mà tỏ vẻ rất hứng thú thì có nghĩa là bé đang muốn tham gia cùng
với bạn. Những lúc như vậy, hãy tìm cách nào đó để bé có thể trợ giúp bạn.
Tạo sự hứng thú và thói quen làm việc: Nếu bạn đã chỉ định cho con một công việc nào đó
rồi hãy giảng giải và chỉ dẫn thật kỹ dù điều này có thể làm bạn tốn khá nhiều thời gian.
iới hạn chơi game ở tuổi mẫu giáo? (Từ 2-5 tuổi)
Một số chuyên gia cho rằng trẻ em dưới 3 tuổi không nên chơi game, tốt hơn nên cho các
em chơi với những loại đồ chơi có tính trừu tượng cao hơn như lắp ráp các khối. Nhưng nếu
con bạn đã lỡ “ghiền” chơi game rồi (có thể do anh chị em trong nhà chỉ), thì bây giờ là lúc
phải giới hạn lại. Trước hết, bạn phải nhận định xem con mình đã chơi nhiều chưa, và để ý
xem những lúc rảnh rỗi trẻ làm gì. Hầu hết các chuyên gia đều đề nghị chỉ nên cho trẻ ngồi
trước màn hình mỗi ngày khoảng một hoặc hai tiếng - đó là tính luôn thời gian xem TV, xem
phim, vào mạng (đối với những em lớn hơn) và chơi game. Nếu trẻ đang say mê một loại
game nào đó thì nói trẻ chỉ nên chơi khoảng 45 phút thôi và còn dành thời gian để xem các
chương trình khác trên TV hoặc phải dành thời gian để vận động thể chất trong ngày nữa.
Nhưng vẫn phải thường xuyên để ý cắt giảm dần thời gian chơi game của trẻ. Mặt khác, nếu
trẻ chết mê chết mệt suốt nhiều tiếng đồng hồ không chịu đứng lên, thì có nghĩa là chơi quá
nhiều rồi. Sau đây là một số giải pháp để hạn chế việc chơi game của trẻ:
• Ấn định rõ thời gian trước khi chơi. Ví dụ, nếu bạn muốn cho con mình chỉ chơi 30
phút, thì phải bảo con rằng chỉ được phép chơi như thế thôi và bạn phải canh đúng giờ. Khi
hết thời gian ấn định, thì việc chơi game cũng phải chấm dứt, không cho phép năn nỉ thêm.
Khi trẻ đánh trống lãng hoặc cố nài nỉ chơi thêm thì phải bình tĩnh nhắc lại thời gian đã cho
phép ngay từ đầu.
• Cách giải quyết khi trẻ phản đối. Hầu hết các trò chơi đều có chức năng “lưu trò
chơi”, do đó con bạn có thể ngưng chơi nửa chừng mà không sợ bị mất điểm, hoặc phải chơi
lại từ đầu … Bạn nên giải thích cho con hiểu chức năng này hoạt động như thế nào.
• Khi hết giờ chơi game, đưa ra các hoạt động khác để thay thế, như giúp mẹ nấu
ăn, dọn dẹp nhà cửa, đọc sách với mẹ … những hoạt động này sẽ giúp trẻ giải toả sự căng
thẳng sau khi chơi game.
• Yêu cầu. Trước khi cho chơi game, bạn phải bắt trẻ thu dọn đồ chơi cất đi hoặc phải
làm xong những công việc đang làm dở dang rồi mới cho chơi. Đừng nên đặt máy tính hay hệ
thống video-game trong phòng của con, vì như thế trẻ sẽ có thể chơi bất cứ lúc nào mà không
có sự giám sát của bạn.
Hay chơi cũng tốt
Người lớn thường cho rằng đồ chơi là một loại hình giải trí đơn thuần cho con trẻ. Chính vì
vậy, phần thưởng của các em trong những lúc nghỉ hè hoặc các dịp lễ tết cho trẻ nhỏ (như
ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 hoặc trung thu) mới là những món đồ chơi mà các em yêu thích.
Thậm chí còn có những người cha, người mẹ còn cấm ngặt con cái không được chơi bất cứ
đồ chơi gì trong suốt cả năm học. Song thực tế cho thấy, như vậy là các vị phụ huynh đã bỏ lỡ
một cách bổ trợ trí lực đơn giản nhưng rất hiệu quả cho trẻ.
Đồ chơi giúp trẻ phát triển:
Sau quá trình nghiên cứu tại cô nhi viện, một học giả người Mỹ đã thấy rằng: trẻ được chơi
đùa với đồ chơi trong một giờ đồng hồ mỗi ngày, mặc dù không có người lớn chơi cùng, có
sự phát triển nhanh hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác tại đây. Điều đó có thể chứng minh
rằng vai trò của đồ chơi đối với sự phát triển nói chung của trẻ là rất quan trọng. Đồ chơi còn
có tác dụng tích cực trong quá trình trưởng thành của trẻ. Chúng giúp trẻ rèn luyện sức khỏe,
và học được nhiều kỹ năng phục vụ cho cuộc sống sau này. Tuy nhiên, mỗi loại đồ chơi khác
nhau lại có tác dụng đến với trẻ khác nhau. Bởi vậy, khi hướng dẫn cho trẻ chơi, các vị phụ
huynh cần lựa chọn cho con cái mình những đồ chơi, trò chơi phù hợp không chỉ với sự phát
triển nói chung của các em mà còn dựa trên sở thích của trẻ. Các bạn có thể tham khảo qua sự
phân loại sau:
• Loại đồ chơi bổ ích: đồ chơi loại này giúp trẻ nhận biết được những khái niệm và biết
cách xoay sở, giải quyết công việc. Ví dụ như chơi với trò chơi ghép hình, trẻ có thể tìm hiểu
được thế nào là bộ phận, thế nào là chỉnh thể. Trò chơi phân loại giúp trẻ biết được sự giống
nhau và khác nhau. Trò chơi sắp xếp đồ vật từ nhỏ đến lớn giúp trẻ hiểu được khái niệm về
thứ tự. .. Cha mẹ nên cùng chơi những trò này để hướng dẫn trẻ hiểu đúng về sự vật.
• Loại đồ chơi mô phỏng cuộc sống xã hội: ví dụ trò chơi phân vai diễn yêu cầu có từ 2
người trở lên là trò chơi giúp trẻ bộc lộ tình cảm và suy nghĩ. Đồ chơi cùng trong những trò
chơi như thế này tương đối nhiều như búp bê, đồ hàng,… Nội dung của trò chơi thường dựa
trên cuộc sống hàng ngày (thông thường, trẻ thường thích bắt chước các sinh hoạt trong gia
đình: nấu cơm, đi chợ, đưa nôi,…) Tốt nhất, người lớn nên cho các em tự chơi trò chơi loại
này với nhau, từ đó quan sát để có thể hiểu được trẻ một cách đầy đủ nhất.
• Trò chơi tổng hợp: có những trò chơi buộc trẻ phải vận dụng tổng hợp nhiều kỹ năng.
Ví dụ trò chơi xây dựng, xếp gỗ, xây nhà cao đòi hỏi sự kết hợp giữ các thao tác khéo léo của
đôi tay với sự tư duy để tạo sự cân bằng cho đồ vật. Hơn nữa, thông qua đây, trẻ sẽ học được
cách tập trung vào công việc và hiểu rằng có kiên trì, nhẫn nại mới đạt được kết quả cuối
cùng.
• Trò chơi gắn liền với những thao tác: Những trò chơi kiểu này đòi hỏi sự hoạt động
của tay chân và của cả cơ thể của trẻ như trò chơi thi đứng vững, nhảy bước, nhảy ô, bật
nhảy… Chúng sẽ mang lại cho các em sức khỏe, sự dẻo dai, hưng phấn khi tham gia vào trò
chơi.
• Trò chơi phát triển khả năng ngôn ngữ: sách đồ chơi, tranh minh họa, băng hình và
những bài hát trẻ con có thể thúc đẩy sự phát triển của thính giác, thị giác, khơi gợi khả năng
nghe, nói, đọc, viết của trẻ.
• Trò chơi mang tính khoa học: những trò chơi kiểu như xem, quan sát sự vật uq kính
hiển vi, kính vạn hoa,… có tác dụng làm tăng khả năng phân tích, thu thập, so sánh, quan sát
của trẻ. Chúng khiến cho trẻ phải động não nhiều hơn và rất có lợi cho sự phát triển trí lực
của trẻ sau này.
Lứa tuổi chọn đồ chơi
Dù ở bất kỳ lứa tuổi nào trẻ cũng rất thích được vui chơi. Song các bạn cần dựa vào độ tuổi
của con mình để lựa chọn cho trẻ những đồ chơi thích hợp. Bởi trẻ ở mỗi một độ tuổi khác
nhau sẽ có sở thích về đồ chơi khác nhau.
• Trẻ dưới 1 tuổi: những trò chơi có âm thanh, màu sắc như bóng bay, búp bê,… được
các bé ở lứa tuổi này đặc biệt ưa thích. Chúng sẽ giúp ích cho sự phát triển của thị giác, thính
giác, khứu giác ở trẻ.
• Trẻ từ 1-3 tuổi: trẻ ở độ tuỗi này thướng thích chơi những đồ chơi đòi hỏi phải có thao
tác nhất định. Vì thế, các bạn có thể chọn cho bé những loại đồ chơi như ôtô, xe hỏa, hoặc
những đồ chơi di động được.
• Trẻ từ 3-7 tuổi: Đây là thời kỳ trẻ rất giỏi bắt chước, hay học lỏm, phát triển rất nhanh.
Các bạn cần chọn cho con cái những trò chơi làm tăng khả năng bắt chước, kích thích trí
tưởng tượng và sự thích thú khi được diễn xuất của trẻ, hay những trò chơi phản ánh tình
cảm, thái độ như mặc quần áo cho búp bê, trò chơi y tá ...
• Trẻ từ 7-10 tuổi: Khi ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu đi học, các bạn có thể chọn cho con cái
mình những trò chơi để trẻ có thể phát triển khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ và khả năng
tư duy một cách tốt nhất. Ví dụ những bộ đồ chơi vật lý, lắp ráp các mô hình có cấu trúc
tương đối phức tạp, các bộ kính hiển vi, bộ đồ thí nghiệm đồ chơi…
Chọn cho con đồ chơi lý thú và bổ ích không phải là điều dễ dàng. Song, như thế không
phải là để con cái tự chơi một mình. Tốt nhấ, những người làm cha, làm mẹ cũng nên chơi
cùng với trẻ, hướng dẫn cho trẻ cách chơi, để làm cho các em vui vẻ, hứng khởi và thích thú
hơn với các loại đồ chơi của mình.
Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh thích mua cho con các loại đồ chơi cao cấp như ô tô
điều khiển từ xa, người máy, tàu hỏa chạy pin… Nhưng trên thực tế, những đồ chơi đó chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển trí tuệ cho trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý thì đồ chơi điện tử
tinh tế và phức tạp chỉ thích hợp … để ngắm. Mọi quá trình vận hành đều tự động nên trẻ hầu
như không có cơ hội phát huy trí sáng tạo và trí tưởng tượng
Nếu để ý quan sát, chúng ta sẽ thấy trẻ thích chơi đồ chơi đơn giản. Tại vì chúng kém
thông minh? Trái lại chúng rất giàu trí tưởng tượng. Một đoàn tàu điện tử sẽ làm chúng nhanh
chán hơn một đoàn tàu làm từ những khối gỗ đơn giản. Khi không muốn làm người lái tàu, bé
sẽ xếp chồng các khối gỗ lên nhau, vậy là đã có một ngôi nhà cao tầng. Rồi bé bày các khối
gỗ ra, vậy là bé đã có một hạm đội do mình chỉ huy…
Hãy là người bạn của con
3 tuổi, 5 tuổi, 10 tuổi… trẻ con trải qua những giai đoạn này vời diễn biến tâm lý khác
nhau. Hờn dỗi, phá phách hay giữ im lặng cả ngày, không đoái hoài tới ai… nói chung là luôn
luôn phức tạp. Nhưng dù trẻ mang tâm trạng nào, ở vào lứa tuổi nào đi nữa thì sự quan tâm,
giúp đỡ kịp thời của các bậc cha mẹ cũng đều vô cùng cần thiết. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ tâm
lý của trẻ để không phải bị động trước những tình huống bất ngờ, rồi vội vàng đưa ra những
cách giải quyết kém hợp lý, thậm chí sai lầm.Ở vào khoảng 4 tuổi, trẻ thường tỏ ra không
bằng lòng khi bạn nói chuyện điện thoại với bạn bè hoặc ai đó hơi lâu. Trẻ chạy tời muốn
ngắt câu chuyện và bắt đầu khóc. Và nếu bạn không nhận ra thái độ đó kịp thời thì tường
phòng khách chắc chắn sẽ bị bôi bẩn hoặc vẽ bậy. Nhưng hãy khoan nóng giận mà “đét” vào
mông trẻ vài cái, hay la mắng tơi bời. Hãy tự đặt câu hỏi: Tại sao trẻ lại làm vậy?Từ khoảng 4
đến 9 tuổi, não của trẻ em làm việc gấp đôi so với người lớn. Chính vì vậy, trẻ cần sự chú ý
của cha mẹ, cần sự trả lời mỗi khi trẻ nên lên câu hỏi, cần sự giảng giải thật nhiều về thế giới
chung quanh. “Nó không biết chơi một mình hay sao?”, bạn tự hỏi. Đúng vậy. Trẻ đang làm
phong phú những khớp thần kinh, những mối quan hệ giữa các nơron. Đây là một giai đoạn
quan trọng trong sự phát triển của trẻ, trẻ không thể chịu đựng bất kỳ sự cô đơn nào. Chúng
rất sợ cảm giác bị bỏ rơi.Làm thế nào? Bạn phải luôn chứng tỏ sự quan tâm của mình bằng
mọi cách. Nên lắng nghe lời con trẻ nói một cách thật chăm chú chân thành, dù là những câu
nói, câu hỏi vu vơ đi nữa. Đừng la rầy chúng nhiều và nên tự hào vì chính mình là trụ cột cho
sự hiểu biết của trẻ. Cha mẹ hãy tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp vĩnh viễn mà trong tương
lai chắc chắn sẽ cần tới, khi các em vào độ tuổi trưởng thành. Hãy tìm thêm sự hỗ trợ, hướng
dẫn trẻ từ những người thân khác trong nhà.Tới 7-8 tuổi, trẻ không tự mặc quần áo buổi sáng,
mặc dù những việc cỏn con như thay chiếc áo sơ mi, quần, mặc thêm áo len… khi cảm thấy
bị lạnh, hoặc khi vừa rời khỏi chiếc chăn cấm trên giường, chẳng có gì quá khó khăn đối với
chúng. Nhưng trẻ dường như không quan tâm. Tại sao? Không phải tại các em vô ý thức hoặc
lười. Đây là lứa tuổi các em bắt đầu hình thành sự mơ mộng, nhất là đối với trẻ sớm phát
triển với nhiều ý nghĩ phong phú trong đầu. Trẻ phát hiện được một vài điều mà chúng cho là
mới lạ, và chỉ bận tâm đến những chuyện đó. Vì vậy, cha mẹ nên nhắc nhở, hoặc giúp trẻ một
tay bằng cách gợi cho chúng nói về vấn đề đang chi phối chúng.10 tuổi, trẻ đánh nhau với em
mình, nhưng bạn có để ý những trận “giáp lá cà” của trẻ thường là nhằm khi có mặt bạn?
Chúng muốn đánh nhau trước mặt bạn đấy! Đó là cách mà trẻ nghĩ ra để thu hút sự quan tâm
của cha mẹ nhiều hơn.Làm thế nào? Đừng nên la hét, van nài hay giảng đạo lý ngay lúc đó.
Hoàn toàn vô ích, trẻ hầu như chẳng buồn để ý bạn đang quát thèt cái gì. Tốt hơn hết là tách
chúng ra mỗi khi có xô xát, rồi đẩy mỗi đứa vào một phòng. Nếu có phòng riêng cho từng
đứa thì thật tiện, còn không có thì một đứa ở phòng khách, một đứa vào phòng ngủ. Hoặc bạn
kiên nhẫn phân tán sự chú ý của trẻ bằng cách “dụ” chúng cùng mình vẽ tranh, hay chơi cờ…
Và bước vào tuổi 12, trẻ không làm bài tập. bạn phải nhắc trẻ đến hơn 10 lần là phải tắt tivi,
nhưng chúng vẫn phớt lờ và chăm chú với cái màn hình. Đừng nóng giận mà dùng bạo lực
với trẻ, như thế là mắc sai lầm. Trẻ muốn xem tivi đơn giản vì chúng thích. Còn đối với bài
tập, có thể trẻ có cảm giác dị ứng nên trốn tránh. Có khi là vì những bài tập dạng này khiến
trẻ thường hay bị điểm yếu, hoặc giáo viên bộ môn này làm trẻ cảm thấy khó gần nên đâm ra
sợ sệt. Một lý do khác nữa là sách giáo khoa đôi khi khá phức tạp với những từ ngữ sư phạm
rườm rà, khiến trẻ cảm thấy nhức đấu, rối rắm. Hơn nữa, chúng cũng chưa ý thức được nhiều
về tầm quan trọng của việc học hành. Vì thế, trẻ cần sự giúp đỡ, hướng dẫn từ cha mẹ. Bất cứ
trường hợp nào, bạn cũng nên gợi ý để trẻ nói lên vấn đề chúng cảm thấy khó khăn. Nếu ít
thời gian, bạn có thể vận động sự kèm cặp từ các thành viên khác trong gia đình, hoặc tìm cho
trẻ một gia sư.
Hãy để bé vẽ
Bạn có thể cảm thấy không hài lòng khi con mình nguệch ngoạc vẽ vời và sử dụng màu sắc
nhiều khi trái ngược hẳn với thực tế (ví dụ vẽ mặtr trời màu xanh, biển màu hồng hay vẽ cái
bàn có bốn chân lộn ngược, cây có ngọn cắm xuống đất…).
Trẻ em với hội hoạ và màu sắc
Màu sắc có mối quan hệ vô cùng mật thiết với sự phát triển trí lực của trẻ. Trẻ được nửa
tháng tuổi đã có những phản ứng nhất định đối với những gam màu khác nhau. Và thực sự,
trẻ có khả năng nhận biết màu sắc từ rất sớm. Qua nghiên cứu, các nhà tâm lý phát hiện ra
rằng, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường tiếp xúc vớinhiều màu vàng, màu xanh lá cây
hay xanh da trời có chỉ số IQ cao hơn những trẻ khác. Ngược lại, những trẻ tiếp xúc nhiều với
những gam màu tối dễ bị ức chế về tình cảm và có chỉ số IQ thấp hơn hẳn, thậm chí còn kém
hơn mức bình thường 14 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, hội họa có thể làm hạn chế sự kém phát triển trí lực, tăng hiệu quả của việc
bồi dưỡng trí lực cho trẻ. Các nhà tâm lý học cũng cho rằng, hội họa có thể phục hồi những
rối loạn tâm lý của trẻ trở lại bình thường. Đây là tác dụng tích cực nhất của màu sắc và hội
họa.Trên thực tế, hội họa ảnh hưởng tích cực tới tình cảm, suy nghĩ của con người, giúp cho
con người duy trì tinh thần ở trạng thái cân bằng, thoải mái. Vẽ tranh đòi hỏi người vẽ có con
mắt hội hoạ, tư duy, trí tưởng tượng phong phú và sự linh hoạt của cổ tay, bàn tay, vai,… có
sự hoà hợp giữa tâm hồn và thể xác, giúp khơi thông khí huyết trong cơ thể, thúc đẩy tuần
hoàn máu, cân bằng sự ức chế và hưng phấn của thần kinh, tăng sức sáng tạo. Hay đơn giản,
thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật cũng có thể giúp thư giãn đầu óc. Đối với trẻ em cũng
vậy.
Đối với trẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú. Trẻ luôn muốn thông qua mọi
phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát
triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, đăc
biệt là đối với trẻ em trước tuổi đi học.
Hơn thế, tranh vẽ cũng là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của trẻ. Trẻ
được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thức của mình trong tranh vẽ. Ví dụ như khi trẻ
căm ghét chó sói, trẻ cố tình thể hiện sự căm ghét của mình bằng cách chọn những màu xấu
nhất để vẽ. Khi vẽ về mẹ, trẻ muốn thể hiện sự yêu mến, kính trọng nên chọn những gam màu
sáng đẹp, nét vẽ mảnh. Hình ảnh người cha, người mẹ trong tranh vẽ của trẻ luôn vui tươi và
hơi mỉm cười…
Làm gì khi trẻ mê vẽ?
Cha mẹ luôn là đối tượng trẻ muốn thể hiện đầu tiên và là hình tượng nghệ thuật quan
trọng, có tác dụng gợi mở khả năng hội hoạ của trẻ. Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần
được bắt đầu khi trẻ hơn 1 tuổi. Cha mẹ nên cầm tay giúp trẻ vẽ những hình đơn giản như quả
táo, cái bát, ông mặt trời… hoặc là cho trẻ tự do sáng tạo. Đến khi trẻ 2-3 tuổi, cha mẹ cần bồi
dưỡng thêm cho trẻ khả năng quan sát vì đây là nền tảng để hội họa phát triển.
Trẻ em nói chung rất thích vẽ tranh mặc dù đó chì là những bức tranh vẽ theo cảm hứng,
dẫu động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện “tài năng” của mình. Các bậc cha mẹ
không nên nhìn nhận một cách phiến diện đối với những bức tranh của con cái mình mà cần
có thái độ ân cần, quan tâm, hỏi han trẻ xem vì sao trẻ lại làm như vậy, vẽ như thế có ý nghĩa
gì? Điều đó sẽ giúp cha mẹ hiểu được những nhận thức, suy nghĩ về thế giới xung quanh, từ
đó giúp trẻ thể hiện được sự hiểu biết phong phú về cuộc sống đời thường thông qua những
bức tranh của trẻ. Đồng thời, vẽ tranh còn giúp trẻ có được những giây phút thư giãn, sáng tạo
cũng như nâng cao khả năng diễm đạt của trẻ.
Do nhận thức còn hạn chế và thao tác còn vụng về nên những bức tranh “gẫu hứng”,
những “tác phẩm nghệ thuật” của trẻ không tránh khỏi sự đơn giản, nguệch ngoạc. Các bậc
cha mẹ không nên dừng lại ở mức quan tâm, khích lệ trẻ mà còn cần hướng dẫn, phụ đạo cho
trẻ, giúp trẻ thể hiện chính xác hơn những gì trẻ quan sát thấy trong bức tranh của mình. Làm
như vậy có tác dụng thúc đẩy óc sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ.
Những người cha, người mẹ không thể căn cứ vào quan sát, nhìn nhận của người lớn để
đánh giá bức tranh của trẻ là hay hay là dở. Điều quan trọng là bạn phải đặt mình vào vị trí
của trẻ, quan sát, tư duy theo cách của trẻ thì mới hiểu được tranh của trẻ muốn nói gì.
Khi trẻ yêu thích, đam mê hội họa, cha mẹ nên xuất phát từ sự quan tâm của mình, động
viên, khích lệ trẻ. Các vị phụ huynh không nên mắng chửi, đánh đập khi trẻ vẽ trên tường.
