Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Ứng dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến nghé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM –
MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG VI KHUẨN Nitrosomonas
ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH TÀU HỦ – BẾN NGHÉ

Ngành

:

Chuyên ngành :

MÔI TRƯỜNG
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Trung Dũng
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Tường Vy

MSSV

: 1311090054

Lớp


: 13DMT01

TP. Hồ Chí Minh, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu khoa học của tác giả.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và có nguồn gốc. Tác giả xin chịu
trách nhiệm trước Hội đồng phản biện và pháp luật về các kết quả nghiên cứu của đề
tài này.

Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tường Vy

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin chân thành cảm ơn tất cả q Thầy Cơ trường Đại học
Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là q Thầy Cơ trong khoa Cơng nghệ
sinh học – Thực phẩm – Môi trường đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích cho em
trong suốt bốn năm vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Thái Văn Nam đã tạo điều kiện cho em được
thực tập và làm đồ án trong thiết bị quan trắc tự động Mobilab.
Em vô cùng cám ơn Thầy Nguyễn Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy em
trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến anh Trịnh Trọng
Nguyễn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm thí nghiệm phân tích tại

Mobilab cũng như trong suốt quá trình làm đồ án này.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp này nhưng vẫn cịn nhiều
thiếu sót, vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của q Thầy Cơ, Hội
đồng phản biện để đề tài được hồn thiện hơn.
Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tường Vy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
2.1 Mục tiêu chính ................................................................................................. 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN ...................................................................................... 6
1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội của kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.................................. 6

1.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 6
1.1.2 Điều kiện xã hội ........................................................................................ 6
1.2 Ơ nhiễm mơi trường nước ................................................................................ 8
1.2.1 Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước .................................................... 8
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm ...................... 9
1.3 Các phương pháp thử nghiệm độc học ........................................................... 11
1.3.1 Thử nghiệm độc cấp tính......................................................................... 11
1.3.2 Thử nghiệm độc mãn tính ....................................................................... 12
1.3.3 Thử nghiệm độc tĩnh .............................................................................. 14
1.3.4 Thử nghiệm độc động (liên tục) .............................................................. 14
iii


1.4 Độc tính kim loại nặng.................................................................................. 14
1.4.1 Chì (Pb) .................................................................................................. 14
1.4.2 Cadimi ................................................................................................... 15
1.4.3 Asen ....................................................................................................... 15
1.4.4 Thủy ngân ............................................................................................... 16
1.4 Tổng quan về vi khuẩn Nitrosomonas ............................................................ 16
1.4.1 Giới thiệu về vi khuẩn Nitrosomonas ...................................................... 16
1.4.1.1 Đặc điểm.............................................................................................. 16
1.4.1.2 Q trình Nitrat hóa ............................................................................. 16
1.4.2 Các nghiên cứu liên quan đến vi khuẩn Nitrosomonas ............................ 18
1.5 Các nghiên cứu liên quan ............................................................................... 19
1.5.1 Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 19
1.5.2 Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 20
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 18
2.1 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2.1 Phương pháp lấy mẫu ............................................................................. 22

2.2.2 Phương pháp phân tích các thơng số lý hóa ............................................. 23
2.2.2.1 Xác định thông số pH........................................................................... 23
2.2.2.2 Chỉ tiêu NH4+ ....................................................................................... 24
2.2.2.3 Chỉ tiêu Phosphat ................................................................................. 27
2.2.2.4 Chỉ tiêu TOC ....................................................................................... 29
2.2.3 Phương pháp thử nghiệm độc học ........................................................... 33
2.2.5 Phương pháp phân tích số liệu theo hệ số tương quan ............................. 37
2.2.6 Phương pháp xử lí số liệu....................................................................... 37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 38
3.1. Kết quả phân tích lý, hóa .............................................................................. 38
3.1.1. Thơng số pH .......................................................................................... 38
3.1.2. Chỉ tiêu DO............................................................................................ 41
iv


3.1.3. Chỉ tiêu Amoni ...................................................................................... 44
3.1.4. Chỉ tiêu TOC ......................................................................................... 49
3.1.5. Chỉ tiêu Toxcity ..................................................................................... 53
3.1.6. Chỉ tiêu TSS .......................................................................................... 57
3.1.7. Chỉ tiêu Photphat ................................................................................... 62
3.4. Mối tương quan giữa độc học và các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường ................ 66
3.4.1. Tại thời điểm nước lớn ........................................................................... 66
3.4.2. Tại thời điểm nước ròng ......................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72
PHỤ LỤC

