Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Giáo trình du lịch và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.89 MB, 244 trang )

LÊ VĂN THĂNG (Chủ biên)
TRẦN ANH TUẤN - BÙI THỊ THU

G I Á O TRÌ NH

ĨH Q G H N

.4
■T
18
0506


PGS.TS. LÊ VĂN THĂNG (Chủ biên)
ĩh S . TRẦN ANH TUẤN, ThS. BÙI THỊ THU

Giáo trình

DU LỊCH
&
MƠI TRƯỜNG
(Phục vụ đào tạo c ử nhân Khoa học Mõi trường và các ngành khác thuộc để án
“Đưa các nội dung BVMT vào Hệ thống GDQD của Bộ Giáo dục và Đào tạo”)
MS: B2005-07-42DQMT

I

ĐẠI HO G Q U Õ C G IA HÁ MỌ ị .

1 ĨRƯNG TÀM THÔNG? TIN THƯ VIÉN '


d o / Ấ05ŨÍ
NHÀ XU ẤT BẢN ĐẠI HỌC QC GIA HÀ NỘI


MỤC LỤC




LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 11
Chương 1...................................................................................................................... 15
C ơ SỞ Lí LUẬN V Ề DU LỊCH V À MÔI T R Ư Ờ N G ................................15
1.1. LÍ LUẬN C H U N G ...............................................................................................................15
1.1.1. Du lịch.........................................................................................................................15
1.1.2. Môi trường................................................................................................................ 33
1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường.................................................. 39
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH s ử HÌNH THÀNH & PHÁT T R lỂN d u l ịc h
VÀ CÔNG TÁ C BẢO V Ệ MÔI T R Ư Ờ N G ............................................................. 41
1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển du lịch............................... 41
1.2.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển công tác bảo vệ
môi trường.................................................................................................................. 46
Chương 2......................................................................................................................59

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH LÊN MÔI TRƯỜNG.............................. 59
2.1. D ự BÁO VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊC H ...........................................59
2.1.1. Dự báo phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam.......................... 59
2.1.2. Xu hướng phát triển du lịch hiện n ay........................................................ 60
2.2. TÁC ĐỘNG CỦ A DU LỊCH ĐỂN MÔI T R Ư Ờ N G ............................................66
2.2.1. T ác động của du lịch đến môi trường tự nhiên....................................66
2.2.2. Tác động của du lịch đến mơi trường văn hóa - xã h ộ i.................. 85

2.2.3. Tác động của du lịch đến kinh tế................................................................95
Chương 3....................................................................................................................107

VAI TRỊ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MƠI TRƯỜNG
ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH..................................................107
3.1. MÔI TRƯỜ NG T ự NHIÊN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU L ỊC H ............. 107
3.1.1. C ác điều kiện và thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên
và các hoạt động du lịch................................................................................. 108
3.1.2, Chất lượng môi trường tự nhiên và các hoạt động du lịch........125
3.2. MƠI TRƯỜNG VĂN HỐ - XÃ HỘI, NHÂN TẠO
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊC H ......................................................................... 134
3.2.1. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật.......................................................... 134

3


3.2.2. Trình độ phát triển khoa học cơng nghệ........................................... 135
3.2.3. Thể chế và chính s á c h .............................................................................. 136
3.2.4. C ác yếu tố về lịch sử, văn hoá và xã hội..........................................138
3.3. TAI BIỂN MÔI TRƯỜNG VÀ DU L ỊC H ........................................................... 144
3.3.1. Khái niệm về tai biến môi trường.......................................................... 145
3.3.2. Các tác động của tai biến môi trường đến du lịch .......................147
3.4. SỨ C TẢI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊC H ....................................................... 153
3.4.1. Khái niệm về sức tải trong du lịch.........................................................153
3.4.2. Phân loại sức tải trong du lịc h ................................................................... 154
3.4.3. Tính tốn sức tả i................................................................................................158
Chương 4................................................................................................................... 165
DU LỊCH VÀ PH Á T TR IEN b ề n v ữ n g ..................................................... 165
4.1. PHÁT TRIỂN BỂN V Ữ N G ........................................................................................ 165
4.1.1. Nguồn gốc và khái niệm của P T B V .........................................................165

4.1.2. Ỷ nghĩa và nội dung của P T B V .................................................................168
4.2. DU LỊCH BỀN V Ữ N G ..................................................................................................169
4.2.1. Khái niệm.............................................................................................................. 169
4.2.2. Các nguyên tắc và lĩnh vực ưu tiên phát triển du lịch bền vững ..171
4.2.3. Các chính sách, kĩ thuật và cơng cụ phát triển du lịch bền vững 176
4.2.4. C ác loại hình du lịch bền vữ ng..................................................................200
4.3. DU LỊCH V IỆ T NAM TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP
VÀ PHÁT TR IỂN BỀN V Ữ N G ........................................... ’................................219
4.3.1. Hiện trạng phát triển du lịch Việt N a m ................................................. 219
4.3.2. Phát triển du lịch Việt Nam trên quan điểm bền vững và hội nhập 225
LỜI K Ế T .............................................................................................................238
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 239

