Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Lý niệm và kinh điển nho gia trong giao lưu văn hóa đông á (tương hỗ, chuyển biến và dung hợp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.86 MB, 192 trang )


LÝ NIỆM VÀ KINH ĐIỀN NHO GIA
TRONG GIAO Lưu VĂN HĨA ĐƠNG Á
T ư ơ n g hỗ, c h u y ể n b iế n và d u n g h ợ p

■5 f í j ' m i b i m - ừ


Bản quyển thuộc về NXB Đại học Q uốc gia Hà Nội. Bất cứ sự sao chép nào không
được sự đồng ý của NXB Đại học Q uốc gia Hà Nội đểu là bất hợp pháp và vi phạm
Luật Xuất bản Việt Nam, Luật bản quyển quốc tế và Cô n g ước Berne.


HOÀNG TUẤN KIỆT

LÝ NIỆM VÀ KINH ĐIEN n h o g ia
TRONG GIAO Lưu VĂN HĨA ĐƠNG A


Tương hỗ, chuyển biến và dung hợp
CH

Đ À O TH Ị TÂM K H Á N H , BÙI A N H C H Ư Ở N G d ịch

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI








MUC
• LUC


Trang
Lời tựa cho bản tiếng Việt

PHẨN1

9

Lời nói đầu

13

DẪN LUẬN

21

Chương 1 Lịch sử giao lưu văn hóa Đơng A với tư cách lịch sử khu vực:
ý thức vấn để và chủ để nghiên cứu

23

1. Dẫn luận

23

2. Su y n gh ĩ vể phương pháp luận


27

3. Ý thứ c vấn để

41

4. Chủ đé nghiên cứu

48

5. Kết luận

52

PHẨN 2 QUAN HỆ TƯƠNG Hố GIỮA BẢN NGẪ VÀ THA NHÂN
Chương II Sự tương hỗ giữa "bản ngã" và "tha nhân" trong lịch sử giao lưu
văn hóa Trung - Nhật: loại hình và hàm nghĩa của nó

55
57

1. Dẫn luận

57

2. Loại hình 1: Sự căng thẳng giữa “chính trị tự thân" và 'Văn hóa
tự thân"

58


3.

Loại hình 2: Sự căng thẳng giữa "văn hóa tự thân" và "văn hóa
tha nhân"

63

4.

Loại hình 3: Sự càng thẳng giữa "chính trị tự thân" và "chính trị
tha nhân"

67

5.

Loại hình 4: Sự căng thẳng giữa "văn hóa tha nhân" và "chính trị
tha nhân"

70

6.

Kết luận

72

Chương III Thế giới tư tưởng của nhà Nho Đống Ấ thế kỷ XVIII


77

1. Dản luận

77

2. Sự đồng điệu của Nho học Đ ô n g Á thế kỷ XVIII (phán 1):
phản siêu hình học thơng qua phản Chu Tử học

77


LÝ NIỆM VÀ KINH ĐIỂN NHO GIA TRONG GIAO Lưu VĂN HĨA ĐƠNG Á.

3.

Sự đồng điệu của Nho học Đ ô n g Á thế kỷ XVIII (phẩn 2):
tìm kiếm "bản chất" trong "tổn tại"

86

4.

Sự khác biệt trong Nho học Đ ô n g Á thế kỷ XVIII: so sánh
ý thức chủ thể của nhà Nho Trung, Nhật, Hàn

89

5.


Kết luận

97

Chương IV Luận vế nội hàm khái niệm "Trung Quốc" trong kỉnh điển
Trung Quốc vằ sự chuyển hóa của nó ở Nhật Bản cận đại
và Đài Loan hiện đại
1.

99

2.

"Trung Quốc" như một "hình tượng tự thân" của Trung Quốc:
sự hợp nhất của "Trung Quốc văn hóa" và'T ru n g Quốc chính trị"

100

3.

Tái cấu trúc khái niệm "Trung Q uốc" trong thế giới quan
Nhật Bản cận đại

102

4.

"Trung Quốc"trong thế giới quan Đài Loan hiện đại: Sự hợp nhất
và phân tách giữa “nhận đồng chính trị" và "nhận đồng văn hóa"


106

5.

PHÂN 3
Chương V
1.

Kết luận

109

Sự TƯỮNG HỖ GIỮA TRI THỨC VÀ QUYỂN Lực

111

Luận về con đường lý giải kinh điển của nhà Nho Đông Á
và vấn để phương pháp luận cùa họ
Dẫn luận

113
113

2.

Con đường lý giải kinh điển như một sự thể nghiệm của nhà Nho
Đ ông Á

114


3.

Vấn để phương pháp luận trong thông diễn học kinh điển
của nhà Nho Đ ô n g Á

125

4.

Kết luận

132

Luận về mối quan hệ giữa quyển lực chính trị và thơng diễn
kinh đỉển của nhằ Nho Đống Á: trường hợp "Luận ngữ", "Mạnh Tử''

135

1.

Dẫn luận

135

2.

Th ô ng diễn kinh điển của nhà Nho Đ ô n g Á và sự chi phối
của quyền lực

137


3.

Việc đọc và giải mã m ang tính chính trị đối với kinh điển
của nhà Nho Đ ồ n g Á

145

4.

Kết luận

153

Chương VI



Dẫn luận

99


Mục lục

Chương VII

PHẨN KẾT LUẬN

155


Kết luận

157

Tài liệu tham khảo

161

Sách dẫn

187

7


LỜI TỰA CHO BẢN TIẾNG VIỆT

Cuốn sách Lý niệm và kinh điển Nho gia trong giao lưu văn hóa
Đơng Á của tơi nhận được sự nhiệt tình đề nghị và tổ chức xuất bản của
PGS. TS Nguyễn Kim Sơn - Đại học Quốc gia Hà Nội, với sự khổ công biên
dịch của ThS. Đào Thị Tâm Khánh và ThS. Bùi Anh Chường, nay đã được ra
mắt độc giả Việt Nam khiến tôi cảm thây hết sức vinh hạnh, và mong muốn
gửi lời cảm tạ sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn cùng hai người dịch.
Cuốn sách này thảo luận về sự tương hỗ, chuyển hóa và dung hợp
của lý niệm và kinh điển Nho gia ở khu vực Đông Á, về cơ bản tập trung
vào bốn khu vực địa lý gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài
Loan, bởi vì năng lực và thời gian có hạn nên cuốn sách này chưa đề cập
tới sự phát triển của Nho học ở Việt Nam, đây là một lĩnh vực học thuật
có thể nỗ lực khai phá nhiều hơn trong tương lai. Nhân dịp bản tiếng Việt