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê các vị trí lấy mẫu tại kênh Tàu Hủ - Bến Nghé .......................... 22
Bảng 2.2. Qui trình vận hành máy Amonitor ............................................................. 26
Bảng 2.3. Danh mục hóa chất sử dụng cho máy Amonitor ........................................ 27
Bảng 2.4. Các bước canh chuẩn máy TOC ................................................................ 30
Bảng 2.5.Các bước đo mẫu đơn lẻ ............................................................................. 32
Bảng 2.6. Các phương pháp phân tích kim loại nặng trong nước ............................... 29
Bảng 2.7. Ý nghĩa các từ khóa của máy Nitritox ....................................................... 35
Bảng 3.1. Kết quả phân tích pH lúc nước lớn ............................................................ 38
Bảng 3.2: Kết quả phân tích pH lúc nước rịng .......................................................... 40
Bảng 3.3. Kết quả phân tích DO lúc nước lớn ........................................................... 41
Bảng 3.4. Kết quả phân tích DO lúc nước ròng ......................................................... 43
Bảng 3.5. Kết quả phân tích Amoni lúc nước lớn ...................................................... 44
Bảng 3.6. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Amoni lúc nước lớn................................ 45
Bảng 3.7. Kết quả phân tích Amoni lúc nước rịng .................................................... 46
Bảng 3.8. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Amoni lúc nước rịng.............................. 47
Bảng 3.9. Kết quả phân tích TOC lúc nước lớn ......................................................... 49
Bảng 3.10. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn TOC lúc nước lớn................................. 49
Bảng 3.11. Kết quả phân tích TOC lúc nước rịng ..................................................... 51
Bảng 3.12. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn TOC lúc nước rịng............................... 51
Bảng 3.13. Kết quả phân tích Toxcity lúc nước lớn ................................................... 53
Bảng 3.14. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Toxcity lúc nước lớn ............................ 53
Bảng 3.15. Kết quả phân tích Toxcitylúc nước rịng .................................................. 55
Bảng 3.16. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Toxcitylúc nước rịng ........................... 55
Bảng 3.17. Kết quả phân tích TSS lúc nước lớn ........................................................ 57
Bảng 3.18. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn TSS lúc nước lớn .................................. 58

vi



Bảng 3.19. Kết quả phân tích TSS lúc nước rịng ...................................................... 59
Bảng 3.20. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn TSS lúc nước ròng ................................ 60
Bảng 3.21. Kết quả phân tích Photphat lúc nước lớn ................................................. 61
Bảng 3.22. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Photphat lúc nước lớn........................... 62
Bảng 3.23. Kết quả phân tích Photphat lúc nước rịng ............................................... 63
Bảng 3.24. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Photphat lúc nước ròng......................... 64
Bảng 3.25.Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước lớn tại cầu Chà
Và ............................................................................................................................ 65
Bảng 3.26.Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước lớn tại cầu Chữ
Y .............................................................................................................................. 66
Bảng 3.27.Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước lớn tại cầu Ông
Lãnh ........................................................................................................................ 66
Bảng 3.28.Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước lớn tại cầu
Khánh Hội ................................................................................................................. 66
Bảng 3.29. Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước rịng tại cầu
Chà Và ...................................................................................................................... 67
Bảng 3.30. Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước ròng tại cầu
Chữ Y........................................................................................................................ 67
Bảng 3.31. Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước rịng tại cầu
Ơng Lãnh .................................................................................................................. 67
Bảng 3.32. Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước ròng tại cầu
Khánh Hội ................................................................................................................. 67

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Khung cảnh Cầu Chà Và xưa và nay ........................................................... 7
Hình 1.2. Vi khuẩn giáp xác Daphnia magna............................................................ 12
Hình 1.3. Sinh vật thí nghiệm C. cornuta (A), D. lumholtzi (B) và D. magna (C) ...... 13

Hình 2.1. Bản đồ vị trí các điểm lấy mẫu nước kênh Tàu Hũ – Bến Nghé ................. 23
Hình 2.2. Máy đo và đầu dị pH ................................................................................ 24
Hình 2.3. Máy Ammonitor ........................................................................................ 25
Hình 2.4. Máy TOC Ultra ......................................................................................... 29
Hình 2.5. Máy Nitritox.............................................................................................. 33
Hình 2.8. Sơ đồ nguyên lí làm việc của máy Nitritox ................................................ 34
Hình 2.1. Kết quả dựng đường chuẩn Phosphat......................................................... 28
Hình 3.1. Giá trị pH kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn ...................................... 39
Hình 3.2. Giá trị pH kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước rịng .................................... 40
Hình 3.3. Giá trị DO kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn ..................................... 42
Hình 3.4. Giá trị DO kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước rịng ................................... 43
Hình 3.5. Giá trị Amoni kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn ................................ 45
Hình 3.6. Giá trị Amoni kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước rịng .............................. 47
Hình 3.7. Giá trị TOC kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn................................... 50
Hình 3.8. Giá trị TOC kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước rịng................................. 52
Hình 3.9. Giá trị Toxcity kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn .............................. 54
Hình 3.10. Giá trị Toxcity kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước rịng .......................... 56
Hình 3.11. Giá trị TSS kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn .................................. 59
Hình 3.12. Giá trị TSS kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước rịng ................................ 61
Hình 3.13. Giá trị Phosphat kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn .......................... 63
Hình 3.14. Giá trị Phosphat kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng ........................ 65

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

Biodiversity Index

Chỉ số đa dạng sinh học

1

BDI

2

BOD

3

BSI

Chỉ số động vật đáy

4

BTNMT

Bộ tài ngun mơi trường

5

COD


Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

6

DO

Dessolved Oxygen

Nồng độ oxy hòa tan trong nước

7

DD

8

EC 50

Effective Concentration

9

IPI

Industrial Pollution Index

10


NH4 - N

11

NPI

Nutrient Pollution Index

Chỉ số ô nhiễm dinh dưỡng

12

OPI

Organic Pollution Index

Chỉ số ô nhiễm hữu cơ

13

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

14

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


15

TOC

Total Organic Carbon

Tổng cacbon hữu cơ

16

TSS

Total Suspended Solids

Tổng chất rắn lơ lửng

17

TPHCM

18

±SD

Biochemical Oxygen
Demand

Nhu cầu oxy sinh hóa

Dung Dịch

Nồng độ chất độc gây ảnh hưởng
cho 50% sinh vật thử nghiệm
Chỉ số ơ nhiễm cơng nghiệp
Amoni tính theo N

