Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.69 KB, 10 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc
Huơng
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ
trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong thời gian tới.
I- Phương hướng hoạt động của BHXH Hoàng Mai trong thời gian tới.
Năm 2010 là năm có ý nghĩa quan trọng của đất nước và thủ đô ta. Là năm tập
trung phấn đấu cho việc thực hiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Với tinh thần
dân chủ và quyết tâm của tập thể cán bộ công chức cơ quan BHXH quận Hoàng
Mai là: “ Đoàn kết, trí tuệ, năng động ” trong thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo
đảm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ thu, chi mà BHXH Thành phố giao cho quận
Hoàng Mai. Để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho BHXH quận Hoàng Mai có
biện pháp triển khai là:
- Ngay từ đầu năm 2010 công tác tổ chức sắp xếp bố trí đội ngũ CBVC
được triển khai trên cơ sở, nhiệm vụ thành phố giao cho quận.
- Phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu đúng, đủ, kịp thời và an toàn trong
công tác thu BHXH, chi phục vụ đối tượng.
- Cùng UBND phường tiếp tục kiện toàn ban chi trả các phường nhằm
tổ chức chi trả, quản lý đối tượng hưởng đúng quy định của ngành và
thành phố.
- Tăng cường kết hợp với các ngành hữu quan tổ chức tuyên truyền
Luật lao động, luật BHXH, quyền và lợi ích của người lao động khi
tham gia BHXH để khai thác phát triển mới những người lao động, số
cơ sở tham gia BHXH ngày một tăng.
- Phát huy quyền dân chủ, bình đẳng, đoàn kết giúp nhau để cùng hoàn
thành tốt nhiệm vụ của ngành giao cho quận.
- Tổ chức cơ sở Đảng, công đoàn duy trì hoạt động, làm tốt chức năng,
nhiệm vụ của Luật để tham gia tổ chức động viên CBVC hưởng ứng
thi đua trong các đợt phát động.
1
SV: Nguyễn Thị Bích Thủy- Lớp :BHXHK48
1


Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc
Huơng
II- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế
độ trợ cấp hưu trí trong thời gian tới.
1. Đối với BHXH Hoàng Mai.
1.1. Nâng cao công tác kiểm tra giám sát và tự kiểm tra giám sát đối
với công tác quản lý BHXH.
Công việc quản lý BHXH là công việc phải quản lý rất nhiều đối tượng, có liên
quan đến rất nhiều người và các cơ quan, các tổ chức từ trung ương đến địa phương,
liên quan đến cả tai chính lẫn hành chính. Do yêu cầu của công việc phải quản lý rất
nhiều hồ sơ, sổ sách và các tài liệu có liên quan khác nhau; do đó công tác kiểm tra
giám sát lại càng có vị trí quan trọng. Các năm qua cơ quan BHXH đã tiến hành
nhiều lần kiểm tra, rà soát mọi hoạt động của cơ quan và việc thực hiện chế độ tại
các phường và kịp thời phát hiện nhiều những vi phạm để xử lý. Tuy nhiên công tác
này không được phép lơ là, cơ quan BHXH phải tiến hành kiểm tra định kỳ các đơn
vị thực hiện BHXH ở phường xã và cũng tiến hành tự kiểm tra giám sát việc thực
hiện công việc của mình. Công tác này góp phần phát hiện sớm những sai sót hoặc
những vi phạm để kịp thời xử lý, đảm bảo việc thực hiện chế độ BHXH được
“đúng”, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia và thực hiện công bằng
xã hội.

1.2. Quản lý chặt chẽ cả đối tượng tham gia lẫn đối tượng hưởng chế độ hưu
trí cũng như các chế độ BHXH khác:
Quản lý tốt đối tượng tham gia và đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí
chính là bước đầu tiên để quản lý tốt chế độ trợ cấp hưu trí. Cùng với sự đô thị hóa
một cách nhanh chóng trên địa bàn quận thì các đối tượng tham gia BHXH nói
chung và chế độ hưu trí nói riêng cũng ngày càng tăng, vì vậy công tác quản lý đối
tượng phải được tăng cường thực hiện. Quản lý các đối tượng này là quản lý theo
hồ sơ, thực hiện các nghiệp vụ quản lý, sử dụng tối đa các tiện ích của các phương
tiện hiện đại, máy vi tính, … Quản lý các đối tượng từ khi mới bắt đầu tham gia đến

