..
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU KIỆN CĨ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Ngành: LUẬT KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU KIỆN CĨ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Ngành: LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THÀNH ĐỨC
Sinh viên thực hiện: TƠ THỊ NHỊ
MSSV: 1511271189 Lớp: 15DLK11
Tp. Hồ Chí Minh - 2018
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường, đặc biệt là các thầy cô khoa Luật của trường Đại học cơng nghệ thành phố
Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em về tài liệu tham khảo để em có thể hồn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Đức đã
nhiệt tình hướng dẫn em trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, hướng tiếp cận và
giúp em chỉnh sửa những thiếu sót trong q trình nghiên cứu. Trong q trình
nghiên cứu, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cơ bỏ qua và giúp em hồn
thiện hơn. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn
chế nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
ý kiến đóng góp từ phía Thầy, Cơ để em học thêm nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn
thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)
LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên: TƠ THỊ NHỊ, MSSV: .1511271189
Tơi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chun ngành (có trích dẫn
đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong khố luận KHƠNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường
và pháp luật.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)
MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................2
5. Kết cấu khóa luận..................................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC... 4
1.1 Khái quát về thừa kế theo di chúc .....................................................................4
1.1.1 Khái niệm về thừa kế theo di chúc .....................................................................4
1.1.2 Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật .................................5
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của thừa kế theo di chúc ..........................................................8
1.2 Các nguyên tắc cơ bản của thừa kế theo di chúc .............................................9
1.2.1 Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền thừa kế ..................................................9
1.2.2 Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của người có tài sản, người hưởng
tài sản ..........................................................................................................................9
1.2.3 Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng và thừa kế không phụ thuộc nội dung di
chúc ...........................................................................................................................11
1.3 Khái quát về điều kiện có hiệu lực của di chúc ..............................................12
1.3.1 Khái niệm về di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc .............................12
1.3.2 Đặc điểm của di chúc .......................................................................................14
1.3.3 Ý nghĩa của việc quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc ......................17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU
LỰC CỦA DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 ................. 19
2.1 Điều kiện có hiệu lực đối với người lập di chúc..............................................19
2.1.1 Điều kiện về độ tuổi của người lập di chúc .....................................................19
2.1.2 Điều kiện về nhận thức của người lập di chúc.................................................20
2.1.3 Điều kiện về ý chí của người lập di chúc .........................................................21
2.2 Điều kiện có hiệu lực đối với nội dung của di chúc ........................................24
2.2.1 Điều khoản chủ yếu trong nội dung của di chúc..............................................24
2.2.2 Đối tượng là di sản của di chúc .......................................................................27
2.2.3 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc ..............................30
2.3 Điều kiện có hiệu lực đối với hình thức của di chúc ......................................33
2.3.1 Điều kiện đối với di chúc bằng văn bản ...........................................................33
2.3.2 Điều kiện đối với di chúc miệng .......................................................................39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 41
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ ĐIÊU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC THEO
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 ................................................................... 43
3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc...............43
3.1.1 Tranh chấp về hiểu sai nội dung của di chúc ..................................................43
3.1.2 Tranh chấp về di chúc giả ................................................................................46
3.1.3 Di chúc bằng văn bản có cơng chứng có hiệu lực pháp luật ...........................46
3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc ......48
3.2.1 Gộp văn bản luật và các văn bản dưới luật của pháp luật dân sự thành một bộ
luật cụ thể ..................................................................................................................48
3.2.2 Đưa ra câu chữ trong luật ngắn gọn, dễ hiểu ..................................................48
3.2.3 Ban hành và áp dụng nhiều án lệ dân sự về thừa kế .......................................49
3.3 Kiến nghị pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc .............................49
3.3.1 Về nội dung của di chúc ...................................................................................49
3.3.2 Về hình thức của di chúc ..................................................................................50
3.3.3 Về di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng và di chúc bằng văn bản
có người làm chứng ...................................................................................................50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 55
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BLDS
Bộ luật dân sự
HP
Hiến pháp
GDDS
Giao dịch dân sự
TA
Tòa án
TK
Thừa kế
TS
Tài sản
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thừa kế (TK) là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội. Hiện nay,
khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng một đa dạng thì vấn đề TK di
sản cũng nảy sinh nhiều tranh chấp. Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 ban hành
thay thế cho BLDS 2005 cũng đã quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc,
nhưng việc hiểu và áp dụng các quy định đó trong việc giải quyết phân chia di sản
TK theo di chúc trên thực tế vẫn cịn nhiều bất cập. Những khó khăn thường được
thể hiện trong việc xác định phải có những điều kiện gì thì di chúc mới được coi là
hợp pháp, điều kiện của người lập di chúc, nội dung của di chúc và hình thức của di
chúc. Trong thực tiễn thì các quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực
của di chúc được mọi người hiểu với nhiều cách hiểu khác nhau, từ đó dẫn tới việc
nhận định và ra quyết định không giống nhau của một số bản án giải quyết cùng
một vụ án tranh chấp về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Do vậy, việc nghiên
cứu này nhằm làm rõ những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di
chúc theo quy định của BLDS 2015 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm
2017 là đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn. Trước thực trạng
đó, việc nghiên cứu xem xét một cách khách quan, toàn diện các quy định của pháp
luật về vấn đề này nhằm chỉ ra những điểm bất cập, có những đề xuất kịp thời nhằm
khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn những quy định này trong BLDS là
việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện
có hiệu lực của di chúc theo Bộ luật dân sự năm 2015” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu được thì đã có nhiều tác giả có những bài viết nghiên cứu
về đề tài này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay các quy định về vấn đề này đã
có nhiều thay đổi bằng việc nhà nước ban hành văn bản pháp luật mới như: Bộ luật
dân sự năm 2015 và các văn bản liên quan khác, mặc dù hiện nay cũng có một số
bài viết, nhưng mỗi người lại nghiên cứu một khía cạnh khác nhau của vấn đề liên
quan đến di chúc. Cho nên tác giả lựa chọn đề tài nhằm khái quát, phân tích các quy
định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc, tìm ra những điểm phù
hợp với đời sống xã hội và những điểm cần phải bổ sung các quy định về các điều
kiện có hiệu lực của di chúc.