4


DANH M ỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch
Hình 2.1. Các xe mơ tơ trượt tuyết đến Yellowstone
Hình 2.2. Việc duy trì hoạt động của các sân gơn địi hỏi một lượng nước lớn
Hình 2.3. Hàng thủ cơng truyền thống ở Bali, Indonesia
Hình 2.4. Cơ gái Kanu và sản phẩm dệt Mola
Hình 2.5. Sơ đồ thể hiện sự phân phối của thu nhập du lịch
Hình 3.1. Điểm du lịch nổi tiếng ở thị trấn Rugby của bang North Dakota
- nơi được xem là trung tâm của Bắc Mỹ.
Hình 3.2. Núi đá đỏ Uluru, biểu tượng nổi tiếng của miền Bắc nước ú c
Hình 3.3. Núi Phú Sĩ - Ngọn núi nổi tiếng của Nhật Bản
Hình 3.4. Những lồi thú đặc hữu của Australia - Koala và chó hoang Dingo
Hình 3.5. Hoạt động của núi lửa Soriere Hills

Hình 3.6. Cảnh đẹp bên trong động Phong N ha - Một di sản thế giới
Hình 3.7. Cảnh đẹp Vịnh Hạ Long - Một di sản thế giới
Hình 3.8. Lượng du khách q đơng gây nên sự quá tải ở bai biển Busan
Hàn Quốc
Hình 4.1. Mối quan hệ giữa môi trường - kinh tế - xã hội trong PTBV
Hình 4.2. Biểu tượng chứng nhận Hệ thống quản lí mơi trường của
GREEN G LO BE21
Hình 4.3. Số lượng khu nghỉ mát ven biển được cấp nhãn sinh thái Blue
Flags ở châu Âu
Hình 4.4. Nhãn sinh thái Blue Flags
Hình 4.5. Các mức độ tham gia của cộng đồng
Hình 4.6. Hoạt động ngắm cá voi ở Kingíisher Baỹ, Australia
Hình 4.7. Một tour du lịch xanh bằng xe đạp ở thành phố Toronto, Canada

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh khái niệm tài nguyên du lịch và cấu trúc môi trường
Bảng 1.2. N hững sự kiện quan trọng về môi trường m ang tầm quốc tế
Bảng 1.3. N hững sự kiện quan trọng về môi trường ờ V iệt Nam
Bảng 2.1. Dự báo lượng khách du lịch đến năm 2020
Bảng 2.2. N hững tác động do giẫm đạp của du khách
Bảng 2.3. Tóm tắt các tác động của du lịch đến văn hóa - xã hội
Bảng 3.1. M ột số hang động dài nhất ở nước ta
Bảng 3.2. Số lượng các đảo ven bờ phân theo diện tích
Bảng 3.3. Phân bố các đảo ven bờ theo vùng
Bảng 3.4 . Chỉ tiêu sinh khí hậu và mức độ thích nghi của con người
Bảng 3.5. Các vườn quốc gia của nước ta tính đến năm 2003
Bảng 4.1. Các lĩnh vực ưu tiên trong lĩnh vực tư nhân và quản lí hành chính

Bảng 4.2. Các loại chính sách hỗ trợ cho phát triển du lịch bền vững
Bảng 4.3. Tóm tắt các kĩ thuật quản lí du khách
Bảng 4.4. Tóm tắt hệ thống phân vùng trong các vườn quổc gia ờ Canada
Bảng 4.5. Số lượt khách của ngành du lịch thời kì 1990 - 2.005

6


DANH MỤC CÁC KHUNG
Khung 2.1. Du lịch góp phần bảo tồn đười ươi
Khung 2.2. Du lịch góp phần bảo vệ môi trường ở Great Lakes
Khung 2.3. Nâng cao nhận thức và táng thu nhập ở Trung tâm quan sát
Đười ươi Bohorok, Inđônêxia.
Khung 2.4. Du lịch gây ra ô nhiễm tiếng ồn ở Vườn Quốc gia Yellowstone
Khung 2.5. Phát triển du lịch đe dọa cảnh quan thiên nhiên
Khung 2.6. Tác động của du lịch đến rạn san hô
Khung 2.7. Tác động của du lịch Việt Nam đến m ôi trường tự nhiên
Khung 2.8. Du lịch và bảo tồn các nghệ thuật truyền thống ở Bali
Khung 2.9. Du lịch và thương mại hóa sản phẩm truyền thống ở Kuna
Khung 2.10. Sự khác nhau về thu nhập ở vườn quốc gia Taman Negara,
M alaysia
Khung 2.11. Áp lực lên tài nguyên do sự phát triển du lịch
Khung 3.1. Vườn quốc gia Everglade
Khung 3.2. Hoạt động cùa núi lửa Soufriere Hills và du lịch ở đảo Montserrat
Khung 3.3. Thắng cảnh Đà Lạt đang bị “bức tử“
Khung 3.4. Du lịch và ơ nhiễm khơng khí ở thung lũng Kathmandu, Nepal
Khung 3.5. Cúm gà đe dọa ngành du lịch
Khung 3.6. Du lịch Thái Lan vượt qua suy thối bằng các chính sách
thích hợp
Khung 3.7. Bali - Thiên đường đã mất

Khung 3.8. Phân loại các tai biến môi trường theo Hiệp hội Địa lí Mỹ
Khung 3.9. Tác động của sự nóng lên tồn cầu đến du lịch và Tác động
của thảm họa sóng thần đến du lịch
Khung 3.10. Một vài ví dụ áp dụng sức tải vật lí ở các điểm du lịch