của cuốn sách được xuất bản, tơi muốn trình bày giản lược về những sơ
kiến ban đầu của tôi về lĩnh vực nghiên cứu này.
Nho học Việt Nam mang đặc sắc riêng của văn hóa Việt Nam, chứ
khơng thể nhìn nhận một cách giản đơn như là phiên bản Việt Nam cúa
Nho học Trung Quốc. Trong lời tựa của cuốn sách, tôi đã đề xuất ba xu
hướng nghiên cứu: 1) Xuất phát từ Đông Á để suy ngẩm; 2) Coi kinh điển
là hạt nhân nghiên cứu; 3) Coi văn hóa là bối cảnh nghiên cứu. Những
nghiên cứu về Nho học Việt Nam trong tương lai của chúng tơi cũng
có thể tiến hành theo ba khuynh hướng tư duy trên. Việc xuất bản cuốn
Luận ngữ ngu án của nhà Nho Việt Nam thế kỷ XVIII Phạm Nguyễn Du
(1739 -1786/1787?) chính là một ví dụ tiêu biểu. Điểm khác biệt trong việc
giải thích về Luận ngữ của Phạm Nguyễn Du trong bộ sách này so với
nhà Nho các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nằm ở chỗ, Phạm
Nguyễn Du đã dùng bốn phạm trù "thánh", "học", ,ẳsỹn, 4‘chính" để sắp
xếp lại các chương của Luận ngữ, tiến hành phân loại lại và giải thích thêm,
các chương đều lấy "ngu án" [kẻ ngu này xét thấy] để thể hiện phát huy


LÝ NIỆM VÀ KINH ĐIỂN NHO GIA TRONG GIAO Lưu VĂN HĨA ĐƠNG Á.

kiến giải của bản thân, các thiên đều có đoạn văn ngắn "tổng kết" tóm
tắt những nội dung quan trọng. Trong phần Lời dẫn, Phạm Nguyễn Du
nói rằng ông bắt đầu đọc Luận ngữ từ khi 12,13 tuổi, đến năm 40 tuổi đột
nhiên lĩnh ngộ, soạn nên cuốn này. Luận ngữ ngu án một mặt thể hiện
sự xuyên suốt về không gian, thời gian của lý niệm về giá trị của sách
Luận ngữ, đồng thời khơi dậy được tâm huyết của tầng lớp trí thức Việt
Nam, mặt khác cách viết và tư tưởng của bộ sách này cịn có thể được
nhìn nhận như một biểu hiện "bản địa hóa" của Nho học ở Việt Nam.
Trong lịch sử, Việt Nam và đế quốc Trung Hoa có mối quan hệ hết
sức lâu dài. Bắt đầu từ thế kỷ XIII, Việt Nam đã thực thi chế độ khoa cử.

C hế độ chính trị của triều Nguyễn (1802 - 1945) thì chịu ảnh hưởng sâu
sắc hơn từ Thanh triều, điều này đã được bàn luận kỹ trong cuốn sách
của Alexander B. Woodside. Tác phẩm Hán văn của các nhà Nho Việt
Nam rất nhiều, nhưng quả thực chưa nhận được sự coi trọng đúng mức
tò các học giả đương đại. Viện Nghiên cứu cấp cao về Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Đài Loan đã nhận được bản quyền chính thức từ Viện
Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam và tiến hành in và xuất bản nguyên tác
kinh điển Nho học Việt Nam, là một bộ phận thuộc bộ sách Tùng thư tư
liệu Nho học Đông Á của Viện chúng tôi, nhằm mục đích nỗ lực đề xướng
việc nghiên cứu về Nho học Việt Nam. Đợt đầu xuất bản 7 cuốn gồm:
1) Lê Quý Đôn, Thư kinh diễn nghĩa-, 2) Khuyết danh, Dịch phu tùng thuyết)
3) Lý Văn Phức, Chu dịch cứu ngun; 4) Ngơ Thì Nhậm, Xn Thu quản
kiến; 5) Phạm Nguyễn Du, Luận ngữ ngu án; 6) Nguyễn Văn Siêu, Phương
Đình tùy bút lục; 7) Lê Q Đơn, Vân đài loại ngữ.
Trước khi tò bỏ chữ Hán và chữ Nôm, chuyển sang dùng văn tự
phiên âm Latin trong những năm đầu thế kỷ XX, Việt Nam vốn là một
bộ phận của vùng văn hóa chữ Hán. Trong thời nhà Minh (1368 - 1644)
và nhà Thanh (1644 - 1911), sau khi sứ giả Việt Nam đi qua biên giới
Quảng Tây, được quan lại địa phương tiếp đãi yến tiệc, cùng nhau đối
đáp thơ phú, khi đó chữ Hán chính là cơng cụ ngơn ngữ đê hai bên
cùng giao lưu tình cảm. Cho đến thế kỷ XX, lãnh tụ Hồ Chí Minh (1890
- 1969) vẫn làm thơ chữ Hán. Được coi như tinh hoa của nền văn hóa
Hán tự và truyền tải một khối lượng đồ sộ những lý niệm giá trị và
quy phạm hành vi có nguồn gốc Trung Hoa, kinh điển Nho gia sau khi
10


Lời tựa cho bản tiếng việt

được truyền bá vào Việt Nam hiến nhiên sẽ nảy sinh sự tương hơ, chun

hóa và dung hợp với văn hóa bản địa của Việt Nam. Khi chúng ta tiến
hành nghiên cứu các nhà Nho Việt Nam, nếu tập trung vào sự tương tác
giữa "các giá trị phô quát" (universal values) của Nho gia với "văn hóa
bàn địa" (local culture) của Việt Nam, cùng với q trình ''thốt bối cảnh
hóa" (decontextualization) và "tái bối cảnh hóa" (recontextualization) của
độc giả Việt Nam đối với lý niệm giá trị trong kinh điển Nho gia, có lẽ sẽ
có thể đạt được những thành quả tương đối phong phú.