1
Qua nghiên cứu, tôi xem xét một số vấn đề thực tiễn còn tồn tại để đưa ra những
kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc
được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản có liên quan.
Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận khơng nghiên cứu tồn diện những quy định của pháp luật về TK theo
di chúc, mà chỉ tập trung nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy
định trong BLDS 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong khóa luận, một số các quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung
của khóa luận như: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự,...theo pháp
luật dân sự Việt Nam cũng được đề cập tới với mục đích làm nổi bật những quy
định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật làm nền tảng cho việc nghiên cứu
khóa luận.
Để làm sáng tỏ những nội dung trong khóa luận, tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu truyền thống như: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề mà khóa luận đã đặt
ra.
5. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận gồm 3 chương:
2
Chương 1: Khái quát chung về thừa kế theo di chúc.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc theo Bộ luật
dân sự năm 2015.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện có
hiệu lực của di chúc theo Bộ luật dân sự năm 2015.
3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC
1.1 Khái quát về thừa kế theo di chúc
1.1.1 Khái niệm về thừa kế theo di chúc
Theo từ điển Tiếng Việt thì Thừa kế được giải thích: 1. Được hưởng tài sản, của
cải do người chết để lại cho: thừa kế tài sản. 2. Kế thừa: thừa kế truyền thống. 3.
Nối dõi: thừa kế nghiệp nhà1.
TK với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm móng và xuất hiện ngay trong
thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Ở thời kỳ này việc TK nhằm di chuyển TS
của người chết cho những người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệ huyết
thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định2.
Như vậy, ngay dưới chế độ mẫu quyền trong thời kỳ nguyên thuỷ của xã hội loài
người, khi mà xã hội chưa có sự phân chia giai cấp, chế độ sở hữu còn dưới dạng
cộng đồng nguyên thuỷ, chỉ là những công cụ thô sơ, những vật phẩm tự nhiên thì
vấn đề TK đã được đặt ra, lúc đó TK được xác định dựa trên quan hệ huyết thống
theo dịng máu của người mẹ. Bởi vì trong xã hội này con người sống không đăng
ký kết hôn cho nên không thể xác định được cha của đứa trẻ là ai và việc sinh con ra
và chăm sóc hồn tồn phụ thuộc vào người mẹ.
Theo tiến trình phát triển của xã hội cùng với sự phát triển của lực lượng sản
xuất, năng suất lao động ngày được nâng cao, từ đó xuất hiện của cải dư thừa,
những người có quyền hành trong thị tộc, bộ lạc tìm mọi thủ đoạn để chiếm hữu số
của cải dư thừa đó làm của riêng. Chế độ tư hữu xuất hiện, chế độ thị tộc, chế độ
cộng sản nguyên thuỷ dần dần bị xoá bỏ và nhường chỗ cho một chế độ xã hội mà
trong đó có sự phân chia giai cấp, khi giai cấp đã xuất hiện, các giai cấp có quyền
lợi đối lập nhau (giai cấp thống trị và giai cấp bị trị) luôn luôn mâu thuẫn, đối kháng
và đấu tranh gay gắt để bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, trước bối cảnh đó tổ
chức thị tộc dần bị bất lực trước sự thay đổi của xã hội, lúc này “xã hội đó địi hỏi
có một tổ chức mới đủ sức để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy
Sách từ điển luật học, NXB. Tư pháp,Hà Nội.
