Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156 KB, 11 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội. Trong giai
đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng đa dạng, phong
phú thì vấn đề thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp. Bộ luật dân sự
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 quy định các điều kiện có
hiệu lực của di chúc, nhưng việc hiểu và áp dụng những quy định đó trong việc giải
quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc trên thực tế còn nhiều bất cập. Những
khó khăn thường được thể hiện trong việc xác định phải có những điều kiện gì thì di
chúc mới được coi là hợp pháp, điều kiện của người lập di chúc, ý chí của người lập
di chúc, nội dung của di chúc và hình thức của di chúc. Trong thực tiễn thì các quy
định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc còn có những cách hiểu
khác nhau, dẫn tới việc nhận định và quyết định không giống nhau của một số bản
án giải quyết cùng một vụ án tranh chấp về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Do vậy, việc nghiên cứu nhằm làm rõ những quy định của pháp luật về các điều
kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật
dân sự năm 2005 là đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn. Qua
nghiên cứu đề tài, tác giả cũng muốn xác định ý nghĩa của chế định về quyền thừa
kê nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng. Với việc nghiên cứu đề tài, tác giả
muốn hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực
của di chúc, nhằm mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả điều chỉnh của những quy
định này trong Bộ luật dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cũng như thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc nói chung và các điều
kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng đã được hầu hết các luật gia, các nhà lập pháp
của các nước trên thế giới nghiên cứu. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, Bộ luật dân
sự của các nước đều quy định về quyền định đoạt bằng di chúc của chủ sở hữu tài
sản nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác. Quyền định đoạt bằng di
chúc là quyền dân sự được Nhà nước bảo hộ, được ghi nhận trong Hiến pháp của


Nhà nước ta và của các nước khác trên thế giới.
Ở nước ta, việc nghiên cứu về thừa kế theo di chúc nói chung và nghiên cứu
về các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng đã có từ xa xưa. Chúng ta có thể
kể đến nhiều bộ luật như: Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, Dân luật Bắc kỳ,
Dân luật Trung Kỳ...


2

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, các điều kiện có hiệu lực
của di chúc cũng đã dược các nhà lập pháp nghiên cứu, nhưng những quy định đó
còn đơn giản và chưa đầy đủ. Trong số các loại văn bản này, đáng chú ý là Thông
tư số 81-TATC ngày 24-7-1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết
tranh chấp thừa kế (đúc kết từ thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân) và Pháp
lệnh Thừa kế ngày 10-9-1990. Chỉ khi Bộ luật dân sự nãm 1995 được ban hành thì
vấn đề các điều kiện có hiệu lực của di chúc mới được quy định rõ ràng hơn. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện Bộ luật này, cũng còn nhiều vấn đề cần phải trao
đổi.
Về kết quả nghiên cứu của các luật gia: Tính đến thời điểm hiện nay cũng đã
có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thừa kế, nhưng chỉ có một sô ít công
trình nghiên cứu về thừa kế theo di chúc. Đáng chú ý trong các công trình nghiên
cứu này, phải kể đến đề tài: “Thừa kế theo pháp luật của cống dân Việt Nam. từ năm 1945
đến nay” của tiến sĩ Phùng Trung Tập; đề tài: “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ
luật dân sự Việt Nam” của tiến sĩ Phạm Văn Tuyết; cuốn sách: “Một số suy nghĩ về thừa kế
trong luật dân sự Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện... Tuy nhiên, những công
trình trên không nghiên cứu riêng và có tính hệ thống về các điều kiện có hiệu lực
của di chúc.
Nhận thức được vấn đề này, tác giả luận văn đã nghiên cứu trong một diện
hẹp về các điều kiện có hiệu lực của di chúc dể nhằm làm sáng tỏ việc xác định các
điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ

luật dân sự năm 2005. Với kết quả nghiên cứu của đề tài: “Các điều kiện có hiệu lực của
di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự” sẽ giúp các cơ quan lập pháp ban hành các văn
bản dưới luật để hoàn thiện những quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc,
đồng thời giúp các cơ quan áp dụng pháp luật trong việc nhận thức đúng đắn và
toàn diện khi giải quyết những tranh chấp về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nội dung của luận văn không nghiên cứu toàn diện những quy định của pháp
luật về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng, mà chỉ tập trung nghiên
cứu về các điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 và có sự đối chiếu với những
quy định tương ứng trong Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2005 (có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2006). Qua đó, tác giả so sánh, đối
chiếu với những quy định pháp luật trước khi Bộ luật dân sự được ban hành để làm