Thành phố Hồ Chí Minh
Standard Deviation

ix

Độ lệch chuẩn


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
“ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp hố
theo hướng hiện đại” là mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
[1]. Trong đó, sự phát triển của các khu cơng nghiệp đã đóng góp đáng kể vào sự phát
triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển cơng nghiệp kèm theo
q trình đơ thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã cải thiện được cuộc
sống của người dân Thành phố. Tuy nhiên, sự phát triển này đã tạo ra hàng loạt các
vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thối chất lượng mơi trường
trên diện rộng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước trên các hệ thống kênh của Thành phố.
Nước là nguồn tài nguyên vô tận trong thiên nhiên nhưng do sự phân bố không đều
và do tác động của con người nên một số nơi trên thế giới trở nên khan hiếm hoặc kém
chất lượng, không sử dụng được. Do tính dễ lan truyền nên phạm vi vùng ô nhiễm của
nước lan nhanh trong thủy vực và theo đà phát triển của sản xuất công nghiệp, tốc độ
đơ thị hóa,… . Nhiều nơi trên thế giới đang bị đe dọa thiếu nước sạch trầm trọng do
tình trạng nguồn nước bị ơ nhiễm hoặc sa mạc hóa. Hậu quả của việc nhiễm độc chất,
độc tố trong vùng nước bị ơ nhiễm đã, đang và sẽ cịn phải giải quyết lâu dài. Nước ô

nhiễm là con đường dễ dàng nhất đưa độc chất vào các cơ thể sống và con người thơng
qua các mắt xích trong chuỗi thức ăn. Vì thế, vấn đề ơ nhiễm nước và ảnh hưởng của
các tác nhân độc trong nước đến quần xã thủy sinh và con người cần được quan tâm
nghiên cứu.
Nhận thức được vấn đề suy thối và bảo vệ mơi trường, nhiều dự án liên quan
đến vấn đề bảo vệ và cải tạo nguồn nước tại TPHCM đã được tiến hành như: Dự án cải
tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Tân Hóa - Lị Gốm và
trong tương lai khơng xa các tuyến kênh Hàng Bàng (quận 6), Tham Lương - Bến Cát
- Rạch Nước Lên (quận Gị Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và Quận 12) hay rạch
Xuyên Tâm (Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp), … cũng sẽ được cải tạo. [9]
Để tiếp tục theo dõi và quan trắc chất lượng nước tại các dịng kênh này sau khi
cải tạo thì cần có những kế hoạch và nghiên cứu cụ thể. Đã có nhiều nghiên cứu đi sâu
vào lĩnh vực này nhưng ứng dụng vi sinh vật để kiểm sốt ơ nhiễm thì cịn khá mới mẻ
1


tại Việt Nam. Vì thế “Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước
kênh Tàu Hủ – Bến Nghé” là hết sức cần thiết, vừa mang tính khoa học vừa có thể
cung cấp các dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo, vừa có thể đánh giá được chất
lượng nước sau khi cải tạo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chính
Phân tích đánh giá chất lượng nước kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá chất lượng nước dựa trên các thơng số lý, hóa, kim loại nặng và độc học
của hệ thống kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
So sánh mối tương quan giữa các chỉ số lý hóa với chỉ số độc học.
3. Phƣơng Pháp nghiên cứu
Bảng 1: Các Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý hóa
STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

1

pH

-

2

NH4-N

mg/l

Máy Amonitor

3

TOC

mg/l

Máy TOC Ultra

4

TOXCITY


mg/l

Máy Nitritox

5

TSS

mg/l

Tủ sấy, cân phân tích

6

Phosphate

mg/l

Máy Đo quang

Thiết bị phân tích

Đầu dị pH

2


4. Nội dung nghiên cứu
4.1 Nội dung 1: Tổng hợp các tài liệu có liên quan

 Tài liệu về thơng tin kinh tế, xã hội và môi trường của kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé.
 Tài liệu về tài nguyên nước nước mặt.
 Các thông tin về phương pháp thử nghiệm độc học nước.
 Các nguồn gây ô nhiễm tại hệ thống kênh rạch nội thành TPHCM.
 Các nghiên cứu liên quan về thử nghiệm độc học môi trường nước của các tác
giả trong và ngoài nước.
 Các nghiên cứu liên quan về vi khuẩn Nitrosomonas
4.2 Nội dung 2: Khảo sát, điều tra thực địa và lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu.
 Khảo sát, điều tra thực địa nhằm mục đích xác định vị trí lấy mẫu và những
nguồn gây ơ nhiễm tại các vị trí lấy mẫu từ đó có những đánh giá chính xác
nhất cho những kết quả phân tích.
 Các mẫu nước của khu vực nghiên cứu được lấy theo từng hệ thống kênh chính,
theo hai thời điểm triều lên và triều xuống trong ngày.
4.3 Nội dung 3: Thử nghiêm độc học và đánh giá độc tính
Các mẫu nước lấy tại các hệ thống kênh rạch sẽ được thử nghiệm độc tính bằng
vi khuẩn nitrit hóa (Nitrosomonas).
4.4 Nội dung 4: Đánh giá mối tương quan giữa các chỉ tiêu
Xác định hệ số tương quan giữa các thông số hóa lý với các chỉ số độc học của
từng mẫu nước, từ đó đưa ra các đánh giá về yếu tố gây độc của các thơng số hóa lý.
4.5 Nội dung 5: Đánh giá mức độ ô nhiễm của mơi trường nước trên hệ thống
kênh rạch chính tại TPHCM