Ngày 15 tháng 6 năm 2014
Hoàng Tuấn Kiệt
Viết tại Viện Nghiên cứu cấp cao vê Khoa học X ã hội và Nhân văn

11


LỜI NÓI ĐẨU

Vấn đề được thào luận trong cuốn sách này là sự tương hỗ, xung
đột và dung hợp của kinh điển Nho gia cùng khái niệm lý tính về giá trị
của nó với những bản chất đặc thù mang tính khu vực của Nhật Bản và
Triều Tiên, đặt trong bối cảnh lịch sử giao lưu văn hóa Đơng Á; đặc biệt
tập trung vào sự tương hỗ giữa "bàn ngã" và "tha nhân" của người đọc
kinh điển Nho gia, và sự tương hỗ giữa tri thức trong kinh điển và kết cấu
quyền lực các nước Đông Á. Cuốn sách được chỉnh lý bổ sung từ thành
quả chủ yếu của đề tài nghiên cứu số NSC 95-2414-H002-028-MY3 mà
tôi thực hiện từ ngày 1 tháng 8 năm 2006 đến ngày 31 tháng 7 năm 2009.
Trước tiên, tơi muốn giải thích về vân đề nghiên cứu và cách triển khai.
Vấn đề nghiên cứu của cuốn sách này xuất phát từ suy nghĩ về Đông
Á, nối kết xu hướng mới của nghiên cứu nhân văn thời đại tồn cầu hóa
thế kỷ XXI như là bối cảnh học thuật vĩ mơ của nó.

Bước vào thế kỷ XXI, xu hướng mới trong nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn đang âm thầm hình thành. Xu hướng mới nàv chủ yếu
được tạo thành bởi sự va chạm của hai lực lượng lớn là trào lưu "toàn cầu
hóa" và Sự trỗi dậy của châu Á. "Tồn cầu hóa" là trào lưu mà mọi người
khơng chì nghe quen đến tường tận mà đồng thời dấn thân trong đó, cịn
sự trỗi dậy của châti Á khơng chỉ là vì trong lịch sử châu Á đã xuất hiện
những truyền thống tinh thần và tơn giáo tín ngưỡng vĩ đại như Nho học,
Phật giáo, Đạo gia, Thần đ ạo..., đã xuất hiện những di sản văn hóa lâu
đời như văn hóa chữ Hán, y học truyền thống Trung Hoa . . đã xuất hiện
chế độ chính trị ảnh hưởng sâu rộng đến chế độ pháp luật, mà cịn bởi vì
trong khoảng mười năm gần đây khu vực châu Á trỗi dậy nhanh chóng.
Theo thống kê của "Tuần báo kinh tế Đơng Dương": trong khoảng thời
gian mười năm từ 1996 đến 2005, tỷ lệ khách du lịch hàng không giữa các
quốc gia châu Á tăng trưởng 109%, vượt xa tỷ lệ bình quân 60% khách


LÝ NIỆM VÀ KINH ĐIẾN NHO GIA TRONG GIAO Lưu VÂN HĨA ĐƠNG Á.

du lịch giữa các châu lục trên thế giới, 67% khách du lịch giữa châu Á và
Bắc Mỹ, 59% giữa châu Á và châu Âu, và 36% giữa các nước châu Âu.1
Hơn nữa, trong số 19 thành phố lớn có dân số hơn mười triệu người trên
thế giới, có 11 thành phố ở châu Á. Sự trỗi dậy của châu Á là xu thế mới
có thể dự đốn được của thời đại tồn cầu hóa thế kỷ XXL Và trong sự
phát triển mạnh mẽ của châu Á, những nghiên cứu học thuật nhân văn
cùa khu vực Đông Á cần thiết một xu hướng mới và một tầm nhìn mới.
Tuy nhiên, nhìn lại xu thê' trong nghiên cứu nhân văn của các nước
Đông Á thế kỷ XX, cố nhiên mỗi nhà nghiên cứu hoặc mỗi tổ chức nghiên
cứu có những thành tựu học thuật tinh sâu chắc chắn của họ, nhưng khi
bàn về xu thế lớn này thường xuất hiện hai khuynh hướng rõ rệt sau:
Thứ nhất, học giới nhân văn Đơng Á thế kỷ XX có rất nhiều trước tác

coi kinh nghiệm phương Tây là khung sườn tham khảo trong nghiên cứu,
dùng kinh nghiệm Đông Á để kiếm nghiệm lý luận học thuật phương
Tây. Ví dụ, học giả về lịch sử tư tưởng nổi tiếng Trung Quốc thế kỷ XX
là Hầu Ngoại Lư (1903-1987) tuyên ngôn rằng ông "chủ trương tiến hành
nghiên cứu thống nhất một cách chính xác đối với các tư liệu riêng biệt
Trung Quốc cổ đại và quy tắc phát triển cổ đại của sử học. Bàn từ ý nghĩa
thơng thường, đây chính là Trung Quốc hóa các phép tắc cổ đại của sử
học mới, cịn bàn từ góc độ phát triển mở rộng, đây là sự nối dài phiên
bản Trung Quốc của các chủ đề thị tộc, tài sản, quốc gia".2 Cuốn Lịch sử
xã hội cô’ đại Trung Quốc của Hâu Ngoại Lư quả thực đã nỗ lực coi kinh
nghiệm lịch sử Trung Quốc như một phiên bản chú thích châu Á cho lý
thuyết của Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895).
Thứ hai, quan điểm nghiên cứu nhân văn của các học giả Đơng Á thế
kỷ XX thường lấy quốc gia của mình làm trung tâm, hiếm khi áp dụng tầm
nhìn xuyên quốc gia hoặc xun biên giới, vì vậy, rất ít hoặc khó đề xuất
được những mệnh đề có ý nghĩa phổ quát. Luận thuyết của giới nghiên
1 Trích dẫn lại từ Trương Hán Nghi, Cơ Thụ Nhân ặ l/H ÌE ' $ © f z , 2007, Cuộc chiến tranh bá
hàng khơng tồn cầu, châu Á dẫn đầu
chíThiên hạ
BẺ, số 378 (ngày 15 tháng 8 năm 2007), tr.108-109.

2 Hẩu Ngoại Lư
Thượng Hải, 1948.

14

Lịch sử xã hội cổ đại Trung Quốc (Lời nói đâu) ‘í i l í r í t t t l í í Ề . 0 Ế!/?<


