Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Xác định thời gian bảo quản chế phẩm NPV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 81 trang )

..

LỜI CAM ĐOAN

Em là Lê Văn Tuấn Vũ xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp của em được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hai là không sao chép ĐA/KLTN
của bất kỳ ai, dưới bất kỳ hình thức nào, các số liệu trích dẫn trong KLTN này
được em thu thập qua q trình thực nghiệm tại phịng TN khoa CNSH – TP MT trường Đại Học Công Nghệ TPHCM là hồn tồn trung thực.

Tp. Hờ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Văn Tuấn Vũ


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại trường ĐH Công Nghệ TPHCM em đã
nhận được sự giúp đỡ từ Ban giám hiệu nhà trường, sự hướng dẫn tận tình từ các
giảng viên, chia sẽ từ bạn bè và đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường cùng tất
cả các thầy cô giáo trong khoa CNSH – TP – MT đã luôn giúp đỡ em trong quá
trình học tập vừa qua.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Hai người đã tận tình chỉ dạy cho em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện
đề tài.
Con xin cảm ơn Bố mẹ và gia đình đã luôn ủng hộ con trong những năm
tháng học tập khó khăn và là nguồn động viên tinh thần lớn nhất cho con.
Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh
khỏi những sai sót. Rất mong quý thầy cơ và các bạn xem xét và góp ý để em có
thể rút ra kinh nghiệm quý báu cho q trình cơng tác và học tập sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp Hờ Chí Minh, tháng 06, 2014


Sinh viên
Lê Văn Tuấn Vũ


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................................iv
DANH MUC CÁC HÌNH ........................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1

2.

Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................................... 4
1.1.


Lịch sử nghiên cứu biện pháp sinh học ........................................................................ 4

1.1.1.

Nghiên cứu về biện pháp sinh học đối với sâu hại trên thế giới ........................... 4

1.1.2.

Nghiên cứu về biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam ............ 11

1.2.

Giới thiệu về sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura Fabricus) .................................... 12

1.2.1.

Phân loại ............................................................................................................ 12

1.2.2.

Phân bố và ký chủ .............................................................................................. 12

1.2.3.

Đặc điểm gây hại ............................................................................................... 13

1.2.4.

Biện pháp phịng trị ............................................................................................ 13


1.3.

Khái qt về virus gây bệnh cơn trùng ....................................................................... 15

1.3.1.

Phân loại nhóm virus diệt cơn trùng ................................................................... 15

1.3.2.

Đặc điểm hình thái và cấu trúc của NPV gây bệnh côn trùng ............................ 20

1.3.3.

Cơ chế xâm nhiễm của NPV .............................................................................. 23

1.3.4.

Ưu và nhược điểm của việc sử dụng chế phẩm NPV trong phòng trừ dịch hại .. 25

1.4.

Nghiên cứu sử dụng chất chống tia cực tím để bảo vệ NPV ...................................... 26

1.4.1.
ngoài

Kết quả nghiên cứu về chất chống tia cực tím cho virus diệt cơn trùng tại nước
........................................................................................................................... 29


1.4.2.
Nam

Kết quả nghiên cứu về chất chống tia cực tím cho virus diệt côn trùng tại Việt
........................................................................................................................... 30

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 33
2.1.

Thời gian , địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 33

Trang i


Đồ án tốt nghiệp

2.2.

Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................... 33

2.3.

Nôi dung nghiên cứu.................................................................................................. 34

2.4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 34

2.4.1.
Đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV bổ sung các loại dịch chiết qua các

thời gian bảo quản trong điều kiện phịng thí nghiệm ........................................................ 34
2.4.2.
Đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV qua 4 tháng bảo quản khi phun
trên cây trồng trong chậu ................................................................................................... 37
2.5.

Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................... 38

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................... 40
3.1. Kết quả đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV bổ sung các loại dịch chiết qua
các thời gian bảo quản ........................................................................................................... 40
3.1.1.

Hiệu lực diệt sâu của NPV trước khi bảo quản .................................................. 40

3.1.2.

Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 1 tháng bảo quản ............................................... 42

3.1.3.

Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 2 tháng bảo quản ............................................... 43

3.1.4.

Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 3 tháng bảo quản ............................................... 45

3.1.5.

Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 4 tháng bảo quản ............................................... 46


3.1.6.

Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 5 tháng bảo quản ............................................... 48

3.1.7.

Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 6 tháng bảo quản ............................................... 50

3.2. Kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV qua 4 tháng bảo
quản khi phun trên cây trồng trong chậu ................................................................................ 54
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 60
4.1.

Kết luận ..................................................................................................................... 60

4.2.

Kiến nghị ................................................................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 62
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 1

Trang ii


Đồ án tốt nghiệp

BmNPV


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bombyx mori Nucleopolyherosis virus

BPSH

Biện pháp sinh học

Bt

Bacillus Thurigiensis

BVTV

Bảo vệ thực vật

CV

Coeff. of variation

CPV

Cytoplasmic polyhedrosis virus

DNA

DeoxyriboNucleic Acid

DNP

DeoxyriboNucleo protein


DV

Denso virus

ĐC

Đối chứng

EPN

Tuyến trùng ký sinh côn trùng

EV

Entomopox virus

ĐTSH

Đấu tranh sinh học

GV

Granulosis virus

HaNPV

Helicoverpa armigera Nucleopolyherosis virus

IB


Inclusion Body

IPM

Intergrated Pest Managerment

IV

Irido virus

MNPV

Mutiple nucleocapsid

NPV

Nucleopolyherosis virus

RNA

Ribonucleic acid

PIB

Plyhedar inclusion body

SAT

Sâu ăn tạp


SNPV

Single nucleocapsid

TP HCM

Thành phồ Hồ Chí Minh

SpltNPV

Spodoptera litura Nucleopolyhedrosis virus

VSV

Vi sinh vật

Trang iii


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Công thức bố trí thí nghiệm
Bảng 2.2 Theo dõi tỷ lệ sâu chết
Bảng 3.1 Hiệu lực diệt sâu của NPV trước khi bảo quản
Bảng 3.2 Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 1 tháng bảo quản
Bảng 3.3 Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 2 tháng bảo quản
Bảng 3.4 Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 3 tháng bảo quản
Bảng 3.5 Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 4 tháng bảo quản