Cũng đừng nên vì trẻ không vẽ giống mình mong muốn mà bỏ mặc hoặc thậm chí là cấm
đoán, không cho trẻ vẽ. Người cha, người mẹ cần quan tâm để trẻ cững bước tiến trên con
đường hội họa. Cha mẹ nên giữ lại tất cả những bức tranh trẻ đã vẽ để trẻ có thể nhận ra sự
tiến bộ cũng như những lỗi mắc phải trong các bức tranh đó. Mỗi khi có khách đến chơi, bạn
có thể lấy tranh trẻ vẽ ra cho bạn bè xem, đánh giá, góp ý để trẻ tiến bộ hơn. Bạn có thể làm
khung treo tranh của bé trên tường cho cả nhà cùng ngắm. Làm như vậy có tác dụng cổ vũ bé
rất nhiều. Sự quan tâm của cha mẹ sẽ giúp trẻ vẽ tự tin hơn, vẽ tốt hơn, sinh động hơn
Hiến kế
Tôi không chỉ có "tố khổ". Nay xin đề xuất một vài biện pháp giải khổ. Làm sao ở các nhà
trẻ, các em, ngoài các cô, quá bận rộn không đủ thì giờ, có ai chăm sóc thêm, bế bồng, trò
chuyện, hú hí với các em. Tôi không xin nhà nước tăng biên chế các nhà trẻ, mà đề nghị: mỗi
nhà trẻ kết nghĩa với một trường phổ thông, và mỗi ngày nhà trường cử hai ba học sinh từ 12
- 16 tuổi đến giúp các cô giữ trẻ. Các học sinh cả trai lẫn gái, vừa chăm sóc các em nhỏ, vừa
học về cách nuôi nấng, chăm sóc em bé. Tại sao cho học sinh học địa lý Châu Mỹ, Châu Phi
mà không cho học về sinh lý, tâm lý các trẻ nhỏ? Đợi đến lúc 25 - 30 tuổi, khi sắp làm bố mẹ
mới học những điều ấy thì quá chậm, lúc ấy đầu óc đã đầy thành kiến vì đã nghe người này
người nọ mách bảo, kể chuyện về việc sinh con, nuôi con. Mà đây cũng là giáo dục giới tính:
làm cho các em suy nghĩ về con cái, em út, biết yêu trẻ nhỏ, có ý thức trách nhiệm với các em
bé, chuẩn bị để nay mai làm bố mẹ.Cái khổ của con em không được chơi, tôi cũng đã đưa giải
pháp khi nói đến chuyện đá cầu, chuyện thầy cô nên cùng chơi với học sinh, chuyện tạo điều
kiện cho các em gái được chơi. Chỉ cần trích một phần tư, phần năm số tiền đầu tư vào đá
bóng, thu thuế thêm ở những sân quần vợt, sân golf dành cho các vị triệu phú, là cũng đủ tiền
giúp cho không biết bao nhiêu trẻ em chơi.Còn làm sao cho lớp học hứng thú, hấp dẫn hơn
đường phố, cảnh chợ? Đường phố, cửa hàng hấp dẫn vì các đồ vật, nhà trường cần có những
sách giáo khoa in đẹp, có những dụng cụ phong phú, nhưng nếu chỉ lấy đồ vật của nhà trường
đối chọi với hàng hóa đường phố thì nhà trường nhất định không thể nào theo kịp.Hấp dẫn
hơn đồ vật là tình người. Khổ là trường lớp hiện nay rất "vô cảm". Nào là truyền thống, chỉ
thị cấp trên, phương thức giáo dục làm cho thầy cô đứng trước học sinh chỉ quan tâm đến số
điểm văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử... gặp một hành vi hơi bất thường là lên án, trừng phạt. Tôi
chỉ mong là mỗi giáo viên thấy một học sinh lơ đãng, không nghe giảng, quấy phá, ngang
bướng, biết tự kiềm chế lòng tự ái, bực bội, mà tự hỏi: tại sao như vậy. Sau đó thân tình hỏi
em học sinh ấy: hôm nay em có gì không vui, em buồn bực về cái gì? Tôi mong rằng các nhà
trường sư phạm không chỉ dạy cho các giáo sinh những khái niệm, quan điểm tâm lý trừu
tượng, nào là tri giác, trí nhớ, nhận thức mà học tâm lý chủ yếu là tìm hiểu tâm tư, trăn trở,
thắc mắc, khổ tâm của trẻ nhỏ, để thông cảm với học sinh, để hiểu rằng không phải các em
bản chất là "lười", là "bướng", là"đầu têu" mà chính vì trong cuộc sống các em vấp váp về
tình cảm, bị chấn thương tâm lý các em mới sinh ra như vậy. Không phải gia đình nào cũng là
tổ ấm, đừng làm cho những em đã "thất tình" ở gia đình, đến lớp lại "thất tình" thêm.Tạo nên
thân tình giữa giáo viên và học sinh, làm cho tình nghĩa thầy trò sâu đậm, thì học sinh sẽ gắn
bó với trường, với lớp. Không nên quên tình nghĩa bè bạn: quan hệ bè bạn là một yếu tố cơ
bản trong sự hình thành nhân cách, tạo niềm vui lớn cho trẻ, và "học thầy không tày học bạn".
Nhưng nhà trường lại ngăn cấm học sinh trao đổi, bàn bạc, chơi đùa với nhau, suốt buổi ngồi
cạnh nhau, mà chỉ nói với nhau nửa câu đã bị khiển trách. Nhà trường không dạy cho học sinh
hợp tác với bạn, chỉ thúc đẩy ganh đua, ai hơn ai, ăn thua với nhau. Chỉ có ra đường mới hợp
bè hợp bạn được, làm sao lớp học được hấp dẫn hơn đường phố? Tôi không nói nhiều. Các
bậc cha mẹ, các thầy cô hàng ngày tiếp xúc với trẻ, nếu chú ý, dễ dàng nhận thấy nỗi khổ
hàng ngày của con em, và đã nhận ra tất cũng có thái độ và cách ứng xử thích đáng.
Hướng dẫn con chơi đúng cách
Tất cả những đứa trẻ đều có nhu cầu vui chơi. Bạn có thể phát triển khả năng của chúng
qua những trò chơi và cách học chơi phù hợp với từng giai đoạn.
Từ khi lọt lòng đến thôi nôi: Năm đầu đời, trẻ bắt đầu làm người, chính bố mẹ là đồ chơi
tốt nhất và cũng là người bạn tốt nhất của con. Trẻ sẽ dùng tất cả giác quan để phát hiện ra thế
giới hoàn toàn mới mẻ quanh mình. Ngửi, nếm, cảm nhận và nghe ngóng là tất cả những gì
con bạn sẽ huy động trong thời gian này. Bạn cần mô tả thật nhiều như: "Mắt đẹp của con
này! Thế miệng của con đâu?..." Bạn không nên dụ con vừa ăn vừa chơi mà nên giúp trẻ phân
biệt khi nào thì nghiêm túc và khi nào thì chơi. Chẳng hạn, bé cần phải ăn và nếu ăn giỏi thì
bạn có thể thưởng cho con một quả bóng.Khi biết ngồi vững, trẻ thích nhất là đẩy bóng qua
lại với người đối diện. Khi chúng chơi thành thục, bố hoặc mẹ có thể dùng tài nghệ cho quả
bóng lăn ra nhiều chỗ khác nhau. Trong những trò chơi đầu đời này, con bạn sẽ nhận biết quy
luật xã hội trong trò chơi, nếu bạn công bằng thì trẻ cũng công bằng, nếu bạn nói dối thì
chúng cũng ghi nhận cuộc đời như vậy.Từ 1 đến 2 tuổi: Ở tuổi này, con bạn cố gắng tập chơi
thật nhiều. Nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng rất muốn chơi nhưng cũng mau chán. Mọi thứ xung
quanh trở nên thú vị với trẻ. Con bạn sẽ thích thú những thứ chuyển động như đổ nước qua kẽ
tay, trộn đất với nước, xé toạc một tờ giấy... đối với người lớn chẳng là gì nhưng với chúng là
sự phát triển của tất cả giác quan. Trẻ sẽ tự nghiệm và phân biệt được to nhỏ, vuông tròn. Đây
là sự khởi đầu quan trọng cho cách trẻ tư duy sau này. Ngoài ra, bạn nên tạo cơ hội cho trẻ
nhảy nhót, leo trèo, đuổi theo những quả bóng. Đối với bé gái, truyện cổ tích, búp bê, bộ đồ
hàng... rất tốt cho trí tưởng tượng của chúng.Lên 3 tuổi: Thời gian này, bé giống như con khỉ
con, phát huy tất cả những khả năng có được để bắt chước người lớn. Mẹ nấu nồi lớn thì con
nấu nồi nhỏ, bố làm thợ mộc, con cũng có thể cầm búa. Bạn chuẩn bị những câu trả lời vì bé
sẽ hỏi mẹ tên mọi đồ vật trong nhà. Trẻ học cách mô phỏng để phản ánh lại cuộc sống quanh
mình. Ở tuổi này, trẻ thích chơi với bạn đồng trang lứa và cần đồ chơi theo bộ.Khi trẻ 4 tuổi:
Con bạn đã biết sung sướng khi tự chủ được hành động của mình. Trẻ cần một không gian
rộng để hoạt động và rèn luyện sự vận động của mình mà không cần sự có mặt của bạn bên
cạnh nữa. Những kinh nghiệm của bạn và bé sẽ trở thành kinh nghiệm chung và trẻ sẽ tập
được tính phối hợp. Bé hiểu phải cư xử và hành động thế nào khi liên kết với người khác.
Con bạn ở giai đoạn này cần một số đồ chơi như thật để học làm người lớn. Trẻ bắt đầu biết
quyết định mình sẽ chơi với ai để trò chơi của mình lý thú, hấp dẫn hơn.
Hướng dẫn trẻ tự làm vệ sinh
Con bạn đã đến lúc phải dùng bô. Khó khăn thật, nhưng không thể bỏ qua giai đoạn này.
Cháu bé nào biết ngồi bô sẽ dễ dàng làm quen với việc sử dụng bồn cầu trong nhà vệ sinh của
người lớn.
Những kinh nghiệm tập cho em bé đi bô của nhiều ông bố, bà mẹ sau đây sẽ giúp bạn
những cách hay nhất để bạn càng ít tốn công càng tốt:
. Giai đoạn bắt đầu . Khuyến khích thành công . Những phần thưởng nhỏ . Mà vẫn bị
"tai nạn" ra quần . Lời khuyên và sáng tạo theo hoàn
cảnh___________________________________
GIAI ÐOẠN BẮT ÐẦU:
• Tạo thói quen lúc đi tắm:
Khi con tôi 17 tháng, tôi bắt đầu cho nó ngồi bô mỗi tối, khi tôi tắm nó. Tiếng nước chảy
hình như kích thích cháu, và chỉ trong vài tối là cháu quen ngồi bô. Tôi cho cháu ngồi bô
đúng giờ mỗi tối. Dần dần tôi tăng thêm lần dùng bô vào ban ngày. Tôi dùng cách này thành
công với cả ba đứa con.
• Tính toán thời gian:
Bí quyết thành công là chờ cho bé sẵn sàng. Nếu con bạn chưa thể hiểu và nghe theo
những lời đơn giản, vẫn còn đái dầm trong mỗi 4 tiếng đồng hồ thì có lẽ cháu chưa tới lúc tập
ngồi bô. Gia đình tôi đã đợi đến khi bé được 2 tuổi. Chúng tôi không ép, nhưng chúng tôi
động viên dần dần. Và khi bé bắt đầu dùng bô thì nó dùng đều đặn và thành thạo trong vòng
chưa đầy một tuần.
• Tuân theo thời khóa biểu:
Hãy kiên nhẫn! Bạn nên dự kiến ít nhất 3 ngày chú tâm vào việc tập cho con xài bô không
gián đoạn. Tôi dạy con gái bằng cách đặt nó vào ghế bô vệ sinh mỗi giờ. Tôi theo dõi giờ giấc
nó đi vệ sinh. Biết giờ giấc sẽ nhắc cháu đi vệ sinh đúng giờ, tránh được những "tai nạn" về
sau, vừa mất vệ sinh vừa tốn công giặt giũ. Ðể giữ cháu ngồi trên chậu vệ sinh, tôi đọc truyện
cho nó nghe.