Lời nói đầu


cứu văn sử triết các nước Trung, Nhật, Hàn thế ký XX thê hiện tương đối
rõ ràng cái gợi là "quốc gia luận thuật" - coi quốc gia làm trung tâm.
Hai vấn đề lớn trên đây thường tác động lân nhau và có quan hệ
nhân quả đối ứng, do đó ảnh hường tiêu cực, khiến cho tiềm lực của giới
học thuật Đơng Á rất khó phát huy, như Trương Quang Trực (1931-2001)
năm 1994 đã nói: "M ỗi người Trung Quốc đều có bản lĩnh để nghiên cứu
khoa học xã hội nhân văn. Tư liệu cho nghiên cứu điên hình là bộ Nhị thập
tứ sử,... vậy tại sao trong nghiên cứu học thuật thế kỷ XX, tiềm lực cống
hiến có tính thơng thường của Trung Quốc đối với khoa học xã hội và
nhân văn hồn tồn khơng thể phát huy?".1 Vấn đề Trương Quang Trực
nêu ra quà thực rất đáng suy nghĩ.
Chính vì những vấn đề của nghiên cứu học thuật nhân văn Đông Á
trong thế kỷ XX đã nói tới trên đây, nên trong thời đại tồn cầu hóa thế kỷ
XXI, tơi cho rằng nghiên cứu nhân văn Đơng Á có thể áp dụng ba khuynh
hướng nghiên cứu dưói đây:
Thứ nhất, tập trung vào kinh nghiệm Đơng Á, xuất phát từ Đông Á
đê suy nghĩ. Thực tế, việc vượt qua cương giới quốc gia đê coi Đông A là
phạm vi nghiên cứu chính là xu hướng mới trong nghiên cứu nhân văn
thế kỷ XXI. Sau khi bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự trỗi dậy của châu Á
(nhất là Đơng Á) và sự phát triển nhanh chóng của xu thế "tồn cầu hóa",
giói học thuật nhân văn Đông Á bắt đầu từ cục diện nghiên cứu thường
thấy theo "chù nghĩa quốc gia trung tâm" đã dần chuyển sang coi Đơng
Á là tầm nhìn nghiên cứu. Ví dụ, Đại học Đ ế quốc Tokyo Nhật Bản vốn
có khóa giảng 'T riế t học Trung Quốc", sau đã đổi thành chun đề "Văn
hóa học tư tưởng Đơng Á ". Các trường đại học của Nhật Bản nhận được
tài trợ từ Trung tâm Ưu tú (Center of Excellence, COE) của Bộ Văn hóa,
cũng đa phần chuyển sang tầm nhìn Đơng Á. Chương trình "Trí tuệ Hàn
Quốc thế kỷ XXI" (Brain Korea 21st Century, BK21) của chính phủ Hàn
Quốc cũng coi Đông Á là phạm vi nghiên cứu của các dự án thuộc lĩnh


1 Trương Quang Trực ỊHkýtẼL, Khoơ học Xở hội Nhân vởn Trung Quốc cán trở thành chủ lưu thế giới
I í f 4 l l ằ £ ỉ f MrVẾĨịẼLỈẰ, trong Tuần báo Châu Á
(Hồng Kỏng), quyển 8
kỳ 27 (ngày 10 tháng 7 năm 1994), tr.64.

15


LÝ NIỆM VÀ KINH Đ IỂ N NHO GIA TRONG GIAO Lư u VẨN HÓA ĐỒNG Á.

vực Khoa học nhân văn. Từ năm 2000, Đài Loan bắt đầu thúc đẩy hai dự
án nghiên cứu cao cấp, cũng đều coi phạm vi văn hóa Đơng Á theo nghĩa
rộng là lĩnh vực nghiên cứu, ví dụ như "Nho học Đơng Á", "Dân chủ ở
Đông Á", "Tâm lý học người H oa"... Các đề tài nghiên cứu ban đầu cua
Viện nghiên cứu cấp cao về Khoa học Xã hội Nhân văn của Đại học Quốc
lập Đài Loan như "Kinh điển Đông Á ", "Dân chủ ờ Đông Á ", "Pháp trị
Đông Á ", "Tồn cầu hóa", và những đề tài thực hiện sau này như "Nhân
sinh quan và ý thức tự thân của người Hoa", "Hiệu quả của sức sản xuất:
từ Đông Á tiến tới tồn cầu hóa" (từ 2006 đến 2010), đều đã lý giải cho
xu hướng mới trong nghiên cứu học thuật xã hội và nhân văn thế kỷ XXI
ở các lĩnh vực và trình độ khác nhau. Xu hướng nghiên cứu mới này tất
nhiên mang tầm nhìn đa diện xuyên văn hóa, xun quốc gia, liên ngành
và đa ngơn ngữ. Cộng đồng học thuật như thế tất nhiên là trăm hoa đua
nở, trăm nhà đua tiếng. Cân đặc biệt nhấn mạnh rằng: điều mà tôi gọi là
"tập trung vào kinh nghiệm Đơng Á ", có nghĩa là chúng ta càng thâm
nhập sâu vào kinh nghiệm văn hóa và lịch sử, thì càng có thể khai phá
thêm hàm ý mang tính tồn cầu của nó; cịn "xuất phát từ Đơng Á đê’ suy
nghĩ" chính là xác lập khởi điểm quan trọng cho một mệnh đề học thuật
mang tính phơ qt.

Thứ hai, coi kinh điển hoặc quan niệm giá trị là hạt nhân của
nghiên cứu. Những nghiên cứu học thuật nhân văn của Trung Quốc thế
kỷ XX có cơ sở phương pháp luận là chú nghĩa thực chứng, tình hình này
hiển nhiên có quan hệ với truyền thống học thuật Phác học
là khảo cứ học #

[còn gọi

đời Thanh, và những xung lực của chủ nghĩa thực

chứng của châu Âu đầu thế kỷ XX. Dưới tác động của phong trào chủ
nghĩa thực chứng, quan điểm của giới nghiên cứu nhân văn Trung Quốc
thế kỷ XX là chú trọng đến vấn đề "sự thực" hơn là vấn đề "giá trị".
Tuy nhiên, vấn đề là nếu "sự thực" không được đánh giá trong luồng
tư duy của "giá trị" thì ý nghĩa của "sự thực" đa phần khó có thể hiển thị
rõ ràng. Triển vọng trong nghiên cứu nhân văn thế kỷ XXI, ngoài vấn đề
"sự thực" đã được chú trọng trong quá khứ, càng cần tăng cường nghiên
cúm về vấn đề "giá trị", nhất là kinh điển chứa đựng quan niệm giá trị
càng cần phải trở thành hạt nhân trong nghiên cứu nhân văn.
16