Trường đại học luật Hà Nội (2018), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB. Tư
pháp, Hà Nội.
1
2
4
hoặc cùng lắm là để cho cuộc đấu tranh giai cấp đó diễn ra trong lĩnh vực kinh tế,
dưới một hình thức gọi là hợp pháp, tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất
hiện”3.
Nếu trước đây TK trong xã hội thị tộc được dịch chuyển theo phong tục tập quán
thì khi nhà nước xuất hiện, quá trình dịch chuyển TS từ người chết cho người còn
sống đã có sự tác động bằng ý chí của nhà nước phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị, giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà nước ban hành các quy định để
điều chỉnh các quan hệ có liên quan đến việc TK tài sản.
Có thể nói TK được hình thành từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp, nhưng khái
niệm pháp luật TK thì chỉ ra đời và tồn tại khi xã hội đã phân chia giai cấp và có
nhà nước.
Như vậy, TK theo di chúc được hiểu là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của
người để lại di sản trước khi chết.
1.1.2 Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc phân chia tài sản thừa kế và
nghĩa vụ thừa kế được dựa vào hai căn cứ chủ yếu là chia thừa kế theo di chúc và
chia thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật được pháp luật quy định tương
đối cụ thể nên thơng thường ít xảy ra tranh chấp. Riêng đối với các trường hợp chia
thừa kế theo di chúc, các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di
chúc hiện nay còn chưa chặt chẽ, thống nhất dẫn đến các tranh chấp về thừa kế
hiện nay là tương đối phổ biến. Sau đây tôi sẽ đưa ra sự phân biệt giữa hai trường
hợp chia thừa kế này theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
PHÂN BIỆT
THỪA KẾ THEO DI
CHÚC
THỪA KẾ THEO PHÁP
LUẬT
Khái niệm
Là thừa kế theo ý chí nguyện Là thừa kế theo hàng thừa kế,
vọng của người để lại di sản điều kiện và trình tự thừa kế
trước khi chết
do pháp luật quy định (Điều
649 BLDS năm 2015)
Trường đại học luật Hà Nội (2018), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB. Tư
pháp, Hà Nội.
5
3
Đối
tượng
thừa kế
được Những cá nhân, tổ chức -Các cá nhân có quan hệ
được người lập di chúc đề huyết thống hoặc nuôi dưỡng
cập là người nhận di sản đối với người để lại di sản
trong di chúc và đủ các điều (Điều 651 BLDS năm 2015)
kiện theo quy định của pháp -Cha mẹ, vợ chồng, con chưa
thành niên hoặc con đã thành
niên nhưng mất khả năng lao
luật
động được pháp luật bảo vệ
quyền thừa kế mà không phụ
thuộc vào nội dung di chúc
(Điều 644 BLDS năm 2015)
-Con riêng và bố dượng, mẹ
kế (Điều 654 BLDS năm
2015)
Hình thức
Phải được lập bằng văn bản,
nếu khơng lập được di chúc
bằng văn bản thì có thể lập
di chúc bằng miệng (Điều
-Văn bản thỏa thuận có công
chứng về việc phân chia di
sản của các đồng thừa kế
-Nếu có tranh chấp thừa kế
627 BLDS năm 2015)
thì theo quyết định của tòa án
về phân chia di sản
Trường hợp được Theo ý chí, nguyện vọng của -Khơng có di chúc;
thừa kế
cá nhân khi lập di chúc, -Di chúc không hợp pháp;
người thừa kế là cá nhân -Những người thừa kế theo
phải còn sống vào thời điểm di chúc chết trước hoặc chết
mở thừa kế hoặc sinh ra và cùng thời điểm với người lập
còn sống sau thời điểm mở di chúc; cơ quan, tổ chức
Thừa kế thế vị
thừa kế nhưng đã thành thai
trước khi người để lại di sản
chết. Trường hợp người thừa
kế theo di chúc không là cá
nhân thì phải tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế (Điều 613
BLDS năm 2015)
được hưởng thừa kế theo di
chúc khơng cịn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế;
-Những người được chỉ định
làm người thừa kế theo di
chúc mà khơng có quyền
hưởng di sản hoặc từ chối
nhận di sản (Điều 650)
Khơng có thừa kế thế vị
Trường hợp con của người
6
để lại di sản chết trước hoặc
cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu
được hưởng phần di sản mà
cha hoặc mẹ của cháu được
hưởng nếu còn sống; nếu
cháu cũng chết trước hoặc
cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì chắt sẽ
được hưởng phần di sản mà
cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống (Điều
652 BLDS năm 2015)
Phân chia di sản
-Việc phân chia di sản được
thực hiện theo ý chí của
người để lại di chúc; nếu di
chúc không xác định rõ phần
của từng người thừa kế thì di
-Khi phân chia di sản, nếu có
người thừa kế cùng hàng đã
thành thai nhưng chưa sinh ra
thì phải dành lại một phần di
sản bằng phần mà người thừa
sản được chia đều cho những
người được chỉ định trong di