• Hãy ôm hôn con:
Khi con gái út tôi được 2 tuổi, nó sợ dùng bô. Ðể giúp nó vượt qua giai đoạn khó khăn này,
chúng tôi bắt đầu chiến dịch có tên rất kêu là "Nụ hôn kì diệu": Tôi vòng tay ôm nó mỗi khi
nó ngồi bô. Sự an tâm giúp nó thư giãn và chú ý đến chuyện đi vệ sinh. Ôm hôn con, tạo cho
nó cảm giác an toàn sẽ thực sự dẫn đến việc sử dụng nhà vệ sinh một cách dễ dàng hơn.TRỞ
VỀ
KHUYẾN KHÍCH THÀNH CÔNG:
• Cho cháu chơi búp bê:
Con gái 2 tuổi của tôi không muốn ngưng chơi để ngồi bô. Ðể khuyến khích nó, tôi bảo
cháu cũng cần dạy cho búp bê dùng bô vệ sinh. Tôi lần lượt mang tất cả "những người bạn"
này của cháu, nào gấu, chó nhồi nhồi bông, búp bê... vào phòng vệ sinh để con tôi "chỉ dẫn"
cho chúng. Chẳng bao lâu, mỗi khi cần vệ sinh, cháu nói với tôi phải ngồi bô ngay vì cháu sốt
ruột, muốn dạy những con búp bê của mình.
• Tạo sự dễ dàng cho bé:
Ðừng gây áp lực cho con. Tôi để sẵn bô ngay cạnh giường để nó có một không gian riêng
cho mình. Các cháu thường đi vệ sinh dễ hơn, đặc biệt ngay đầu buổi sáng và ban đêm.
Phương pháp này cũng hiệu nghiệm với đứa con thứ 2 của tôi.
• Ðể con tự làm theo ý mình:
Ðừng bắt ép con. Con tôi có một thói quen không bình thường là cởi hết quần áo trước khi
đi cầu. Tôi không bao giờ la mắng nó là đừng làm như thế. Nhưng 6 tháng sau nó không còn
cởi hết quần áo nữa.TRỞ VỀ
NHỮNG PHẦN THƯỞNG NHO NHỎ:
• Túi phần thưởng:
Tôi quá thất vọng khi so con mình với con người ta. Có nhiều đứa mới chưa đầy hai tuổi
đã biết ngồi bô đàng hoàng, còn con tôi đã ba tuổi vẫn không sử dụng được bô vệ sinh. Cuối
cùng tôi mua một cái túi nho nhỏ và chất đầy đồ chơi vào đó. Mỗi lần cháu chịu ngồi bô đi vệ
sinh, cháu được lấy một món đồ. Sau một tháng rưỡi, cái túi trống rỗng, và cháu không cần
phải xài tã lót nữa.
• Hình ảnh dán trong nhà vệ sinh:
Tôi chỉ dạy con ngồi bô được khi nó gần 3 tuổi. Nó thích hình dán, vì vậy để động viên nó,
tôi cưa một tấm ván ép theo hình bô vệ sinh, sơn màu thật đẹp và treo trong phòng tắm. Mỗi
lần dùng bô, cháu sẽ được lãnh một hình dán để dán vào tấm bảng đó của nó. Nó rất háo hức,
muốn có thêm hình dán mới nên việc dùng bô trở nên quá dễ dàng.
• "Những con ếch cứu nạn":
Con trai tôi đã được ba tuổi ba tháng, nhưng nó vẫn chỉ đi tiểu vào bô, còn đi cầu... trong
quần! Nó vẫn không chịu dùng bô để đại tiện. Tôi biết nó rất thích những con ếch bằng cao
su, màu xanh xanh bán trong các nhà sách.
Vì vậy, tôi đưa nó đến một nhà sách cho nó chọn hai con. Về nhà, tôi treo hai con ếch ấy
lên thanh móc khăn trong phòng vệ sinh, nơi nó có thể thấy được và bảo: "Mẹ sẽ cho con cả
hai con ếch nếu con đi cầu vào bô hai lần". Thật hiệu nghiệm! Hai ngày sau, nó lấy được hai
con ếch và tôi không bao giờ phải đi "xả quần" cho nó nữa.TRỞ VỀ
MÀ VẪN BỊ "TAI NẠN" RA QUẦN:
• Phương pháp về đêm:
Ðêm đầu tiên con tôi đái dầm khi không còn xài tã lót, tôi ngộ ra rằng thật là một cực hình
khi 2 giờ sáng phải chạy quanh kiếm tấm ra trải giường mới. Vì vậy, tôi mua tấm chiếu không
thấm nước, bọc bên ngoài một lớp ra, rồi trải cái chiếu ấy lên trên cái giường nệm có trải ra
hàng ngày. Nếu đêm cháu đái dầm, tôi chỉ việc kéo bỏ lớp chiếu bên trên để ngủ tiếp trên tấm
nệm và ra sạch bên dưới.
• Giữ khô khi đi đường:
Nếu đi gần, trong ngày, bằng xe máy, tôi chỉ dùng tã giấy loại dày.
Nếu đi xa bằng xe ôtô, xe đò, tôi mang theo một cái bô ngồi nhỏ bằng plastic, một ít túi
nilông và một tấm đệm vệ sinh ở giữa để hút ẩm. Sau khi cháu đi vệ sinh xong, tôi chỉ cột cái
túi lại và ném đi. Giải pháp này giúp tôi dọn dẹp dễ dàng và cũng vững lòng vì ít gặp sự cố
hơn.TRỞ VỀ
LỜI KHUYÊN VÀ SÁNG TẠO:
• "Ông già Noel cũng dùng bô":
Con gái chúng tôi hai tuổi rưỡi. Mặc dầu vẫn dùng bô nhưng nó không muốn đại tiện vào
bô. Sau khi tôi đã năn nỉ nhiều, chồng tôi vào phòng vệ sinh và nói: "Con làm được đấy. Ngay
cả Ông già Noel cũng đi vào bô kia mà". Từ đó việc dùng bô vệ sinh chỉ là "chuyện nhỏ".
• Kinh nghiệm của bà nội:
Cách đây hơn 30 năm, khi tôi tập cho bốn đứa con tôi dùng bô, tôi có một xảo thuật làm
cho mọi thứ trở thành dễ dàng. Toàn bộ thời gian chúng ở nhà, tôi chỉ cho chúng mặc quần lót
kiểu của con nít. Chúng cứ thế chạy quanh trong nhà, mùa nóng thì tôi cũng cho chạy ra sân.
Không mặc quần áo bình thường làm lũ nhóc dễ biết hơn khi chúng bị ướt; ít quần áo hơn
nghĩa là lũ trẻ có đủ thời gian chạy đến bô, và cha mẹ cũng giặt giũ ít hơn khi có sự cố.Sau
này mấy đứa nó có con, tôi cũng giúp chúng tập được cho con cái mình dùng bô bằng phương
pháp của tôi. Hiệu nghiệm như một phép mầu! TRỞ VỀ
Khi chơi, trẻ học được những gì?
Trẻ em tiếp thu rất tốt khi chơi. Tất cả các bậc cha mẹ đều mong đứa con 3-4 tuổi của mình
được chuẩn bị để học chữ. Họ sốt ruột vì thấy trường mẫu giáo cho cháu chơi nhiều hơn học.
Ðừng lo lắng! Chơi là chương trình học rất tốt! Tất cả các hoạt động vui chơi cháu bé tham
gia sẽ xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm, thể lý và xã hội.
Học từ các khối nhựa, gỗ...
Những vật hình khối giúp trẻ nhận thức được không gian ba chiều, khái niệm sau này sẽ là
nền tảng cho những bài hình học, vật lý, kiến trúc và kỹ thuật. Trẻ mẫu giáo thích tưởng
tượng những vật hình khối có kích cỡ to, vừa, nhỏ như đó là bố, mẹ và con. Qua đó, trẻ thể
hiện sự hiểu biết về những mối tương quan kích cỡ trong thế giới thật. Các bé gái ít có cơ hội
phát triển những kỹ năng quan trọng nếu bọn con trai giành hết các đồ chơi xây dựng. Vì thế,
những cô mẫu giáo giỏi thường sử dụng nhiều đồ chơi khác nhau để khuyến thích các bé gái
tham gia trò xây dựng. Các bé trai thường xếp những khối to nhỏ với nhau thành lâu đài, con
tàu vũ trụ... và hình dung trong đầu một khung cảnh nào đó trên con tàu. Như thế chúng có cơ
hội phát triển trí tưởng tượng mà các bé gái thường học qua những trò đóng kịch với búp bê,
chơi bán hàng... Học qua đường nét:
Hầu hết trẻ ba tuổi thích vẽ hay viết nguệch ngoạc. Dù với bạn, những đường nét đó là vô
nghĩa nhưng chúng lại rất ý nghĩa đối với "tác giả" của chúng. Lúc 4 tuổi, nhiều em bắt đầu
vẽ những hình và tranh biểu tượng cho người, cảnh hay những thứ chúng thấy hay tưởng
tượng ra. Cũng như việc học từ vựng giúp trẻ suy nghĩ tốt hơn, chuyện vẽ nguệch ngoạc hay
vẽ tranh có thể là bước nhảy ban đầu để quan sát thế giới xung quanh. Khi những hình vẽ của
trẻ ngày càng phức tạp, chúng cũng chú ý nhiều đến chi tiết và thường hỏi những câu cụ thể
hơn, như : "Sao cái đuôi con chó kia ngắn quá vậy?". Học khi hát và múa:
Hát những bài hát ngắn giúp trẻ 3 tuổi thưởng thức âm thanh của từ và là bước chuẩn bị
cho trẻ học đọc sau này. Khi 4 tuổi, chúng có thể hát những bài hát dài hơn, múa những bài
múa đơn giản theo nhịp điệu của những nhạc cụ như trống, thanh gõ, và trống lắc. Hát và múa
cũng giúp trẻ tự nhiên, linh động và sáng tạo, những điều rất cần ở các lĩnh vực khác trong
cuộc sống. Trí tưởng tượng trong chuyển động:
Khi chơi với những đồ chơi như xe hơi, xe tải, máy bay, tàu lửa..., và giả vờ hồi hộp vì tốc
độ, trẻ mẫu giáo cảm thấy lớn mạnh và trưởng thành. Khi trẻ tưởng tượng và chơi trò đi xe
trên một con đường dài, có thể trẻ đang nghĩ cách vượt qua nỗi lo lắng vì phải xa rời người
thân. Một nữ tiến sĩ tâm lý học kể rằng có hai đứa bé trai 3 tuổi suýt bị tai nạn xe hơi. Vài
tuần sau, hai chú bé đó diễn lại sự cố kinh hoàng đó trong góc sân chơi ở trường mẫu giáo. Bà
nói: "Chơi giúp trẻ vượt qua những phản ứng xúc cảm của nó". Chơi ráp hình:
Khi chơi ráp hình (với bộ Lego chẳng hạn), trẻ phát triển khả năng suy luận về không gian,
quan sát những kiểu mẫu và chi tiết, thực tập sự phối hợp tay và mắt. Chúng sẽ tiến từ những
bài tập ráp hình tương đối đơn giản (khoảng 10 miếng lắp ráp) tới những bài tập khó hơn
(hơn 20 miếng lắp ráp nhỏ hơn, phẳng, những miếng lắp ráp ăn khớp với nhau). Những bài
tập lắp ráp không nên quá khó (sẽ gây bực dọc!) hay quá dễ (gây chán nản!) nhưng nên vừa
đủ thách thức trẻ để dạy chúng tập trung và kiên trì giải toán. Nếu cho một nhóm cùng làm,
chúng có thể làm được những bài tập ráp hình rất khó, đồng thời trẻ học được các cộng tác và
trù tính những chiến lược để giải bài. Chơi ngoài trời:
Ðộng tác chạy và trèo làm cho trẻ phát triển những kỹ năng thể lý, củng cố cơ bắp và thực
tập thế cân bằng. Vì ngoài sân trẻ ít bị giám sát hơn trong lớp nên sân chơi cũng là nơi hoạt
động chung để học những bài học có tính xã hội. Ngoài sân, trẻ học cách chia sẻ và thay
phiên nhau, bày trò để chơi chung. Khi xung đột nảy sinh, chúng giải quyết bằng cách của
chúng, học cách thương lượng và đánh giá khả năng của một nhóm, một "phe".