Lời nói đẩu

Thứ ba, coi văn hóa là bối cảnh nghiên cứu. Tuy tôi nhấn mạnh
việc "xuất phát từ Đông Á để suy nghĩ" là sách lược trong nghiên cứu
nhân văn thời đại mới, nhưng chúng ta cũng cần chú ý tới cái khác biệt
(dị) trong cái chung (đồng) của truyền thống nhân văn và kinh nghiệm
lịch sử của các nước Đơng Á. Chỉ có đi sâu vào bối cảnh văn hóa cá biệt
vừa cụ thế, vừa đặc thù mà cịn mang đặc sắc khu vực, chúng ta mới có

thể khai phá và phát triển tầm nhìn mang tính tồn cầu, như cách nói của
nhà Nhân học văn hóa Clifford Geertz (1923-2006) là "tri thức địa phương
mang ý nghĩa toàn cầu".
Các quốc gia Đông Á hiển nhiên cùng chia sẻ những yếu tố văn hóa
chung như văn hóa chữ Hán, quan niệm giá trị Nho gia, niềm tin Phật
giáo, y học cổ truyền Trung Q uốc...., nhưng chúng ta cũng không được
coi nhẹ những khác biệt trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cùa các
nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Ví dụ, vai trị của
học giả Nho gia - những người truyền thừa các giá trị Nho gia, ở các xã
hội khác nhau thường không tương đồng, ở Trung Quốc từ sau đời Tống
là giai câp sĩ đại phu, khác với giai cấp "lưỡng ban" của xã hội Triều Tiên
trong thời đại Triều Tiên (1392-1910), cũng khác với việc Nho gia trong xã
hội Nhật Bản thời đại Togugawa (1603-1868) chỉ là một phần tử trí thức
bình thường.
Chính vì thế, nếu chúng ta có thể đặt những tố châ't giá trị tương đồng
của văn hóa Đơng Á trong bối cảnh văn hóa cụ thể và khác biệt của mỗi
nước để phân tích, sẽ có thể xóa bị căn bệnh "xa rời bối cảnh", khiến cho
diễn trình phát triển của đối tượng nghiên cứu thêm chân thực và sâu sắc.
Trong thế kỷ XXI, đi cùng với thời đại tồn cầu hóa là sự trỗi dậy của
các xu hướng ''thốt cương vực hóa" của quốc gia dân tộc (nation State),
và của các thực thê kinh tế như khu vực mậu dịch tự do liên minh châu
Âu, Bắc Mỹ, Asean+1, vòng kinh tế Đại Trung H oa..., nghiên cứu nhân
văn tất nhiên củng hình thành xu hướng mói. Nếu nghiên cứu nhân văn
thế ký XXI áp dụng các sách lược nghiên cứu "xuất phát từ Đông Á để
suy ngẫm ", "coi kinh nghiệm và lý niệm giá trị là hạt nhân nghiên cứu"
và "coi văn hóa là bối cảnh nghiên cứu", thì có thể mở rộng rất nhiều khả
năng mới trong nghiên cứu.
6
6 6


ị——---------------- —T“
TTTÃ.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRUNG TẦM THÔNG TIN THƯ VIỀN
"
~j

17


LÝ NIỆM VÀ KỈNH ĐIỂN NHO GIA TRONG GIAO Lưu VĂN HĨA ĐƠNG Á.

Dưói tầm nhìn của học thuật mới thế kỷ XXI như đã nói ở trên, lĩnh
vực nghiên cứu gọi là "N ho học Đông Á" được đề cập trong nội dung
cuốn sách này, tuy bao gồm truyền thống Nho học của Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Q uốc..., nhưng không phải là được khảm ghép (mosaic) từ
những phiên bản khác biệt của Nho học truyền thống mỗi nước Đơng Á.
Tâm nhìn của "Nho học Đơng Á" vượt qua biên giới quốc gia, nó là khái
niệm vừa mang tính khơng gian, vừa mang tính thời gian. Với ý nghĩa là
một khái niệm không gian, ''Nho học Đông Á" chỉ tư tưởng Nho học và
nội hàm, sự phát triển của các lý niệm giá trị của nó ở các nước Đông Á.
Với ý nghĩa là khái niệm thời gian, ở các nước Đông Á, "N ho học Đông
Á" không phải là một kiểu tư tường rời rạc, cứng nhắc bất biến mà luôn
luôn tương hỗ, tùy thời biến đổi, tùy cơ phát triển.
Cuốn sách này tiến hành khảo sát kinh điển Nho gia và các lý niệm
giá trị của nó trong dịng mạch văn hóa của các nước Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, phân tích sự tương hơ giữa kinh kiển Nho gia và các giá
trị hạt nhân của nó vốn khởi nguồn từ Trung Quốc với những đặc trưng
theo khu vực của các nước.
Cuốn sách này coi Đông Á là tầm nhìn, chủ trương "xuất phát tù’

Đơng Á để suy ngẫm", vì vậy đầu tiên cần phải bàn luận về lĩnh vực học
thuật mói là "lịch sử giao lưu văn hóa Đơng Á". Chương đầu tiên "Lịch
sử giao lưu văn hóa Đơng Á như lịch sử khu vực: Ý thức vấn đề và chủ
đề nghiên cứu" sẽ phân tích ý thức vấn đề và những chủ đề nghiên cứu
của lĩnh vực "lịch sử giao lưu văn hóa Đơng Á", là nội dung phần "Dần
luận" của cuốn sách này.
Phần thứ hai "Sự tương hỗ giữa bản ngã và tha nhân", bao gồm 3
chương tiếp theo: chương II, III và IV, thảo luận về cách Nho gia ở các
nưóc như Nhật Bản, Hàn Q uốc... khi giải thích về kinh điển Nho gia
Trung Quốc, thường thể nghiệm mối quan hệ mang tính đàn hồi giữa
"giá trị phổ quát" của kinh điển Nho gia Trung Quốc với "đặc tính khu
vực", giữa "nhận đồng chính trị" và "nhận đồng văn hóa". Chương III
tiến hành so sánh sự đồng điệu và dị biệt giữa các trào lưu tư tưởng Nho
học của Trung Quốc, chương IV đặt trọng tâm vào khái niệm "Trung
Quốc" - một danh xưng đặc thù thường gặp trong kinh kiển Trung Quốc,
tiến hành phân tích những chuyển hóa của khái niệm này ở Nhật Bản cận
đại và Đài Loan hiện nay.
18