chúc, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác
-Trường hợp di chúc xác
kế khác được hưởng để nếu
người thừa kế đó cịn sống
khi sinh ra được hưởng; nếu
chết trước khi sinh ra thì
những người thừa kế khác
định phân chia di sản theo
hiện vật thì người thừa kế
được nhận hiện vật kèm theo
hoa lợi, lợi tức thu được từ
được hưởng
-Những người thừa kế có
quyền yêu cầu phân chia di
sản bằng hiện vật; nếu không
hiện vật đó hoặc phải gánh
chịu phần giá trị tài sản của
hiện vật bị giảm sút tính đến
thời điểm phân chia di sản;
nếu hiện vật bị tiêu hủy do
lỗi của người khác thì người
thừa kế có quyền u cầu bồi
thường thiệt hại
thể chia đều bằng hiện vật thì
những người thừa kế có thể
thỏa thuận về việc định giá
hiện vật và thỏa thuận về
người nhận hiện vật; nếu
khơng thỏa thuận được thì
hiện vật được bán để chia
(Điều 660 BLDS năm 2015)
7
-Trường hợp di chúc chỉ xác
định phân chia di sản theo tỷ
lệ đối với tổng giá trị khối
tài sản thì tỷ lệ này được tính
trên giá trị khối di sản đang
còn vào thời điểm phân chia
di sản (Điều 659 BLDS năm
2015)
Thứ tự áp dụng
Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế
theo pháp luật chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp
như phân tích ở trên.
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của thừa kế theo di chúc
Vai trò của thừa kế theo di chúc:
Thừa kế đóng vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh dịch chuyển tài sản của
người chết cho những người khác còn sống theo di chúc. Vì trong xã hội từ xưa đến
nay những người trong gia đình, dịng tộc ln ln có quan hệ mật thiết, gắn bó
với nhau. Nên việc dịch chuyển di sản từ người này sang người khác là một yếu tố
không thể thiếu và không thể không đề cập đến trong xã hội với nhu cầu của cải, tài
sản ngày càng một đa dạng và phong phú trong hiện tại. Đồng thời, trong cơ chế thị
trường hiện nay, quyền tài sản của cá nhân là một quyền kinh tế quan trọng có ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, vai trò của thừa kế
ngày một quan trọng và được mọi người quan tâm, nên thừa kế có vai trị rất cần
thiết trong đời sống xã hội.
Ý nghĩa của thừa kế theo di chúc:
TK là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, có ý nghĩa rất
lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực TK. Cho nên,
việc điều chỉnh quan hệ thừa kế cần phải phù hợp với sự phát triển cơ chế thị trường
nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của người thừa kế và lợi ích chung của gia đình,
đảm bảo sự đồn kết trong gia đình và dòng tộc. Đồng thời bảo vệ quyền và TS của
8
người nắm giữ tài sản không bị người khác xâm phạm cho đến khi di chúc có hiệu
lực pháp luật.
1.2 Các nguyên tắc cơ bản của thừa kế theo di chúc
Nguyên tắc TK là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình
xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật TK, thơng qua đó góp phần phản ánh bản
chất cũng như đặc trưng cơ bản của pháp luật về TK ở nước ta, kể từ năm 1945 đến
nay pháp luật TK ở nước ta có những nguyên tắc:
1.2.1 Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền thừa kế
Quyền TK là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo
hộ, nội dung này đã được khẳng định tại Hiến pháp năm 2013 nước Cộng Hoà Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam "Quyền sở hữu tư nhân và quyền TK được pháp luật bảo
hộ"4. Trên cơ sở đó pháp luật đã xác định rõ nội dung của quyền này, trước hết đảm
bảo cho mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt TS của mình, có quyền
để lại TS của mình cho người TK theo quy định của pháp luật, mỗi cá nhân đều có
quyền hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, thậm chí là quyền từ chối
hưởng TK5.
Mặt khác nhà nước còn bảo hộ quyền TK, thể hiện trong việc đảm bảo cho mọi
công dân xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt động
sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí
tuệ6, đặc biệt là TS hợp pháp thuộc sở hữu riêng khơng giới hạn về số lượng, giá
trị7, do đó tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành
di sản TK khi người đó chết, được nhà nước tơn trọng và pháp luật bảo vệ.
1.2.2 Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của người có tài sản, người hưởng
tài sản
Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng, một mặt đã ghi nhận sự bảo hộ của pháp
luật đối với quyền TK, mặt khác nó cịn thể hiện một cách đầy đủ nhất các quyền
dân sự của mỗi cá nhân trong việc định đoạt tồn bộ tài sản của mình.