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các công thức đến hiệu lực diệt sâu của NPV
Bảng 3.7 Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 5 tháng bảo quản
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của các công thức đến hiệu lực diệt sâu của NPV
Bảng 3.9 Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 6 tháng bảo quản
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của các công thức đến hiệu lực diệt sâu của NPV
Bảng 3.11 Hiệu lực diệt sâu của các công thức NPV sau các thời gian bảo quản
Bảng 3.12 Mật độ sâu khoang (con/m2) trên các cơng thức thí nghiệm
Bảng 3.13 Hiệu lực trừ sâu của các cơng thức thí nghiệm
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các công thức đến hiệu lực diệt sâu của NPV
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của NPV và thuốc hóa học đến mật độ bọ rùa trước và sau
khi phun

Trang iv


Đồ án tốt nghiệp

DANH MUC CÁC HÌNH
Hình 1.1 sâu khoang (Spodoptera litura)
Hình 1.2 hoa màu bị phá hại bởi sâu khoang
Hình 1.3 Cấu trúc của thể vùi
Hình 1.4 Sơ đồ lây nhiễm, xâm nhập và phát triển của NPV trong cơ thể sâu chủ
Hình 1.5 Ánh sáng tia cực tím được hấp thụ và làm đứt gãy cấu trúc DNA làm vi
sinh vật trở nên bất hoạt.
Hình 3.1 Đồ thị hiệu lực diệt sâu của NPV trước khi bảo quản
Hình 3.2 Đồ thị hiệu lực diệt sâu của NPV sau 1 tháng bảo quản
Hình 3.3 Đồ thị hiệu lực diệt sâu của NPV sau 2 tháng bảo quản
Hình 3.4 Đồ thị hiệu lực diệt sâu của NPV sau 3 tháng bảo quản
Hình 3.5 Đồ thị hiệu lực diệt sâu của NPV sau 4 tháng bảo quản
Hình 3.6 Đồ thị hiệu lực diệt sâu của NPV sau 5 tháng bảo quản

Hình 3.7 Đồ thị hiệu lực diệt sâu của NPV sau 6 tháng bảo quản
Hình 3.8 Đồ thị mật độ sâu qua các ngày theo dõi sau khi phun
Hình 3.9 Đồ thị hiệu lực diệt sâu của các công thức các ngày sau phun
Hình 3.10 Đồ thị mật độ bọ rùa trước và sau khi phun

Trang v


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nơng nghiệp có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên rất
thuận tiện cho cây trồng phát triển. Đồng thời với các loại cây trồng phát triển là
sâu bệnh hại cũng phát sinh, chúng gây hại đáng kể đến năng suất. Trong đó,
đáng đề cập đến là lồi sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura), gây hại với hơn
112 loại cây trồng thuộc 44 họ thực vật (Chari và Patel, 1983) bao gồm các loại
cây rau quả, cây thực phẩm, cây lương thực, cây cảnh,....
Để phòng trừ và làm giảm thiệt hại gây ra do sâu, bệnh hại nói chung và
lồi sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura) nói riêng người nơng dân đã sử dụng
nhiều biện pháp phịng trừ như canh tác thủ công, luân canh, chuyên canh, chọn
tạo giống mới, dùng thuốc hóa học. Trong đó biện pháp sử dụng thuốc hóa học
được xem là phổ biến vì dễ áp dụng, có hiệu quả ngay, kịp thời và hiệu quả cao
mà giá thành lại rẻ. Nhưng mặt trái của thuốc hoá học thể hiện ở chỗ nếu sử dụng
thuốc không hợp lý, không đúng, sử dụng lâu dài sẽ kéo theo hàng loạt các vấn
đề như: ảnh hưởng tới sức khoẻ người và động vật, tăng khả năng hình thành tính
kháng thuốc của sâu bệnh, tiêu diệt hệ thiên địch, phá vỡ cân bằng sinh học, gây
ra nhiều vụ dịch hại mới, gây hậu quả xấu tới môi trường... Do vậy, sử dụng
thuốc hóa học chỉ là biện pháp tình thế.
Đứng trước thực trạng đó thì biện pháp sinh học là một giải pháp được

đánh giá là có hiệu quả cao, vì nó khơng những khơng gây hại cho người, an tồn
cho gia súc, khơng ảnh hưởng đến các lồi sinh vật có ích mà cịn góp phần cải
thiện môi trường,… Trong số này, đáng kể nhất là Nucleopolyhedrosis virus
(NPV). Virus gây bệnh côn trùng đã được các nhà khoa học trên thế giới phát
hiện ra hơn 1000 loài, trong đó các lồi thuộc nhóm Baculovirus có tác dụng diệt
sâu cao nhất (Phạm Thị Thùy, 2004). Virus đa diện nhân Nucleopolyhedrosis
virus (NPV) được biết trên thế giới là một tác nhân gây bệnh rất phổ biến trên

Trang 1


Đồ án tốt nghiệp

sâu ăn tạp, được công nhận là một tiềm năng cho việc quản lý cơn trùng vì có
hiệu lực diệt sâu cao, có tính chun tính cao, nó đặc biệt hấp dẫn bởi tính an
tồn đối với môi trường và các sinh vật khác. Một số nơi trên thế gới đã sản xuất
thành công chế phẩm NPV, ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về NPV,
tuy nhiên vẫn chưa tạo được chế phẩm hoàn chỉnh do hiệu lực NPV giảm nhanh
sau thời gian bảo quản. Mặt khác, khi phun trên đồng virus NPV bị mất hoạt tính
rất nhanh bởi tác động của tia cực tím có trong nắng mặt trời. Các nghiên cứu
trong nước chỉ tập trung về nâng cao hiệu lực và sản xuất chế phẩm NPV nhưng
chưa có nghiên cứu sâu về các chất phụ gia có khả năng lọc tia cực tím có nguồn
gốc thực vật cũng như bảo quản đối với chế phẩm NPV. Trên cơ sở của các
nghiên cứu trước đây của Nguyễn Cao Đẳng (2013) và Phan Công Vẹn (2013) về
các chất phụ gia ( trà xanh, bã cà phê và acid boric) bổ sung vào chế phẩm NPV
có khả năng lọc tia cực tím duy trì được hiệu lực ban đầu của chế phẩm NPV,
câu hỏi đặt ra là liệu các chất phụ gia này có duy trì được hiệu lực của chế phẩm
NPV khi bảo quản trong thời gian dài ở điều kiện bình thường hay không? Để trả
lời cho câu hỏi trên, sinh viên tiến hành thực hiện đề tài: “Xác định thời gian bảo
quản chế phẩm NPV (Nucleopolyhedrosis virus)”.

