Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Vai trò của án lệ trong pháp luật thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 72 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

VAI TRỊ CỦA ÁN LỆ
TRONG PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS BÀNH QUỐC TUẤN
Sinh viên thực hiện

: TRẦN THỊ HỒNG THƠ

MSSV

: 1511271325

Lớp

: 15DLK10

TP. Hồ Chí Minh, 2019


LỜI CẢM ƠN
Thơng qua bài khóa luận tốt nghiệp chun ngành Luật kinh tế của Khoa
Luật tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Em xin gửi lời cám ơn chân thành


đến quý Thầy, Cô giảng dạy tại trường. Đặc biệt là các quý Thầy, Cô hiện đang là
giảng viên của Khoa tại trường. Được gắn bó và học tập dưới sự dìu dắt, chỉ bảo
của giảng viên Khoa đối với em hơn 3 năm qua là khoảng thời gian thật quý báu.
Khoảng thời gian đấy cho em được học hỏi, trau dồi rất nhiều kiến thức chuyên
môn, trang bị nhiều kinh nghiệm thực tế và các kỹ năng sống.
Suốt cả quá trình học tập, bản thân em được học tập trong môi trường thân
thiện với điều kiện, vật chất, trang thiết bị hiện đại là những điều em nhận được từ
phía Đồn trường và nhân đây em cũng xin gửi lời cám ơn đến phía Đồn trường
Đại học Cơng nghệ TP.HCM đã hỗ trợ, thấu hiểu những khó khăn của sinh viên
chúng em.
Bên cạnh đó, dưới sự hỗ trợ từ phía Ban Thư ký của Khoa Luật cũng đã tạo
điều kiện để sinh viên chúng em được cọ sát với các hoạt động thực tiễn trong lĩnh
vực tư pháp, có được nhiều kiến thức và gần gũi hơn đối với các Thầy, Cô trong
Khoa để được hướng dẫn thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp
mà sắp tới đây em phải hồn thành trong chương trình đào tạo tại Trường.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Bành Quốc
Tuấn. Là một giảng viên Khoa luôn sát cánh, hỗ trợ em và tồn thể sinh viên Khoa
Luật trong q trình nghiên cứu và thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp. Gắn với
mong muốn sinh viên Khoa Luật có thật nhiều kiến thức chun ngành, Thầy ln
tận tình và giải đáp các thắc mắc để sinh viên chúng em được trang bị một cách tốt
nhất. Bản thân em rất kính trọng và biết ơn Thầy.
Một lần nữa, em xin cám ơn chân thành đến toàn thể cán bộ, giảng viên,
nhân viên tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM./.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

TRẦN THỊ HOÀNG THƠ


LỜI CAM ĐOAN

Tơi tên: TRẦN THỊ HỒNG THƠ, MSSV: 1511271325
Tơi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chun ngành (có trích dẫn
đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong khoá luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường
và pháp luật.
Sinh viên

TRẦN THỊ HOÀNG THƠ


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TANDTC
VBQPPL
BLDS
BLTTDS
NHNN
TCTD
HĐTP

Tòa án nhân dân tối cao
Văn bản quy phạm pháp luật
Bộ luật dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự
Ngân hàng Nhà nước
Tổ chức tín dụng
Hội đồng Thẩm phán



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................ 1
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ............................................................... 1
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ......................................................................................... 3
6. Kết cấu của khóa luận............................................................................................... 3
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ........................................................... 4
1.1 Lý luận chung về án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam ............................... 4
1.1.1 Khái niệm án lệ ................................................................................................ 4
1.1.2 Quá trình hình thành án lệ trong xét xử tại nước Anh .................................... 7
1.1.3 Quá trình hình thành án lệ trong xét xử tại Việt Nam ................................... 11
1.2 Điều kiện, trình tự thơng qua và nguyên tắc áp dụng án lệ trong hệ thống
pháp luật Việt Nam ..................................................................................................... 16
1.2.1 Điều kiện, trình tự thông qua án lệ ................................................................ 16
1.2.2 Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử .......................................................... 23
1.2.3 Công tác tổng kết và công bố án lệ theo pháp luật Việt Nam ....................... 24
1.3 Sự tác động của án lệ đối với tranh chấp thƣơng mại tại Việt Nam ................ 25
1.3.1 Phân tích sự tác động của án lệ đối với tranh chấp thương mại tại VN ...... .25
1.3.2 Ưu điểm của án lệ trong pháp luật thương mại tại Việt Nam ....................... 35
1.3.3 Ý nghĩa của việc áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp thương mại tại
Việt Nam ........................................................................................................................ 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 45
Chƣơng 2: THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN ÁN LỆ
TRONG PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ...................................... 46
2.1 Thực tiễn việc áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại ............ 46
2.1.1 Án lệ được áp dụng giải quyết tranh chấp thương mại trên thế giới ............ 48
2.1.2 Án lệ được áp dụng giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam............ 50
2.2 Sự cần thiết trong công tác xây dựng và áp dụng án lệ trong pháp luật

thƣơng mại tại Việt Nam ............................................................................................ 53
2.3 Phƣơng hƣớng phát triển án lệ trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại tại
Việt Nam....................................................................................................................... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 61
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 63


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gắn với mục tiêu xây dựng thể chế pháp luật hoàn chỉnh của một quốc gia
trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Một trong các yếu tố mà
người dân hướng đến một xã hội công bằng và thượng tơn pháp luật đó chính là
đảm bảo được sự bình đẳng của tổ chức và công dân trước pháp luật.
Cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội diễn ra trong cuộc sống ngày
càng đa dạng và phức tạp, không thể phủ nhận pháp luật Việt Nam đã rất tích cực
đổi mới trong cơng tác nghiên cứu và ban hành pháp luật nhằm điều chỉnh kịp thời
các quan hệ pháp luật nhất định. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh mang tính chất
tương đối là phù hợp. Thực tế cho thấy các tranh chấp được giải quyết theo quy
định của pháp luật khơng hẳn đã hồn tồn đúng. Bởi lẽ trong cách vận dụng và
viện dẫn các quy định pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền cịn nhiều bất cập và
sai sót, điều này dẫn đến sự tác động đến dư luận mạnh mẽ và ý chí của người dân
đối với hoạt động tư pháp cũng giảm đi rất nhiều.
Nhận thức được vấn đề nêu trên, kết hợp với sự nghiên cứu và kiến thức của
bản thân trong q trình tìm hiểu về vai trị trong việc mở rộng các Án lệ tại Việt
Nam và đặc biệt trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam. Mục tiêu của đề tài khóa
luận tốt nghiệp là mang đến cách nhìn tích cực trong cơng tác xây dựng và phát
triển hệ thống pháp luật tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mở rộng vai trò của “Án lệ” trong q trình xét xử nhằm hạn chế những sai

sót cũng như những bất cập trong hoạt động tư pháp. Nâng cao việc vận dụng các
quyết định, lập luận đối những bản án có tính chất giống nhau và được giải quyết
như nhau, hạn chế vụ việc xét xử oan sai và các hệ lụy khác kèm theo (tinh thần,
thời gian,...). Quan hệ pháp luật thương mại ngày càng được chú trọng và phát triển,
các quan hệ diễn ra trong nước và ngoài nước rất phức tạp. Vậy nên, pháp luật Việt
Nam nên chú trọng hình thành các “Án lệ” trong lĩnh vực thương mại để các cơ
quan có thẩm quyền nghiên cứu tính đúng đắn của vụ việc và áp dụng tránh mất
nhiều thời gian trong quá trình giải quyết.