3


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Khảo sát thực địa, điều tra và


Khảo sát thực địa, điều tra và

tổng hợp các tài liệu

tổng hợp các tài liệu

ĐKTN
ĐKXH

Hiện
trạng
môi
trường

Điều
kiện
phát
triển
KT-XH

Thử nghiệm độc
học các mẫu nước
(Vi khuẩn
Nitrosomonas)

Phân tích, tổng hợp xử lý

Phân tích các chỉ
tiêu lý hóa, vi sinh
của các mẫu nước

(TOC, TSS,
NH4+-N, Phosphat)

Kết quả xử lý

dữ liệu

Đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước
tại Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé

Đánh giá mối tương quan giữa độ độc
với các chỉ tiêu hóa lý

Đề xuất các giải pháp

4


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
-

Nước mặt kênh Tàu Hủ – Bến Nghé

-

Vi sinh vật chỉ thị Nitrosomonas

5.2 Phạm vi nghiên cứu
-


Không gian nghiên cứu: Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé phân khúc từ cầu Chà Và
(Quận 8) đến cầu Khánh Hội (Quận 1).

-

Thời gian nghiên cứu: 2/2017 – 7/2017

-

Địa điểm nghiên cứu:
+ Trạm quan trắc nước thải di động - Mobilab 3
+ Trung tâm thực hành thí nghiệm khoa Cơng nghệ sinh học – Thực phẩm –
Môi trường, trường Đại học Công Nghệ TPHCM.

6. Ý nghĩa của đề tài
Việc thực hiện đề tài sẽ đánh giá được chất lượng nước mặt tại kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé thơng qua việc phân tích các thơng số lý hóa, kim loại nặng và vi sinh. Quan
trọng nhất là việc đánh giá được độc tính của nguồn nước tại kênh, xác định nguyên
nhân gây ra độc tính của nguồn nước từ đó phục vụ cho cơng tác giám sát sinh học và
quản lý môi trường nước tại các hệ thống kênh rạch này.
Bên cạnh đó, các số liệu nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng
cho những nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là làm cơ sở so sánh về chất lượng nước cho
các cơ quan chức năng có liên quan.
Việc sử dụng sinh vật để đánh giá độc tính của nguồn nước được rất nhiều đề tài
trong và ngoài nước tiến hành. Riêng đề tài này, tác giả chọn Vi khuẩn Nitrosomonas
làm chỉ thị sinh học để đánh giá độc tính của nước trong thời gian ngắn, dựa trên tốc
độ tiêu thụ oxy của vi khuẩn Nitrosomonas trong nước. Ngoài ra, nghiên cứu này cịn
sử dụng thiết bị phân tích chất lượng nước di động – MobiLab 3 trong việc phân tích
các chỉ tiêu lý hóa và thử nghiệm độc học nước cho hệ thống kênh.


5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Điều kiện Tự nhiên – Xã hội kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 14
Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé dài hơn 22km bắt đầu từ Sơng Sài Gịn đến Kênh Lị
Gốm chảy qua quận 1,4,5,6,8. Riêng đoạn ở quận 1,4 còn được gọi là rạch Bến Nghé,
đoạn quận 5,6,8 gọi là Kênh Tàu Hủ. Ngồi ra cịn các đường chạy dọc ven kênh như
đại lộ Võ Văn Kiệt, Bến Vân Đồn, Ba Đình, Bến Bình Đơng.
1.1.2 Điều kiện xã hội
Tàu Hủ - Bến Nghé là tuyến đường thủy trọng yếu của Sài Gòn năm xưa. Qua
biến thiên lịch sử, dòng kênh này 1 thời bị bỏ phế, hoang hóa, nhếch nhác. Nay nó
đang hồi sinh từng ngày… Thương bến trọng yếu nhất của thành Gia Định năm xưa
nằm ở khu vực bến Bạch Đằng ngày nay. Và tuyến đường thủy quan trọng nhất đưa
thương thuyền từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng như khu vực Chợ Lớn về thương
bến này là dịng Tàu Hủ - Bến Nghé ngày nay.
Nói vậy để biết Tàu Hủ - Bến Nghé là dịng kênh có lịch sử vận tải hơn 300 năm
qua, hình thành cùng lúc với sự hình thành của vùng đất Gia Định năm xưa, TPHCM
hơm nay. Nó đã đóng góp 1 phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của vùng đất
trù phú này.
Tuy nhiên, một thời gian dài tuyến đường thủy Tàu Hủ - Bến Nghé bị bỏ hoang,
bùn đất bồi lắng làm dòng kênh cạn dần; nhà cửa nhếch nhác, tạm bợ được cất san sát
dọc hai bờ kênh; rác rếnh nổi lềnh bềnh trên dòng kênh lớn nhất chạy ngang trung tâm
thành phố này…
Một nghiên cứu của Viện Kinh tế TPHCM năm 1998 đánh giá về tuyến đường
thủy này: “Dọc 2 bên bờ có nhiều nhà cửa xây cất lấn chiếm mỗi bên 10-15m. Có
nhiều ghe thuyền, các chợ đầu mối thu gom hàng hóa và rác đủ các loại từ các chợ
được đổ bừa bãi xuống dòng nước. Ở các chân cầu rác đổ tạo thành từng đống lớn”.