2. Mục tiêu của đề tài
Chọn lọc các loại dịch chiết phụ gia thích hợp dùng bảo quản chế phẩm
NPV.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nuclear polyhedrosis virus – NPV được cung cấp từ phịng thí nghiệm
Khoa Cơng Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường, trường đại học Công
Nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn sâu khoang ăn tạp Spodoptera litura dùng để nhân nhiễm virus
NPV từ Ninh Thuận và TP Hồ Chí Minh.

Trang 2


Đồ án tốt nghiệp

Các thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu tại phịng thí nghiệm Khoa
Cơng Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường, trường đại học Công Nghệ
thành phố Hồ Chí Minh và một số ruộng rau cải tại huyện Củ Chi, tp HCM.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV trên cơ sở phương pháp
nhúng lá trong điều kiện phịng thí nghiệm và phương pháp phun trên đồng
ruộng.
Xử lý số liệu bằng chương trình Microsoft excel và Statgraphic centurion.
Tính hiệu lực diệt sâu của virus theo công thức Abbott và Henderson-Tilton.

Trang 3


Đồ án tốt nghiệp


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu biện pháp sinh học
1.1.1. Nghiên cứu về biện pháp sinh học đối với sâu hại trên thế giới
Biện pháp sinh học (BPSH) được hình thành và phát triển trên cơ sở
những quan sát ban đầu và thực nghiệm của các nghiên cứu tự nhiên từ thời xa
xưa. Con đường phát triển của BPSH qua nhiều thế kỷ có những bước thăng
trầm.
1.1.1.1. Trước thế kỷ 18
BPSH được gọi là biện pháp bảo vệ thực vật cổ truyền.
Người cổ xưa đã quan sát thấy một số mèo hoang săn bắt chuột để làm
thức ăn. Khả năng bắt chuột của một số mèo hoang đã khiến người Ai Cập cổ đại
thuần hóa mèo hoang để bắt chuột trong nhà (Coppel et al., 1977).
Theo ghi chép được trong lịch sử nhân loại thì thực tiễn đầu tiên sử dụng
BPSH trừ côn trùng gây hại với khái niệm hiện đại là việc nông dân Trung Quốc
dùng kiến vàng trong các vườn cam quýt (Liu, 1939). Theo Forskal (1775) và
Botta (1841), từ năm 1200, các chủ nhân vườn chà là ở Yemen hàng năm lên núi
tìm kiếm những tổ kiến có ích chuyển về thả chúng lên cây chà là để phịng
chống các lồi cơn trùng gây hại (Doutt, 1964; Coppel et al., 1977; DeBach,
1974; Huffaker et al., 1976).
Vào thế kỷ 16-17 bắt đầu những tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn.
Cuốn sách “De Animalibus Insectis” của AldrovDNAi xuất bản vào năm 1620 có
thể coi là cơng trình đầu tiên về đấu tranh sinh học. Trong cuốn sách này, hiện
tượng ký sinh ở côn trùng lần đầu tiên được đề cập đến. Tuy nhiên, mãi tới năm
1685 thì hiện tượng ký sinh ở côn trùng lần đầu tiên mới được Martin Lister giải
thích đúng. Theo Martin Lister, ong cự chui từ sâu non của con trùng cánh vảy là
kết quả của việc ong trưởng thành cái đã đẻ trứng của nó vào trong sâu non. Năm

Trang 4



Đồ án tốt nghiệp

1700, Leeuvenhoek cũng giải thích đúng hiện tượng ong Aphidius ký sinh rệp
muội (Coppel et al., 1977; DeBach, 1974; Doutt, 1964; Van Driesche et al.,
1996).
1.1.1.2. Thế kỷ 18
Khoảng hơn 100 năm sau khi mô tả hiện tượng ký sinh ở cơn trùng, năm
1706, Vallisnieri mới giải thích đúng hết các hiện tượng ký sinh ở côn trùng đã
được ghi nhận trước đây. Vào năm 1726, Reaumur đã mô tả hiện tượng sâu non
côn trùng cánh vảy bị bệnh do nấm Cordyceps. Reaumur có thể là người đã làm
nhiều hơn những người khác thời bấy giờ trong việc đặt nền móng cho sự hình
thành khái niệm về BPSH trừ sâu hại với những tác phẩm công bố từ năm 1734
đến năm 1742. Reaumur có thể là người đầu tiên khuyến cáo áp dụng BPSH trừ
sâu hại. Ông đã đề xuất dùng trứng của một lồi cơn trùng bắt mồi thả vào trong
nhà kính để kìm hãm sự phát triển của rệp muội. Tác giả này còn phát hiện tượng
tuyến trùng ký sinh trên các loài ong thuộc họ Bombidae (Coppel et al., 1977;
DeBach, 1974).
Linnaeus, nhà phân loại sinh vật học vĩ đại, có cơng rất lớn trong phát
triển BPSH ở thế kỷ 18. Đề xuất được viết đầu tiên về sử dụng côn trùng bắt mồi
trừ sâu hại ở châu Âu được Linnaeus đưa ra năm 1752. Ông đã viết: “Mỗi lồi
cơn trùng đều có lồi bắt mồi riêng, những lồi này ln đồng hành và tiêu diệt
nó. Có thể thu các lồi bắt mồi này để sử dụng trừ sâu hại cây trồng” (Van
Driesche et al., 1996). Để trừ rệp muội, Linnaeus đã đưa ra khái niệm “cân bằng
tự nhiên” (dẫn theo P. V. Lầm, 1995).
Vào khoảng năm 1762, người ta đã thực hiện một chương trình đầu tiên di
chuyển thiên địch từ nước này qua nước khác để trừ cơn trùng hại. Đó là việc
nhập nội loài chim Acridotheres tristis từ Ấn Độ về đảo Mauritius để trừ châu
chấu đỏ Nomadacris septemfasciata. Năm 1776 đã sử dụng bọ xít bắt mồi