7


Khung 3.11. Sức tải rạn san hô và các nhân tô quyêt định
Khung 4.1. Các giai đoạn cơ bản trong quy trình xác định LAC
Khung 4.2. Các mục tiêu đánh giá tác động môi trường trong phát triển
du lịch bền vững ở vùng ven biển
Khung 4.3. Mười quy tắc ứng xử của WWF dành cho các công ty lữ hành
hoạt động ở các khu vực nhạy cảm sinh thái. Các quy tắc ứng
xử dành cho du khách du lịch sinh thái ở Yunnan, Trung Quốc
Khiing 4.4. Các ví dụ điển hình về áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành
dịch vụ khách sạn
Khung 4.5. Hệ thống quản lí mơi trường GREEN GLOBE 21
Khung 4.6. Nguyên tắc 10 R của Hệ thống quản lí mơi trường trong du lịch
Khung 4.7. Hệ thống giấy chứng nhận môi trường của ECOTEL
Khung 4.8. N hãn sinh thái Blue Flags
Khung 4.9. c ấ u trúc cơ bản của các chương trình kiểm tốn mơi trường
Khung 4.10. Thuế môi trường du lịch ở quần đảo Balearic
Khung 4.11. Các chỉ thị du lịch bền vững ờ Hồ Balaton, Hungary
Khung 4.12. Dự án du lịch vì người nghèo của Tổ chức SNV ở Humla, Nepal
Khung 4.13. Du lịch dựa vào cộng đồng kết hợp với phát triển làng nghề
ở Kim Bồng, Quảng Nam
Khung 4.14. Du lịch sinh thái ở khu nghỉ mát K ingíìsher Bay, A ustralia
Khung 4.15. Du lịch xanh đô thị ở Toronto, Canada



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN:

(Association o f South East Asian Nations) Hiệp hội các
nước Đông Nam châu Á.

ASEANTA

(Asean Tourism Association) Hiệp hội Du lịch ASEAN

FAO:

(Food and Agriculture Organisation) Tổ chức Nông
Lương của Liên Hiệp Quốc.

GEF:

(Global Environmental Fund) Quỹ Môi trường toàn cầu.

GDP:

(Gross Dommestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội.

ILO:

(International Labour Organisation) Tổ chức lao động quốc tế.

IRPTC:


(International Register of Potentially Toxic Chemicals)
Đăng kí Quốc tế về các hóa chất độc hại.

ISGE:

(International Support Group on Natural Resources and
Environment) Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Tài nguyên thiên
nhiên và Môi trường.

IUCN:

(International Union for Conservation o f Nature) Tổ chức
bảo tồn thiên nhiên thế giới.

IUOTO:

(International Union o f Official Travel Organizations) Liên
minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức.

OPEC:

(Organisation o f the Petroleum Exporting Countries) Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.

PATA:

(Paciíìc Asia Travel Association) Hiệp hội du lịch châu Á
- Thái Bình Dương.

UNCTAD:


(United Nations Conference on Trade and Development)
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển.

UNEP:

(United Nations Environmental Programme) Chương trình
mơi trường Liên Hiệp Quốc.

UNESCO:

(United Nations

Educational,

Scientific and Cultural

Organisation) Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục
Liên Hiệp Quốc.

9


UNDP:

(United N ations Development Program m e) Chương trình
phát triển Liên Hiệp Quốc.

WB:


(W orld Bank) Ngân hàng Thế giới.

WTO:

(W orl Tourism Organisation) Tổ chức Du lịch Thế giới.

WTTC:

(W orld Travel and Tourism Council) Hội đồng Du lịch và
Lữ hành Thế giới.

WWF:

(W orld W ild Fund for Nature): Quỹ Bảo tồn thiên nhiên
Thế giới.

10


Lờỉ mở đầu
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh m ẽ của du lịch ở
Việt Nam đã có nhiều tác động tích cực đối với đời sốn g kinh tế và

chính trị trên cả nước. Có thể nói người dân Việt Nam đã nhận thức rất
rõ về tính tất yếu phải ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch. Các địa
phương làm du lịch, doanh nghiệp làm du lịch, người dân làm du lịch
đã tạo nên một thị trường du lịch thật sự sôi động và hấp dẫn.
Tuy nhiên, sự ưu tiên phát triển một cách ồ ạt và khơng kiểm sốt
của du lịch đã nhanh chóng qua đi nhường chỗ cho những cân nhắc rất
thận trọng trong quy hoạch và phát triển ngành du lịch m ột cách bền

vững. Thực tế những gì đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giớ i cũng như
ở nước ta đã chứng minh rất sinh động về “hiệu ứng hai m ặt” của ngành
công nghiệp được xem là không khói này đối với m ơi trường. Trong
q trình hình thành và phát triển du lịch, mối quan hệ nhân quả và các

tác động qua lại giữa du lịch và môi trường diễn ra rất chặt chẽ. Sự phát
triển du lịch không bền vững gây ra nhiều tác động xấu đến m ôi trường,
và m ột khi chất lượng m ôi trường bị suy thoái, sự giảm sút sức hấp dẫn
của du lịch là điều khó tránh khỏi. Như vậy, m ột khi m ôi trường, bao
gồm cả m ôi trường tự nhiên và nhân văn, được nhìn nhận là tài sản vơ

giá của khu du lịch thì nhu cầu bảo vệ môi trường là điều tất yếu. Các
biện pháp, chính sách và cơng cụ quản lí m ơi trường phải được xúc tiến
đé duy trì và nâng cao chất lượng mơi trường.