2
SV: Nguyễn Thị Bích Thủy- Lớp :BHXHK48
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc
Huơng
lúc qua đời, đảm bảo quản lý đúng và chặt chẽ các đối tượng, là cơ sở để người lao
động được hưởng các quyền lợi của mình. Ngoài ra trong việc sắp xếp các hồ sơ
cũng phải theo trật tự, ngăn nắp theo từng mục, từng loại qua các năm để có thể dễ
dàng cho việc tra cứu và quản lý các đối tượng. Ngoài ra cơ quan BHXH quận còn
nên dành sự quan tâm với những người đã nghỉ hưu đặc biệt là các đối tượng hưu
cô đơn, tìm hiểu những nguyện vọng của những đối tượng này và từ đó có thể có
những cách chăm sóc tốt hơn cho các đối tượng này.
1.3. Cần tăng cường công tác tuyền truyền chính sách về hưu trí, về BHXH
đến từng người dân.
Chính sách BHXH là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Tham gia BHXH là
quyền lợi của người lao động. Vì vậy nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chính sách
BHXH ở nước ta, về mục đích, ý nghĩa tác dụng của chính sách BHXH đối với
người lao động và gia đình họ, đối với toàn xã hội là điều kiện để chính sách BHXH
ở nước ta có điều kiện thực hiện và phát hiện mở rộng đến từng đối tượng dân cư.
Như vậy công tác tuyên truyền chính sách đến từng người dân là thực sự cần thiết.
Tuyên truyền giúp công động dân cư có thể hiểu biết các chế độ, các điều được quy
định … góp phần thực hiện chính sách BHXH ngày càng mở rộng và phát triển.
Qua tình hình thực hiện chính sách BHXH ở quận Hoàng Mai cho thấy, đại đa
số nhân dân, những người chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp sủ dụng lao động
đều nhận thức được tầm quan trọng của BHXH trong cuộc sống của nhân dân, tuy
nhiên vẫn tồn tại một bộ phận dân cư, người lao động và người chủ sử dụng lao
động chưa hiểu biết hết hoặc hiểu biết không đầy đủ về các chính sách BHXH hay
chế độ trợ cấp hưu trí, gây những khó khăn cho chính sách trong quá trình triển
khai.
Bởi vậy, các cơ quan cần làm tốt công tác tuyên truyền chính sách đến mọi

người dân, các doanh nghiệp thông qua các phương tiện phù hợp với điều kiện cơ
quan như: treo các tranh ảnh, hình ảnh cổ động cho chính sách BHXH, hoặc thông
qua hệ thống loa phát thanh của các phường để phổ biến chính sách cùng các hình
thức khác nhau: giải đáp chế độ chính sách, phát động các cuộc thi văn nghệ, thi tìm
3
SV: Nguyễn Thị Bích Thủy- Lớp :BHXHK48
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc
Huơng
hiểu hoặc cán bộ cơ quan trực tiếp giới thiệu về chính sách, giải thích tầm quan
trọng, vai trò và ý nghĩa của chính sách BHXH nhằm tuyên truyền một cách thường
xuyên tới mọi người dân.
1.1. Nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ nhân viên các địa bàn
BHXH:
Những người lao động về hưu gần như chiếm phần lớn dân cư của đất nước.
Do đó, việc quan tâm đáp ứng những nhu cầu và mong mỏi của các đối tượng này
cũng là đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân cả nước. Chính sách BHXH ra đời
ở nước ta với mong muốn được phục vụ và đem lại lợi ích cho nhân dân, đặc biệt là
những người lao động. Chính sách BHXH ở nước ta được triển khai từ khi mới
thành lập nhưng còn rất nhiều những vấn đề và những mặt cần hoàn thiện. Để hoàn
thiện chính sách BHXH cần phải việc nâng cao chất lượng phục vụ cho nhân dân.
Khi nói đến nâng cao chất lượng dịch vụ đầu tiên là nói đến nâng cao chất
lượng dịch vụ của cán bộ công nhân viên chức. Càng là một cơ quan Nhà nước thì
chất lượng phục vụ nhân dân càng khắt khe hơn. Người dân phải được các cán bộ
công chức BHXH giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện để họ đặc biệt là những người
già có thể tham gia, hưởng và giải quyết các vần đề liên quan đến chế độ BHXH
của họ. Vì các cán bộ tham gia tiếp xúc với người dân chính là người phổ biến
chính sách của Nhà nước, đại diện cho nhà nước. Ngoài ra những người đến giao
dịch tại cơ quan chủ yếu là những người cao tuổi , do đòi hỏi các cán bộ khi tiếp
xúc với người dân phải khéo léo, nhẹ nhàng, tận tình giúp đỡ nhân dân. Một xã hội