Trang 5



Đồ án tốt nghiệp

Reduvius personatus và Picromeris bidens để trừ rệp giường Cimex lectularius
(Coppel et al., 1977; DeBach, 1974; Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976).
Trong cuốn sách Phytologia in năm 1800 ở London, E. Darwin đã nhấn
mạnh hiệu quả khống chế sâu hại của các lồi ký sinh chính và đã cho rằng có thể
sử dụng một cách nhân tạo các ấu trùng ruồi Syrphidae để trừ rệp muội trong nhà
kính. Sau năm 1800, E. Darwin và nhiều nhà cơn trùng học ở châu Mỹ đã đề xuất
dùng các loài bắt mồi như bọ rùa Coccinellidae và ruồi họ Syrphidae để trừ rệp
muội trong nhà kính. Những ý niệm về vai trò của thiên địch trong hạn chế sự
phát triển của sâu hại mới được hình thành ngày càng rõ ràng (Coppel et al.,
1977; Huffaker et al., 1976; Van Driesche et al., 1996).
1.1.1.3. Thế kỷ 19
Trong thế kỷ 19 có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về phân loại, sinh học
và sinh thái các thiên địch của sâu hại. Spinola (1806), Dalman (1820) cơng bố
cơng trình về cơn trùng thiên địch. Cùng thời gian này, Gravenhorst đã mơ tả
1300 lồi ong cự họ Ichneumonidae ở châu Âu (DeBach, 1974; DeBach et al.,
1991). Mitchili (1823) đã công bố kết quả nghiên cứu về động vật ký sinh, trong
đó cơn trùng ký sinh thuộc bộ cánh màng. Westwood từ năm 1827 bắt đầu cơng
bố cơng trình nhiều tập trong nhiều năm về phân loại cơn trùng, trong đó có cơn
trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi. Walker chuyên nghiên cứu về ong ký sinh
thuộc tổng họ Chalcidoidea từ 1833 đến 1861 (DeBach, 1974).
Năm 1837, Kollor đã cơng bố cơng trình mơ tả chi tiết sinh học và nơi ở
của nhiều loài bắt mồi, ký sinh, kể cả ký sinh trứng và nhấn mạnh sự cần hiểu
biết về thiên địch để phòng chống côn trùng hại. Kollor khá am hiểu về giá trị
của côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi trong hạn chế số lượng sâu hại. Trong
tác phẩm “Tuyển tập về côn trùng” xuất bản vào năm 1840, Kollor đã chứng
minh rõ ràng khả năng của các loài bắt mồi và ký sinh trong hạn chế sự sinh sản

ở nhiều lồi cơn trùng hại. Ơng nói rằng phải duy trì một phần cây trồng nơng

Trang 6


Đồ án tốt nghiệp

nghiệp làm nơi ở cho các thiên địch. Từ năm 1837 đến năm 1852, Ratzeburg ở
Đức đã cơng bố nhiều cơng trình về cơn trùng rừng và ký sinh của chúng. Ơng
đánh giá cao vai trị của ký sinh trong hạn chế số lượng côn trùng rừng. Cuốn
sách “Ong cự ký sinh côn trùng rừng” của ông xuất bản năm 1844 là một sự đóng
góp lớn về nghiên cứu sinh học của ong ký sinh và là tài liệu dùng trong nhiều
năm sau đó. Rondani cơng bố cơng trình trong thời gian 1840-1860 về các quan
hệ ký sinh-ký chủ (Coppel et al., 1977; DeBach, 1974; DeBach et al., 1991;
Doutt, 1964).
Năm 1844 ở Italia, Villa đã tiến hành thí nghiệm dùng bọ cánh cứng bắt
mồi thuộc họ Carabidae và Staphylinidae để trừ sâu hại trong vườn cây (Doutt,
1964; Huffaker et al., 1976). Kirby và Spence (1867) đã đánh giá rất rõ ràng về
vai trị hữu ích của các loài ong ký sinh, ruồi ký sinh, bọ cánh cứng bắt mồi thuộc
họ Carabidae, bọ ngựa, bọ xít bắt mồi, chuồn chuồn và nhện lớn bắt mồi
Pentatoma bidens để trừ rệp giường Cimex lectularius (Coppel et al., 1977;
DeBach, 1974).
Sau gần 30 năm kể từ khi có đề xuất nhập nội thiên địch, vào năm 1883
Hoa Kỳ lần đầu tiên nhận được ong ký sinh Cotesiga glomerata (L.) từ nước Anh
nhập nội vào để trừ sâu xanh hại cải Pieris rapae. Loài ký sinh này tạo lập được
quần thể và trở thành lồi có lợi ở Hoa Kỳ. Đây là sự thành công đầu tiên của
việc di chuyển côn trùng ký sinh giữa các châu lục (Coppel et al., 1977; Doutt,
1964; Huffaker et al., 1976; Van Driesche et al., 1996).
Đến cuối thế kỷ 19, nhiều nhà côn trùng học ở Bắc châu Mỹ đã nhận ra
rằng các lồi cơn trùng hại quan trọng ở vùng Bắc châu Mỹ chủ yếu là những lồi

ngoại lai. Để phịng chống chúng phải tiến hành nhập nội các thiên địch chính
của chúng từ nơi ở bản xứ của chúng.
Năm 1891, Koebele đã tới Australia, New ZealDNA và Fiji để nhập nội
côn trùng thiên địch. Trong thời gian này, Koebele đã gửi về California 46 loài