1


3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
Bao gồm các hoạt động thương mại diễn ra thuộc phạm vi trong nước được
quy định theo Luật thương mại năm 2005.
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Án lệ trong các quan hệ pháp luật thương
mại tại Việt Nam
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nghiên cứu trên thế giới và ngay tại Việt Nam đã khẳng định vai trò to
lớn của án lệ trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính,… Đặc biệt, trong lĩnh
vực thương mại. Kết quả của việc áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp thương
mại mang lại hướng tích cực và ổn định cho nền kinh tế thị trường và sự đổi mới và
hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Trong những nghiên cứu về vai trò của án lệ trong pháp luật thương mại,
phần lớn đề tài khóa luận này tập trung đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản: khái
niệm, nguồn gốc hình thành, vai trò, ý nghĩa và thực tiễn trong việc áp dụng. Những
lý luận này được phân tích thơng qua số lượng vụ án thương mại, chất lượng trong
các quyết định, bản án của Tòa án. Các nghiên cứu này cũng khẳng định để nâng
cao chất lượng cũng như mở rộng hướng phát triển nhằm bổ sung thêm nhiều án lệ

kinh doanh, thương mại khơng chỉ phụ thuộc vào vai trị của các Thẩm phán mà còn
cần đến những chủ thể khác nữa (cơ quan, tổ chức, cá nhân) thông qua việc gửi đề
xuất cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, phát triển thành án lệ.
Tài liệu hỗ trợ trong công tác nghiên cứu đề tài bao gồm cả những tài liệu
trong nước và ngồi nước. Mục đích để chọn lọc những tài liệu nào thật sự cần thiết
để nghiên cứu và phát triển ý tưởng, cơng tác này địi hỏi phải mất nhiều thời gian.
Tuy nhiên, nếu biết cách sắp xếp một cách trình tự và tập hợp chúng lại một cách
lơ-gíc thì nguồn dữ liệu tham khảo này sẽ giúp phát huy được tính tồn diện trong
cách đánh giá và đưa ra nhận định cá nhân.
Xuyên suốt quá trình nghiên cứu và đưa ra lập luận đối với đề tài “Vai trò
của án lệ trong pháp luật thương mại Việt Nam”, mục đích đặt ra là phân tích vai trò
của dụng án lệ trong xét xử và án lệ trong kinh doanh, thương mại hiện nay có
những điểm ưu điểm và hạn chế trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Qua đó, đưa ra
2


phương hướng nhằm khắc phục những thiếu sót trong việc cập nhật án lệ thương
mại và đẩy mạnh công tác phát triển án lệ tại Việt Nam giai đoạn hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu theo tài liệu; nghiên cứu theo thống kê; tổng hợp dữ liệu; tìm
hiểu qua sách, báo và kiến thức về pháp luật.
6. Kết cấu của khóa luận
Đề tài khóa luận tốt nghiệp gồm: Phần mở đầu, Nội dung chính của đề tài
khóa luận tốt nghiệp, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục.
Nội dung chính của đề tài khóa luận tốt nghiệp gồm hai chương:
Chƣơng 1: Khái quát chung về án lệ tại Việt Nam
Chƣơng 2: Thực tiễn và phương hướng phát triển án lệ trong pháp luật
thương mại tại Việt Nam

3



Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM
1.1 Lý luận chung về án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1.1.1 Khái niệm án lệ
Dưới góc độ thuật ngữ quốc tế, Án lệ (phép xét xử theo tiền lệ) là một hình
thức của pháp luật. Khi đó, Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải
quyết vụ việc của Tịa án để làm khn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho
những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó.
Đối với các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh (Anh, Belize,
Canada, New Zealand,...) hay hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ (ngoại trừ tiểu bang
Louisiana) họ thường dùng thuật ngữ “Tiền lệ pháp” để chỉ Án lệ. Đây là hình thức
pháp luật chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh- Mỹ (hay cịn gọi là
hệ thống pháp luật Anglo-Sacxon). Hiện nay, hình thức pháp luật này được áp dụng
một cách rộng rãi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Ngồi thuật ngữ Tiền lệ
pháp (precedent) thì một số quốc gia khác trên thế giới còn đưa ra nhiều quan điểm,
thuật ngữ liên quan mật thiết đến Tiền lệ pháp đó chính là án lệ (case law) hoặc
thơng luật (common law). Tuy nhiên, xét về tính chất pháp lý thì cả ba thuật ngữ
trên đều mang cùng một ý nghĩa trong cùng lĩnh vực tư pháp. Ý nghĩa này được thể
hiện sau đây:
Xét theo nghĩa rộng, án lệ được hiểu là các nguyên tắc bắt buộc trong hệ
thống các cơ quan Tòa án khi tiến hành xét xử một vụ việc cụ thể cần phải có căn
cứ ngay vào các bản án, các vụ việc trước đó. Tất nhiên, các phán quyết này thường
được xem xét trong các bản án do Tòa phúc thẩm, Tòa cấp cao và Tòa án tối cao.
Thông thường, xét đến nguyên tắc không theo luật định hoặc chưa có quy định cụ
thể ban hành được đưa ra từ phán quyết của Tòa án hoặc là những ngun tắc bất
thành văn đã được cơng nhận và hình thành thơng qua các quyết định của Tịa án.1
Xét theo nghĩa hẹp, án lệ được hiểu là bao gồm toàn bộ các quyết định, bản
án đã được tuyên bố bởi Tịa án và có giá trị như nguồn luật áp dụng cho các vụ
việc xảy ra sau này. Hoặc có thể hiểu đây là nguồn các nguyên tắc có sẵn dùng để

căn cứ áp dụng và đưa ra quyết định cho các vụ việc xảy ra sau này.2

1
2

Peter de Cruz, Comparative Law in a changing word, Carendish Puplishing limited, 1999
Pert Birks QC FBS, English Private Law, Volume 1, Oxford University Press