Được sự hỗ trợ kinh phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, G iảo trình
D u lịcli và M ô i trư ờ n g được biên soạn nhằm phục vụ cho công tác đào
tạo và nghiên cứu về du lịch và m ôi trường, trước hết là đào tạo Cử

nhân Khoa học môi trường ờ Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế,
đồng thời làm tài liệu tham khảo rộng rãi cho các ngành Cao h ọc về môi
trường và m ột số ngành học có liên quan như Du lịch, Đ ịa lí Tài ngun
và M ơi trường... Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về mối
quan hệ “cộng sinh” giữa du lịch và môi trường, các tác đ ộng của du

11


lịch lên môi trường, tầm quan trọng của tài nguyên mơi trường tự nhiên
và nhân văn đối với sự hình thành và phát triển của du lịch... Đặc biệt,

với tâm huyết của những nhà quản lí mơi trường về sự phát triển bền
vững của du lịch, chúng tôi cũng đã tập trung đề cập đến các chính
sách, biện pháp và công cụ bảo vệ môi trường trong du lịch, sự cân
nhắc kĩ lưỡng giữa phát triển du lịch và môi trường, sự cần thiết phải
đạt được du lịch bền vững, các loại hình du lịch bền vững...
Những nỗ lực của chúng tơi trong giáo trình này chắc chắn sẽ
khơng làm thoả mãn những người muốn hiểu biết đầy đủ về các vấn đề
du lịch và mơi trường. Giáo trình được viết trên quan điểm của những
nhà quản lí mơi trường đổi với sự phát triển bền vững của du lịch, do
vậy, sẽ khơng tránh khỏi sự thiếu sót về các dữ liệu khoa học của ngành
Du lịch. Rất mong nhận được sự đóng góp chân tình của các nhà
chun mơn có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch và mơi trường để
chúng tơi hồn thiện hơn cho những cơng trình sau.

Chủ biên: PGS. TS. Lê Văn Thăng

12


Lời cảm ơn

Giáo trình D u lịch và M ơi trường được hoàn thành với sự hợp tác
và hỗ trợ tích cực của nhiều cơ quan và các dự án trong việc cung cấp
các tài liệu và thông tin liên quan. Chúng tơi xin trân trọng gởi lời cảm
ơn đến:
• Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
• Dự án Principles in Practice (PIP), CIDA - CANADA;
• Dự án Hành lang xanh của WWF tại Thừa Thiên Huế;
• Tổ chức Du lịch bền vững vì người nghèo SNV-Việt Nam tại Huế;
• Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, tinh Quảng Nam và tỉnh Quảng Trị;

• Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam;
• Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Trị;
• ủ y ban N hân dân các huyện: Ngọc Hồi và Đăk Glei (Kon Tum),
Đăkrơng và Hướng Hố (Quảng Trị).
Đặc biệt, trong q trình biên soạn chúng tơi đã nhận được sự
quan tâm và hỗ trợ của GS.TS. Lê Văn Khoa - Đại học Quốc gia Hà
Nội về những nhận xét, chỉnh sửa và đóng góp quý báu cho đề cương
của giáo trình.
Xin chân thành cảm ơn Ban Quản lí KH-ĐN Đại học Huế, Ban
Giám hiệu và Phòng K H-ĐN và SĐH; các thầy cô giáo trong khoa Môi
trường Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế đã tạo điều kiện cho
nhóm tác giả hồn thành nhiệm vụ.

Các tác giả

13


:

ỈẾmÊÊầầẫmÈểỂằế

:


Chương 1

cơ sở Lí LUẬN VÊ DU LỊCH VÀ MÚI TRƯỜNG
1.1. Li LUẬN CHUNG
1.1.1. Du lịch

1.1.1.1. Những quan niệm vể “du lịch"

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như
một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực cùa con người. Ngày
nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống văn hoá-xã hội và đang phát triển mạnh mẽ thành một ngành kinh
tế mũi nhọn ờ nhiều quốc g ia trên thể giới.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch Thế giới
(WTO), sự phát triển ồ ạt của hoạt động du lịch chỉ mới bắt đầu được quan
tâm từ những năm trong thập niên 1950 trở lại đây. Có thể nói rằng, buổi
ban đầu của sự bùng nổ này là do những dòng khách du lịch biển tạo
nên. Cho đến nay, du lịch nghỉ biển vẫn là dịng du khách chính trên thế
giới, chính vì vậy mới hình thành nên khái niệm du lịch 3S với các
nghĩa là biển (Sea), cát (Sand), và ánh nắng (Sun). Khi phát hiện ra du
lịch là một ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao, nhiều doanh
nghiệp du lịch tìm mọi cách đáp ứng tối đa nhu cầu mọi mặt của du
khách. Một trong những hướng kinh doanh đó là tình dục. Khái niệm du
lịch 4S ra đời với chữ

s thứ tư có nghĩa là du lịch tình dục (Sextour).

Do vậy, ở nhiều nơi, dưới con mắt của người bản xứ, du khách là
những kẻ giàu có đáng ghét, những kẻ đem lại bất hạnh cho dân cư địa
phương, đặc biệt là phụ nữ. Họ du nhập lối sống khơng được nhân dân
địa phương chấp nhận. Nhiều đồn du khách bị tấn cơng. Đó là một
trong những lí do khiến cho du khách quan tâm đến sự an tồn trong du
lịch. Vì lí do đó, chữ s thứ tư ngày nay cịn được hiểu là an tồn hay an
ninh (Safety, Security). Nó vừa là yêu cầu của du khách vừa là nhiệm vụ
của các nhà cung ứng du lịch.