Lời nói đẩu

Tiếp theo, phần thứ ba “Tương hỗ giữa tri thức và quyền lực" gồm
hai chương. Chương V nghiên cứu con đường độc giai kinh điển của Nho
gia Đông Á và các vấn đề của nó, chỉ ra trong truyền thống giải thích kinh
điển của Nho gia Đơng Á, "thể tri" là một phương cách, còn "thê hiện
mới là mục đích của việc đọc kinh điển; mục đích căn bản của việc đọc
kinh điên Nho học ở Đông Á không phải là ở việc "lý giải" ý nghĩa về tri
thức luận của kinh điển, mà là dung nạp những lý niệm giá trị trong kinh
điển vào thân tâm cùa bản thân, làm cho cuộc sống của bản thân được

thấm nhuần và chuyển hóa những lý niệm giá trị ấy của kinh điển. Do đó,
mệnh đề "th ể tri" trong truyền thống luận giải kinh điển Đông Á là một
vấn đề hết sức quan trọng trong thông diễn học Nho gia Đơng Á, có thể
tương tác phát huy cùng với chủ đề "em bodim ent" (hóa thân, hiện thân)
của Nhân học văn hóa đương đại và Sân khấu học, sáng tạo nên tầm nhìn
mới trong nghiên cứu Đơng Á.
Chương VI của cuốn sách này đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ
phức tạp giữa giải thích kinh điển và quyền lực chính trị: hai vấn đề một
mặt khơng thể tách rời, mặt khác lại nảy sinh căng thẳng; hai vấn đề trong
quá trình cạnh tranh, vừa thẩm thấu vừa chuyển hóa lẫn nhau. Điều đó thể
hiện sự tồn tại của thơng diễn học kinh điển mang đặc sắc văn hóa Đơng Á.
Nhìn chung, cùng với sự chun biến của thế kỷ XX, việc đặt truyền
thống Nho gia trong dòng mạch giao lmi văn hóa Đơng Á để khảo sát và
đánh giá giá trị của nó chính là một xu hướng mới trong nghiên

CÚ'U

khoa

học nhân văn của thời đại, cần nỗ lực thực hiện. Cuốn sách này là thành
quả ban đầu của tôi trong việc khám phá lĩnh vực nghiên cứu này, là tấm
lịng thành kính dành tặng cho những học giả đồng hành và tâm huyết với
"Nho học Đông Á ", đồng thời mong nhận được chỉ giáo của các bạn đọc.1

Lập xuân, ngày 4 tháng 2 năm 20 70
Hoàng Tuấn Kiệt
Viện Nghiên cứu cấp cao vể Khoa học Xã hội Nhân văn

1 Bản thảo đầu tiên của phần này đã đăng trong Bàn tin của Viện Nghiên cứu cấp cao Khoa học
Xã hội Nhân văn Đại học Đài Loan, tập 3, số 3 (9/2009), tr.7-9.


19


DẪN LUẬN


Chương I
LỊCH SỬ GIAO LƯU VÃN HĨA ĐƠNG Á
VỚI TƯ CÁCH LỊCH s ử KHU VựC:
Ý THỨC VẤN ĐỂ VÀ CHỦ ĐỂ NGHIÊN c ứ u

1. Dẩn luận
Cuốn sách này thảo luận về sự phát triển của lý niệm và kinh điển
Nho gia ở Đơng Á, do đó trưóc tiên cần tiến hành khảo sát ở tầm vĩ mô
đối vơi lĩnh vực nghiên cứu "lịch sử giao lưu văn hóa Đông Á" nhằm
cung cấp một bối cảnh tri thức cho tồn bộ cuốn sách. Trong q trình
từ thu thập sử liệu đến soạn thảo sách sử của các nhà sử học, vấn đề đầu
tiên thường suy nghĩ là: tầm nhìn và phạm vi của nghiên cứu lịch sử coi
quốc gia, khu vực hay thế giói là chính? Đi sâu tìm hiểu vấn đề này có
thê thấy rằng, "lịch sử quốc gia" (national history, m su st) đâ trở thành
trào lưu chính trong nghiên cứu lịch sử từ sau Đại Cách mạng Pháp năm
1789. Xuyên suốt từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX (đặc biệt là nửa đầu thế
ký), các nhà sử học các nước đa phần đều lấy quốc gia (đặc biệt là quốc
gia của chính mình) làm đơn vị nghiên cứu, nghiên cứu "lịch sử quốc
gia" là trào lưu chủ yếu của nghiên cứu sử học thế kỷ XX, coi luận thuật
về quốc tộc là chủ đề, dùng chủ nghĩa dân tộc chính trị hoặc chủ nghĩa
dân tộc văn hóa làm cơ sở giá trị luận.1 Ví dụ như nghiên cứu sử học

1 Quỹ Khoa học châu Âu (European Science Foundation) đã hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu do

Chris Lorenz và Stefan Berger đứng đẩu thực hiện một dự án nghiên cứu lớn từ năm 2003
đến năm 2008: "Representations of the Past: The Writing of National Histories in Nineteenth
and Twentieth Century Europe" (NHỈST - www.uni-leipzig.de/zhsesf). Mục tiêu của dự án này
là nghiên cứu việc viết lịch sử quốc gia của châu Âu thế kỷ XIX-XX, và kết quả nghiên cứu
của dự án đã được phát biểu trong cuộc thảo luận tại tiểu ban "Religion, Nation, Europe and
Empire: Historians and Spatial Identities" (Tôn giáo, Quốc gia, Châu Âu và Đế quốc: Các sử gia
và những nhận đồng về không gian) của Hội nghị quốc tế các Khoa học Lịch Sử được tổ chức
tại Amsterdam năm 2010, sau đó Cơng ty xuất bản Palgrave MacMillan đã xuất bản thành
Tùng thưó quyển và 10 cuốn chuyên khảo.


LÝ NIỆM VÀ KINH ĐIẾN NHO GIA TRONG GIAO Lưu VĂN HĨA ĐƠNG Á.

Trung Quốc thế kỷ XX, Quốc sử đại cương

của Tiền Mục iJtfH (tự

Tân Tứ 3=1£9, 1895 - 1990) chính là một trước tác kinh điển mang tính đại
diện nhất cho trào lưu "lịch sử quốc gia".1Tuy nhiên, theo như quan điếm
Geoffrey Barraclough (1908 - 1984) đã nêu ra năm 1979, sau khi Chiến
tranh Thế giới thứ hai kết thúc, giới sử học các nước dần trở nên ác cảm
vói trào lưu sừ học chủ nghĩa dân tộc rất thịnh hành trước đó, các nhà sử
học châu Âu đa số cho rằng sử học chủ nghĩa dân tộc là một trong những
căn nguyên tư tường dẫn đến cuộc Thế chiến này.2 Trong bầu khơng khí
học thuật như thế, người ta dần hồi nghi tính hợp lý của việc nghiên cứu
"lịch sử quốc gia". M ặc dù các nước châu Á trong gần 100 năm trở lại
đều kinh qua lịch sử đau khổ bị xâm lược, bị thống trị, đa phần đều dùng
việc nghiên cứu lịch sử quốc gia để hiệu triệu tinh thần dân tộc chống lại
ngoại bang, do đó nghiên cứu "lịch sử quốc gia" của giới sử học châu Á
vẫn chiếm vị trí chủ lưu,3 tuy nhiên Nhật Bản sau chiến tranh thực sự đã

có những phản tỉnh đối với việc nghiên cứu và giáo dục lịch sử, coi luận
thuật về quốc tộc và tình cảm yêu nước là hệ tư tưởng. Sử học Nhật Bản
sau chiến tranh về cơ bản có thể nói đã chuyển từ sừ học theo chủ nghĩa
dân tộc sang nghiên cứu sử học coi ngươi dân là trung tâm.4