4


Đối với thuật ngữ tiền lệ pháp được hiểu là những bản án, quyết định giải
quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và là cơ sở để đưa
ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự
sau đó. Tiền lệ pháp cịn là q trình làm luật của tồ án trong việc cơng nhận và áp
dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử.
Với cách tiếp cận về khái niệm của hai thuật ngữ: tiền lệ pháp hay là án lệ thì
ta nhận thấy thuật ngữ án lệ lại chứa đựng bao hàm nội dung cơ bản của thuật ngữ
tiền lệ pháp. Nói khác hơn, tiền lệ pháp là thuật ngữ để chỉ một hình thức pháp luật,
cịn đối với án lệ để chỉ về nguồn của pháp luật và nếu xét đến nguồn của pháp luật
thì hình thức pháp luật cũng được xem là nguồn của pháp luật. Nó được hiểu là
phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng,
nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có
thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Nhìn
chung, cả hai khái niệm trên đều có xuất phát từ cơ quan tư pháp và được hình
thành qua quá trình xét xử nên việc sử dụng thuật ngữ gần như khơng có gì khác
nhau.
Bên cạnh việc đồng nhất hai khái niệm như vừa phân tích thì khơng ít một số
các quan điểm khác cho rằng đây là hai thuật ngữ độc lập với nhau. Bởi lẽ, tiền lệ
pháp là việc làm luật của cơ quan có thẩm quyền công nhận và áp dụng các nguyên

tắc mới trong quá trình xét xử trên cơ sở những vụ việc đã được quyết định trước
đây cho những trường hợp và vấn đề tương tự. Còn án lệ là tập hợp các vụ việc đã
được xét xử của cơ quan tư pháp trong quá trình xét xử,3 hay chỉ đơn thuần là các
phán quyết của Tòa án (bản án), được dùng làm cơ sở cho việc giải quyết các vụ
việc tương tự trong tương lai.4 Và để hiểu một cách ngắn gọn về án lệ, người ta gọi
các bản án có giá trị áp dụng tương tự sau này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cơng bố là những án lệ. Đối với các nước thuộc hệ thống Thông luật (Common law)
kể đến như Anh, Mỹ, Canada,… thì Án lệ được xem là nguồn luật chủ yếu. Theo
truyền thống trong hệ thống pháp luật của họ luôn đặt nặng vai trò của các thẩm
phán trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật dưới hình thức án lệ. Vì thế, những
quan hệ xã hội có nhu cầu giải quyết bằng pháp luật trước tịa ln được đáp ứng,
khơng có trường hợp Tòa án từ chối giải quyết với lý do khơng có luật áp dụng và
nếu chưa có tiền lệ thì Tịa án có thể tạo ra tiền lệ mới.
3

Bryan A. Garmer, Plack’s Law Dictionary, WestGroup,1999, trang 87
Nguyễn Văn Nam, Án lệ và hệ thống Tòa án nước Anh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Văn phịng Quốc hội,
số 02/2003
4

5


Đối với hệ thống pháp luật tại Việt Nam, việc áp dụng án lệ được quy định
tại nghị quyết số: 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 06 năm 2019, nghị quyết quy
định về: “Quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ”. Căn cứ theo Điều 1 của
nghị quyết quy định: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tồ án nhân dân tối cao
cơng bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.”

Ngoài ra, căn cứ theo quyết định phê duyệt đề án số: 74/QĐ-TANDTC ngày
31 tháng 10 năm 2012 về việc: “Phát triển án lệ” của Tòa án nhân dân tối cao và
theo quan điểm chỉ đạo: “Án lệ là quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao và quyết định giám đốc thẩm của Tòa chuyên trách
Tòa án nhân dân tối cao được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thơng
qua, trở thành án lệ có giá trị tham khảo đối với thẩm phán khi giải quyết các vụ
việc cụ thể.”
Theo đó, giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị thuộc một trong các căn cứ sau:
- Kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với những tình tiết khách
quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện
được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ
khơng được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định
không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến
lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Nền tảng cơ bản để một bản án, quyết định được xem là án lệ thì về mặt tố
tụng phải được thực hiện thông qua thủ tục giám đốc thẩm. Tức bản án sau khi xem
xét của Hội đồng thẩm phán từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm và đến giám đốc thẩm mới
có được kết luận chính xác của vụ án. Hiểu một cách khái quát, án lệ là quyết định
mang ý nghĩa hay đặc trưng pháp lý. Những đặc trưng pháp lý đó tồn tại trong các
phán quyết của Tịa án. Những bản án này trở thành hình mẫu và mang tính bắt
buộc cho các tòa án trong giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra sau này. Thực tế
cho thấy, khi một quyết định đi đến thống nhất có nghĩa rằng nó đã đưa ra những
6


lập luận, phân tích cho một trường hợp bằng những lý do phù hợp và xác đáng. Và
từ đó xác lập cơ sở để giải quyết và đưa ra quyết định giống với trường hợp đã được

giải quyết trước đó. Việc này, vai trò của các nhà làm luật đặc biệt là các thẩm phán
phải hết sức cân nhắc và xem xét một cách đúng đắn tính chất của sự việc. Đây
cũng là ưu điểm khi xem xét đến tính chất đúng đắn của vụ án để hình thành nên án
lệ.
Với hai thuật ngữ tiền lệ pháp và án lệ, hiện tại còn nhiều tranh cãi trong các
cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng, hai thuật ngữ này về mặt bản chất là
như nhau. Bởi cùng xuất phát từ cơ quan tư pháp (Tịa án) và hình thành trong q
trình xét xử. Bên cạnh đó, tiền lệ pháp là thuật ngữ chỉ về một hình thức pháp luật
cịn án lệ là thuật ngữ chỉ về nguồn của pháp luật. Mà hình thức pháp luật và nguồn
của pháp luật lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mặt khác, phủ nhận lại quan
điểm nêu trên với lập luận cho rằng, tiền lệ pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận
các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể
để áp dụng đối với các vụ việc tương tự5. Nhưng xét đến thực tiễn trong việc áp
dụng, thuật ngữ án lệ được sử dụng rõ ý nghĩa hơn trong hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện tại và được xem như nguồn luật chủ yếu ngoài tập quán, văn bản quy
phạm pháp luật. Tức án lệ không bao hàm các quyết định cơ quan hành chính mà
chỉ là các quyết định của cơ quan xét xử như nội dung đã được quy định trong nghị
quyết của hội đồng thẩm phán.
1.1.2 Quá trình hình thành án lệ trong xét xử tại nƣớc Anh
Nước Anh là nơi hình thành khái niệm tiền lệ pháp cịn gọi là án lệ (hình
thức này dùng để chỉ về một bộ phận trong hệ thống pháp luật Anh). Nó cịn được
biết đến với các tên gọi khác như: hệ thống pháp luật Anglo-Saxon, hệ thống Thông
luật, hệ thống luật án lệ. Xét mặt từ vựng, thuật ngữ thông luật (hay cịn biết đến
như là luật chung, luật thơng lệ, luật án lệ) có nội dung rộng hơn so với thuật ngữ
tiền lệ pháp hoặc thuật ngữ án lệ. Trong Thông luật bao gồm cả luật tập quán (tục
lệ) và án lệ.
Trên lãnh thổ nước Anh vào thế kỷ V ngoài người La Mã sống trên lãnh thổ
nước Anh thì cịn có người Jute, người Saxons và người Đan Mạch (Danes). Khi
chiếm được các phần lãnh thổ nước Anh, những dân tộc này đã áp đặt những
5