Hình ảnh đó khiến bộ mặt đơ thị trở nên xấu xí, tuyến đường thủy này mất đi vai trò
quan trọng cũng như vẻ đẹp mỹ lệ năm xưa.
Và một kế hoạch dài hơn nhằm khôi phục vẻ mỹ lệ năm xưa của tuyến đường
thủy quan trọng này đã được TPHCM thực hiện suốt 10 năm qua. Những khu nhà
6


nhếch nhác được giải tỏa, những cây cầu mới hình thành, lòng kênh được nạo vét,
những con đường tuyệt đẹp được hình thành dọc bờ kênh… Đến nay, Tàu Hủ - Bến
Nghé đã hồi sinh.
Tuy nhiên, do việc thiếu ý thức của một số người dân mà kênh này cũng đang
đứng trước nguy cơ tái ô nhiễm. Lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé chịu ảnh hưởng
của nhiều nguồn tác động trên tồn lưu vực, nguồn ơ nhiễm chủ yếu là do nước thải
sinh hoạt.

Hình 1.1: Khung cảnh đoạn cầu Chà Và xưa (trên) và nay (dưới). Nguồn: VnExpress

7


1.2 Ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc 18
1.2.1 Tác nhân gây ô nhiêm môi trường nước
Có rất nhiều tác nhân gây ô nhiễm nước, tuy nhiên để tiện lợi cho việc quan trắc và
khống chế ơ nhiễm nguồn nước, ta có thể phân chúng thành các nhóm cơ bản:
 Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxy: thuộc loại
này có cacbohydrat, protein, chất béo,... Đây là các chất gây ô nhiễm phổ biến
nhất có trong nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp chế biến thực phẩm.
 Các chất hữu cơ bền vững: polychlorophenol (PCPs), polychlorobiphenyl (PCB),
các hydrocacbon đa vòng,... Các chất này thường có trong nước thải cơng nghiệp
và nguồn nước chảy tràn qua các vùng nơng, lâm nghiệp có sử dụng nhiều thuốc

trừ sâu. Đây là các chất có độc tính cao đối với con người và sinh vật.
 Các kim loại nặng: Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con
người và các loại động vật có vú, lưỡng thê, bị sát, chim và tơm cá. Các kim loại
nặng thường có trong nước thải cơng nghiệp là chì (Pb), thủy ngân (Hg), crơm
(Cr), cadimi (Cd), asen (As), mangan (Mn).
 Các chất vô cơ: Nhiều ion vơ cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt
là nước biển. Trong nước thải từ các khu dân cư ln có nồng độ tương đối cao
các ion Cl-, CO32-, PO43-, Na+, K+.
 Dầu mỡ: Là chất lỏng khó tan trong nước. Độc tính và tác động sinh thái của dầu
mỡ phụ thuộc vào từng loại dầu. Hầu hết các loài thực, động vật đều bị tác hại
bởi dầu mỡ. Các loài thủy sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản
q trình hơ hấp, quang hợp và cung cấp chất dinh dưỡng.
 Các chất phóng xạ: Trong mơi trường ln có một lượng phóng xạ tự nhiên do
hoạt động của con người hoặc từ các nguồn đất đá, núi lửa tạo nên. Các sự cố
phóng xạ có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đến con người và sinh vật chủ
yếu do nổ hoặc rò rỉ các lò phản ứng nguyên tử.
 Các sinh vật gây bệnh: Bao gồm vi trùng, siêu vi trùng, giun sán. Nguồn nước ô
nhiễm do phân có thể có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng (virus), động vật đơn
bào (Protozoa) và trứng giun sán gây bệnh.

8


 Các chất có mùi: Nước có mùi là do các nguyên nhân sau: có chất hữu cơ từ cống
rãnh khu dân cư, xí nghiệp chế biến thực phẩm; nước thải cơng nghiệp, hóa chất;
sản phẩm từ sự phân hủy cây cỏ, rong tảo, động vật.
Ngồi ra cịn có các chất rắn và khí hịa tan cũng là tác nhân gây ra ô nhiễm môi
trường nước.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm
Để xác định chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm nước, người ta dùng các thông

số chất lượng nước:


Các thông số vật lý: nhiệt độ, màu, mùi vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ,...có thể
được xác định bằng định tính hoặc định lượng.



Các thơng số hố học: Chỉ số pH (độ axit hoặc độ kiềm), lượng chất lơ lửng, các
chỉ số BOD, COD, Oxy hoà tan (DO), Dầu mỡ, Clorua, Sunphat, Amôn, Nitrit,
Nitrat, Photphat, Các nguyên tố vi lượng, Kim loại nặng, Thuốc trừ sâu, Các chất
tẩy rửa và nhiều loại chất độc khác.