3

nổi bật tính hiện đại của những quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc
trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005. Mặt khác, đề tài cũng
có sự so sánh (ở diện hẹp) về các điều kiện có hiệu lực của di chúc ở các nước như
Nhật Bản, Cộng hòa Pháp với Việt Nam để làm nổi bật những nét đặc thù và tính
hiện đại của pháp luật Việt Nam quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Trong quá trình nghiên cứu, một số các quy định của pháp luật có liên quan
đến nội dung của đề tài cũng được tìm hiểu như: Năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự, giao dịch dân sự... theo pháp luật dân sự Việt Nam để có sự so
sánh, đối chiếu, với mục đích làm nổi bật những quy định của pháp luật về các điều
kiện có hiệu lực của di chúc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về các điều kiện có hiệu lực của
di chúc theo quy định của pháp luật ở Việt Nam.

- Luận văn tập trung nghiên cứu có hệ thống và toàn diện từng điều kiện có
hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự
năm 2005, hiệu quả điều chỉnh của những quy định pháp luật về các điều kiện đó.
Luận văn tìm ra những điểm phù hợp với đời sống xã hội và những điểm cần phải
bổ sung các quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ
luật dân sự.
- Qua nghiên cứu, tác giả luận văn có những kiến nghị nhằm hoàn thiện một
bước những quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc, giúp
các nhà lập pháp bổ sung những quy định còn thiếu về các điều kiện có hiệu lực của
di chúc để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội trong quan hệ thừa kế nói
chung và thừa kế theo di chúc nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, những phương pháp
khoa học khác như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê cũng được sử dụng để
giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
Một số vụ án giải quyết tranh chấp về các điều kiện có hiệu lực của di chúc
cũng được sử dụng có chọn lọc để bình luận và các số liệu thống kê của ngành Tòa
án nhân dân cũng được tham khảo để việc nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc
hơn.


4

6. Kết quả dạt được và những điểm mới của luận văn
- Luận văn phân tích có hệ thống những quy định pháp luật về các điều kiện

có hiệu lực của di chúc. Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những quy định phù hợp
với quan hệ thừa kế theo di chúc và những điểm còn bất cập về các điều kiện có

hiệu lực của di chúc trong Bộ luật dân sự năm 1995, những điểm cần hướng dẫn
thực hiện theo Bộ luật dân sự năm 2005.
- Kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã có những điểm mới sau đây:
+ Luận văn hệ thống hóa được những quy định pháp luật về điều kiện có
hiệu lực của di chúc ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, làm cơ sở để nghiên cứu
toàn diện và hệ thống những quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu l ực
của di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm
2005.
+ Luận văn chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của những quy
định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc trong Bộ luật dân sự năm 1995,
phân tích những quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2005, qua đó có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện
những quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong Bộ luật dân
sự năm 2005.
+ Luận văn chỉ ra được những bất cập trong việc hiểu không đúng các quy
định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong việc áp dụng pháp
luật, đồng thời có những kiến nghị để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành những văn bản hướng dẫn cần thiết.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương, 10 mục.