15


Hiện nay, biển khơng cịn là điểm đến duy nhất của các chuyến du
lịch. Ý tưởng của các nhà kinh doanh du lịch là m uốn thay thế du lịch
4S bằng du lịch 4T nhằm xoá đi các suy nghĩ không lành mạnh trong
các hoạt động du lịch của du khách và của nhà cung ứng du lịch. Du
lịch (Tourism ) 4T bao gồm sự di chuyển (Travel), phương tiện vận
chuyển tốt, gây hứng khởi (Transport) về những noi yên tĩnh, thanh
bình (Tranquyllity) và có mơi trường tự nhiên cũng như xã hội trong
sạch (Transparence).
Người Trung Quốc thì cho rằng du lịch bao gồm 5 yếu tố là: thức,
trú, hành, lạc, y. Đi du lịch là được nếm những món ăn ngon, ở trong
những căn phòng tiện nghi, đi lại trên những phương tiện sang trọng, được
vui choi giải trí vui vẻ và có điều kiện mua sắm hàng hố, quần áo...
1.1.1.2. Thuật ng ữ du lịch
Thuật ngữ du lịch rất thơng dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp:
Tonos nghĩa là đi m ột vòng. Thuật ngữ này được La tinh hố thành
Turnur và sau đó thành “T our” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh,
cuộc dạo chơi, còn Touriste là người đi dạo chơi. Theo Robert
Langquar (1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng
Anh vào khoảng năm 1800 và được quốc tế hoá nên nhiều nước đã sử
dụng trực tiếp m à không dịch nghĩa.
Trong tiếng V iệt, thuật ngữ du lịch được dịch thơng qua tiếng
Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên,
người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng
cao nhận thức.
1.1.1.3. Khái niệm vê' du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành m ột hiện tượng kinh tế-xã hội phổ
biến ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, trong đó

có V iệt Nam . Tuy nhiên cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn
chưa thống nhất. Trước thực tế phát triển của ngành du lịch về kinh tế
cũng như trong lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến
thống nhất m ột số khái niệm cơ bản trong đó có khái niệm du lịch và du
khách là m ột đòi hỏi cần thiết.

16


Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ
nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác
nhau. Khi điểm lại các cơng trình nghiên cứu về du lịch, Giáo sư Tiến sĩ
Berkener, một chun gia có uy tín về du lịch trên thế giới, đã đưa ra
nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy
nhiêu định nghĩa”.
Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi giải trí nhằm hồi phục, nâng
cao sức khoẻ và khả năng lao động cho con người, nhưng trước hết liên
quan mật thiết tới sự di chuyến chồ ở của họ. Vậy
lịch ” là gì?
Đầu tiên “du lịch” được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một
nhóm người rời khởi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các
vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta
đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người
ở trong hay ngoài nước trừ việc cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược
đều mang ý nghĩa du lịch.
Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau:
“D u lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập
thể ở bên ngoài nơi ờ thường xun cùa họ huy ngồi nước họ với mục
đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc của họ

Theo Pirogiơnic (1985) thì: “Dw lịch là một dạng hoạt động của
dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời
bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát
triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức-văn hố hoặc thể
thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn h o a '.
Khi nghiên cứu các định nghĩa khác về du lịch, chúng ta có thể
nhận thấy sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch. Có
người cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội (hiểu theo nghĩa từ đơn
giản đến phức tạp), người khác lại cho rằng đây phải là m ột hoạt dộng
kinh tế. Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của
xã hội và nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, đôi khi trái
ngược nhau. N hư vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách
gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm
ĐẠI H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ N O M
TRUNG TÂM THÔNG TIN ĨHƯ VIÊN

17

L V- Do/ io5Vk


trở nên khó hiểu và khơng rõ ràng. Dựa theo cách tiếp cận trên, nên tách
thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được
hiểu như là:
- Sự di chuyên và lưu trú qua đêm tạm thời trong th ờ i gian rảnh
roi của cá nhân hay tập thể nqoài nơi cư trú nhằm m ục đích p h ụ c hồi
sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không
kèm theo việc tiêu thụ m ột số giả trị lự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch
vụ do các cơ sờ chuyên nghiệp cung ứng.
- M ột lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy

sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời
gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thế ngoài nơi cư trú với m ục đích phục
hơi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung của khái niệm có ý nghĩa góp
phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay, khơng ít người,
thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du
lịch chỉ cho rằng du lịch là m ột ngành kinh tế. Do đó m ục tiêu được
quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Đ iều đó cũng có thể
đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, m ọi cơ hội
để kinh doanh. Trong khi đó du lịch cịn là một hiện tượng xã hội góp
phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lịng u
nước, tình đồn kết... Chính vì vậy, tồn xã hội phải có trách nhiệm
đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển (Trần Đ ức Thanh và
N guyễn M inh Tuệ, 1999).
1.1.1.4. Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch diễn ra rất phong phú và đa dạng nên tuỳ thuộc
vào cách phân chia m à có các loại hình du lịch khác nhau. M ồi ỉoại hình
du lịch đều có những tác động nhất định lên mơi trường.
1)Phân loại theo m ục đích chuyến đi
a. M ục đích thuần tuỷ du lịch
Trong các chuyến đi du lịch, mục đích của du khách là nghỉ ngơi,
giải trí và nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh nên có thể bao
gồm những loại hình sau:

18


* D u lịch tham quan
Tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức
về mọi mặt. Tuỳ thuộc vào đối tượng tham quan mà có các loại hình:

- Du lịch văn hố: là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết
cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sổng và phong
tục tập quán ở nơi họ đến viếng thăm. Địa điếm đến tham quan là các
viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hố, các địa điểm tổ chức, các lễ
hội địa phương, các liên hoan nghệ thuật (liên hoan phim , âm nhạc...),
các cơ sở sản xuất hàng thủ công m ĩ nghệ ...
Trên thế giới, loại hình du lịch văn hố phổ biến ở Ai Cập, Hi
Lạp, Tây Ban N ha... và đây cũng là m ột trong những thế mạnh du lịch
của m iền Trung nước ta.
- Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch nhằm thoả m ãn nhu cầu về
với thiên nhiên của khách du lịch. Địa điểm để tổ chức du lịch sinh thái
là những nơi thiên nhiên được bảo vệ tốt, chưa bị ô nhiễm như các vườn
quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên... Loại hình du lịch này khác với
du lịch văn hố ở chỗ nó nhấn mạnh đến sự hấp dẫn của thiên nhiên hơn
là những đối tượng do con người tạo ra.
* D u lịch giải trí
Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn,
xả hơi để phục hồi sức khoẻ (thể chất, tinh thần) sau những ngày làm
việc căng thẳng, m ệt nhọc. Với đời sống xã hội ngày càng phát triển thì
nhu cầu vui chơi, giải trí càng đa dạng và khơng thể thiếu được trong
các chuyến đi. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần có các
chương trình, các địa điểm vui chơi, giải trí cho du khách như:
- Các cơng viên vui chơi giải trí: Đây là khu vực địi hỏi có vốn
đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn nhanh và thu lợi nhuận cao.
Thành công trong lĩnh vực này phải kể đến những cơng viên giải trí
D isneyland ở M ĩ, N hật, Pháp; “thế giới thu nhỏ” ở Trung Quốc... Ở
V iệt N am , tuy các khu vui chơi giải trí chưa nhiều và chưa hiện đại
nhưng cũng đã thu hút khá đông du khách, đặc biệt là vào dịp lễ, tết như
khu du lịch Đ ầm Sen, Suối Tiên...


19


- Các Casino: Khách du lịch đến các Casino để tham gia vào các
trò chơi may rủi với tiền bạc như đánh bài, các trò chơi trên máy tự
động... Nổi tiếng trên thế giới như các Casino ở N evada và Atlantic
(Mĩ), Macao... Ở Việt Nam cũng đã có Casino ở Đồ Sơn (Hải Phịng).
* Du lịch thê thao khơng chun
Là loại hình du lịch nhằm đáp ứng lịng ham mê thể thao của mọi
người. Khách du lịch tự mình chơi một mơn thể thao nào đó, khơng
phải tham gia thi đấu chính thức mà chỉ đơn giản là để giải trí. Các hoạt
động thể thao được ưa thích như săn bắn, câu cá, chơi golf, bơi thuyền,
lướt ván, trượt tuyết... Để tổ chức loại hình du lịch này cần có các điều
kiện tự nhiên thích hợp với các cơ sờ vật chất, thiết bị phù hợp với từng
loại hình thể thao. Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần được huấn luyện để
có thể hướng dẫn và giúp đỡ cho du khách chơi đúng quy cách.
* D u lịch khám p h á
Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao
nhưng hiểu biết mới lạ về thế giới ,\ưng quanh. Tuỳ thuộc vào mức độ,
tính chất của chuyến du lịch có thể chia thành hai loại hình:
- Du lịch tìm hiểu: Mục đích của chuyến đi là tìm hiểu về thiên
nhiên, mơi trường, phong tục tập quán, lịch sử...
- Du lịch mạo hiểm: Qua những chuyến du lịch mạo hiểm, du
khách có thể tự thể hiện mình, tự rèn luyện và tự khám sức mạnh, ý chí,
nghị lực của bản thân mình, đặc biệt là ở giới trẻ. Địa điểm đến thường
là những nơi chưa hoặc ít in dấu chân người như: những con suối chảy
xiết, những ngọn núi cao chót vót (Himalaya, Phanxipan...), những
vùng núi lửa nóng bỏng, những khu rừng rậm rạp, âm u (Amazon),
những hang động bí hiểm... Để tổ chức loại hình du lịch này cần có các
trang thiết bị chun dụng và đội ngũ phục vụ hết sức cơ động, có thể

hỗ trợ đắc lực cho các chuyến đi của du khách.
* Du lịch nghỉ dưỡng
Một trong những chức năng quan trọng của du lịch là khôi phục
sức khoẻ (thể lực, trí lực) của con người sau những ngày lao động căng
thẳng nên đây là một loại hình du lịch được du khách ưa chuộng. Khi
nền kinh tế càng phát triển, con người càng chịu nhiều sức ép của công

20


việc, của môi trường ô nhiễm hay của các quan hệ xã hội thì nhu cầu
được đi nghỉ càng lớn.
Đ ịa điểm đến nghỉ ngơi thường là những nơi có khí hậu mát mẻ,
trong lành, phong cảnh đẹp như các bãi biển, các vùng núi, vùng nông
thôn hoặc vùng ven sơng, hồ, thác...
b. M ục đích du lịch kết hợp
N hững người thực hiện các chuyến đi do nhu cầu cơng tác, học
tập, hội nghị, tín ngưỡng..., trong đó có sử dụng các dịch vụ du lịch như
lưu trú, ăn uống tại khách sạn... đã tranh thủ thời gian rỗi có được để
tham quan, nghi ngơi và nâng cao nhận thức về thiên nhiên, đời sống,
văn hoá nơi họ đến. N hư vậy, họ đã thực hiện một hoạt động du lịch kết
hợp trong chuyến đi của mình.
* Du lịch tôn giáo
Là các chuyến đi nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của con
người theo các tơn giáo khác nhau như truyền giáo của tu sĩ, thực hiện
các nghi lễ tôn giáo tại các giáo đường, dự các lễ hội tơn giáo hay tìm
hiểu, nghiên cứu tơn giáo. Vì vậy, nơi tổ chức loại hình du lịch này là
các địa bàn liên quan đến hoạt động tôn giáo hoặc lịch sử tôn giáo như
các chùa, thánh địa, khu giáo dân. Các trung tâm nổi tiếng của du lịch
tôn giáo là Thánh địa Vatican, Gieruxalem. Ở Việt N am có Tồ thánh