Các thông số sinh học: Coliform, Fecal streptococus, tổng số vi khuẩn hiếu khí,
kỵ khí và các sinh vật gây bệnh.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, người ta thường dùng các chỉ tiêu

hay thông số phổ biến là:


Chất rắn lơ lửng (SS - Suspended Solids): Là các chất không tan trong nước và
được xác định bằng cách lọc một mẫu nước qua giấy lọc tiêu chuẩn. Cặn thu
được trên giấy lọc sau khi sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi khối lượng không
đổi thì đem cân xác định khối lượng - đó được được gọi là lượng chất lơ lửng
trong mẫu nước phân tích.




Nhu cầu oxy sinh hố (BOD - Biochemical Oxygen Demand): Là lượng oxy cần
thiết để oxy hoá (bởi vi sinh vật hiếu khí) các chất bẩn hữu cơ trong nước trong
một khoảng thời gian xác định. Nó đặc trưng cho lượng chất hữu cơ dễ bị phân
huỷ bởi các vi sinh vật hiếu khí. Thơng thường đối với nước thải sinh hoạt, để
phân huỷ hết các chất bẩn hữu cơ địi hỏi thời gian 20 ngày - BOD20 hay BOD
tồn phần.

9




Nhu cầu oxy hoá học (COD - Chemical Oxygen Demand): Là lượng oxy cần
thiết để oxy hoá bằng hoá học các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Đại lượng này
đặc trưng cho tất cả các chất bẩn hữu cơ có trong nước.
Có nhiều kỹ thuật đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước dựa vào giá trị của các

thông số chọn lọc. Các kỹ thuật này sử dụng các chỉ số (index) để thực hiện mức độ ơ
nhiễm. Có thể nêu một số chỉ số đang được công nhận như sau :


Chỉ số ô nhiễm dinh dưỡng (NPI): Chỉ số này dựa vào kết quả quan trắc hàng
tháng các thông số: NH4+, NO3-, NO2-, tổng P, pH, chlorophyll, độ dẫn điện và độ
đục.



Chỉ số ô nhiễm hữu cơ (OPI): Chỉ số này được tính kết quả quan trắc hàng tháng
các thông số: NH4+, BOD, COD, nhiệt độ và DO.




Chỉ số ô nhiễm công nghiệp (IPI): Sử dụng để đánh giá ô nhiễm do các tác nhân
ô nhiễm vi lượng (trừ hóa chất bảo vệ thực vật): kim loại nặng, dầu mỡ,
polyhydrocacbon thơm, phenol, cyanua,... khơng chỉ hịa tan trong nước mà có
thể dính bám vào đất và thủy sinh.



Chỉ số động vật đáy (BSI): BSI được sử dụng để đánh giá chất lượng nước thông
qua việc quan trắc động vật đáy không xương sống lớn. Một trong những BSI
hiện đang sử dụng ở Châu Âu để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn sông suối là hệ
thống BMWP (Biological Monotoring Working Party). Hệ thống BMWP dựa
theo điểm của động vật đáy trong mẫu thu được. Sự xuất hiện của ấu trùng một
số động vật phù du họ Ephemeridae được cho điểm 10 (nước sạch khơng ơ
nhiễm), cịn nếu trong nguồn nước có các loại giun nhiều tơ sẽ được cho điểm 1
(nước bị ô nhiễm nặng). Khoảng cách giữa 1 và 10 là các mức độ ô nhiễm khác
nhau.



Chỉ số đa dạng sinh học (BDI): BDI được sử dụng để đánh giá đa dạng thủy sinh
vật dựa vào quan trắc thực địa.
Trên cơ sở chất lượng nước của các lưu vực nước tự nhiên, đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội, tiêu chuẩn gây hại cho sức khoẻ của con người, của các sinh vật
sống trong nước mà các quốc gia đều đưa ra tiêu chuẩn chất lượng nước của quốc gia
mình.

10



1.3 Các phƣơng pháp thử nghiệm độc học 2]
Nguyên tắc cơ bản của tất cả các thử nghiệm độc học là dựa vào liều lượng – đáp
ứng. Trên cơ sở đó thử nghiệm độc học nữa nhằm mơ tả mối quan hệ giữa liều lượng
và đáp ứng, tức là vẽ ra đường cong liều lượng – đáp ứng.
1.3.1 Thử nghiệm độc cấp tính
Các thử nghiệm độc học cấp tính nhằm đánh giá các tác động của các tác nhân
độc lên các loài sống dưới nước trong suốt thời gian ngắn trong vịng đời của chúng.
“Nghiên cứu sử dụng cơng cụ học đánh giá nguy cơ của nước thải công nghiệp
đối với hệ sinh thái lưu vực sơng Sài Gịn - Đồng Nai” của tác giả Đỗ Hồng Lan Chi
(2006) [3] tiến hành đánh giá độc tính của các chiết rút của bùn lắng bằng vi khuẩn
sống ở biển có tên là Vibrio fischeri (chế phẩm vi khuẩn đông khô của Azur
Environmental, USA) với thiết bị Microtox® Analyser 500 (ISO, 1998). Nồng độ gây
ức chế 50% độ phát quang của vi khuẩn (EC50) được xác định sau 5, 15 và 30 phút.
Nồng độ DMSO tối đa sử dụng trong thí nghiệm là 2% (Đỗ Hồng et al., 2000). Các
kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các mẫu thu được đều có khả năng gây độc cấp
tính đối với sinh vật thí nghiệm [3].
Nghiên cứu “Đánh giá độc tính của một số nước thải cơng nghiệp điển hình”
của Đồn Đặng Phi Công và cộng sự (2009) [4] thử nghiệm độc học cấp tính trên vi
giáp xác Ceriodaphnia cornuta được phân lập từ mẫu nước sông Đồng Nai, vi tảo
Selenastrum capricornutum và vi khuẩn Photobacterium phosphoreum.
+ Vi khuẩn Photobacterium phosphoreum: Các kết quả độ độc được đánh giá qua chỉ
số EC50 - nồng độ chất thử tại đó khả năng phát quang của vi khuẩn bị giảm 50%.
Chỉ số này được xác định ở các thời điểm 5 phút và 15 phút tính từ lúc vi khuẩn
tiếp xúc với chất thử.
+ Vi tảo Selenastrum capricornutum: Từ các số liệu thực nghiệm, tính toán tốc độ
phát triển (growth rate), mức độ bị ức chế phát triển (% inhibition) của tảo ở các
nồng độ nước thải khác nhau. Tính tốn giá trị EC50 - nồng độ nước thải tại đó tốc
độ phát triển của tảo bị ức chế 50%.