1 Hoàng Tuấn Kiệt
Quốc sử quan trong Sử học của Tiền Tân Tứ: Nộihàm, phương pháp
và ý nghĩa
r B Ỉ Í J f i : 1*3/8 ' ^ / Ế lt ìÌM É ) (Đài đại lịch sử học báo <#;
/ số 26 (2/2002); Hoàng Tuấn Kiệt (Chun-chieh Huang ): Tư duy sử học như một
hình thái của chủ nghĩa nhân vân mới trong thế kỷ XX: Nhởn quan lịch sử của Tiền Mục (Historical
Thinking as a Form of New Humanism for the Twentieth-century China: Qian Mu's View of
History), tham luận tại Hội thảo quốc tế vể "Xu hướng mới trong Sử học: Lịch sử khu vực và
lịch sử thế giới" (New Orientations in Historiography: Regional History and Global History),
Shanghai: East China Normal University, 3-5, Nov., 2007.
2 Geoffrey Barraclough, Những khuynh hướng chính của Lịch sử (Main Trends in History), (New
York and London: Holmes & Meier Publishers, Inc., 1979), p. 149. Hồi cố về nghiên cứu sử học
thế kỷ XX có thể tham khảo: Georg G. Iggers, Sử học trong thế kỷ XX: Từ khách quan khoa học đến
thách thức Hậu hiện đợi (Historiography in the Twentieth Century: From Scientific Objectivity
to the Postmodern Challenge), (Middletown, CT.: Wesleyan University Press, 2005); Daedalus
(Spring, 1971): Các sử gia và Thế giới trong thế kỷ XX (The Historians and the World of the
Twentieth Century).
3 Tổng kết về toàn bộ giới sử học châu Á gần đây, tham khảo Masayuki Sato (1947-): Chép sử
và tư tưởng lịch sử Đông Á (East Asian Historiography and Historical Thought,) trong 'The
International Encyclopedia of the Social and Behavioral Sciences" (Pergamon Press, 2002), tr.
6776-6782.
4 Tham khảo Shigeki Toyama S lLỉB cH Í: Sử học và ý thức lịch sử sau chiến tranh Ẹjc
f S i S S I ® (Tokyo, Iwanami Shoten, Publishers, 1968).

24



Chương I: Lịch sử g iao lưu văn hóa Đ ô n g Á..

Xét trong tương quan với "lịch sử quốc gia", từ thế kỷ XIX, nghiên
cứu "lịch sử toàn cầu" (global history) bắt đầu được chú ý bởi rất nhiều
nhà sử học. Gần đây, Georg G. Igers (1926-) và Vương Tình Giai (1957-)
tiến hành lược khảo về xu hưóng nghiên cứu sử học từ 1990 đến nay và
đã chỉ ra năm xu hướng chủ yếu: Văn hóa và ngơn ngữ chuyên hướng trở
thành ''tan văn hóa sử"; Sự lớn mạnh của lịch sử tính nữ và lịch sử về giới;
Dưới quan điểm phê bình chủ nghĩa hậu hiện đại, nghiên cứu lịch sử và
khoa học xã hội không ngừng kết hợp; Kết hợp phê phán theo quan điểm
chủ nghĩa hậu thuộc địa đối vói "lịch sử quốc gia"; ... Sự trỗi dậy của
nghiên cứu về lịch sử thế giói, lịch sử tồn cầu và lịch sử tồn cầu hóa.1
Trong trào lưu sừ học thập niên 90, sự hưng khởi của nghiên cứu "lịch sử
thế giới" là một xu thế cần được coi trọng. Xu thế nghiên cứu "lịch sử thế
giới" này gần đây cũng đã thu hút sự thảo luận sôi nổi của rất nhiều học
giả. Đồng thời với việc coi trọng nghiên cứu "lịch sừ thế giới", Hayden
White (1928-) chỉ ra rằng, cái gọi là "sự kiện toàn cầu" (global event) trong
quan điểm của "lịch sử thế giới" là một loại "sự kiện" mới mẻ ở tầm nhìn
tồn cầu, nó có khả năng bị hiểu nhầm thành một số khái niệm sử học
vốn có trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học phương Tây cận đại như "thời
gian", "không gian", "quan hệ nhân quả".2 Frank Ankersm it (1945-) xuất
phát từ quan điểm gọi là "chủ nghĩa thế giói" (cosmopolitical) đã đặt
câu hỏi về ảnh hưởng đối với lịch sử nhân loại của việc viết về "lịch sử
thế giới", thường chỉ chú trọng tới các nhân tố bên ngoài con người (như
dịch bệnh), có thể sẽ chìm đắm trong kiểu "lịch sử phi nhân văn hóa" (de­
humanized history).3 Edoardo Tortarolo (1956-) cũng nhìn lại quá khứ,
hiện tại và tương lai của việc viết về "lịch sử thế giói", ơng chỉ ra việc
1 Georg G. Iggers and Q. Edward Wang, Toàn cầu hóa lịch sử và sử học: Đặc điểm và thách thức

(The Globalization of History and Historiography: Characteristics and Challenges, from the
1990s to the Present), tham luận tại Hội thảo quốc tế "Những định hướng mới trong Sử học:
Lịch sử khu vực và Lịch sử toàn cầu" (New Orientations in Historiography: Regional History and
Global History).
2 Hayden White, Những chủ đề tranh luận về lịch sử toàn cấu (Topics for Discussion of Global His­
tory), tham luận tại Hội thảo quốc tế "Những định hướng mới trong Sử học: Lịch sử khu vực và
Lịch sử toàn cầu" (New Orientations in Historiography: Regional History and Global History).
3 Frank Ankersmit, Điều gì đõ xảy ro với Lịch sử thê' giới nhìn từ quart điểm chủ nghĩa thế giới?
(What is Wrong with World History from a Cosmopolitical Point of View?), tham luận tại Hội
thảo quốc tế "Những định hướng mới trong Sử học: Lịch sử khu vực và Lịch sử toàn cầu" (New
Orientations in Historiography: Regional History and Global History).