Lê Minh Tâm (2007), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Tư
pháp, trang 82

7


ngun tắc pháp lí của mình lên những vùng đất đã chinh phục được. Tuy nhiên,
những nguyên tắc pháp lí của họ khơng thể thay thế hồn tồn những tập qn và
ngun tắc pháp lí địa phương vốn đã có từ rất lâu đời trong xã hội của người dân
bản xứ. Bên cạnh đó, cịn xảy ra sự xung đột tập quán pháp luật địa phương và tập
quán pháp của luật đơ hộ. Vào thời kỳ đó, hầu như các mâu thuẫn ln xảy ra và
khơng thể giải quyết. Vì những lí do trên, vào thế kỷ XI ở Anh có một lúc đến ba hệ
thống pháp luật: Angles law, West Saxon law, Danish law.
Angles law được xem là hệ thống pháp luật Anh lúc bấy giờ. Luật này được
hình thành từ tập quán bản đại và được áp dụng ở khu vực miền Trung và miền Tây
nước Anh.
West Saxon law mang sắc thái hệ thống pháp luật của người Saxon, là dân
tộc từng sống ở Tây Bắc nước Đức. Do vậy, hệ thống pháp luật này chịu đựng sự
ảnh hưởng của pháp luật Đức. Hệ thống pháp luật này có hiệu lực trên lãnh thổ
thuộc các vùng miền Nam và một số vùng miền Tây nước Anh lúc bấy giờ.
Danish law (luật Đan Mạch) là hệ thống pháp luật do người Đan Mạch cùng
với dân nhập cư đã mang đến nước Anh. Nó được áp dụng ở một số vùng thuộc
miền Trung và miền Đông nước Anh.
Điều đáng được chú ý, từ năm 871 đến năm 899 dười thời trị vì của vua
Afred, hàng loạt cải cách pháp luật được tiến hành. Nhà vua cố gắng phép điển hóa
và thống nhất hóa các tập quán pháp luật nhằm áp dụng thống nhất cho mọi vùng
lãnh thổ nước Anh nhưng vẫn khơng đạt được mục đích của mình. Vào năm 1066,
trong trận chiến Hastings, quân Norman do công tước William (còn biết đến với tên
gọi William hay Kẻ chinh phục) chỉ huy đã đánh bại quân Ăng-lô Sắc-xông do vua

Harold II chỉ huy, thống nhất nước Anh. William lên ngôi vua nước Anh với tên gọi
là William I, trị quốc từ năm 1066 đến khi qua đời năm 1087. Từ đây mở ra một
thời kỳ mới trong lịch sử nước Anh, thời kỳ mà nước Anh dưới sự cai trị của người
Norman và cũng là thời kỳ khởi đầu cho giai đoạn hình thành Thơng luật6. Sau khi
lên ngơi, William I đã thực hiện một loạt hành động mạnh mẽ như trấn áp bạo loạn,
cũng cố vương quyền, thực hiện xây dựng bộ máy hành chính và cải cách tư pháp.
Đó là những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Thông luật (hay là tiền lệ pháp, án
lệ). Sau khi thống trị được nước Anh thì người Norman đã áp đặt các quy tắc và tập
quán pháp lý của mình lên tồn bộ lãnh thổ Anh quốc. Cũng chính vì việc này,
6

Nơng Quốc Bình, Tìm hiểu về Common law, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,số 4/1998

8


những nguyên tắc pháp lý và tập quán pháp luật đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến việc
hình thành chung hệ thống pháp luật toàn bộ lãnh thổ nước Anh.
William vốn là một người Pháp gốc Norman nhưng ông không muốn người
dân bản địa xem mình là kẻ xâm lược nước Anh mà xem mình là người Anh. Vì
thế, ơng tự xưng mình là người thừa kế hợp pháp của các ngôi vua Anglo-Saxon,
đồng thời William không vội vàng áp đặt pháp luật của người Norman đối với cư
dân bản địa, không huỷ bỏ các tập quán truyền thống của Anh và hệ thống toà án
địa phương hoặc thay đổi chúng một cách đột ngột. Nhà vua vẫn giữ nguyên hệ
thống pháp luật ở Anh, đi kèm với nó là hệ thống tịa án ở mỗi địa phương. Các tồ
án này vẫn tiếp tục áp dụng tục lệ từ trước của họ mà chưa có bộ luật nào chung cho
tồn vương quốc.
Thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc xét xử, thẩm phán được gửi từ
Westminster (thủ phủ của nước Anh lúc bấy giờ) đến tất cả các vùng đất thuộc thẩm
quyền cai trị của nhà Vua. Tại nơi đó, các thẩm phán đã áp dụng những tập quán và

luật pháp của vùng để xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của mình. Sau một thời
gian làm việc nhất định, các vị thẩm phán này trở lại thủ phủ nước Anh để thảo luận
những vấn đề về tập quán và luật pháp tại các vùng mà họ đã đến để xét xử từng vụ
việc. Trong quá trình thảo luận, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm xét xử với các
vụ án điển hình với những bản án có tính thuyết phục cao của các vị thẩm phán ở
các vùng khác nhau đã được đút kết làm mẫu mực để các vị thẩm phán khác tham
khảo và áp dụng trong xét xử các vụ án có tình tiết tương tự về sau. Cách áp dụng
như thế được xem như một tiền lệ, dần dần được xem như luật chung và sau đó
được các cơ quan tư pháp thừa nhận như những bản án nguyên tắc áp dụng cho mọi
vùng lãnh thổ nước Anh. Vì vậy, nguyên tắc xét xử theo án lệ được hình thành và
hệ thống pháp luật hình thành theo án lệ gọi là thông luật7. Hơn thế nữa, nước Anh
có nhiều thuộc địa phát triển mạnh về thương mại với các nước Châu Mĩ, Ấn Đô,
Australia , New Zealand,...
Tóm tắt cho q trình hình thành án lệ tại nước Anh hình thành qua các giai
đoạn:
Từ khi hình thành pháp luật năm 1066 khi người Norman xâm chiếm nước
Anh. Điểm đặc biệt của thời kỳ này và cũng được xem là một trong những nguyên
nhân hình thành hệ thống thơng luật đó là sự tồn tại của của nhiều đạo luật và tập
7