Tây Ninh, nhà thờ Phát Diệm, Thánh địa Lavang, Huế - thủ đô Phật
giáo Việt Nam.
* D u lịch học tập, nghiên cứu
Loại hình du lịch này ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lí
luận với thực tiễn, học đi đơi với hành. Vì vậy, những ngành học như
địa lí, địa chất, lịch sử, khảo cổ, mơi trường, sinh học... đều tố chức
cho sinh viên đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế. Địa điểm đến phải là
những nơi có các đối tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn
quốc gia, phịng thí nghiệm ngồi trời... Thơng thường, với loại hình
du lịch này thì hướng dẫn viên sẽ là các cô, thầy giáo phụ trách
chuyên môn ở các trường.
Du lịch học tập, nghiên cứu khơng địi hỏi cao về các dịch vụ
ngay tại địa bàn nghiên cứu, học tập.

21


* Du lịch thê thao kêt hợp
Khác với du lịch thể thao thuần tuý, các chuyến đi của các vận động
viên chun nghiệp có mục đích chính là tập luyện hoặc tham dự vào các
cuộc thi tài, olimpic thể thao. Vì vậy, hoạt động thể thao của các vận động
viên, huấn luyện viên được coi như một nghề, một việc làm chứ không
phải là một hoạt động thư giãn, nghỉ ngơi. Ngoài thời gian tập luyện, thi
đấu, họ cũng tham gia tìm hiểu về tự nhiên, đời sống văn hố xã hội ở nơi
mà họ đến nên nhũng chuyến đi của họ được xem là đã thực hiện một
chuyến du lịch thể thao kết hợp.
* Du lịch công vụ (kinh doanh, hội nghị)
Khách du lịch thường là những người đi dự hội nghị, hội thảo, hội
chợ, kỉ niệm những ngày lễ lớn, những cuộc gặp gỡ tìm cơ hội kinh
doanh... Vì vậy, mục đích chính trong các chuyến đi là thực hiện một

nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó.
ở loại hình du lịch này, khách du lịch thường là những người đại
diện cho một giai cấp, một đảng phái, một tổ chức, một cơ quan nên có
khả năng chi trả rất lớn. Vì vậy, cần đảm bảo đầy đủ các phương tiện,
các dịch vụ với chất lượng cao để lưu khách. Mặt khác, địa điểm tổ
chức còn phải thoả mãn các yêu cầu cao như: về tình hình an ninh chính
trị, điều kiện khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp.
* Du lịch chữa bệnh
Mục đích chính của chuyến đi là để phòng ngừa hoặc chữa trị một
căn bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần. Do vậy, địa điểm đến thường là
các khu an dưỡng, chữa bệnh, nhà nghỉ, nơi có nguồn nước khống, thảo
mộc hoặc bùn cát có giá trị chữa bệnh, khí hậu trong lành, khung cảnh
thiên nhiên tươi đẹp. Du khách thường là những người mắc các bệnh thấp
khớp, bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hố, hen hoặc viêm khí quản...
Đặc điểm của loại hình du lịch này là ít có tính thời vụ và thời
gian lưu trú của du khách dài nên địi hỏi phải có cơ sở phục vụ tốt.
* Du lịch thăm thân nhân
Đây là loại hình kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thăm hỏi
bà con, họ hàng, bạn bè, dự cưới, để tang... giữa các vùng, miền, các nước. Du

22


lịch thăm thân nhân có ý nghĩa quan trọng đối với những nước có nhiều kiều
bào sống ở nước ngồi như Việt Nam.
2) Phân loại theo lãnh thô hoạt động
* Du lịch trong nước
Du lịch trong nước là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du
khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong
phạm vi của đất nước mình, chi phí bằng tiền trong nước.

* Du lịch quốc tế
Là loại hình du lịch mà trong q trình thực hiện nó có sự giao
tiếp với người nước ngồi, một trong hai phía hoặc là du khách hoặc là
nhà cung ứng du lịch, phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, v ề mặt
khơng gian địa lí, du khách phải đi ra khỏi đất nước của mình, v ề mặt
kinh tế phải có sự thanh tốn bằng ngoại tệ.
Du lịch quốc tế có hai loại:
- Du lịch chủ động (Du lịch đón khách): là loại hình du lịch quốc
tế phục vụ, đón tiếp khách nước ngoài đến du lịch đến nghỉ ngơi, tham
quan các đối tượng du lịch ở đất nước của cơ quan cung ứng du lịch,
nghĩa là nước này chủ động đón khách và thu nhập ngoại tệ (quốc gia
xuất khấu du lịch).
- Du lịch bị động (Du lịch gửi khách): là loại hình du lịch quốc tế
phục vụ và tổ chức đưa khách từ trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi, tham
quan các đối tượng du lịch ờ nước ngoài, nghĩa là nước này gửi khách
đi du lịch sang nước khác và phải mất một khoản ngoại tệ (quốc gia
nhập khẩu du lịch).
3) Phân loại theo đặc điểm địa lí cùa điểm du lịch
* Du lịch biên
Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho
việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi
biển, lướt ván...). Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó
thư ờng dược tổ chức vào mùa nóng với nhiệt độ nước biển và khơng
khí trên 20°c. Neu bờ biển ít dốc, mơi trường sạch đẹp thì khả năng thu
h ú t du khách càng lớn.