Trang 7


Đồ án tốt nghiệp

bọ rùa, trong số đó chỉ có 4 lồi thuần hóa và định cư được. Từ năm 1893 đến
năm 1912 Koebele đã thực hiện nhiều chương trình áp dụng BPSH thành cơng ở
Hawaii có giá trị lớn cho sự phát triển của BPSH chống côn trùng hại (Coppel et
al., 1977).
1.1.1.4. Thế kỷ 20
Năm 1906, Berlese đã nhập nội từ Hoa Kỳ về Italia một loài ký sinh
Prospaltella berlesei để trừ rệp vảy dâu Pseudaulacaspis pentagona. Việc nhập
nội này cho kết quả tương đối tốt. Giống như bọ rùa R. cardinalis, ký sinh P.
Berlesei cũng được nhiều nước trên thế giới nhập nội về để trừ rệp vảy dâu
(DeBach, 1964).
Để trừ sâu róm Porthetria dispar (L.) và Nygmia phaeorrhoea (Don.) nhiều
loài thiên địchb đã nhập nội từ Nhật Bản và châu Âu vào Hoa Kỳ trong các năm
1905-1914 và 1922-1923. Đã thả 40 loài trong số các loài nhập nội, có 9 lồi ký
sinh và 2 lồi bắt mồi đã thuần hóa được ( DeBach, 1974).
Từ năm 1919, dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã tiến hành
một chương trình nghiên cứu BPSH sâu đục thân ngô Ostrinia nubilalis. Cho đến
năm 1940, từ Pháp đã gửi sang Hoa kỳ 23 triệu sâu đục thân ngô nuôi để thu ký
sinh. Từ năm 1927 đến 1936, từ Nhật Bản đã gửi sang Hoa Kỳ được 3 triệu sâu
đục thân ngô nữa để thu ký sinh. Kết quả đã nhập nội vào Hoa Kỳ được 24 loài
ký sinh, nhưng chỉ có 6 lồi thuần hóa được và cho hiệu quả cục bộ trừ sâu đục

thân ngô (Coppel et al., 1977).
Vào thời gian này, các chương trình nhập nội thiên địch được tiến hành
rộng rãi ở nhiều nước Nga và Trung Á. Sau đó rất nhiều nước tiến hành nghiên
cứu sử dụng ong mắt đỏ. Sau năm 1928, chỉ khi FlDNAers tìm được quy trình
nhân ni ngài mạch quanh năm thì việc nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ trừ sâu

Trang 8


Đồ án tốt nghiệp

hại mới được đẩy mạnh. Tại Liên Xô cũ, việc nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ
được đẩy mạnh từ năm 1934 (Schepetilnikova, 1974 - dan theo P.V.Lâm, 1995).
Mặc dù virus gây bệnh côn trùng đã được biết từ lâu, nhưng cho tới những
năm đầu thế kỷ 20 mới có một số thí nghiệm sử dụng virus để trừ sâu róm
Lymantria monacha, Porthetria dispar ở châu Âu và Bắc châu Mỹ.
Từ năm 1911 đến 1914, D’Herelle đã nghiên cứu vi khuẩn Coccobacillus
acridiorum để trừ châu chấu Schistocera paranensis (Simmonds et al., 1976;
Weiser, 1966). Năm 1911, Berliner ở Thuringia (một tỉnh của Đức) phân lập
được vi khuẩn từ sâu non lồi Ephestia kuehniella chết bệnh và mơ tả đặt tên là
Bacillus thuringiensis. Theo Jacobs (1951) và Krieg (1961), sau đó vi khuẩn này
được thử nghiệm với sâu hồng đục quả bông, sâu xanh bướm trắng hại cải và
nhiều loài sâu hại khác ở châu Âu. Chế phẩm thương mại đầu tiên từ vi khuẩn
Bacillus thuringiensis là “sporeine” được sản xuất ở Pháp trước năm 1938 (dẫn
theo P. V. Lầm, 1995).
Đã phát hiện ấu trùng bọ hung Nhật Bản Popillia japonica bị bệnh vi
khuẩn từ năm 1921. Năm 1940, Dutky mô tả, đặt tên vi khuẩn gây bệnh cho ấu
trùng bọ hung Nhật Bản là Bacillus popilliae và B. Lentimorbus (KDNAybin,
1989; Simmonds et al., 1976; Steinhaus, 1964).
Từ năm 1940, những quan tâm về phát triển BPSH đối với sâu hại bị giảm

đi rõ ràng do sự ra đời và sử dụng rộng rãi của thuốc hóa học trừ sâu hữu cơ tổng
hợp. Sailer (1972) đã phân tích các cơng trình khoa học đăng tải ở Hoa Kỳ liên
quan đến việc phòng chống sâu hại và chỉ ra sự lãng quên BPSH do sự ra đời của
DDT (dẫn theo P. V. Lầm, 1995).
Tại Canada năm 1943 bắt đầu sản xuất hàng loạt chế phẩm NPV của ong
ăn lá Diprion herlyniae để bảo vệ cây rừng. Vào giữa thập niên 1970, ở Hoa Kỳ
đã phát triển được các chế phẩm Elcar và Biocontrol từ NPV. Đến cuối thập niên

Trang 9


Đồ án tốt nghiệp

1980, Hoa Kỳ và Liên Xô cũ đã sản xuất được 7 chế phẩm sinh học từ virus. Các
nước khác như Nhật Bản, Tây Đức, Pháp,… mỗi nước sản xuất được 1-2 chế
phẩm từ virus (Chukhrij, 1988; Simmonds et al., 1976).
Vào đầu thập niên 1950, ở châu Âu và châu Mỹ đã quan tâm trở lại việc
sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Một số độc tố của vi khuẩn B.
Thuringiensis được phát hiện trong thập niên 1950. Cuối thập niên 1950 bắt đầu
sản xuất công nghiệp chế phẩm từ vi khuẩn B. Thuringiensis và việc sử dụng
chúng đã cho kết quả tốt đẹp. Các chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus popilliae và B.
Lentimorbus được mở rộng sử dụng để trừ bọ hung Nhật Bản ở 14 bang Hoa kỳ
(Coppel et al., 1977; KDNAybin, 1989).
Từ những năm 1950, các nhà côn trùng học châu Âu đã bắt đầu nghiên
cứu các biện pháp bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên trong phịng chống cơn
trùng hại: phun thuốc theo băng, dùng thuốc hóa học có thời gian tác dụng ngắn,
chuẩn bị nơi qua đông cho chim ăn sâu,… (Coppel et al., 1977; Telenga, 1959).
Trong thập niên 1950 có một số nhà côn trùng như Stern (1949),
Michelbacher (1952), Smith (1954), Bartlett (1956),... đã đi sâu nghiên cứu kết
hợp biện pháp hóa học với BPSH theo hướng tìm kiếm các giải pháp hạn chế ảnh

hưởng xấu của thuốc hóa học đối với các sinh vật có ích trong sinh thái quần thể
nông nghiệp (dẫn theo P. V. Lầm, 1995).
Từ những năm 1960 đến cuối thế kỷ 20, BPSH đối với sâu hại được đẩy
mạnh nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Các lĩnh vực nghiên
cứu về BPSH để phòng chống sâu hại ngày càng được mở rộng và thành công đạt
được ở nhiều nước. Hiện nay trên thế giới đã có hàng chục sản phẩm sinh học là
các ký sinh, bắt mồi đã được thương mại hóa như ong mắt đỏ Trichogramma
spp., ong Encarsia formosana, ong Habrobracon hebetor,... Ngoài ra các chế
phẩm sinh học từ Bt, đến nay trên thế giới có hàng chục loại chế phẩm sinh học