/>
9


quán có nguồn gốc từ nước Đức. Nếu xét đến giá trị pháp lý đề thi hành cũng không
được áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ Anh lúc bấy giờ.
Nhận ra vấn đề hạn chế trong hệ thống pháp luật thì giai đoạn từ năm 10661485 là giai đoạn khắc phục tính chất địa phương, thiếu thống nhất để xây dựng hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh và toàn diện cho lãnh thổ nước Anh. Từ năm 1485 đến
năm 1832, khi thời kỳ này định hướng cho sự phát triển án lệ thì song song đó Luật
cơng bình vẫn đang được áp dụng. Luật Cơng bình hay cịn gọi là Luật Công

lý (tiếng Anh là Equity Law) là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Anh xuất hiện
vào thế kỷ XVI. Và cùng tồn tại song song với hệ thống Thông luật, đặc trưng là
các nguyên lý xây dựng và áp dụng luật được dựa trên lẽ phải, công lý là chính. Sự
hình thành và phát triển của Luật Cơng lý nhằm sửa đổi và bổ sung cho Thông luật
và hồn thiện Thơng luật chứ khơng nhằm mục đích thay thế nó. Đến nay, nó là một
trong hai bộ phận chính của hệ thống pháp luật Anh8.
Từ năm 1832 cho đến nay, đây là giai đoạn chuyển đổi hệ thống pháp luật
sang một giai đoạn mới. Khởi đầu cho sự thay đổi này là các cải cách về pháp luật
và hệ thống Tịa án. Hơn thế nữa, đó cịn là cả sự thay đổi về quan điểm đánh giá
tầm quan trọng của luật vật chất và luật hình thức. Để xây dựng hệ thống pháp luật
cơng bằng và tính thực thi pháp luật thì cần phải xóa bỏ một số văn bản pháp luật đã
khơng cịn phù hợp với thực tiễn hiện tại cũng như cách thức áp dụng đã quá lạc hậu
so với sự phát triển trong pháp luật hiện hành. Do vậy, nước Anh đã hủy một khối
lượng lớn các văn bản khơng cịn khả năng thực thi trong toàn hệ thống pháp luật
nên đã tiến hành hệ thống hóa, phép điển hóa pháp luật trên nhiều lĩnh vực khác
nhau.
Trải qua các giai đoạn đi từ những khó khăn, mâu thuẫn trong vận dụng pháp
luật toàn diện trên lãnh thổ. Hệ thống pháp luật nước Anh đã dần đi vào ổn định và
từng bước phát triển. Nước Anh là quốc gia tiên phong trong việc áp dụng án lệ
trong hệ thống pháp luật.
Điểm tương đồng so với pháp luật nước Anh, hệ thống pháp luật Mỹ tôn
trọng những quy tắc pháp lý chứa đựng trong các án lệ do thẩm phán làm ra. Ở Anh,
pháp luật thành văn chỉ là sự bổ sung cho những lĩnh vực mà án lệ chưa điều chỉnh
đến. Ở đất nước này, án lệ chiếm một tỷ trọng gần như tuyệt đối so với pháp luật
thành văn. Pháp luật thành văn mới chỉ được thừa nhận tại Anh khá muộn (bắt đầu
8

Báo Nhà nước và pháp luật nước ngồi: “ Tìm hiểu hệ thống pháp luật Anglo-saxon (Common law)”

10



từ thế kỷ XIX) và nó ra đời chỉ nhằm điều chỉnh một số lĩnh vực nhỏ hẹp mà án lệ
khơng điều chỉnh tới. Cịn ở Mỹ, tỷ trọng án lệ so với pháp luật thành văn không
cao bằng pháp luật Anh. Bởi ngay từ khi xây dựng hệ thống pháp luật cho mình
người Mỹ có cái nhìn hồn tồn khác về pháp luật thành văn so với người Anh, Mỹ
lại có những điều kiện để thực hiện việc ban hành các đạo luật thành văn. Án lệ tại
Mỹ được phân ra thành án lệ liên bang và án lệ bang.
Đối với án lệ liên bang: Được tạo ra bởi tòa án liên bang khi xem xét các vụ
việc dựa trên pháp luật liên bang. Đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử
của liên bang nhưng lại thuộc thẩm quyền lập pháp của bang thì khơng có án lệ liên
bang trong trường hợp này. Theo Michael Bogdan thì khơng có án lệ liên bang
trong những lĩnh vực hồn toàn thuộc về thẩm quyền của các bang. Tuy nhiên, điều
này khơng ngăn cản tịa án các ban.
Cịn án lệ bang: Được tạo ra bởi cả tòa án bang và liên bang. Tòa án liên
bang tạo ra án lệ cho bang khi xét xử những vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của
bang. Khi xét xử, tòa án bang phải dựa vào luật tuyên bố của các bang (án lệ, pháp
luật thành văn). Thậm chí, ngay cả khi pháp luật của bang không quy định hoặc quy
định không rõ ràng thì các thẩm phán liên bang cũng phải đặt mình vào vị trí của
thẩm phán bang để xem xét đối với tình huống như vậy thì thẩm phán bang sẽ quyết
định như thế nào. Tòa án bang tạo ra án lệ khi các vấn đề phát sinh thuộc thẩm
quyền lập pháp và xét xử của bang. Đối với những vấn đề thường chỉ mang tính
chất địa phương thì phán quyết của tịa án tối cao bang thường có giá trị chung
thẩm.
Tóm lại, các nước thuộc hệ thống thơng luật là nơi hình thành ra án lệ và bởi
vậy, án lệ được coi là nguồn luật có giá trị bắt buộc ở các quốc gia này và chính sự
khai sinh này đã mang những ý nghĩa to lớn đến một số quốc gia vốn dĩ có truyền
thống dân luật (Pháp, Đức, Ý,...) cũng đã vận dụng án lệ khi điều đó là cần thiết
trong việc xây dựng hệ thống pháp luật của họ. Có thể nói, án lệ là nguồn luật chủ
đạo và có giá trị bắt buộc đối với thẩm phán khi xét xử.