5

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI CHÚC
1.1 Vài nét về thừa kế và quyền thừa kế
1.2 Di chúc và đặc điểm của di chúc
1.2.1 Di chúc
1.2.2 Đặc điểm của di chúc

1.3 Tiến trình phát triển của những quy định pháp luật về thừa kế nói
chung và các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng ở Việt Nam
1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1990
1.3.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến 01/7/1996
1.3.4 Giai đoạn từ 01/7/1966 đến nay

Chương 2: CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
2.1 Người lập di chúc
2.1.1 Yêu
Chương 2CÁC ĐIỂU KIỆN CÓ HIỆU uực CỦA DI CHÚC
2.1. NGƯỜI LẬP DI CHÚC
2.1.1. Yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc
2.1.2. Yêu cầu về nhận thức
2.2. Ý CHÍ CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC
2.2.1. Người lập dì chúc hoàn toàn tự nguyện
2.2.2. Người lập di chúc không bị đe dọa
2.2.3. Người lập di chúc không bị lừa dối
2.2.4. Chỉ dinh người thừa kế, truất quyển hưởng di sản của người thừa
kế, phân định di sản cho từng người thừa kế
2.2.5. Giao nghĩa vụ cho người thừa kê trong phạm vi di sản
2.2.6. Quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, thav thế di chúc
2.2.7. Quyền chỉ định người giữ di chúc
2.2.8. Chỉ định nguôi quản lý di sản
2.2.9. Chỉ định người phân chia di sản
2.2.10. Dành một phần di sản để di tặng
2.2.11. Dành một phần tài sản dùng vào việc thờ cúng
2.3. VỂ NỘI DUNG CỦA DI CHÚC



6

2.3.1. Ngày, tháng, năm lập di chúc
2.3.2. Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc
2.3.3. Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
2.3.4. Di sản đé lại và nơi có di sản
2.3.5. Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ

VỀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC
2.4.1 Di chúc bằng văn bản
2.4.1.1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
2.4.ỉ.2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
2.4.13. Đi chúc bằng văn bản có chứng thực của ủy ban nhân dán xã,
phường, thị trân hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước
2.4.1.4. Di chúc bằng vãn bổn có giá trị như di chúc được công chứng,
chứng thực
2.4.2. Di chúc miệng
Chương 3 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CHẤP
VỂ TÍNH HỢP PHÁP CỦA DI CHÚC YÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỂ TÍNH HỢP PHÁP CỦA DI CHÚC
3.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CHAP VE TÍNH HỢP PHÁP CỦA
2.4.

DI CHÚC TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
3.2.

MỘT SỐ LOẠI TRANH CHÂP VE THỪA KÊ THEO DI CHÚC cụ

THỂ
3.2.1. Tranh chấp về việc hiểu nội dung của di chúc: Cho hay cho sủ


dụng tài sản
3.2.2. Tranh chấp khỉ một người để lại nhiều di chúc khác nhau
3.2.3. Di chúc của người không biết chữ
3.2.4. Người làm chứng cho di chúc
3.2.5. Di chúc giả
3.2.6. "Định cho" có được coi là định đoạt tàỉ sản hav không?
3.2.7. Hiệu lực của di chúc
3.3.

HƯỚNG HOÀN THIỆN NHŨNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỂ

CÁC ĐIỂU KIỆN CÓ HIỆU Lực CỦA DI CHÚC
Sự đồng ý của cha, mẹ đối với con từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ
mười tám tuổi cần có trước khi người con lập di chúc, sự đồng ý đó phải bằng
văn bản và khi cha mẹ đã đồng ỷ rồi thì khồng cố quyền thay đổi
3.3.1.