Khoản 2 điều 32 Hiến pháp năm 2013
Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015
6
Khoản 1 điều 221 Bộ luật dân sự năm 2015
7
Khoản 2 điều 205 Bộ luật dân sự năm 2015
4
5
9
Nội dung của nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt được ghi nhận khá đầy đủ
trong BLDS năm 2015. Trước hết đối với người để lại TS với tư cách là chủ sở hữu
hợp pháp những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền
định đoạt tài sản của mình sau khi chết8 thơng qua hình thức di chúc bằng văn bản
hoặc di chúc miệng, có thể nhờ người làm chứng, yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã hoặc
Phịng cơng chứng chứng nhận việc lập di chúc9.
Khi thực hiện quyền định đoạt trong di chúc, người lập di chúc có quyền chỉ định
người TK, truất quyền hưởng di sản của người TK, phân định phần di sản cho từng
người TK, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa
vụ cho người TK, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia
di sản10. Trong trường hợp di chúc đã được xác lập, nếu cần có sự thay đổi "ý
nguyện" cũng như nội dung thì người lập di chúc cịn có quyền sửa đổi, bổ sung,
thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào11. Quyền tự định đoạt được thể hiện
khơng chỉ trong việc lập di chúc mà cịn thể hiện ngay trong việc họ không lập di
chúc, đây cũng là một cách thể hiện ý chí bằng việc khơng lập di chúc để định đoạt
tài sản của mình, mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để lại di sản của mình cho những
người có quyền TK theo pháp luật.
Nội dung các nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản và
người hưởng di sản ngày càng được bảo đảm, mở rộng cùng với sự phát triển kinh
tế - xã hội và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Nguyên tắc này xuất phát từ
nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự, đó là việc xác lập, thực hiện, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã
hội, không xâm phậm lợi ích quốc gia12, bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng
và phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết tương thân,
tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức tốt
đẹp của các dân tộc, tinh thần đoàn kết tương trợ giữa những người trong gia đình
cần được giữ vững ngay cả khi những người trong gia đình chết, nó có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc xác định diện và hàng TK theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết
thống gần gũi, quan hệ hơn nhân, quan hệ chăm sóc ni dưỡng. Nguyên tắc này đã
được ghi nhận trong BLDS năm 2015, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015
Điều 627, Điều 636 Bộ luật dân sự năm 2015
10
Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015
11
Khoản 1 điều 640 Bộ luật dân sự năm 2015
12
Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015
8
9
10
của mọi chủ thể trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội, xố bỏ tàn tích mà
chế độ TK của thực dân phong kiến đã để lại hàng bao đời nay.
1.2.3 Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng và thừa kế khơng phụ thuộc nội dung di
chúc
Ngun tắc bảo đảm quyền bình đẳng của cơng dân trong quan hệ thừa kế:
Nguyên tắc này là một phần của nguyên tắc cơ bản của công dân được quy định
tại HP năm 2013 nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam "mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật"13. Trong quan hệ dân sự các bên đều bình đẳng, không
được lấy lý do về khác biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hồn cảnh kinh tế,
tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hố, nghề nghiệp để đối xử khơng bình đẳng với
nhau. Từ sự quy định mang tính khái qt đó, thì trong chế định riêng về TK ở phần
thứ tư BLDS năm 2015 đã xác định rõ nội dung nguyên tắc, mọi cá nhân đều bình
đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo
di chúc hoặc theo pháp luật14, vợ chồng có quyền TK tài sản của nhau, có quyền và
nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, do vậy khi một bên chết trước, nếu cần
chia tài sản chung của vợ chồng thì "chia đơi", phần tài sản của người chết được
chia theo quy định của pháp luật15. Ngay đối với các con, nhà nước ta không thừa
nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, các con có nghĩa vụ và quyền ngang nhau
trong gia đình, chính vì vậy mà con đẻ, con ni, con riêng, con trong giá thú, con
ngoài giá thú, con trai hay con gái, có năng lực và hành vi dân sự hay khơng có
năng lực hành vi dân sự... đều có quyền TK tài sản của cha mẹ, đều được hưởng
phần TK bằng nhau, nếu di sản TK được chia theo pháp luật16.
Vì vậy, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền TK là một nguyên tắc cơ bản trong
pháp luật TK ở Việt Nam nhằm đảm bảo sự bình đẳng của mọi cơng dân trong lĩnh
vực về TK, tạo được sự đoàn kết tốt giữa các thành viên trong gia đình, góp phần
xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững.