Giả vờ đọc:
Một số ít trẻ mẫu giáo có thể đọc thật, nhưng thường thì chúng không biết đọc và chỉ thích
lướt qua những quyển sách nào có nhiều hình minh hoạ. Trẻ 4 tuổi có thể nghe một câu
chuyện nhiều lần rồi "đọc" chuyện đó theo trí nhớ cho bạn cùng lớp. Kiểu đọc giả vờ này,
cũng như viết giả vờ, là khúc dạo cần thiết cho việc đọc và viết thực sự. Những lúc ấy, trẻ
đang học ba bài học quan trọng: kể chuyện có mở đầu, nội dung và kết thúc; chia sẻ câu
chuyện với những người khác; và kết bạn thật sự với sách.
Khi nào mới có thể biết được con bạn thuận tay nào?Mặc dù trẻ đã sớm thể hiện
chúng thuận tay trái hoặc tay phải từ lúc chúng mới 9 tháng tuổi, nhưng chỉ khi chúng được 2
hoặc 3 tuổi bạn mới biết chắc được điều đó có đúng hay không vì vào giai đoạn này trẻ sử
dụng một tay nào đó để làm mọi việc. Có một số trẻ thuận cả hai tay cho đến 5-6 tuổi và sau
đó tự chúng sẽ chọn lựa chúng thích sử dụng tay nào hơn. Số người thuận tay trái trên thế giới
chiếm khoảng 10% và việc thuận tay nào bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố di truyền. Nếu cả hai
vợ chồng đều thuận tay trái thì đứa trẻ có 42% khả năng cũng sẽ thuận tay trái. Và nếu bạn tò
mò muốn biết trẻ thuận tay nào thì hãy thử chuyền đồ chơi, ném banh hoặc bong bóng cho
trẻ, trẻ sẽ cầm hoặc chụp bằng tay thuận vì tay thuận bao giờ cũng mạnh hơn và khéo léo
hơn.Nếu đứa trẻ chỉ sử dụng độc nhất một tay từ lúc mới sinh cho đến 18 tháng tuổi, hãy đưa
trẻ đến gặp bác sĩ khoa nhi vì khuynh hướng chỉ dùng một tay quá sớm là dấu hiệu cho thấy
rất có thể cháu gặp vấn đề về phát triển vận động. Đừng cố bắt ép trẻ sử dụng tay nào theo ý
muốn của bạn vì hệ thần kinh quyết định việc trẻ thuận tay nào. Ví dụ nếu bạn bắt trẻ phải
luôn dùng tay phải trong khi trẻ lại thuận tay trái thì trẻ sẽ bối rối, vụng về và nguy hại hơn là
sự phối hợp tay mắt của trẻ trở nên rất kém.
Khuyến khích những trẻ yêu thích việc viết lách
Trẻ em thích đánh dấu các đồ vật và diễn tả về chính mình. Hãy làm sao để chuyện viết
một cái gì đó trở nên quen thuộc với chúng. Sau đây là 8 cách để khuyến khích trẻ thích tập
viết:
1. Ðừng gây áp lực cho cháu:
Ðể khuyến khích một đứa trẻ học viết, hãy tạo cho cháu cơ hội đặt bút viết vào giấy, viết
phấn trên lề đường, dùng màu tô lên giá vẽ, và dùng bút lông viết trên các tấm áp phích...
Nhưng phải làm cho cháu thích những việc đó chứ không làm vì bị ép buộc. Ở trường con
bạn đã có nhiều thời gian để học viết rồi. Mục đích của bạn tại nhà là khuyến khích để cháu
nhận thấy viết là một hoạt động có lợi ích.
2. Cho cháu các dụng cụ khác nhau để tập viết:
Hãy để những cây bút chì màu, bút lông, phấn, bút mực, bút chì và màu vẽ trong hộc bàn
hay một cái hộp để con bạn tìm thấy dễ dàng và khuyến khích cháu sử dụng. Viết phấn trên lề
đường cũng là một cách giúp cháu trở nên thích tập viết. Như thế, cháu có thể viết ở mọi nơi,
dùng phấn viết trên lề đường khi đi dạo vào những ngày nắng đẹp và dùng bút viết khi ở nhà.
Nếu sợ cháu làm bẩn tường nhà, hãy cho nó một khu vực riêng, dán một miếng giấy lớn để
viết và vẽ lên đó,
3. Tập viết ở mọi nơi có thể viết được:
Trẻ em thường thích viết trên những bề mặt rộng. Giấy khổ lớn cũng không đắt lắm.
Nhưng bạn đừng quên có một bảng viết phấn. Nếu sợ cháu làm bừa bãi, hãy đóng một cái bàn
vừa tầm ngồi của cháu, đặt ở bất cứ chỗ nào mà nếu cháu có làm bừa bãi mọi thứ cũng chẳng
sao.
4. Tạo cho cháu thói quen tập viết mỗi ngày:
Mỗi ngày, khi bạn viết lịch làm việc, ghi các món thu chi, viết email viết hay thư tay, hãy
để con bạn nhìn thấy. Nếu được thì giữ những bài viết của bạn cho cháu xem. Trẻ em thường
hay bắt chước. Nếu bạn thích viết, hãy tạo cơ hội cho trẻ cùng chia sẻ niềm ham mê của bạn.
5. Mua cho cháu một quyển nhật ký:
Trẻ em rất thích thú với ý tưởng viết nhật ký để ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc và hành
động của chúng vào những lúc đặc biệt trong ngày. Nhật ký có ổ khóa riêng đặc biệt làm các
cháu thích thú vì trẻ cũng có nhu cầu được giữ những bí mật của mình. Ngay cả khi trẻ chỉ
viết một hay hai câu đơn giản mỗi ngày, ví dụ như: "Hôm nay mình giận bạn Ly"... Bé bắt
đầu nhận thấy giá trị của việc ghi lại những suy nghĩ của mình. Nếu lúc khởi đầu bé gặp khó
khăn, hãy hỏi bé: hôm nay con có điều gì vui không? Con có gặp ai hay làm cái gì mới
không?
6. Tập cho cháu sử dụng máy vi tính:
Hãy để con bạn tự soạn một mẫu chuyện trên máy tính hay viết thư điện tử cho bạn bè, cho
người thân trong gia đình đang ở xa... Có thể việc đánh máy làm cho bé chia trí, không viết
được một lá thư hay, nhưng bé vẫn viết và học cách nối các từ và cụm từ để ghi lại suy nghĩ
của mình.
7. Hãy thật nhiệt tình khi giúp cháu:
Cố gắng cho cháu thấy rằng bạn rất quan tâm đến những gì con bạn viết hay vẽ nên, ngay
cả khi bạn rất khó diễn tả điều này. Có thể nói khéo léo rằng: "Con đã biết cách viết một câu
chuyện rồi đấy". Ðừng làm thái quá bằng cách ép vào đầu con, đừng "mớm" cho trẻ những tư
tưởng người lớn già cỗi của bạn. Việc của bạn là thật sự để ý đến con, đến việc nó làm, khen
cháu cả trong khi cháu đang viết lẫn khi cháu đã hoàn thành bài viết.
8. Chơi những trò chơi thúc đẩy khả năng viết tốt:
Ðể biết nhiều phương pháp giúp phát triển khả năng viết, hãy xem "Các hoạt động thú vị
để phát triển kỹ năng viết"
Khuyến khích trẻ tự chơi một mình
Đâu phải lúc nào bạn cũng có thời gian để chơi với bé. Việc nhà việc cửa và cả những việc
không tên không đợi bạn và vì vậy, bạn cần phải dạy cho bé biết cách chơi một mình, có như
vậy bé không buồn mà bạn cũng không quá bận rộn.
Phần lớn cha mẹ đều mong muốn con của mình có thể tự ngồi chơi một mình. Khi bé đã
biết đi thì bé đã có thể cầm nắm đồ chơi chặt, sách có hình vẽ, đi nhặt bóng. Bản thân trẻ
cũng biết rằng chúng có thể chơi một mình và chúng vẫn thường đòi như vậy. Tuy nhiên, trẻ
1 tuổI thì lại thích chơi quanh quẩn nơi có bố mẹ, dù họ không tham gia vào trò chơi nhưng
nhất thiết phải có mặt ở nơi bé chơi, và vì vậy, bé không thích chơi một mình.
Tập chơi một mình:
"Không tự nhiên mà bé 1 tuổi có thể ngồi chơi 1 mình được một lúc lâu. Mặc dù 15 phút là
khoảng thời gian dài nhất mà bé có thể ngồi chơi một mình, đối với bạn thì chưa đủ để cho
bạn nấu xong bữa cơm tối nhưng hãy tập dần cho bé. Chơi một mình giúp bé phát huy được
tính độc lập, tự tin, óc sáng tạo, kỹ năng về ngôn ngữ. Bạn có thử quan sát một đứa bé 15
tháng khi bé đang ngồi chơi một mình chưa? Bé nói chuyện một mình luyên thuyên, và do đó
bé có thể phát triển kỹ năng về ngôn ngữ.
Khả năng chơi độc lập của trẻ còn tùy thuộc vào tâm trạng của chúng. Khi bé đói, mệt mỏi
hoặc bệnh thỉ không thể nào bắt chúng ngồI chơi mà không có người nào đó ở bên cạnh. Bạn
cũng khó trông mong trẻ lớn hơn ngồi một mình lâu hơn trẻ 1 tuổi. Dù rằng lớn hơn thì nhận
thức phát triển hơn, muốn tự do hơn nhưng chúng cũng muốn kiểm tra sự giới hạn về thời
gian, đòi hỏi được người lớn quan tâm đến.
Những hoạt động thú vị
Một khi bạn muốn bé chịu ngồI chơi một mình thì bạn hãy ghi nhớ những yếu tố sau: hấp
dẫn, quen thuộc, cấu trúc chặt chẽ, trực tiếp. Đầu tiên, cho trẻ chơi những gì chúng thích như
xếp ly nhựa, bới quần áo trong tủ quần áo và quăng ra ngoài (nếu bạn có thể chịu đựng được
sự bừa bãi này). Một người mẹ trẻ chất đầy 2 ngăn kéo dưới cùng trong bếp những hộp nhựa,
muỗng nhựa, ly có vạch đo… Những thứ này luôn làm tay chân bé trai 15 tháng của chị bận
rộn và bà có đủ thời gian để chuẩn bị bữa ăn tối.
Một khi bé bị cuốn hút vào một đồ vật, đồ chơi hoặc hoạt động nào đó thì bạn hãy nhẹ
nhàng bước ra xa bé vài mét hoặc ngồi gần đó đọc báo. Khi bé tiến đến gần chìa món đồ chơi
vào người bạn thì bạn chỉ việc đưa trả lại cho bé món đồ đó, nhận xét về đồ chơi, cười động
viên và lại tiếp tục công việc của mình. Chỉ một vài ngày hoặc vài tuần, bạn cảm thấy thoải
mái hơn vì có thời gian làm mọI việc nhưng vẫn có thể đảm bảo rằng bé luôn được chơi vui
vẻ và an toàn. Nhưng phải chú ý nơi bé ngồi chơi phải an toàn, được gắn các dụng cụ bảo
đảm an toàn cho bé vì bé 1 tuổi không có ý niệm nào về an toàn hay nguy hiểm.
Mỗi lần chỉ một loại đồ chơi.
Bé sẽ bối rối khi có quá nhiều đồ chơi bé thích đều được bày xung quanh. Vậy thì chỉ nên
lần lượt đưa cho bé từng món một. Bé có cả tủ đồ chơi, thú nhồi bông, sách hình bìa cứng,
búp bê… Khi bạn bận việc thì đầu tiên hãy chọn cho bé con mèo Kitty, 10 phút sau hãy đưa
cho bé cây đàn đồ chơi, sau nữa là sách hình các loạI động vật. Bé sẽ ngồi ngoan khám phá
từng món một.
Một khi bé dần mất hứng thú với một món đồ chơi nào đó thì bạn cần phải hướng dẫn bé
bằng cách đặt câu hỏI, nhưng nhớ là đừng ngồi xuống chơi nhà. Chỉ cần nói “Ồ, con xếp
được 3 khốI gỗ rồi đó. Con chồng thêm một khối nữa đi, cẩn thận không thì đổ hết đấy”.