11


+ Vi giáp xác Ceriodaphnia cornuta: Từ số lượng sinh vật chết sau 48 giờ, tính tốn
mức độ ức chế tỷ lệ sống của Ceriodaphnia cornuta trong môi trường chứa nước
thải ở các nồng độ khác nhau. Xác định giá trị LC50 - nồng độ nước thải tại đó tỷ lệ
sống của sinh vật bị ức chế 50%.
1.3.2 Thử nghiệm độc mãn tính
Các thử nghiệm độc học cấp tính nhằm đánh giá các tác động của các chất độc
đối với các loài sống dưới nước trong suốt một phần chu kì sống của sinh vật, thường
thì 1/10 hay nhiều hơn trong một vòng đời của sinh vật. Các nghiên cứu độc mãn tính
thường đánh giá các tác động dưới mức gây chết của chất độc lên sinh sản, sự tăng
trưởng và tập tính do phá vỡ cấu trúc về sinh lý và sinh hóa.
Hiện nay có nhiều nghiên cứu về thử nghiệm độc học mãn tính trong nước, các
nghiên cứu chủ yếu thử nghiệm trên các vi khuẩn, cá…, cụ thể là các nghiên cứu sau:
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt lên vi giáp xác Daphnia
magna” của Ngô Thị Thanh Huyền và Đào Thanh Sơn (2014) [7] với mục tiêu nghiên
cứu về ảnh hưởng mãn tính của nước thải sinh hoạt tại TP. HCM (trước và sau khi xử
lý) lên sinh vật, vi giáp xác Daphnia magna.

Hình 1.2. Vi khuẩn giáp xác Daphnia magna. Nguồn [7]
Thí nghiệm được thực hiện với 14 - 15 cá thể D. magna con (

1 ngày tuổi)

được lựa chọn ngẫu nhiên cho mỗi thí nghiệm mãn tính và được ni riêng lẻ trong
các bình thủy tinh. D. magana được phơi nhiễm với nước thải ở 3 nồng độ khác nhau
(10%, 50%, và 100%) và với môi trường đối chứng (môi trường không chứa nước
thải). Daphnia được cho ăn bằng tảo lục Scenedesmus sp. Môi trường và thức ăn được

thay mới sau mỗi 2 ngày thí nghiệm. Thí nghiệm kéo dài trong 30 ngày. Các đặc điểm
12


sinh học của sinh vật được theo dõi, ghi nhận hàng ngày bao gồm: số lượng sinh vật
còn sống chết, ngày thành thục, số lượng con non trong một lứa đẻ. Các kết quả thí
nghiệm ảnh hưởng mãn tính của nước thải lên D. magna cũng cho thấy khả năng đáp
ứng của sinh vật đối với mức độ ô nhiễm khác nhau, chất lượng nước thải đầu vào gây
ảnh hưởng mạnh lên sự tồn tại của sinh vật so với nước thải đầu ra [7].
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của hợp chất gây rối loạn nội tiết Nonylphenol lên sức
sống và sinh sản của ba loài vi giáp xác, Ceriodaphnia cornuta, Daphnia lumholtzi và
Daphnia magna” của Võ Thị Mỹ Chi và cộng sự (2016) [11] đã tiến hành nghiên cứu
ảnh hưởng mãn tính của Nonylphenol lên vi giáp xác C. cornuta và D. lumholtzi được
đánh giá tại các nồng độ 110, 560 và 2800 μg L và ảnh hưởng của hóa chất này lên D.
magna tại các nồng độ 280, 560 và 1120 μg L trong thời gian 10 ngày. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy, tất cả các nồng độ thí nghiệm của Nonylphenol đều ảnh hưởng
đến sức sống và sinh sản của sinh vật. Đặc biệt, tại nồng độ thí nghiệm 560μg
Nonylphenol L đối với D. lumholtzi và D. magna, 110μg Nonylphenol L đối với
C. cornuta bắt đầu ghi nhận được những ảnh hưởng nghiêm trọng so với lô đối chứng.