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người thuộc diện thừa kế
khơng phụ thuộc nội dung di chúc:
Khoản 1 điều 16 Hiến pháp năm 2013
Điều 610 Bộ luật dân sự năm 2015
15
Khoản 2 điều 59 luật Hơn nhân và gia đình 2014
16
Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015
11
13
14
Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con
của người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ, dù sao đi nữa họ
cũng là những người có mối quan hệ thân thiết gần gũi nhất với người để lại di sản,
cả phương diện pháp lý cũng như đạo lý đều quy định rằng: việc chăm sóc, ni
dưỡng những người này là bổn phận của người để lại di sản, khơng chỉ được thực
hiện khi cịn sống, mà ngay cả khi chết đi thì bổn phận ấy sẽ vẫn tiếp tục được thực
hiện bằng việc để lại một phần tài sản của mình cho cha, mẹ vợ chồng con cái. Vì
một lý do nào đó mà người để lại thừa kế không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bằng những quy định pháp luật sẽ ấn định cho những
người có quan hệ gần gũi này luôn được hưởng một phần di sản từ khối di sản của
người chết để lại, đó chính là phần di sản TK mà “người TK không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc”, phần di sản dành cho người TK không phụ thuộc vào nội
dung di chúc là một phần di sản được trích ra từ khối tài sản của người chết để lại
sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản17.
1.3 Khái quát về điều kiện có hiệu lực của di chúc
1.3.1 Khái niệm về di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc
Di chúc là một thuật ngữ được đề cập và sử dụng nhiều trong cuộc sống. Thuật
ngữ này từ xưa đến nay được nhân dân ta hiểu một cách đơn giản : “ di chúc là sự
dặn lại của một người trước lúc chết mà những việc người sau cần làm và nên làm”.
Tuy nhiên, bản di chúc này lại khơng có hiệu lực gì đối với việc phân chia di sản
thừa kế, vì di chúc đó khơng thể hiện được ý chí của người chết trong việc dịch
chuyển di sản, khơng có nội dung về định đoạt tài sản. Do đó, dù người chết có để
lại di chúc thì cũng khơng có căn cứ để chia theo di chúc, lúc này bắt buộc phải chia
di sản theo pháp luật. Bởi vì, di chúc chính là phương tiện để phản ánh ý chí của
người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ cho người khác hưởng sau khi
người lập di chúc chết. Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài
sản và những di chúc này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những
quy định của pháp luật nhưng không phải tất cả các di chúc trên đều phát sinh hiệu
lực mà di chúc có hiệu lực pháp luật là di chúc thể hiện ý chí sau cùng của người
lập di chúc18.
17
18
Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015
Khoản 5 điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015
12
Xuất phát từ thực tế trên pháp luật nước ta qua nhiều thời kỳ với nhiều văn bản
pháp lý đã ngày càng thực hiện và chuẩn hóa những thuật ngữ di chúc trong luật.
Theo đó, theo BLDS 2015 hiện hành có quy định về di chúc như sau: “Di chúc là
sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi
chết”19.
Di chúc thường được thể hiện thơng qua một hình thức nhất định. Theo quy định
tại BLDS năm 2015, di chúc được thể hiện dưới hai hình thức: di chúc bằng văn
bản và di chúc miệng 20. Pháp luật chỉ cho phép người lập di chúc bằng miệng trong
những trường hợp đặc biệt theo quy định tại điều 629 BLDS năm 2015. Về chữ viết
trong di chúc cũng được pháp luật quy định: đối với người dân tộc thiểu số có
quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của mình.
Với những quy định trên, pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về di
chúc. Trên đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc sinh sống, nên pháp luật dân sự
cũng tạo điều kiện cho mọi cá nhân thực hiện quyền lập di chúc, nếu cá nhân đó có
năng lực lập di chúc theo pháp luật quy định.
Đối với di chúc bằng văn bản, pháp luật quy định có 4 loại di chúc bằng văn bản:
di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người
làm chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực của cơng chứng nhà nước hoặc
chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và di chúc bằng văn bản có giá
trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực21.
Quyền của người lập di chúc bao gồm những quyền sau: Chỉ định người thừa kế;
truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người
thừa kế; Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; Chỉ định người giữ di chúc, người quản
lý di sản, người phân chia di sản22.
Trong thực tế thì khơng phải bất cứ người lập di chúc nào cũng thực hiện đúng
các quyền được ghi nhận trên. Trên thực tế cũng có những di chúc định đoạt cả
phần tài sản của người khác (thường là định đoạt toàn bộ tài sản chung của vợ
Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015
Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2015
21
Điều 628 Bộ luật dân sự năm 2015
22
Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015
19
20
13
chồng). Trong trường hợp này, di chúc chỉ có hiệu lực một phần tương ứng với di
sản của người lập di chúc.
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc để lại cho những
người còn sống, cho nên di chúc được lập ra cũng cần phải có những điều kiện nhất
định mà người lập di chúc phải tuân theo. Do vậy, điều kiện có hiệu lực của di chúc
là những điều kiện nhất định được pháp luật quy định đối với những cá nhân lập di
chúc có nghĩa vụ phải tuân theo.