Khi lên kế hoạch cho công việc trong ngày, đừng quên sắp xếp thời gian bạn dành cho bé
khi bé ngồi chơi một mình. Chìa khóa dẫn đến thành công trong việc tập cho bé ngồI chơi
một mình là làm cho bé quen với hoạt động đó như một công việc hàng ngày. Trong những
lần đầu, chỉ thoáng không thấy bố mẹ ở bên cạnh là bé đã lên tiếng gọi, đừng vội trả lời, để
cho bé có thờI gian loay hoay và khám phá đồ chơi.
Thời gian thích hợp nhất để bé chơi một mình là sau khi bé mới tắm mát thoải mái hoặc
sau bữa trưa. Không nên cho bé chơi 1 mình khi bản thân bạn cảm thấy mệt mỏI vì sự căng
thẳng của bạn sẽ ảnh hưởng đến thái độ của bé.
Quá trình này diễn ra khá thất thường. Có khi bé chơi một mình rất ngoan nhưng cũng có
ngày bé nhất định không chịu làm như vậy. Hãy cho bé cơ hội, tạo niềm vui mới cho bé vì bé
đã quá chán món đồ chơi đó hoặc bé muốn thay đổi không khí, bé có điều muốn hỏi.
Làm cách nào để dạy bảng chữ cái cho trẻ hiệu quả nhất?
Phần lớn trẻ con đã bắt đầu nhận biết một vài chữ cái khi chúng khoảng 2-3 tuổi và gần hết
bảng chữ khi chúng được 4-5 tuổi. Điều này có nghĩa là các bậc phụ huynh có thể bắt tay vào
việc dạy trẻ bảng chữ cái khi bé được 2 tuổi, nhưng khoan hãy đặt quá nhiều hy vọng rằng bé
có thể nhớ hết vào lúc đó. Hơn nữa, cách bé học khác với trẻ lớn hơn, đừng vội sử dụng các
thẻ cứng viết chữ hoặc nghe băng mà nên dùng phương pháp hình ảnh từ những quyển sách
dạy chữ cái có nhiều hình, nhiều màu sắc; lúc ấy trẻ sẽ thích thú chỉ trỏ những chữ cái mà
chúng đã biết hoặc cũng có thể chỉ ra màu sắc, hình dạng, con thú, và các đồ vật trong quyển
sách.
Bước đầu tiên dạy trẻ bảng chữ cái là gây sự chú ý, làm cho trẻ thích thú vớI những câu
chuyện kể. Khoảng 2-3 tuổi, trẻ thường “đọc” sách để tìm hiểu trong đó có chứa đựng những
gì và sách báo được làm ra từ “chữ”.
Có nhiều cách vừa học vừa chơi để dạy trẻ phân biệt từng chữ cái. Viết tên của trẻ vào xấp
giấy học vẽ của chúng và vừa chỉ vừa đọc rõ to từng chữ cái. Dần dần bé sẽ hiểu rằng những
ký tự riêng lẻ này khi đặt gần nhau thì sẽ tạo ra tên của nó. Ngoài ra, bạn còn có thể làm bảng
tên của bé và treo ngoài cửa phòng, loại đồ chơi hoặc chơi trò xếp chữ tên của bé. Cùng chơi
với bé trò chơi xếp chữ thông thường hoặc các chữ cái được làm bằng nam châm, bé có thể
khám phá tính hút đẩy đồng thời còn có thể gắn xếp chữ cái lên cửa tủ lạnh. Một khi bé đã
nhận được một chữ nào mới thì hãy chơi đố chữ: “Chữ nào bắt đầu bằng chữ ‘B’, ‘bò’,
‘bánh’, ‘bóng’…hoặc bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên của tên bé “Tên con là Bình, bắt đầu
bằng chữ B, con thử nghĩ ra một chữ nào cũng bắt đầu bằng B xem?”
Nếu trẻ tỏ ra bị cuốn hút theo trò chơi này thì hãy tiếp tục giúp trẻ học thêm các chữ cái
khác. Nhưng nếu trẻ nhỏ hơn 4 tuổI và chẳng có hứng thú gì đốI với trò chơi của bạn thì cũng
đừng nhồi nhét trẻ quá. Không có một bằng chứng nào cho thấy rằng trẻ nhận biết chữ cái
sớm thì sau này sẽ đọc tốt cả.
Làm sao để con bạn học giỏi môn Văn?
Hiện nay nhiều trẻ em không thích môn Văn bởi cho rằng chúng quá trừu tượng. Thay vì
mất thời gian suy nghĩ làm văn, trẻ thích những cái gì có ngay trước mắt như đọc truyện
tranh, xem tivi, truy cập Internet... Muốn khắc phục nhược điểm này của con, các bậc cha mẹ
cần chú ý.
• Thứ nhất, cần tập diễn đạt ý nghĩ bằng lời nói. Ngay từ hồi bé, các em thường nghe mẹ
hát ru: "Con tôi buồn ngủ buồn nghê, còn tằm chín đỏ, con dê mọc sừng. Có mọc thì mọc
giữa lưng, đừng mọc con mắt nó sưng tù mù...". Những lời ru mượt mà, giàu hình ảnh là bước
đầu tiên tập cho trẻ làm quen với văn học. Lời ru mở mang óc tưởng tượng, đưa trẻ đến với
màu đỏ vàng ươm của những nong tằm, đến với chú dê con mới nhú cặp sừng tơ... Lớn hơn,
hằng đêm trẻ nghe mẹ kể chuyện Thạch Sanh chém trăn tinh, chuyện Cây khế... Nghe mãi,
các em trở nên thuộc lòng, có thể kể lại rành rọt không thiếu một chi tiết nào. Từ chỗ biết nói
đúng, mạch lạc, giàu hình ảnh, màu sắc thì các em sẽ biết viết đúng, viết hay.
• Thứ hai là tập cho trẻ thói quen quan sát. Bất kể đi đâu, làm gì, bố mẹ nên hướng cho
con cách nhìn nhận những sự vật xung quanh. Đừng ngại khi trẻ đặt câu hỏi: Mẹ ơi sao cây
bàng có lá xanh, lá đỏ? Sao mùa thu có nhiều lá rụng?...
• Thứ ba là hướng cho trẻ đọc sách và học thuộc những đoạn văn hay. Cha mẹ cần chọn
lọc sách hay cho con đọc, hạn chế truyện tranh vì chúng làm hạn chế trí tưởng tượng của trẻ.
Mỗi khi đọc xong một quyển truyện, hãy yêu cầu con viết tóm tắt, nêu ý nghĩa... Tập luyện
nhiều, dần dần trẻ sẽ mài sắc ngòi bút, viết văn trơn tru, thoát ý hơn.
Làm thế nào để giúp con phát triển vốn từ vựng?
Thường xuyên trò chuyện với con.Học ngôn ngữ và gia tăng vốn từ bằng cách lắng nghe
mọi người xung quanh nói chuyện hoặc đối thoại với nhau rất có lợi cho trẻ. Nghe người khác
nói càng nhiều thì ngôn ngữ cá nhân của trẻ càng phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, có nhiều
phương thức sáng tạo lý thú không những làm tăng vốn từ của trẻ mà còn củng cố được các
mối quan hệ và tăng thêm niềm hạnh phúc trong gia đình.
Gây chú ý:Nên dán lên tủ quần áo, tủ lạnh hay ở những chỗ dễ nhìn những tờ giấy ghi chú
những từ hay hoặc có thể vẽ hình minh họa cho các từ đó nếu cần để làm tăng vốn từ của trẻ.
Trong khi ăn, có thể dùng những từ đó để nói chuyện.
Ðọc lớn tiếng:Dĩ nhiên, bạn đã từng đọc lớn tiếng cho con bạn nghe hồi cháu mới sinh,
nên đọc cho con nghe loại sách có nhiều nhân vật và sự kiện, dành thời gian thảo luận và chỉ
cho con biết những từ mới.
Trò chuyện:Dành thời gian chỉ bảo và nói chuyện cho cháu nghe mỗi khi gia đình quây
quần bên nhau. Mỗi khi đi đâu về, cố thu thập về vài món đồ vật cho trẻ. Hãy cho trẻ khoảng
trống để kể về những đồ vật đặc biệt mà trẻ ưa thích, những đồ vật đó có tác dụng chia sẻ
thông tin và kinh nghiệm cho trẻ. Khi cho từ mới, bạn nên tránh những từ tuy ngắn nhưng lại
có những chữ cái giống nhau nhiều quá dễ gây nhầm lẫn. Các em có thể nhớ được những từ
dài miễn là không trùng lặp nhiều.
Ðể phát triển vốn từ của trẻ, đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của trò chuyện về trao đổi
thông tin.
Sử dụng những từ khác nhau để miêu tả:Nên dùng những từ miêu tả phù hợp với mỗi
vật như: ngủ ngon, áo đẹp, búp bê dễ thương v.v. Khi đến một cửa hàng tự chọn để mua một
cái khăn quàng cổ, hãy nói về loại khăn quàng cổ. Khi đến nhà kính chọn mua cây mới để
trồng trong vườn, hãy nói cho con nghe về những loại cây mới đó. Khi làm một món ăn mới,
hãy nói chuyện về cái chảo, dầu đậu phộng, xì dầu, các loại đậu, v.v.
Một số trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ
Chơi cát: có những cha mẹ không cho con nghịch cát vì sợ bẩn. Đừng quá lo. Rây bẩn là
sự phát triển tự nhiên của tính thích khám phá của trẻ. Với đống cát, trẻ có thể xây núi, đào
hang, xây cầu, làm đường, có thể lấy đá cuội và que làm vườn vui chơi. Có thể gạt bằng mặt
cát để trẻ tự vẽ viết tùy ý thích. Ngoài ra, bạn có thể dạy trẻ dùng cát ướt để nặn mô hình hay
dùng cát đã rửa sạch để làm bình lọc nước. Khi nhìn thấy nước đục sau khi lọc qua cát sẽ làm
nước trong, trẻ thấy thích thú và sẽ có những gợi mở suy nghĩ mới.Gấp giấy: là hoạt động vui
chơi đơn giản, thực dụng, và vô cùng phong phú. Một tờ giấy nho nhỏ, qua bàn tay khéo léo
có thể biến thành quần áo, thuyền, máy bay và các con vật có hình thù khác nhau. Trẻ chơi
gấp giấy sẽ được củng cố khái niệm hình học một cách tự nhiên, nhận biết được các sự biến
đổi từ đơn giản đến phức tạp. Bạn hãy biến trò chơi gấp giấy thành một trò chơi vừa rèn kỹ
năng của tay lại vừa giúp cho trẻ động não.Chơi nước: trẻ đặc biệt rất thích nghịch nước.
Nhiều bậc cha mẹ sợ con nghịch nước làm ướt quần áo, nhất là về mùa đông dễ bị cảm lạnh.
Đừng quá lo lắng như vậy. Hãy cho nước vào chậu, thả con vịt nhựa, bóng nhựa hoặc gấp
thuyền bằng giấy… hay thổi bóng xà phòng. Đơn giản nhưng lại mang lại hiệu hiệu quả rõ rệt
về phát triển trí tuệ.
Muốn con viết chữ đẹpKhông phải ngẫu nhiên mà nhiều người có chữ viết rất đẹp như
rồng bay phượng múa. Lại có lắm người không dám đưa chữ của mình cho ai xem. Vậy làm
thế nào để trẻ viết chữ đẹp ở những năm tiểu học? Uốn nắn trẻ từ thuở ban đầuHẳn các
bạn không quên câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”, công việc khi đã thành thói quen, thành nếp
sẽ rất khó chữa. Chữ viết của trẻ cũng vậy, xấu do nhiều lý do, nhưng nguyên nhân quan
trọng nhất là trẻ không viết đúng cách từ những ngày đầu tập viết. Và sau đây là cách tập viết
cho trẻ.Phần chuẩn bị phải được đề caoVở sạch chữ đẹp là tiêu chí hàng đầu ở những năm
tiểu học. Trẻ dễ thích thú, say mê và ham học hơn với điều kiện học tập thoải mái. Do vậy,
bạn nên đầu tư ngay từ ban đầu, vừa đạt hiệu quả cao vừa đỡ tốn kém về sau.Bàn và ghế phải
vừa đúng tầm của trẻ, sao cho khi trẻ ngồi thì khuỷu tay vừa chấm xuống mặt bàn. Nếu bàn
quá thấp, trẻ phải khom lưng xuống, lâu ngày sẽ bị gù hoặc tệ hơn nữa là vẹo cột sống...