1.1.3 Quá trình hình thành án lệ trong xét xử tại Việt Nam
Ở Việt Nam dưới chế độ Sài Gòn trước năm 1975, án lệ cũng được xem là
một nguồn trong lĩnh vực dân sự, Bộ tư pháp xuất bản án lệ theo định kỳ ba tháng.
Ấn phẩm đăng tải những trích dẫn về quan điểm hay định hướng xét xử trong bản

11


án của Tối cao pháp viện9, tịa hành chính, Tịa thượng thẩm,... Những bản án này là
một trong những căn cứ pháp lý để xét xử cho các tranh chấp tương tự về sau. Hệ
thống luật pháp của chế độ Sài Gòn trước đây vốn chịu ảnh hưởng của pháp luật
Châu Âu nên cũng rất quan tâm việc xây dựng án lệ. Cụ thể trong Bộ dân luật do
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành theo sắc luật số 028 TT/SLU ngày
20/12/1972, đã có quy định liên quan đến việc yêu cầu áp dụng án lệ trong xét xử.
Điều 8 của Thiên mở đầu quy định: “Thẩm phán nào không chịu xét xử vì
luật khơng định hay tối nghĩa, thiếu sót, sẽ có thể bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý”.
Điều 9 của cùng Thiên cũng quy định: “Gặp trường hợp khơng có điều luật
nào có thể dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ; nếu khơng có tục lệ sẽ
theo lẽ cơng bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý định của các đượng
sự”
Xuất phát từ việc xây dựng nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ
nghĩa với tiêu chí: “của dân, do dân và vì dân” là một trong những nhiệm vụ ưu
tiên hàng đầu trong nội dung cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó,
mục tiêu trong cải cách tư pháp là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,
dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân,
phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là
hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao10.
Việc quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật chỉ là một yếu tố cần nhưng
chưa đủ của một nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi pháp luật phải
được áp dụng một cách thống nhất. Việc Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật thể

hiện ở những vụ án giống nhau thì phải được xử như nhau. Trong thực tiễn xét xử
các vụ án ở Việt Nam hiện nay, nhiều vụ án có cùng hành vi, tình tiết tương tự nhau
nhưng cịn tồn tại cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống
nhất, đưa đến hệ quả xét xử là khác nhau. Thực tiễn đó đặt ra nhu cầu áp dụng án lệ
để giải quyết các vụ án là một yêu cầu tất yếu khách quan. Do đó, việc nghiên cứu
án lệ và hiểu thấu đáo về cách thức, quy trình xây dựng và áp dụng án lệ là một
công việc cần thiết và cấp bách.

9

Tối cao Pháp viện Việt Nam là cơ quan tư pháp đứng đầu ngành tư pháp của chính phủ Việt Nam Cộng
hịa.
10
Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

12


Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về
việc: “Xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020”, về nội dung của Nghị quyết nhấn mạnh: Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng
tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trị
và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị,
phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh,
thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân, góp phần đưa nước
ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 06

năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng
định: Tịa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn
áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm.
Thông qua nội dung của Nghị quyết thì đây là một sự chuyển biến lớn về đường lối
cải cách pháp luật. Song song đó, việc thừa nhận và áp dụng án lệ chính là phương
thức hiệu quả để khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, minh bạch và tiên liệu
được trong các hành vi ứng xử không chỉ đối với các bên trong vụ án, mà còn đối
với cộng đồng xã hội mà Chánh án TANDTC Nguyễn Hịa Bình đã nêu. Và để thực
hiện Nghị quyết nêu trên, TANDTC đã tiến hành nhiều Hội thảo khoa học trong và
ngoài phạm vi hệ thống Tòa án về các nội dung liên quan đến án lệ.
Trải qua khoảng thời gian nghiên cứu và đưa ra phương hướng xây dựng và
áp dụng án lệ ngày 31 tháng 12 năm 2012 TANDTC ban hành Quyết định số
74/QĐ-TANDTC về: “Đề án phát triển án lệ” chính thức được phê duyệt. Đối với
đề án này, TANDTC đưa ra các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về cải cách tư
pháp trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước và là cơ sở để việc phát triển án
lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. Định hướng phát triển án lệ trong
Nghị quyết nhấn mạnh: “Việc sử dụng án lệ chỉ coi là thứ yếu, sau văn bản quy
phạm pháp luật và không phải là Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, án lệ được ban hành
khi chưa có Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông
qua việc xét xử vụ án cụ thể, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lập luận
về một vấn đề chưa được hướng dẫn và đưa ra cách giải quyết về vụ án và là nguồn
cung cấp để pháp điển hóa thành văn bản hướng dẫn hoặc có thể là nguồn để đề
13


nghị sửa đổi về một quy phạm pháp luật cụ thể có liên quan, có giá trị tham khảo
đối với Thẩm phán khi giải quyết các vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, khi xét xử, các Tịa
án được khuyến khích viện dẫn án lệ của Tòa án nhân dân tối cao. Việc viện dẫn án
lệ vào một quyết định của Tịa án khơng có nghĩa án lệ là cơ sở pháp lý cho quyết

định của vụ án mà Tòa án xét xử. Cơ sở cho quyết định của Tòa án phải dựa trên cơ
sở pháp luật trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Viện dẫn án lệ là cách
bày tỏ quan điểm về sự tơn trọng tính thống nhất trong áp dụng pháp luật của Thẩm
phán, đảm bảo tính chặt chẽ và tính có căn cứ trong quyết định của mình, Thẩm
phán tự mình quyết định có theo đường lối xét xử trong án lệ viện dẫn hay khơng.”
Bên cạnh đó, TANDTC hướng dẫn các Tịa án áp dụng thống nhất pháp luật cụ thể như
sau:
+ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện chức năng hướng
dẫn áp dụng thống nhất thông qua cách giải thích, lập luận đường lối cách thức áp
dụng pháp luật trong những vụ án cụ thể;
+ Toà án nhân dân tối cao ban hành các “Tuyển tập án lệ” (các án lệ của Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; các Quyết định giám đốc thẩm của Toà
chuyên trách Toà án nhân dân tối cao được Hội đồng Thẩm phán Tồ án nhân dân
tối cao thơng qua, trở thành án lệ và đưa vào “Tuyển tập án lệ”);
+ Toà án nhân dân tối cao giám sát các Tòa án cấp dưới trong áp dụng án lệ
để đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Khi xét xử các vụ việc
liên quan đến quyết định đã trở thành án lệ, các Thẩm phán phải có trách nhiệm
viện dẫn án lệ, áp dụng án lệ đó nếu nhận thấy vụ việc đang xét xử có tính tương tự.
Nếu khơng áp dụng án lệ thì phải chỉ ra lý do trong trường hợp không áp dụng án lệ
đó và tự chịu trách nhiệm trong trường hợp khơng viện dẫn án lệ liên quan đến vụ
việc mình đang xét xử, có nghĩa là Thẩm phán phải nêu ra lý do chính đáng trong
việc khơng áp dụng án lệ đã có.
Đến năm 2014, Quốc hội ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân số:
62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014 (luật này thay thế Luật tổ chức Tịa án
nhân dân số 32/2002/QH10). Theo đó, căn cứ Điều 22 của Luật vừa ban hành trên,
Hội đồng Thẩm phán TANDTC có nhiệm vụ lựa chọn quyết định Giám đốc thẩm
của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có
tính chuẩn mực của các Tịa án triển khai thành án lệ và cơng bố án lệ để các Tòa án