1.3.2 Đặc điểm của di chúc
Di chúc thường được thể hiện thông qua một hình thức nhất định trong đó người
lập di chúc sẽ bày tỏ ý chí của mình trong việc dịch chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi họ chết với ý nghĩa luôn là căn cứ để dựa vào đó thực hiện q
trình dịch chuyển TS của người chết cho người khác và di chúc có những điểm
riêng biệt so với những giao dịch dân sự khác bao hàm những đặc điểm sau:
Đặc điểm thứ nhất, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di
chúc mà không phải là bất cứ chủ thể nào khác
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, qua việc lập di
chúc cá nhân đó xác lập một giao dịch dân sự (GDDS) về thừa kế, theo đó họ sẽ
định đoạt phần TS của mình cho những người khác mà khơng cần phải bàn bạc với
bất kì ai, (trường hợp lập di chúc chung của vợ chồng thực chất vẫn là phần TS của
ai thì người đó có quyền định đoạt). Người lập di chúc khơng có nghĩa vụ phải trao
đổi với những người TK về nội dung di chúc. Người lập di chúc phải hồn tồn tự
nguyện, khơng bị đe dọa, cưỡng ép trong việc lập di chúc. Bằng việc lập di chúc,
người để lại di chúc đã xác lập một GDDS về thừa kế theo di chúc.
Ý chí đơn phương của người lập di chúc còn được thể hiện việc người lập di
chúc toàn quyền định đoạt TS thuộc sở hữu của mình cho bất kì ai và có quyền cho
ai bao nhiêu phần trăm số tài sản thuộc quyền sở hữu của mình mà khơng phụ thuộc
vào việc người được hưởng TK theo di chúc có quan hệ huyết thống, ni dưỡng
hay thân thích với người lập di chúc. Người lập di chúc có thể cho người này nhiều,
người kia ít, hoặc khơng cho người nào đó trong số những người thuộc diện thừa kế
theo pháp luật.
14
Như vậy, nếu như trong tất cả các hợp đồng dân sự đều phải thể hiện ý chí của
các bên tham gia hợp đồng và các bên đều phải tự nguyện thỏa thuận, bàn bạc, trao
đổi,...thì di chúc chỉ thể hiện ý chí của bên lập di chúc. Hợp đồng dân sự chỉ phát
sinh hiệu lực khi các bên tham gia hợp đồng thống nhất được những điều khoản ghi
trong hợp đồng và cùng nhau kí kết hợp đồng, cịn trong di chúc thì khơng có sự
thống nhất giữa người lập di chúc và người được TK theo di chúc. Trên thực tế, có
nhiều người được hưởng TK theo di chúc nhưng họ lại khơng biết mình được
hưởng phần di sản theo di chúc đó vì di chúc chưa được cơng bố và được cất giữ bí
mật. Ý chí đơn phương này là đặc điểm khác biệt của di chúc với các loại GDDS
khác.
Đặc điểm thứ hai, mục đích của việc lập di chúc là nhằm chuyển dịch tài sản cho
người khác sau khi người lập di chúc chết.
Nếu như các loại hợp đồng dân sự đều thể hiện ý chí thỏa thuận của các chủ thể
nhằm chuyển dịch TS từ người này sang người khác, thì di chúc lại nhằm chuyển
dịch tài sản của người đã chết sang cho người còn sống. Người TK theo di chúc
phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Mục đích của lập di chúc là một nội dung quan trọng không thể thiếu được của
một bản di chúc nếu muốn được coi là một căn cứ để dịch chuyển TS của người
chết cho người cịn sống khác thì khơng thể thiếu được nội dung này, chỉ với nội
dung này thì di chúc mới thực sự là một phương tiện để người để lại di sản TK thực
hiện quyền định đoạt đối với TS của mình. Hơn nữa, chỉ thơng qua TK thì quyền sở
hữu của một người đối với thành quả lao động của người để lại di chúc mới được
chuyển dịch từ đời này qua đời khác, và đặc biệt ngay cả khi họ chết quyền định
đoạt TS của họ vẫn được pháp luật bảo vệ và tôn trọng.
Thực tế cho thấy, không phải bất cứ ai trước khi chết cũng lập di chúc, mà có
người trước khi chết họ để lại những lời dặn dị, ví dụ: dặn dị các con phải yêu
thương đùm bọc lẫn nhau, tránh các tệ nạn xã hội,...
Với khái niệm về di chúc của BLDS năm 2015, thì di chúc phải thể hiện ý chí
của cá nhân trong việc chuyển dịch TS của người lập di chúc cho người khác sau
15
khi người lập di chúc chết23. Vì vậy, nếu như có một tài liệu nào đó của người lập di
chúc để lại mà không hàm chứa nội dung chuyển TS cho người khác, thì khơng thể
được coi là di chúc. Pháp luật cho phép cơng dân có quyền định đoạt TS, trong đó
có quyền để lại di sản TK theo di chúc, nhưng pháp luật cũng chỉ công nhận khi di
chúc đó thỏa mãn những điều kiện nhất định. Trong thực tiễn đã có khơng ít những
di chúc khơng tn theo những quy định của pháp luật về nội dung và hình thức,
dẫn tới việc di chúc khơng được cơng nhận hoặc chỉ công nhận một phần.