Nhưng nếu bàn quá cao, trẻ phải nhướn người lên, hoặc cúi sát để viết dễ dẫn đến cận
thị...Chọn vở tập viết cho trẻ cũng là một khâu quan trọng. Trẻ mới tập viết nên chọn loại vở
có kẻ ô ly to, rõ nét... , giấy dày để chữ không bị hằn hoặc mực không bị thấm sang mặt giấy
bên kia. Mới tập viết, có thể cho trẻ viết bút chì, sau đấy mới viết bút mực. Không nên cho trẻ
viết bút bi, vì độ trơn, nhạy của viết sẽ dễ làm cho trẻ không làm chủ được cây viết của mình
và nét chữ không thật.Ánh sáng ở góc học tập của trẻ cũng rất quan trọng. Một góc học tập
sạch sẽ, sáng sủa làm cho trẻ dễ chịu và hưng phấn hơn. Không nên chọn chỗ tối tăm, muỗi
gián làm trẻ đâm ra sợ hãi và không còn hứng thú trong việc học.Nếu đặt đèn, bạn phải đặt
phía trước mặt hoặc hắt từ bên trái sang. Vì nếu đặt sau lưng hoặc bên phải, bóng của lưng và
tay trẻ sẽ làm tối tập.Những ngày đầu tiên là quan trọng nhấtNhững ngày đầu tập viết rất
quan trọng với trẻ. Trẻ sau này có viết chữ đẹp hay không thì ngay ngày đầu phải kèm chặt,
không phải thấy trẻ biết viết là được. Viết không đúng cách, để tập không đúng vị trí cũng
làm cho chữ trẻ không đẹp. Viết cẩu thả, quấy quá cho qua và không theo dõi đều khiến trẻ ít
viết hoặc không cố gắng viết cũng làm hiệu quả việc tập viết bị giảm.Khi khâu chuẩn bị đã
hoàn tất, bạn bắt đầu tập viết cho con được rồi đấy! Hiện nay, tại các nhà sách có rất nhiều
loại vở tập viết cho trẻ, những quyển vở này có hàng chữ mẫu ở đầu trang và trẻ sẽ viết theo
chỉ một kiểu chữ mẫu đó cho đến hết trang. Viết đi, viết lại nhiều lần, nhằm giúp trẻ quen với
các ký tự, không mắc lỗi chính tả và viết cho đều tay.Dáng ngồi khi viết cũng cần phải chú ý.
Nên tập cho trẻ ngồi thoải mái, vở để thẳng trước mặt. Nhiều trẻ để vở nghiêng hẳn về bên
phải hoặc bên trái mới viết được, bạn nên sửa ngay cách ngồi sai này, để lâu dần thành thói
quen rất khó sửa.Lắm bạn ra sức chỉnh sửa chữ viết cho con khi “gạo đã thành cơm”, có
nghĩa là trẻ đã quen với cách viết riêng của nó. Trong trường hợp này, bạn phải từng bước
nắn lại chữ bằng cách cho trẻ viết thật nhiều theo khuôn mẫu. Dĩ nhiên, tính kiên trì là cần
thiết trong trường hợp này vì trẻ cần thời gian để tập luyện lại.
Nhút nhát
Tâm tính của trẻ ở độ tuổi bắt đầu đến trường có thể dẫn đến thái độ thận trọng với những
tình huống mới và chậm thích ứng với những người chưa quen.
Làm thế nào động viên trẻ nhút nhát?
• Làm gương. Bạn phải có tính quyết đoán trong những trao đổi với những người bán
hàng, hỏi những câu hỏi thích hợp với bạn bè, và nhìn thẳng vào người lạ khi tiếp xúc.
• Cảnh giác với những phản ứng nhanh. Bạn nên gần gũi với trẻ để quan sát và phát
hiện những tình huống xã hội nào có khuynh hướng làm tăng tính nhút nhát nơi trẻ. Khi hiểu
hơn về những lo lắng của trẻ, bạn hãy nói và cùng làm việc với trẻ để vượt qua những tình
huống đó. Ví dụ, con bạn bị áp lực nặng về học hành, có thể cháu không dám nói vì sợ thất
bại. Trong tình huống đó, bạn nên giảm những kỳ vọng của mình đối với việc học của trẻ.
• Thực tập những tình huống khó. Rủ con chơi đóng kịch, cho nó đóng những vai nó
thường ngại làm. Trẻ vừa làm vừa cười khúc khích và thấy rằng thật buồn cười khi phải nói
trước đám đông, phải mời các bạn đi dự sinh nhật..., nhưng nó cũng bắt đầu cảm thấy tự tin
hơn về khả năng hoà nhập với xã hội.
• Giúp trẻ khẳng định vai trò riêng của mình. Trẻ nhút nhát thường khó xác định
cho mình một vị trí riêng trong xã hội. Ðể động viên trẻ, bạn cho cháu tham dự những hoạt
động ngoại khóa thích hợp với sở thích của trẻ: nhóm bơi lội, hướng đạo sinh, câu lạc bộ cờ
vua... Một khi trẻ khám phá ra tài năng của mình, lòng tự tin của trẻ sẽ dâng cao cùng với
lòng nhiệt thành. Nếu trẻ không chịu tham gia thì đừng ép. Bạn liên tục đưa ra ý tưởng, và
cuối cùng trẻ sẽ nhận ra những hứng thú phù hợp.
• Cần ý thức khi nào phải rút lui. Có một ranh giới mong manh giữa việc giúp trẻ
đương đầu với sự nhút nhát và việc quấy nhiễu trẻ bằng những đòi hỏi liên tục bắt trẻ phải hội
nhập với xã hội bên ngoài. Cũng nên nhắc bạn rằng tính khí của trẻ không phải là kết quả của
những khả năng nuôi dạy của bạn. Chừng nào trẻ có bạn bè, cảm thấy hạnh phúc, và có thể
thực hiện vai trò của mình như một học sinh hay một thành viên trong gia đình, thì mọi
chuyện bắt đầu ổn thỏa. Bạn nên khen cháu mỗi khi cháu có nỗ lực hòa nhập, khuyên bảo khi
trẻ cần, sau đó để trẻ tự quyết theo cách của nó.
Đừng gán chữ "nhút nhát" cho con bạn:
Ngàn lần không nên gắn một nhãn hiệu gì cho trẻ con, kiểu như: "Ồ, cháu nhát đấy mà!".
Có thể trẻ không nghĩ mình nhút nhát. Nhưng nếu bạn cứ hay nói vậy, trẻ sẽ tin điều đó. Hơn
nữa, có thể trẻ không thấy tính nhút nhát là một cản trở, nhưng nếu bạn nói trắng thực tế của
vấn đề, thì trẻ có thể nhận ra đó là một trong những nhược điểm trong nhân cách của mình.
Bạn nên nói: "Chưa quen ấy mà. Một lát nữa là nói như sáo thôi", thay vì gọi trẻ là nhút
nhát.
Một khi đã bị mọi người cho là đứa nhút nhát rồi, bạn cố gắng thay đổi hình ảnh đó bằng
cách cho trẻ nghe lóm một vài điều tích cực về nó. Khi trẻ đang nghe lóm, bạn nên khoe rằng
con bạn đã cởi mở hơn, hoặc đề cao một nỗ lực nào đó mà trẻ đã làm để hội nhập với xã hội.
Ðồng thời bạn cũng nên dặn dò những người trong gia đình, người thân, bạn bè, và thầy cô
giáo đừng dán nhãn hiệu cho trẻ.
Trẻ nhút nhát có cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia không?
Chúng ta nên hiểu sự nhút nhát chỉ là chướng ngại vật trên đường chứ không phải là rào
chắn. Dù có đôi chút đau buồn hay vấp phải vài bước đi sai lầm, mọi trẻ em, dù rất nhút nhát
đều có thể rèn luyện cách giao tiếp và đương đầu với tình trạng bị mọi người chú ý. Chúng có
thể có ít bạn hơn so với những trẻ khác, nhưng tình bạn của chúng rất thân.
Tuy nhiên, nếu con bạn nhút nhát quá đến nỗi tránh tiếp xúc, hoặc nếu bạn lo rằng sự nhút
nhát của trẻ hủy hoại khả năng hoạt động của nó, thì nói cho thầy cô giáo của trẻ ở trường
hoặc bác sĩ tâm lý nhi khoa. Họ sẽ giúp bạn đánh giá và hỗ trợ sự phát triển tâm lý của trẻ.
Những giai đoạn quan trọng: Kỹ năng nói
Khi nào bé bắt đầu nói và kỹ năng nói phát triển ra sao?Kỹ năng nói gắn liền với kỹ
năng hiểu những gì người khác nói. Bằng cách lắng nghe người khác, con trẻ học được cách
phát âm và sắp xếp từ để diễn đạt thành câu. Khi còn bé, chữ đầu tiên trẻ học được là cách
phát âm những từ đơn giản như “baba”, “mama”; trẻ có thể gọi “baba”, “mama” lúc cháu
khoảng 9 đến 10 tháng. Khi được 1 tuổi, trẻ bắt đầu cố gắng bắt chước những âm thanh chúng
nghe được, thỉnh thoảng bạn bắt gặp trẻ bập bẹ những từ khó hiểu và có lẽ chỉ có chúng mới
có thể hiểu được mà thôi. Tiếp theo là giai đoạn phát triển với tốc độ lạ thường, bạn chứng
kiến một đứa bé chỉ bi bô vài từ đơn giản nhưng bây giờ lại biết cách đặt câu hỏi, đưa những
lời hướng dẫn và còn có thể huyên thuyên kể chuyện do nó tự đặt ra. 12 đến 18 tháng
tuổiVào lần sinh nhật đầu tiên, đứa trẻ chỉ có thể nói và hiểu nghĩa khoảng 5 từ. Nhưng chỉ 2
tháng sau, những từ bé thường dùng tăng lên 7 từ và cũng có thể lên đến 20 “từ” (chỉ là phát
âm) mà chỉ có nó và những người thân mới hiểu được. Bé cũng bắt đầu học được cách thể
hiện tình cảm trong câu nói, cất cao giọng khi muốn hỏi điều gì đó, ví dụ như nó nói “bế bế”
mỗi khi nó đòi ẵm.Trẻ nhận ra được sự quan trọng của ngôn ngữ, là một phương tiện để
truyền đạt những gì chúng muốn nói và mong đạt được. Trước khi biết nói nhiều từ để có thể
diễn đạt suy nghĩ và ý muốn của nó, trẻ thường kết hợp nói và điệu bộ để diễn tả ước muốn
của nó, ví dụ nó sẽ đưa tay về phía quả bóng và bập bẹ nói “banh banh”. Trong thực tế, một
số trẻ chỉ giao tiếp với cha mẹ bằng cử chỉ. Nếu để ý bạn sẽ thấy con mình lấy tay che mặt
mỗi khi nó lúng túng hoặc đập bàn khi tức giận. Và bạn cũng không nên quá lo lắng khi nó
bứt rứt, cố gắng suy nghĩ để diễn tả những điều nó muốn nói, đây là những dấu hiệu tốt khi
trẻ đang tìm cách giao tiếp và quan tâm đến việc bạn có hiểu những điều nó nói hay
không.Đến 16 tháng, trẻ bắt đầu phát âm những phụ âm, đây là một bước ngoặc quan trọng
trong việc học nói của trẻ. Tiếp theo giai đoạn này là giai đoạn phát triển tăng tốc về vốn từ
bắt đầu vào khoảng tháng 18. Đừng đòi hỏi quá nhiều! Bạn không thể nghe trẻ phát âm những
âm này trong từ cụ thể nhưng thỉnh thoảng bạn thoáng nghe được chúng lặp đi lặp lại những
âm này khi chúng ngồi chơi trên giường cũi hoặc khi đang chơi đồ chơi.Lên 2 tuổi, trẻ có thể
hiểu được khoảng 200 từ, thế nhưng trẻ chỉ thường xuyên sử dụng có 50 –75 từ mà thôi. Đa
số những từ trẻ hay nói là những danh từ chỉ đồ vật mà trẻ hay dùng đến trong cuộc sống
hàng ngày như “muỗng”, “xe”.... Từ 18 đến 20 tháng, tốc độ tiếp thu từ mới của trẻ lên đến
10 hoặc hơn 10 từ một ngày. Những đứa trẻ chú tâm đến chuyện học nói có khả năng học
thêm được một từ mới trong vòng 90 phút vì vậy hãy cẩn thận với lời nói của chính
mình.Trong giai đoạn này, trẻ cũng đã bắt đầu kết hợp hai từ với nhau tạo thành những câu
nói căn bản như “Ẵm con!”. Vì trẻ vẫn chưa nắm được cấu trúc câu nên bạn thường nghe
những câu nói buồn cười như “Con ẵm” (Mẹ ẵm con đi). Trẻ cũng hiểu được rằng chúng có
nhu cầu về ngôn ngữ nên chúng rất cố gắng định rõ và gọi tên những đồ vật chúng thấy hàng
ngày. Dĩ nhiên, trẻ thường mở rộng thái quá những từ chúng đã biết và vì thế tất cả những
động vật bốn chân mà chúng mới thấy lần đầu đều được gọi là “chó”.Vào lần sinh nhật thứ
hai, trẻ bắt đầu nói câu có ba từ và hát nghêu ngao những giai điệu đơn giản. “Cái tôi” đã dần
hình thành, trẻ thích nói về bản thân nó: nó thích gì và không thích gì, nó nghĩ gì và cảm nhận
được gì. Trong giai đoạn này, trẻ thích dùng từ “con” hoặc tự xưng tên của nó khi nói chuyện
với người khác như “Con uống cam” hoặc “Bi uống cam”.