14



nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Lần đầu tiên trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2014 quy định Hội đồng thẩm phán TANDTC có nhiệm vụ như trình bày trên.
Năm 2014 có thể coi là một “mốc son” của một thời kỳ mới đối với án lệ tại
Việt Nam, với xuất phát điểm là Luật Phá sản năm 2014 khi khoản 14, Điều 19 Luật
này yêu cầu “tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá
sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao” và kế tiếp là Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân năm 2014 khi Luật này đã sử dụng cụm từ “án lệ” 02 lần tại
Điều 22 và 02 lần tại Điều 27.
Năm 2015, được coi là một năm củng cố việc luật hóa án lệ với việc ghi
nhận chính thức vai trị của án lệ trong BLDS 2015 và BLTTDS 2015. Phát triển
dựa theo Luật ban hành tổ chức Tòa án nhân dân 2014, ngày 28 tháng 10 năm 2015
Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP “Về
quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ”.
Và đến năm 2019, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP được HĐTP thơng qua
ngày 23/05/2019 và có hiệu lực vào ngày 15/07/2019 sẽ thay thế Nghị quyết số
03/2015/NQ-HĐTP nêu trên. Theo đó, quy định trong Nghị quyết này gồm 12 Điều.
Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP

Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP

(kết thúc hiệu lực 15/07/2019)

(bắt đầu hiệu lực 15/07/2019)

Điều 1: Án lệ và giá trị pháp lý của án lệ

Điều 1: Án lệ


Điều 2: Tiêu chí lựa chọn án lệ

Điều 2: Tiêu chí lựa chọn án lệ

Điều 3: Rà soát, phát hiện bản án, quyết Điều 3: Đề xuất bản án, quyết định để
định để đề xuất phát triển thành án lệ
phát triển thành án lệ
Điều 4: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết Điều 4: Lấy ý kiến đối với bản án,
định được đề xuất lựa chọn, phát triển quyết định được đề xuất
thành án lệ
Điều 5: Hội đồng tư vấn án lệ
Điều 5: Hội đồng tư vấn án lệ
Điều 6: Thông qua án lệ
Điều 6: Thông qua án lệ
Điều 7: Công bố án lệ
Điều 7: Công bố án lệ
15


Điều 8: Nguyên tắc áp dụng án lệ trong Điều 8: Áp dụng án lệ trong xét xử
xét xử

Điều 9: Bãi bỏ án lệ

Điều 9: Hủy bỏ, thay thế án lệ

Điều 10: Thủ tục bãi bỏ án lệ

Điều 10: Hiệu lực thi hành


Điều 11: Các biểu mẫu
Điều 12: Hiệu lực thi hành

Bảng 1. Điều khoản của Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP và Nghị quyết 04/NQ-HĐTP

Quá trình áp dụng án lệ tại Việt Nam kể từ thời điểm Nghị quyết
03/2015/NQ-HĐTP có hiệu lực, nghị quyết đã phát huy giá trị của án lệ cũng như
đề ra nguyên tắc nhất định trong ngành tư pháp. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực
của đến nay đã khơng cịn phù hợp ở một số điều khoản. Nhận ra hạn chế nêu trên,
nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP thay thế nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP, chính thức
có hiệu lực 15/07/2019. Để thống nhất trong cách phân tích, lập luận tác giả căn cứ
Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP để áp dụng cho toàn bộ nội dung của đề tài này.
1.2 Điều kiện, trình tự thơng qua và nguyên tắc áp dụng án lệ trong hệ
thống pháp luật Việt Nam
1.2.1 Điều kiện, trình tự thơng qua án lệ
a/ Điều kiện
Để một bản án trở thành án lệ và được áp dụng cho các vụ án tương tự về
sau, việc xem xét cũng như chỉ ra nội dung án lệ là việc làm khơng những mang
tính chất chun mơn của các thẩm phán tịa án, mà cịn tác động đến tính hệ thống
hóa pháp luật của các quốc gia. Một bản án phải đáp ứng các yếu tố cơ bản để trở
thành án lệ phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, nội dung của bản án phải có liên quan đến vấn đề pháp lý xảy ra.
Thơng thường, khi có một vụ việc tranh chấp tại tịa thì các thẩm phán cũng như các
luật sư sẽ quan tâm đến hai vấn đề. Đó là vấn đề sự kiện và vấn đề pháp lý. Đối với
các vụ việc đơn thuần chỉ liên quan đến việc xác định tính chất pháp lý của sự kiện
và đã có quy định trong văn bản pháp luật. Ngược lại, đối với những vụ việc phức
tạp thì lại khơng có quy định nào phù hợp để áp dụng. Tương tự khi các vụ án, các
tranh chấp xuất hiện các sự biến pháp lý đã rõ, thì cơng tác áp dụng pháp luật đã
16



được quy định trở nên dễ dàng. Nhưng khi các sự biến pháp lý xảy ra hoặc quan hệ
tranh chấp phát sinh chưa được pháp luật quy định trong thực tế và hồn tồn chưa
có sự điều chỉnh cụ thể nào để giải quyết cho quan hệ phát sinh tranh chấp đó thì
thẩm phán cần xem xét để hình thành án lệ. Và khi các thẩm phán tìm ra được câu
trả lời cho vụ án trên tức là thẩm phán đã tạo ra pháp luật. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc phán quyết của thẩm phán trong vụ việc cụ thể này đã tạo ra một án
lệ cho các vụ việc tương tự trong tương lai.
Thứ hai, thẩm phán phải đưa ra được quan điểm lập luận cho vấn đề đặt ra
của vụ án. Nghĩa là khi vụ án được xem xét, trong bản án phải thể hiện được thái
độ, quan điểm của thẩm phán hoặc của các thẩm phán trong hội đồng xét xử về các
vấn đề pháp luật chưa được giải quyết chính xác. Để có được những điều đó, thì
trong quan điểm cũng như thái độ của thẩm phán đưa ra trong một án lệ phải hợp lý
và hệ thống hóa tình tiết pháp luật một cách lơ-gíc. Và nếu bản án khơng nêu ra
được quan điểm, đường lối giải quyết trong bản án thì khơng thể trở thành án lệ. Vì
vốn dĩ án lệ là những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án để làm khuôn
mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho các vụ việc hoặc các trường hợp có tình tiết
hay vấn đề tương tự về sau. Đã là khn mẫu thì xem như hiệu lực áp dụng là rất
cao. Thơng thường thì các quan đểm, lập luận của thẩm phán đưa ra trong vụ án
được thể hiện một cách rõ ràng, dứt khốc và đảm bảo tính cơng bằng của các bên
có trong vụ án.
Thứ ba, bản án được xem là án lệ khi có sự tranh chấp xảy ra. Tranh chấp
này được xác định là nguyên nhân dẫn đến việc phải giải quyết mâu thuẫn giữa các
bên với nhau. Dựa vào tranh chấp được xác định trong bối cảnh nhất định, Thẩm
phán có nhiệm vụ phải đưa ra căn cứ phù hợp để tiến hành xét xử vụ án.
Tóm lại, để một quyết định trở thành án lệ thì phải đủ các điều kiện như sau:
i/ Là quyết định chứa đựng sự giải thích, lập luận cho một hoặc một số các
văn bản quy phạm pháp luật (văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật) về một vấn đề
pháp lý đặt ra chưa được văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật đề cập hoặc đề cập
cịn chung chung, thiếu tính cụ thể hoặc có mâu thuẫn;