càng phát triển thì chất lượng phục vụ nhân dân của các cơ quan Nhà nước càng
cao, vì vậy nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân chính là một trong các biện pháp
hoàn thiện chính sách BHXH ở nước ta hiện nay.
Và cũng có thể nói nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ cơ quan BHXH là
việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ. Chính sách BHXH ngày
càng phát triển, đối tượng tham gia ngày càng nhiều, trong khi đó số lượng biên chế
của cơ quan có hạn. Cho nên nâng cao trình độ của cán bộ công chức là một việc
4
SV: Nguyễn Thị Bích Thủy- Lớp :BHXHK48
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc
Huơng
làm cần thiết. Yêu cầu đặt ra là các cán bộ phải giải quyết công việc một cách nhanh
chóng hơn, tiết kiệm thời gian. Mỗi cán bộ công chức có thể tự trao dồi kiến thức
của mình bằng việc tích cực đọc sách báo, học thêm hay thông qua tiếp xúc trực tiếp
với người lao động…Đối với cơ quan cũng nên tạo điều kiện cho cán bộ của mình
tham gia các khóa học nâng cao trình độ, xây dựng tác phong làm việc của cơ quan
một cách nhanh chóng nhưn vẫn đảm bảo hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ được
giao, tạo phong trào đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc tại cơ quan, thực hành
chính sách tiết kiệm …
1.5. Mở rộng hình thức chi trả qua thẻ ATM.
Chi trả lương hưu qua thẻ ATM là hình thức chi trả mới được triển khai ở
nước ta. Chi trả theo cách này sẽ tạo điều kiện cho cơ quan BHXH có thể quản lý
đối tượng của mình một cách dễ dang hơn, người lao động về hưu có thể lĩnh tiền
lương ở nhiều địa điểm khác nhau. Bên cạnh đó người lĩnh hưu có thể chủ động về
thời gian nhận tiền và người về hưu khi sức khoe suy giảm có thể nhờ người lĩnh hộ
tiền mà không cần giấy ủy quyền và phải xác nhận lại giấy ủy quyên 6 tháng 1 lần
như các cách chi trả thông thường. Còn rất nhiều lợi ích khác của việc chi trả lương
hưu qua thẻ ATM mang lại cho cơ quan BHXH và người hưởng trợ cấp. Tuy nhiên
hình thức chi trả mới được đưa vào triển khai và cũng mới chỉ có một phần nhỏ đối

tượng hưu trí tham gia. Với mục tiêu xây dựng hoàn thiện chính sách BHXH, xây
dựng một chính sách phù hợp, thuận tiện, nhanh chóng thì việc tăng cường , mở
rộng đối tượng chi trả lương hưu qua thẻ ATM là rất cần thiết.
1.6. Định hướng, lập kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch.
Định hướng được công việc, kế hoạch cần thực hiện thì công tác quản lý chi trả sẽ
thu được nhiều kết quả hơn.Kế hoạch đặt ra chính là mục tiêu là đích hướng tới cho
cán bộ công nhân thực hiện công việc. Lập kế hoạch tốt, các chỉ tiêu phù hợp với
hoàn cảnh của địa phưong là cơ sở để cán bộ cơ quan phấn đấu, làm việc một cách
năng suất nhất. Có thể xây dựng kế hoạch theo từng tháng, từng quý, từng năm và
5
SV: Nguyễn Thị Bích Thủy- Lớp :BHXHK48
5

×