Từ 25 đến 30 thángVốn từ vựng của trẻ đã kha khá, chúng bắt đầu biết lên giọng xuống
giọng. Rất có thể chúng vẫn nói to khi chúng chỉ cần nói với giọng và âm lượng bình thường
và thều thào khi phải trả lời câu hỏi của một ai đó, nhưng chẳng bao lâu chúng sẽ khám phá ra
“âm lượng” thích hợp và biết cách điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe. Từ 2 đến 3 tuổi, số từ
trẻ sử dụng vào khoảng 300 từ (chúng có khả năng hiểu 900 từ). Biết kết nối và sắp xếp danh
từ và động từ, nói được những câu hoàn chỉnh nhưng còn rất đơn giản, háo hức kể những
chuyện đã xảy ra với nó.Bạn đã có thể hỏi chúng những câu hỏi “Ai?” và “Ở đâu?”. Nếu trẻ
chỉ thích đưa ra câu hỏi và tỏ ra khó khăn khi trả lời người khác thì bạn nên đưa cháu đến gặp
bác sĩ khoa nhi. Từ 31 đến 36 thángCháu đã bắt đầu nói những câu khá phức tạp. Biết cách
nói chuyện, lên xuống giọng, sử dụng từ ngữ và mẫu câu thích hợp với tình huống và với
người chúng đang nói chuyện. Ví dụ, chúng còn biết sử dụng cả “uyển ngữ”, thay vì nói là
“con mắc đái” thì nó nói “con muốn ngồi bô”, hoặc đôi khi chúng nói một tràng như ra chỉ thị
“Con muốn vào nhà tắm”. Đến lúc này thì không những chỉ có người trong gia đình mà ngay
cả những người lạ cũng thể thể hiểu được những gì trẻ muốn nói và vì thế bố mẹ không cần
phải đóng vai “thông dịch viên” bất đắc dĩ. Trẻ sẽ thông thạo cách giới thiệu họ tên, tuổi và
sẵn sàng giúp đỡ khi được yêu cầu.Khi nào nên lo lắngBạn chính là máy đo chính xác nhất
sự phát triển khả năng nói của con mình. Trong khi một số trẻ bắt đầu nói vào tháng thứ 9 thì
rất nhiều trẻ chỉ bắt đầu nói vào tháng thứ 13 hoặc 14. Nếu đến 15 tháng mà con bạn vẫn chưa
nói từ nào (ngay cả baba hoặc mama) hoặc không bập bẹ một tiếng nào trước lần sinh nhật
thứ nhất, không có khả năng chỉ và nói các bộ phận trên cơ thể, và bạn cũng không thể nào
hiểu được những gì trẻ nói thì hãy nói chuyện với các chuyên gia hoặc bác sĩ nhi về điều lo
lắng của bạn.Đến 2 tuổi mà trẻ vẫn ít khi cố gắng tập nói, không thích bắt chước người khác
nói hoặc có vẻ như chẳng có vẻ gì là muốn nói chuyện thì có lẽ bé gặp vấn đề về nói hoặc
nghe.Lên 3 tuổi mà trẻ vẫn chưa nói thành câu, thường hay nói sai, khi nói nó thường tránh
tiếp xúc bằng mắt với người đối diện, gặp khó khăn khi gọi tên các vật dụng trong nhà hoặc
vẫn chưa nói được thành câu đơn giản, bạn hãy mang bé đi khám bác sĩ để tìm phương pháp
chữa trị cho bé càng sớm càng tốt.Việc trẻ nói lắp chỉ là một hiện tượng bình thường đặc biệt
là khi chúng đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh về khả năng diễn đạt ý tưởng. Chúng quá
háo hức muốn kể hết những gì đang ở trong đầu và đôi khi chúng không nghĩ ra được từ để
diễn đạt. Nhưng nếu chúng tiếp tục nói lắp sáu tháng sau đó hoặc trở nên nói lắp nhiều hơn,
tỏ ra căng thẳng mỗi khi chúng mở miệng nói một điều gì đó, bạn hãy xin lời khuyên của bác
sĩ.Khi chúng lớn lên, chúng sẽ huyên thuyên nói chuyện cả ngày, nào là những kế hoạch của
bọn nhỏ ở trường học, chúng ăn gì ở trường học, suy nghĩ của nó dành cho bà dì ghẻ của Cô
bé lọ lem và bất cứ chuyện gì nó quan tâm. Bạn cũng sẽ chẳng nhớ rằng trước đây bạn đã lo
lắng là chúng sẽ không nói được. Và giờ đây bạn lại mong ước có được một ngày yên tĩnh.
Lên 4 tuổi, trẻ sử dụng được 800 từ, để ý đến ngữ pháp và bắt đầu những câu hỏi Tại sao?
Cái gì? Ai làm?
Những nét vẽ đầu tiên
Những chữ viết nguệch ngoạc, những nét vẽ bằng tay là những bước hết sức cần thiết trong
quá trình hình thành chữ viết tay chuẩn và khả năng suy luận của trẻ.
Dù chưa vào lớp một nhưng con bạn lại rất say mê lớp học vẽ của mình, tuy nhiên bạn lại
nghĩ: "Thằng bé đang theo học toán, lớp tập viết để chuẩn bị vào lớp một, rồi lại học đàn, học
bơi, rồi học cả tiếng Anh. Có nên cho con tiếp tục học lớp vẽ này không nhỉ?"
Rất nên đấy, vì chỉ khi đến lớp học vẽ này con bạn mới có thời gian viết nguệch ngoạc, vẽ
và tô màu một cách tự do mà không chịu sự kiểm soát của ai cả. Sau nhiều nghiên cứu người
ta nhận thấy rằng từng bước tiến bộ của trẻ trong khi học vẽ có sự trùng khớp với từng giai
đoạn phát triển về tâm sinh lý của chúng.
Trẻ chập chững biết đi sẽ vẽ theo bản năng:
Khi đi ngang qua những chỗ mà thằng bé đã vẽ bậy vẽ bạ lên đó, bạn hãy dừng lại và quan
sát đi: không bậy bạ chút nào đâu. Bé bị thôi thúc phải để lại dấu vết hay bút tích như những
đường gợn sóng và dấu chấm trên bàn ghế hoặc trên tường. Nhưng động cơ của bé chưa đủ
mạnh nên bé chỉ vẽ khi có nhu cầu giải phóng bớt năng lượng.
Lên 3 tuổi, bé vẽ có chủ ý hơn với những đường thẳng và vòng tròn được vẽ đi vẽ lại nhiều
lần. Nếu bé tiếp tục luyện tập và phát huy được khả năng tập trung thì sự kết hợp giữa thị giác
và động lực của bé sẽ làm cho điều đó khá hơn. Ở giai đoạn này, bé vẫn chưa nhận thức được
sự sáng tạo trong nghệ thuật. Hình vẽ của bé trông có vẻ như lung tung, bừa bãi và không ra
hình thù gì, nhưng lại là sự bắt đầu của ý thích muốn được vẽ.
Tuổi sắp đi học: vẽ theo suy nghĩ, ý tưởng của mình:
Từ 3 tuổi cho đến 5 tuổi, cơ ở các ngón tay và cổ tay mạnh hơn trước. Ngoài ra, tay và mắt
cũng phối hợp nhịp nhàng hơn trước. Các yếu tố này hình thành nên giai đoạn kế tiếp có liên
quan đến vấn đề về quan sát vật thể. Ðây là bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển
trí não của trẻ con - khả năng vẽ theo ý tưởng của mình.
Vẽ trở thành một phương tiện để trẻ giao tiếp, và có thứ ngôn ngữ riêng của nó. Trẻ bắt
đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí và thiết kế. Dần dần những bức tranh của trẻ
chuyển từ những hình ảnh trừu tượng thành những hình tượng có hồn. Những gì bé đã đã trải
qua và nhìn thấy bỗng kết hợp lại với nhau và được thể hiện một cách tượng trưng (dù vẫn
chỉ là những đường thẳng và những dấu chấm). Trẻ đã có thể truyền đạt với bạn những gì trẻ
muốn nói bằng hình ảnh. Khi đang vẽ, trẻ rất hay nói để có thể khỏa lấp sự non nớt trong khía
cạnh hội họa và cũng có thể là trẻ đang cố gắng liên hệ, gắn kết suy nghĩ và cảm xúc của bé
với môi trường bên ngoài.
Tuổi đến trường: chúng ta thực sự ngạc nhiên bởi óc quan sát của trẻ:
Từ 5 đến 8 tuổi, vẽ đã trở thành những tác phẩm của trí tuệ. Những bức tranh của trẻ ghi
lại quá trình trẻ suy nghĩ, là nhu cầu mô tả rất hiện thực về bản thân và cũng là nơi để trẻ trút
hết tình cảm. Khi ấy, tranh của trẻ trở nên sống động, có đầu tư . Hầu hết những bức tranh
của trẻ đều được khơi nguồn cảm hứng sáng tác từ những vật thể rất kỳ quặc đối với những
người khác. Trẻ tìm thấy được niềm vui riêng trong mỗi tác phẩm mang tính sáng tạo của
mình. Và đây cũng là sản phẩm của bán cầu não phải của trẻ.
Trẻ dưới 6 tuổi thường sống trong thế giới của trí tưởng tượng, nhưng trẻ lại quan sát cuộc
sống xung quanh một cách thực tế hơn và hiện thực hơn. Lúc này, những bức tranh của bé
làm người lớn ngạc nhiên vì chiều sâu của đề tài và hình thức của nó.
Cân đối bán cầu não trái và phải:
Theo kết quả nghiên cứu, bán cầu não trái chịu trách nhiệm chia nhóm, phân tích và sắp
xếp mọi thứ theo một chuỗi liên tục, thứ tự. Ngược lại, bán cầu não phải thì lại kết hợp các
hoạt động của các bộ phận trong cơ thể và điều khiển thị giác. Bán cầu não phải đóng vai trò
rất quan trọng trong việc phát triển khả năng nghệ thuật của trẻ. Chương trình giáo dục cho