23


* Du lịch núi

Đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm, thuận lợi để tổ
chức nghỉ mát vào mùa hè ở các nước xứ nóng và nghỉ đông ở các các nước
xứ lạnh với các hoạt động thể thao mùa đông (trượt tuyết, trượt băng).
* Du lịch đô thị
Đ iểm đến du lịch là các thành phố, các trung tâm đơ thị có các
cơng trình kiến trúc lớn, các khu thương mại, các đầu m ối giao thơng,
các cơng viên giải trí... Du khách khơng chỉ là người sống ở nông thôn
m à cả ở các thành phố khác cũng đến để chiêm ngưỡng, m ua sắm.
* Du lịch thơn q
Thơn q là nơi có mơi trường trong lành, cảnh vật thanh bình và
khơng gian thống đãng trái ngược hẳn với các đơ thị. Vì vậy, sự hấp
dẫn của nó đối với người dân ở đơ thị, nhất là các đô thị lớn ngày càng
tăng,

về với thơn

q, du khách sẽ cảm nhận được những tình cảm chân

thành, mến khách, được thư giãn, được tìm thấy cội nguồn của mình,
được thưởng thức các món ăn dân dã đầy hương vị.
4)

Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình

* D u lịch ngắn ngày
Du lịch ngắn ngày là loại hình thường kéo dài 1 - 3 ngày (dưới
một tuần) tập trung vào những ngày cuối tuần, phát triển nhiều nhất ở
M ĩ, Anh, Pháp... hoặc xen kẽ giữa các ngày làm việc, họ đi đến nơi ở
gần chỗ cư trú của khách.
* Du lịch dùi ngày

Loại hình du lịch dài ngày thường gắn liền với các kì nghỉ phép
hoặc nghỉ đông, nghỉ hè và kéo dài vài tuần đến m ột năm tới những nơi
cách xa nơi ở của khách, kể cả trong nước và ngoài nước. D u lịch dài
ngày thường là các chuyến đi thám hiểm của các nhà nghiên cứu, các
chuyến đi nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại các khu điều dưỡng, các chuyến
du lịch bằng thuyền như Câu lạc bộ Đ ịa Trung Hải.
N hìn chung, du lịch ngắn ngày chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với
du lịch dài ngày bởi vì du khách ngày càng m uốn nghỉ ngơi nhiều lần
trong năm hơn là nghỉ m ột lần.

24


5) Phân loại theo việc sử dụng các phư ơng tiện giao thông
* Du lịch xe đạp
Đây không phải là loại hình du lịch của các nước nghèo mà phát
triển ở những nước có địa hình bàng phẳng như Áo, Hà Lan, Đan
Mạch... Du lịch xe đạp thường được tổ chức từ 1 đến 3 ngày vào cuối
tuần sau những ngày làm việc căng thẳng hoặc tổ chức trong tuần, sau
giờ làm việc đến những điểm du lịch gần nơi họ ở. Tiện lợi của du lịch
xe đạp là du khách có thể thâm nhập dễ dàng với đời sống của cư dân
bản xứ và có thế đi đến những khu vực đường sá chưa phát triển. Đây
cũng là một hình thức kết hợp với du lịch với thể thao.
Ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, đã có một số người tự tổ
chức các chuyến đi du lịch trong nước bằng xe đạp nhưng chưa thấy
một nhà cung ứng du lịch nào tổ chức loại hình này cho du khách.
* D u lịch ô tô
Do ô tô là phương tiện thông dụng và chiếm ưu thế so với các
phương tiện khác nên loại hình này rất phổ biến, chiếm tỉ trọng cao nhất
trong luồng khách du Ịịch (80% ở châu Âu và khách thường sử dụng ô

tô riêng). Đặc điểm cơ bản của loại hình này là giá rẻ, tiếp cận dễ dàng
với các điểm du lịch. Giá ô tô không cao nên nhiều nhà cung ứng có thể
trang bị được và phục vụ cho du khách.
* Du lịch m áy bay
Du lịch máy bay là một trong những loại hình tiên tiến nhất,
đáp ứng nhu cầu của khách đến những nước, nhữ ng vùng xa xôi.
Ngày nay trên thế giới đã sử dụng nhiều loại máy bay hiện đại, có
tốc độ lớn, có thể đi xa m à tốn ít thời gian, có trang bị tiện nghi đầy
đủ, phù hợo với sở thích của khách du lịch; ví dụ như các chuyến bay
quốc tế, nhất là những chuyến bay liên lục địa vì nhu cầu tiện nghi
và tiết kiệm thời gian.
N hược điểm: giá thành vận chuyển cao, khơng phù hợp với tầng
lớp có thu nhập thấp; đơi khi gặp những rủi ro có thể xảy ra tai nạn khi
trời nhiều mây, có bão...
Tuy nhiên, số khách du lịch bàng máy bay vẫn tăng lên không ngừng.

25


×