Trang 10


Đồ án tốt nghiệp

từ các sinh vật khác (nấm, virus, tuyến trùng) để phòng chống sâu hại (Falcon,
1985; Ignoffo, 1985; Ravensberg, 1992; Schwarz, 1992).
1.1.2. Nghiên cứu về biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam
Mặc dù biện pháp sinh học (BPSH) trên thế giới đã thành công hơn 100
năm, nhưng dây là một lĩnh vực khoa học tương đối mới ở nước ta.
Theo những gì ghi chép lại, nông dân nước ta cũng biết sử dụng kiến vàng
để diệt trừ sâu hại trong vườn cam quýt từ khoảng thế kỷ thứ 4. Nhưng nghiên
cứu phát triển BPSH thì mới chỉ được bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1970.
Những nghiên cứu về thành phần thiên địch trên sâu hại lúa của P. B. Quyền và
nnk (1972-1973) của Viện Bảo vệ thực vật (1972-1973) và việc đánh giá hiệu lực
của các chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bt để trừ sâu tơ tại Viện Bảo vệ thực vật
(1971-1974) có thể coi là những cơng trình đầu tiên về nghiên cứu BPSH phòng
chống dịch hại ở nước ta (P. V. Lầm, 2003).
Từ năm 1973, việc nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ Trichogramma spp. để
trừ sâu hại được bắt đầu tại Viện Bảo vệ thực vật. Sau đó cơng việc nghiên cứu

này cũng được một số cơ quan khác tiến hành như Phịng Sinh thái cơn trùng
(Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), Bộ môn Động vật không xương sống
(Khoa Sinh, Đại học Quốc gia Hà Nội). Đến nửa sau thập niên 1970, việc nghiên
cứu sử dụng ong mắt đỏ Trichogramma spp. để trừ sâu hại được Chi cục BVTV
Vĩnh Phúc, Thái Bình hưởng ứng triển khai. Từ thập niên 1980, việc sử dụng ong
mắt đỏ Trichogramma để trừ sâu hại được Trung tâm nghiên cứu cây Bông Nha
Hố (nay là viện nghiên cứu và Phát triển cây bông) triển khai ứng dụng trên cây
bông.
Nghiên cứu nấm B. Bassiana để trừ sâu róm thơng Dendrolimus
punctatuus được bắt đầu từ giữa thập niên 1970 ở trường Đại học Lâm nghiệp.

Trang 11


Đồ án tốt nghiệp

Từ cuối thập niên 1980 đến nay, việc nghiên cứu biện pháp BPSH được
tiến hành ở nhiều cơ quan như Viện bảo vệ thực vật, Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Khoa Sinh (Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội), Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây bông, Viện Công nghiệp
thực phẩm,… Tác nhân sinh học được nghiên cứu cũng đa dạng, gồm ong mắt đỏ
Trichogramma spp., vi khuẩn (B. thuringiensis, S. enteridis), virus côn trùng
(NPV), nấm côn trùng (B. bassiana, M. anisopliae, M. flavoviride), nấm đối
kháng (Trichoderma spp.), tuyến trùng gây hại côn trùng (P. V. Lầm, 2003).
1.2. Giới thiệu về sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura Fabricus)
1.2.1. Phân loại
Tên khoa học: Spodoptera litura Fabricius
Họ: Noctuidate (ngài đêm)
Bộ: Lepidoptera (cánh vảy)


Hình 1.1 sâu khoang (Spodoptera litura)
1.2.2. Phân bố và ký chủ
Sâu ăn tạp là lồi có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới
và được ghi nhận lần đầu tiên ở huyện Nelson gây hại cho cây thuốc lá (Cottier
và Gourlay,1955).
Sâu ăn tạp cịn có tên gọi là sâu khoang, sâu đàn, sâu keo, là loài phân bố
rộng khắp thế giới, ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á, Bắc Phi. Ở nước ta
sâu có ở khắp nơi.

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp

Đây là loài đa thực, theo ước tính có thể gây hại trên 290 loại cây trồng
thuộc 99 họ thực vật. Ở nước ta chúng là loài gây hại quan trọng trên các loại rau
họ thập tự, cà chua, đậu đũa, bầu bí, rau muống, khoai lang, thuốc lá, bông,
thầu dầu điền thanh,… (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Theo Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen (2004) thì sâu có thể gây hại khoảng 200 loại cây trồng. Lồi này
phân bố khắp nơi ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, kể cả một số nước ôn đới,
châu Úc, châu Á và đảo Thái Bình Dương (Feaking và Franz, 1977 được
trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thuỳ Dung, 2008).
1.2.3. Đặc điểm gây hại
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006), sâu non tuổi nhỏ tập trung thành
từng đám gặm nhắm ăn lá, chừa lại biểu bì trên và gân lá nên người ta còn gọi là
sâu ổ hay sâu đàn. Sau khi sâu lớn thì phân tán, ăn thủng lá chỉ để lại gân lá,
có thể cắn trụi hết lá, cắn trụi cành hoa, chui và đục khoét trong quả, nụ hoa.