Đặc điểm thứ ba, di chúc là loại giao dịch dân sự đặc biệt ,chỉ có hiệu lực pháp
luật sau khi người lập di chúc chết.
Theo pháp luật dân sự quy định: “ Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa
kế”24. Về thời điểm mở TK, pháp luật dân sự quy định thời điểm mở TK là thời
điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết,
thì thời điểm mở TK là ngày được xác định theo quy định của pháp luật.
Đây là một đặc điểm thể hiện rõ nét sự khác biệt giữa di chúc với các loại GDDS
khác, như hợp đồng dân sự có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác25, cịn thời điểm có hiệu lực của
di chúc lại phụ thuộc vào thời điểm người lập di chúc chết hoặc thời điểm mà quyết
định của tòa án (TA) tuyên tuyên bố người lập di chúc chết có hiệu lực pháp luật.
Vì vậy, việc xác định đúng thời điểm mở TK (thời điểm người lập di chúc chết) có
ý nghĩa trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc. Mặt khác, xác định
đúng thời điểm mở TK có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di chúc nào là di
chúc có hiệu lực trong trường hợp một người có nhiều di chúc. Xuất phát từ việc di
chúc chỉ là ý chí đơn phương của người lập ra nó, nên người lập di chúc ln ln
có quyền tự mình thay đổi nội dung đã định đoạt trong di chúc hoặc có quyền hủy
bỏ di chúc, do vậy người lập di chúc đã lập xong di chúc nhưng vẫn cịn sống thì
người TK theo di chúc vẫn khơng có bất kì quyền nào đối với TS của người lập di
chúc. Mặt khác, pháp luật cũng cho phép nếu sự định đoạt trong di chúc đã lập
khơng cịn phù hợp với hồn cảnh và tình cảm hiện tại thì người lập di chúc vẫn có
quyền sửa đổi, bổ sung thay thế hay hủy bỏ di chúc26. Việc đánh giá hiệu lực của di
Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015
Khoản 1 điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015
25
Khoản 1 điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015
26
Khoản 1 điều 640 Bộ luật dân sự năm 2015
23
24
16
chúc như vậy là dựa theo quy định: “Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với
TS thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực”27.
Tóm lại, khi người lập di chúc cịn sống thì di chúc dù có phù hợp với các quy
định của pháp luật về hình thức và nội dung thì di chúc cũng chưa phát sinh hiệu
lực. Do di chúc chưa phát sinh hiệu lực nên những người TK theo di chúc chưa có
bất kỳ một quyền nào đối với TS mà họ sẽ được hưởng, quyền đối với TS vẫn thuộc
về người lập di chúc cho đến khi người lập di chúc chết.
1.3.3 Ý nghĩa của việc quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc
Tại Việt Nam việc lập di chúc để phân chia di sản vẫn chưa phổ biến. Nguyên
nhân là do tâm lý của nhiêù người suy nghĩ về việc lập di chúc là việc của những
người lớn, những người bệnh nặng, còn những người đang còn khỏe mạnh vẫn cịn
rất nhiều thời gian nên khơng cần phải lập di chúc sớm.
Trong cuộc sống hiện tại ta khơng thể nào lường trước được điều gì sẽ đến nên
việc chuẩn bị di chúc là một việc hết sức cần thiết. Vừa thể hiện ý chí nguyện vọng
của mình lúc còn sống để người thân thực hiện sau khi mình chết và cũng vừa là cơ
sở cho việc phân chia tài sản của mình để lại một cách nhanh chóng, tránh khỏi
những tranh chấp phát sinh giữa những người mà mình u q. Vì việc lập di chúc
chính là để ghi lại tâm nguyện, dặn dò, phân chia tài sản của người lập di chúc,
đồng thời còn là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình
cho người khác sau khi chết. Chính vì di chúc nhằm chuyển dịch tài sản của người
chết cho người được thừa kế như vậy, nên nhằm tránh những tranh chấp giữa những
người được hưởng thừa kế với nhau, pháp luật đã đặt ra những điều kiện nhất định
để những bản di chúc được lập ra một cách có hiệu lực nhằm hạn chế đi những
tranh chấp sẽ xảy ra. Do vậy, việc quy định những điều kiện để một bản di chúc có
hiệu lực là một việc rất ý nghĩa trong xã hội hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế được pháp luật quy định.
Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển di sản của một người chết cho người khác
theo sự định đoạt ý chí của người để lại di sản khi còn sống. Trong những trường
27
Khoản 5 điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015
17