Hình 1.3. Sinh vật thí nghiệm C. cornuta (A), D. lumholtzi (B) và D. magna (C).Thước
đo có chiều dài = 200μm (hình A), 500μm (hình B), và 2000μm (hình C). Nguồn [11].
Ngồi ra, cịn có nghiên cứu “Đánh giá độc tính của một số nước thải cơng
nghiệp điển hình” của Đồn Đặng Phi Cơng và cộng sự (2009) [7] thử nghiệm độc học
mãn tính trên Cá chép Cyprinus carpio. Từ số lượng sinh vật chết sau 48 giờ, tính toán
mức độ ức chế tỷ lệ sống của Cyprinus caprio trong môi trường chứa nước thải ở các
nồng độ khác nhau từ đó xác định giá trị LC50-nồng độ nước thải tại đó tỷ lệ sống của
sinh vật bị ức chế 50%.
13



1.3.3. Thử nghiệm độc tĩnh
Các thử nghiệm với nước thải sau xử lý, trầm tích và bùn đáy thường được tiến
hành trong các hệ thống tĩnh hay thay mới tĩnh.
Đây là các xét nghiệm mà chúng ta không thay mới mơi trường thử nghiệm trong
suốt q trình tiếp xúc. Loại thử nghiệm này thường đi kèm với thử nghiệm cấp tính.
Các thử nghiệm phổ biến được tiến hành với Daphnia, giáp sát và các loại cá.
1.3.4. Thử nghiệm độc động (liên tục)
Các thử nghiệm được thiết kế nhằm thay đổi môi trường thử nghiệm liên tục hay
vào những thời điểm nhất định. Các thử nghiệm độc động được đánh giá tốt hơn độc
tĩnh do khả năng duy trì chất lượng nước cao dẫn đến đảm bảo tốt cho sức khỏe của
sinh vật thử nghiệm.
Các thử nghiệm độc động thường khắc phục được các vấn đề liên quan đến sinh
sản ammonia, việc sử dụng oxy hòa tan cũng như đảm bảo nồng độ chất độc duy trì ổn
định.
1.4 Độc tính kim loại nặng
1.4.1 Chì (Pb)
Chì là kim loại có màu xám tro, tỉ khối 11,33 g.cm−3; nhiệt độ nóng chảy 327,4 oC;
nhiệt độ sôi 1749 oC; các muối tan trong nước clorua, nitrat, axetat.


Hàm lượng trong nước tự nhiên và nước thải
 Trong nước tự nhiên hàm lượng chì thường rất nhỏ, nằm trong khoảng 0,001 0,023 mg/l.
 Trong nước sinh hoạt cũng thường có vết chì (vì nước chảy qua ống dẫn có
chì).
 Trong nước thải của các nhà máy hố chất và khu luyện kim thường chứa
lượng chì đáng kể.

14





Tính độc
 Khi nồng độ chì trong nước uống là 0,042 - 1,0 mg/l sẽ xuất hiện triệu chứng
bị ngộ độc kinh niên ở người; nồng độ 0,18 mg l động vật máu nóng bị ngộ
độc.
 Trong nước tới nồng độ chì lớn hơn 5 mg l thì thực vật bị ngộ độc.

1.4.2 Cadimi (Cd)
Cadimi (Cd): là kim loại có ánh kim bạc hơi xanh xám; tỉ khối 8,65 g.cm−3; nhiệt
độ nóng chảy 321,07 oC; nhiệt độ sơi 767 oC; các muối halogenua (trừ Flo), sunfat,
nitrat, axetat của Cadimi đều dễ tan trong nước [8].
Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm cadimi do bụi núi lửa, bụi vũ trụ, cháy rừng. Nguồn
nhân tạo là từ công nghiệp luyện kim, mạ, sơn, chất dẻo…
Cadimi xâm nhập vào cơ thể người qua con đường hơ hấp, thực phẩm. Theo
nhiều nghiên cứu thì người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm Cadimi.
Cadimi xâm nhập vào cơ thể được tích tụ ở thận và xương; gây nhiễu hoạt động
của một số enzim, gây tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, làm rối loạn
chức năng thận, phá huỷ tuỷ xương, gây ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim mạch.
1.4.3 Asen (As)
Asen là một á kim có ánh kim xám; tỉ khối 5,727 g.cm−3; nhiệt độ thăng hoa
615oC. Asen là một trong những chất có độc tính cao. Con người có thể bị phơi nhiễm
arsen qua hít thở khơng khí, hấp thu thức ăn và qua nước uống. Một lượng nhỏ asen
trong nước có thể đe dọa đến sức khỏe con người bởi vì phần lớn các hợp chất asen
trong nước uống đều ở dạng vô cơ rất độc.
As tự do cũng như hợp chất của nó rất độc. Người bị nhiễm độc As thường có tỷ
lệ bị đột biến nhiễm sắc thể rất cao. Ngồi việc gây nhiễm độc cấp tính As cịn gây độc
mãn tính do tích luỹ trong gan với các mức độ khác nhau, liều gây tử vong là 0,1g
( tính theo As2O3).

Sự nhiễm độc Asen được gọi là arsenicosis. Những biểu hiện của bệnh nhiễm
độc Asen là chứng sạm da (melanosis), dày biểu bì (kerarosis), từ đó dẫn đến hoại thư
hay ung thư da, viêm răng, khớp... Hiên tại trên thế giới chưa có phương pháp hữu
hiệu chữa bệnh nhiễm độc Asen.

15


×