Hình 1.2 hoa màu bị phá hại bởi sâu khoang
Khi sâu ăn tạp phát sinh thành dịch, chúng gây thiệt hại khá nặng cho cây

trồng. Đối với rau ăn lá thì bị giảm sản lượng và giá trị thương phẩm, đối với cây
lấy quả như cà chua, đậu đũa thì hoa nụ sẽ bị rụng và quả bị hại cũng sẽ rụng
sớm hoặc trở nên thối khi gặp trời mưa.
1.2.4. Biện pháp phòng trị

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp

Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) thì trong những năm gần đây để phòng
trừ sâu ăn tạp trên thế giới cũng như ở nước ta đã và đang áp dụng các biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp (JA Wightman, ICRISAT, DNAhra Pradesh, India,
1996) vì sâu này kháng thuốc rất mạnh nê áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sâu
trước khi phát sinh thành dịch, bao gồm các biện pháp sau:
+ Dùng bẫy đèn và bẫy chua ngọt để bắt và tiêu diệt. Vừa có ý nghĩa trong
dự báo vừa làm giảm số lượng thành trùng trước khi đẻ trứng.
+ Bắt sâu tuổi nhỏ lúc chưa phân tán và ngắt bỏ ổ trứng là biện pháp có
hiệu quả. Khi dự tính được thời gian trưởng thành ra rộ thì định kỳ 2 - 3 ngày 1
lần đi thu bắt sâu tuổi nhỏ và ngắt ổ trứng chưa nở.
+ Tiến hành cày bừa, phơi ải kỹ đất trước khi trồng rau, kết hợp với làm
cỏ xung quanh bờ ruộng để tiêu diệt chỗ ẩn náu của thành trùng. Có thể cho
ruộng ngập nước từ 2 - 3 ngày để diệt nhộng.
+ Sử dụng bẫy pheromone.
+ Bảo vệ và thả các lồi ong ký sinh sâu non, có thể sử dụng loài bắt nồi
ăn thịt Conocephalus sp..
+ Sử dụng ong ký sinh trứng để hạn chế số lượng sâu: ở giai đoạn trứng
của SAT có khoảng 4 lồi ong mắt đỏ (Trichogramma), một loài ong thuộc họ
Selionidae và một loài ong họ Braconidae; ngồi ra cịn có thêm lồi Chelonus
sp. và Telenomus spp.. Ở giai đoạn ấu trùng, ngay từ giai đoạn nhỏ đến khi

trưởng thành và hố nhộng có khoảng 8 loài ký sinh đã được ghi nhận trong đó
có ong Ichneumon sp. Và lồi Chelonus sp. Kí sinh chủ yếu ở giai đoạn nhộng
non (Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị Thuỳ Minh, 2001).

Trang 14


Đồ án tốt nghiệp

+ Sử dụng các loài nấm ký sinh trên cơn trùng: theo Trịnh Thị Xn
(2006), thì có 4 loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp: Paecilomyces sp., Nomurae
rileyi, Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc et al. (2002) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Kiều Khuyên (2002) thì sâu ăn tạp ở Đồng bằng Sông Cửu Long bị ký sinh bởi
loài Nosema bombycis. Theo một số tác giả sâu ăn tạp còn bị chết bởi N.
carpocapsae tại nhiều nơi trên thế giới.
Sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoặc sử dụng NPV (sử dụng 500
sâu non nhiễm virus/ ha).
Ở nước ta hiện nay, các chủng virus nhân đa diện (NPV) đã được nghiên
cứu và sử dụng có kết quả trên sâu xanh hại bơng, sâu tơ bắp cải, sâu ăn tạp, sâu
keo da láng… Đây là những triển vọng rất lớn để sử dụng trong chương trình
phòng trừ sinh học trên cây trồng ở Việt Nam (Nguyễn Cơng Thuật, 1996).
Khi cần có thể phun thuốc theo liều khuyến cáo, tránh sử dụng một loại
thuốc quá hiều lần có thể gây ra tính kháng thuốc ở sâu. Có thể sử dụng các loại
thuốc trừ sâu thơng dụng để trị khi sâu còn nhỏ. Các loại thuốc thường dùng như
Cyperan 10EC, Karate 2,5EC, Regent 800WG,… nên phun thuốc vào chiều mát
và phun lúc sâu còn tuổi nhỏ để chúng ít kháng thuốc.
1.3. Khái quát về virus gây bệnh cơn trùng
1.3.1. Phân loại nhóm virus diệt cơn trùng
Phân loại virus hại côn trùng gắn liền với lịch sử phát minh và những cấu

trúc đặc trưng của chúng. Virus ký sinh trên vật chủ riêng biệt cho nên tên của
virus được gắn với tên của ký chủ. Ví dụ virus đa diện nhân tằm có tên virus đa
diện nhân Bombyx mori viết tắt là BmNPV, virus đa diện nhân của sâu xanh đục
quả có tên virus đa diện nhân Helicoverpa armigera, viết tắt là HaNPV…

Trang 15


Đồ án tốt nghiệp

Virus côn trùng được phân thành 14 nhóm. Mỗi nhóm được miêu tả như
một “họ” mặc dù phân loại virus côn trùng vẫn đang phát triển, đặc biệt là các
đặc điểm hóa sinh, cho nên việc phân nhóm này khơng nên coi như là một quyết
định cuối cùng. Khi nghiên cứu để xác định loại virus, các nhà khoa học thường
dựa vào sự xuất hiện của các thể protein khác nhau, bởi virus cơn trùng thường
có vỏ protein bao bọc để tạo nên các thể vùi (virion) với hình khối đa diện hoặc
hình dạng hạt, khơng phải các loại virus gây bệnh trên côn trùng đều tạo thành
những thể vùi (Phạm Thị Thùy, 2004).
Căn cứ vào cấu trúc của các virion, các nhà khoa học đã phân loại và chia
virus cơn trùng thành 7 nhóm chính.
1.3.1.1. Nhóm Baculovirus thuộc họ Baculoviridae
Virus thuộc nhóm này có dạng hình que, hình gậy. Kích thước từ 40 - 70
nm x 250 - 400 nm, nhóm virus này gồm có một vỏ lipoprotein bao quanh một
protein nằm trong lõi DNA (nucleocapsid) trong đó có các virion, các virion bao
gồm 11 - 25 polypeptid, trong đó có 4 - 11 polypeptid được kết hợp với
nucleocapsid, số còn lại kết hợp với capsid, DNA của Baculovirus có cấu trúc 2
sợi vịng với trọng lượng phân tử từ 50-100 x 106, các virion được bao quanh bởi
một tinh thể protein lưới mắt cáo, các nhà khoa học gọi đó là thể vùi
(Polyhedrosis Inclusion Body - PIB).
Theo Tinsley và Kelly (1985), Baculovirus bao gồm một số loại sau:

-

Virus đa diện nhân (Nuclear polyhedrosis virus) viết tắt là NPV, đây là
virus có hình đa giác, bên trong có chứa nhiều hạt virion hay cịn gọi là thể
vùi PIB. Loại virus này có thể lây bệnh rất cao với 7 bộ côn trùng như bộ
cánh vẩy Lepidoptera, bộ hai cánh Diptera, bộ cánh màng Hymenoptera, bộ
cánh cứng Coleoptera, bộ cánh thẳng Orthoptera, bộ cánh mạch Neuroptera
và bộ cánh nửa Hemiptera trong đó có khoảng 300 lồi cơn trùng có bộ

Trang 16


Đồ án tốt nghiệp

cánh vẩy và hai cánh là nhiều nhất, tập trung chủ yếu ở họ ngài đêm
Noctuidae và họ ngài sáng Piralidae.
-

Virs hạt Granulosis virus (GV), đây là virus dạng hạt có hình oval, hình
que… Bên trong chỉ chứa một virion ít khi chứa 2 virion, loại virus này chỉ
xâm nhập chủ yếu vào tế bào lớp hạ bì của mơ mỡ và huyết tương, khả
năng diệt sâu cao, DNA này thường có trọng lượng phân tử là 80 x 106, tỷ
lệ guanin + xitozin trong DNA thường vào khoảng 35-39% (P. Wildy,
1971). Chúng là những virus chứa DNA (axit dezoxiribonucleic).

-

Virus có thể protein (thể vùi) khác nhau, bên trong có chứa các virion khác
nhau cũng có khả năng diệt trừ sâu hại nhưng tỷ lệ thấp hơn NPV và GV.


-

Virus không tạo thể vùi hoặc tạo thành nhưng rất mỏng cho nên loại virus
này ít có khả năng tiêu diệt sâu hại cây trồng.
Triệu chứng sâu bị nhiễm bệnh do NPV: sâu bị bệnh do NPV trở nên ít

hoạt động, ngừng ăn. Cơ thể chúng có màu sắc trắng hơn hoặc vàng hơn ở vùng
ruột. Cơ thể căng phồng, trương phù, chứa nhiều nước. Sau khi chết thân sâu
chuyển từ màu nâu sang màu đen, da dễ bị nứt vỡ khi có tác động cơ học, dịch
virus giải phóng ra ngồi có mùi rất thối.
Sâu chết do NPV thường treo ngược trên cây, nhưng nếu bị chết do NPV ở
tế bào thành ruột thì phần đầu lại bám chặt vào các bộ phận của cây. Bình thường
từ khi nhiễm đến khi sâu chết là từ 1 - 3 ngày, có khi lên đến 4 - 5 ngày nếu sâu
đã trưởng thành.
1.3.1.2. Nhóm cytoplasmic polyhedrosis virus - CPV (Reoviridae)
Nhóm virus đa diện tế bào chất (CPV) gây bệnh cho hơn 200 lồi cơn
trùng, chủ u đối với bộ Lepidoptera và Diptera. Virus trong họ Reoviridae có
đặc điểm hình thái giống virus của NPV, nhưng chúng khác ở chổ chúng chứa
sợi đôi RNA trong bộ gen. CPV tạo thành các thể protein chứa các virion hình
cầu có đường kính 50 - 65 nm (hoặc 68 - 69 nm). Các virion có một số gai ở đỉnh

Trang 17


Đồ án tốt nghiệp

với chiều dài 20 nm. Trong thể vùi có thể bao gồm một hau nhiều virion. Mạng
lưới protein của thể vùi phần lớn chỉ có một polypeptide, trọng lượng phân tử là
25.000 - 31.000 kDa. Trong bộ gen của virus CPV có sợi đơi RNA gồm 10 đoạn
có trọng lượng phân tử 0,34 - 2,59 x 106. Người ta cho rằng mỗi đoạn có một

gen. Dựa trên cơ sở phân đoạn của bộ gen, có ít nhất 12 loại (tip) của CPV được
phân loại.
Triệu chứng sâu chết do CPV: biểu hiện kém ăn, cịi cọc, đơi khi phần đầu
quá to so với cơ thể, ở giai đoạn cuối cùng của bệnh, màu sắc cơ thể sâu bị biến
đổi, thường trở nên trắng hoặc vàng. Những triệu chứng khác bao gồm sự phát
triển kéo dài và giảm ăn dẫn đến chết.
1.3.1.3. Nhóm Entomopox virus (EV) thuộc họ Poxviridae
Nhóm virus này gây bệnh chủ yếu trên côn trùng ở bộ cánh vẩy
Lepidoptera, bộ hai cánh Diptera, bộ cánh cứng Coleoptera, bộ cánh thẳng
Orthoptera. Về hình thái nhóm EV có thể protein, DNA gồm 2 sợi có trọng lượng
phân tử 110-200 x 108 và có ít nhất là 4 enzyme kết hợp, bên trong các thể vùi cò
chứa các virion hình bầu dục, chúng xâm nhiễm vào các mơ mỡ của cơn trùng
nên khả năng diệt sâu khơng lớn.
1.3.1.4. Nhóm Irido virus (IV) thuộc họ Iridoviridae
Đây là nhóm virus trần, chúng khơng tạo thành các thể vùi, các virion có
hình cầu chứa DNA thẳng với hai loại kích thước, kích thước nhỏ khoảng 130
nm với trọng lượng phân tử 114-150 x 106 và kích thước lớn khoảng 240-288 x
108, trong virion có nhiều enzym DNA, ARN polymeraza, nucleotid
phosphohydrolaza và protein kinaza. Nhóm virus này thường xun xâm nhiễm
trong các mơ tế bào chất của sâu nên cũng có khả năng diệt sâu nhưng khơng
cao.
1.3.1.5. Nhóm Denso virus (DV) thuộc họ Parvoviridae

Trang 18


×