ii/ Được Hội đồng thẩm phán TANDTC hoặc các thẩm phán viện dẫn làm
căn cứ trong phần lập luận, quyết định bản án, quyết định về vụ án cụ thể;

17


iii/ Là quyết định giám đốc thẩm của TANDTC sau cùng về vấn đề pháp lý
đó mà được các tịa án khác vận dụng giải quyết vụ việc có nội dung tương tự.
Theo những điều kiện trên, xác định tiêu chí lựa chọn án lệ bao gồm:
- Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật cịn có cách hiểu khác nhau, phân
tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xét xử,
quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công
bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
- Có tính chuẩn mực;
- Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.11
b/ Trình tự
Bƣớc 1: Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ
Án lệ được thơng qua cần có q trình rà sốt, phát hiện bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật có chứa lập luận, phán quyết đáp ứng tiêu chí như trên. Lúc
đó, Tịa án- nơi có trách nhiệm rà soát, phát hiện gửi đề xuất cho TANDTC xem
xét, phát triển thành án lệ.
Việc làm này trước đây theo Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP được thực hiện
thông qua các giai đoạn dưới đây:
+ Giai đoạn 1: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương tổ chức tổng kết thực tiễn
xét xử để đề xuất những vấn đề cần hướng dẫn; căn cứ vào các tiêu chí tại điều 2
Nghị quyết 03 để tổ chức rà sốt, phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tịa án mình, các Tịa án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ và đề
nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ
ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương xem xét, đánh giá.

Khi bản án, quyết định đã đưa ra xem xét, đánh giá dựa theo các tiêu chí như
trên thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương gửi báo cáo về Tòa án nhân dân
tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học), trong đó đánh giá thực tiễn
11

Tham khảo Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP

18


xét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án; quyết định
có chứa đựng nội dung đề xuất lựa chọn phát triển thành án lệ; ý kiến đánh giá của
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy
ban thẩm phán Tòa án quân sự quân khu tương đương (kèm theo bản án, quyết định
được đề xuất);
+ Giai đoạn 2: Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự
trung ương tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử để đề xuất những vấn đề cần hướng
dẫn dựa theo những tiêu chí điều 2 Nghị quyết 03 để tổ chức rà sốt, phát hiện các
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án mình và đề nghị Ủy ban Thẩm
phán Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy
ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương xem xét, đánh giá.
Khi bản án, quyết định đưa ra xem xét, đánh giá có nội dung đáp ứng các
tiêu chí hướng dẫn tại các điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP thì Chánh án Tòa
án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương gửi báo cáo về Tòa án
nhân dân tối cao (thông qua Vụ pháp chế và Quản lý khoa học), trong đó đánh giá
thực tiễn xét xử và pháp luật có liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án,
quyết định có chứa nội dung đề xuất lựa chọn phát triển thành án lệ; nội dung đề
xuất lựa chọn làm án lệ; ý kiến đánh giá của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương (kèm theo bản án, quyết định

được đề xuất);
+ Giai đoạn 3: Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tối cao
căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn tại điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP tổ chức
rà soát, phát hiện các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao và các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các Tòa án
khác, gửi báo cáo về Vụ pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao,
trong đó đánh giá thực tiễn xét xử pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ;
nêu rõ bản án; quyết định có chứa nội dung đề xuất lựa chọn phát triển thành án lệ;
nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ (kèm theo bản án, quyết định được đề xuất);
+ Giai đoạn 4: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất lựa chọn các bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án đáp ứng các tiêu chí tại các điều 2
Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ pháp
chế và Quản lý khoa học) để phát triển thành án lệ.

19


Điểm mạnh của quy định này tạo sự kiểm soát tốt giữa các cấp cơ quan đối
với bản án, quyết định đã có hiệu lực đề xuất để TANDTC xem xét lựa chọn trở
thành án lệ. Nhưng điểm hạn chế lại mất khá nhiều thời gian, tốn nhiều quy trình
thủ tục không cần thiết trong công tác đề xuất này. Do vậy, nghị quyết 04/2019/NQHĐTP đã khơng cịn quy định này, thay vào đó tóm gọn lại quy trình đề xuất như
sau: “Các Tịa án có trách nhiệm tổ chức rà sốt, phát hiện bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tịa án mình chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các
tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết 04 và gửi cho Tòa án nhân dân tối
cao để xem xét, phát triển thành án lệ”. Có thể thấy, quy định này ngắn gọn, xúc
tích và vẫn đảm bảo tính hiệu quả của việc này.
Bƣớc 2: Lấy ý kiến với bản án, quyết định đƣợc đề xuất lựa chọn, phát
triển thành án lệ.
- Sau khi cá nhân, cơ quan, tổ chức gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án được chia 02 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành
án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ phải được đăng tải trên Cổng thơng tin
điện tử của Tịa án nhân dân tối cao để các Tòa án, chuyên gia, nhà khoa học, nhà
hoạt động thực tiễn, cá nhân, cơ quan, tổ chức quan tâm tham gia ý kiến;
+ Trường hợp 2: Bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành
án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ nhưng được thẩm phán TANDTC đề
xuất; được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất; được Hội đồng
Thẩm phán TANDTC lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm12
Thời gian lấy ý kiến góp ý là 30 ngày kể từ ngày đăng tải. Trên cơ sở kết quả
lấy ý kiến rộng rãi đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển
thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ. Việc lấy ý kiến
của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện theo giai đoạn sau:
- Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận cho ý kiến đối với các bản
án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án
lệ, dự thảo án lệ.
- Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện thông qua phiên
họp thảo luận trực tiếp hoặc bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ quyết
12

Tham khảo điểm b; điêm c; điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP

20


×