7

3.3.2. Vể di chúc miệng
3.3.3. Về tên gọi của di chúc
3.3.4. Về người viết hộ di chúc
3.3.5. Về việc hủy bỏ di chúc


8

KẾT LUẬN

Chế định về quyền thừa kế là một chế định lớn trong Bộ luật dân sự. Chế
định này nhằm để điều chỉnh những nguyên tắc chung về quyền thừa kế, về hình
thức thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, về thời hiệu khởi kiện. Những điều kiện
có hiệu lực của di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự, như những tư tưởng chỉ
đạo và là cơ sở pháp lý có hiệu lực điều chỉnh cao trong việc xác định giá trị pháp lý
và hiệu lực pháp luật của di chúc. Những quy định về các điều kiện có hiệu lực của
di chúc được quy định trong các văn bân pháp luật trước đây đã dần dần được thay
đổi, xây dựng, củng cố, bổ sung theo hướng ngày một hoàn thiện và phù hợp hơn
với nhu cầu của xã hội.
Với để tài: "Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự”,
tác giả luận văn đã nghiên cứu để làm sáng tỏ về hiệu lực của di chúc theo những
quy định trong Bộ luật dân sự. Đề tài luận văn đã được tác giả nghiên cứu và phân
tích, có sự so sánh với những quy định tương ứng trong những quỵ định pháp luật
của Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, đồng thời cũng có sự so sánh với những quy định
tương úng ưong các Bộ luật dân sự của chế độ thực dân - phong kiến ở Việt Nam để
nhằm làm nổi bật tính độc lập và hiện đại của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Mặt khác, qua nghiên cứu đề tài,
tác giả luận văn đã chỉ rõ những quy định của pháp luật nhằm hạn chế quyền tự
định đoạt của người lập di chúc trong trường hợp cụ thế, để làm nổi bật tính nhân
văn sâu sắc và bản chất nhân đạo của pháp luật thừa kế Việt Nam dưới chế độ mới
quy định về những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Thừa kể theo di chúc, những hình thức đa dạng của di chúc, đã được tác giả phân
tích, làm rõ để minh chứng cho những quy định cụ thể của pháp luật thừa kế Việt
Nam về vấn đề này. Các diều kiện có hiệu lực của di chúc dã được tác giả phân tích,
nhận định theo hệ thống những quy định của pháp luật, để qua đó chỉ ra những quy
định còn bất cập, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của đời sống xã hội trong thừa
kế theo di chúc nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Đề tài luận
văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và có những viện dẫn thực tế để xác định
mức độ phù hợp của pháp luật và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về các điều kiện
có hiệu lực của di chúc. Những hạn chế của những quy định pháp luật về các điều

kiện có hiệu lực của di chúc, thực trạng giải quyết những tranh chấp về thừa kế theo
di chúc, về điều kiện có hiệu lực của di chúc đã được tác giả luận văn trình bày có
hệ thống, để qua đó nhấn mạnh việc xác định hiệu lực của di chúc là một việc quan


9

trọng và cần thiết. Trên cơ sở những căn cứ, điều kiện xác định tính hiệu lực của di
chúc, cũng đồng thời là biện pháp ngăn chặn những hành vi trái pháp luật do lạm
dụng quyền dân sự để định đoạt tài sản và hưởng di sản trái dạo đức xã hội. Những
kiến nghị trong luận văn đều được dựa trên pháp luật thực định, để qua đó cơ quan
lập pháp có cơ sở khoa học trong việc sửa đổi, bổ sung những quỵ định của pháp
luật, để những quỵ định đó ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.


DANH MUC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Ph. Ảngghen (1961), Nguồn gấc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Bản thuyết minh về Dự thảo Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
ỈU;lũa Việt Nam.
3. Trần Hữu Biền và Tiến sĩ Đinh Vãn Thanh (1995), Hỏi đáp về Pháp luật
thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Bộ dân luật Sài Gòn nấm 1972.
5. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
6. Bộ luật dân sự năm 1995.
7. Bộ luật dân sự năm 2005.
8. Bộ luật dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ luật Gia Long.

10. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2000).
11 . Chính phủ (1998), Nghị định về đăng kỷ hộ tịch sô'83119981NĐ-CP, ngày
10-10-1998.
12. Chính phủ (2000), Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký
kết hôn theo Nghị quyết SỐ35/2000IQHỈ0 của Quốc hội về việc thí hành
Luật Hôn nhân vờ Giơ đình.
13. Dân luật Bắc kỳ 1932.
14. Dân luật Trung kỳ 1936 (Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật).
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đáng
Ị996-1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lẩn
thứ ỈX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong Bộ luật Dân
sựViệt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bỉnh luận khoa học về thừa kếtrong Bộ luật
Dân sự, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh
20. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (1999), Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.


21. Hiến pháp năm 1959.
22. Hiến pháp năm 1980.
23. Hiến pháp năm 1992.
24. Luật Đất đai năm 2003.
25. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.




×