25


LÝ NIỆM VÀ KINH ĐIỂN NHO GIA TRONG GIAO

Lưu

VĂN HÓA ĐÔNG Á.

viết "lịch sử thế giới" đang đối mặt với những thách thức trong chính cơ
sở hình thái ý thức và tính hợp pháp của việc nghiên cứu trong lĩnh vực
này.1 Mặc dù vậy, tầm nhìn mới về "lịch sử toàn câu" vẫn và sẽ tiếp tục
thách thức "những luận thuật chủ yếu" (master narratives) trong nghiên
cứu sử học hiện nay, trở thành một động hướng nghiên cứu không thể
xem nhẹ trong tương lai.2
Nằm ở giữa hai trào lưu nghiên cứu "lịch sử quốc gia" thịnh hành ở
th ế kỷ XX và nghiên cứu "lịch sử toàn cầu" đang nổi lên gần đây, nghiên
cứu "lịch sử khu vực" (regional history) - coi các khu vực địa lý khác

nhau như Đông Á, châu Âu hoặc Bắc M ỹ... là đối tượng nghiên cứu,
chính là một lĩnh vực mới đáng được chú ý nghiêm túc trong nghiên cứu
sử học. Chương này phân tích cơ sở phương pháp luận của lịch sử giao
lưu văn hóa Đơng Á - một lĩnh vực nghiên cứu "lịch sử khu vực", nêu ra
những vấn đề trong nghiên cứu về lịch sử giao lưu văn hóa Đơng Á, đồng
thời đề xuất một số chủ đề nghiên cứu có tính khả năng.
Cái gọi là "lịch sử khu vực" là một lĩnh vực nghiên cứu sử học, có
thể phân chia thành hai loại hình khác nhau: Một là loại hình "lịch sử khu
vực" nằm giữa ranh giới của "lịch sử quốc gia" và "lịch sử địa phương"
(local history), hai là loại hình "lịch sử khu vực" lại nằm giữa ranh giới
"lịch sử quốc gia" và "lịch sử toàn cầu".3 Loại hình thứ nhất là lịch sử của
các vùng khác nhau trong một quốc gia, ví dụ như lịch sử Nam Đài Loan,
lịch sử Hoa Nam

loại hình thứ hai là lịch sử khu vực xuyên biên giới

quốc gia, ví dụ như lịch sử Đông Á, lịch sử Tây  u ... Chúng tơi muốn bàn
tới ở đây chính là "lịch sử khu vực" theo nghĩa thứ hai.

1 Edoardo Tortarolo, Lịch sử thế giới/toàn câu: Quá khứ, hiện tại và tương lai của nó (Universal/
World History: Its Past, Present and Future,), tham luận tại Hội thảo quốc tế"Nhừng định hướng
mới trong Sử học: Lịch sử khu vực và Lịch sử toàn cẩu" (New Orientations in Historiography:
Regional History and Global History).
2 Trong Hội nghị quốc tế về các khoa học lịch sử, có một tiểu ban thảo luận chuyên đề "Lịch sử
toàn cầu: Một đối thoại liên khu vực" (Global History - An Inter-Regional Dialogue) do Chris
Lorenz, Dominic Sachsenmaier, Sven Beckert... chủ trì.
3 Về hai định nghĩa "lịch sử khu vực" này xin tham khảo: Allan Megilỉ, Lịch sử khu vực và tương lai
của viết sử (Regional History and the Future of Historical Writing), tham luận tại Hội thảo quốc
tế "Những định hướng mới trong Sử học: Lịch sử khu vực và Lịch sử toàn cẩu" (New Orienta­
tions in Historiography: Regional History and Global History).


26


Chư ơ ng I: Lịch sử giao lưu vân hóa Đ ô n g Á...

2. Suy n g h ĩ về phương p h áp luận
2.1. Đông Á như một "không gian tiếp x ú c"
Trước khi tháo luận về vấn đề phương pháp luận nghiên cứu lịch sử
giao lưu văn hóa khu vực Đơng Á, chúng ta cần phải giải thích một cách
tổng thể về đặc trưng địa lý của khu vực này. Khu vực Đông Á bao gồm
Trung Quốc đại lục, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, bán đảo
Trung Nam Á ..., có những đặc trưng "phong thổ" riêng về khí hậu, nhiệt
độ..., là khu vực "kiểu gió m ùa" thuộc ba loại hình "phong thổ" (kiểu
gió mua, kiểu sa mạc, kiểu thảo nguyên) theo cách phân loại của triết gia
Nhật Bản thế kỷ XX là Tetsuro Watsuji (1889-1960), và có những đặc thù
riêng về "phong thơ nhân văn". Con người sinh trường trong khu vực
"gió m ùa", một mặt có cảm xúc tinh tế phong phú, mặt khác nhân nại
chịu khó, có ý thức lịch sử tương đối mạnh m ẽ.1 Học thuyết của Tetsuro
Watsuji tuy khơng tránh khỏi bị hồi nghi có tính địa lý quyết định luận,
tuy nhiên khu vực Đông Á quả thực có tính tương đồng về khí hậu và
mơi trường.
Khu vực Đơng Á chính là "vùng tiếp xúc" (contact zone) mà ở đó
trong hai nghìn năm qua, các quốc gia, các dân tộc, các nền văn hóa đã
thực hiện các hoạt động giao lưu dựa trên sự chi phối bất bình đẳng và
quan hệ thần phục.2 Trưóc thế kỷ XX, quyền lực mạnh mẽ chi phối Đông
Á thuộc đế quốc Trung Hoa; nửa đầu thế kỷ XX, đế quốc Nhật Bản trở
thành thế lực lớn mạnh ở Đông Á, đem đến cho nhân dân các nước khác
nỗi đau khổ và huyết lệ của việc bị xâm lược và nô dịch; nửa sau thế kỷ
XX, kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nước Mỹ giành quyền

bá chủ ở Đông Á, thiết lập trật tự mới thời chiến tranh lạnh đối với khu
vực này. Bước sang thế kỷ XXI, sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp tục khiến
cho trật tự kinh tế chính trị của Đơng Á một lần nữa đối mặt với việc tái
cấu trúc.

1 Tetsuro Watsuji
Phong thổ: khảo sát nhân học ( ® ± :
Tokyo: Iwanami
Shoten thưđiem, 1935, I960,1979.
2 Cái gọi là "vùng tiếp xúc" chỉ không gian xã hội của sự gặp gỡ, xung đột và va chạm giữa những
nền văn hóa khác nhau. Tham khảo Mary L. Pratt, Đôi mát Đế quốc: du hành ký sự và xuyên vàn
hóa (Imperial Eyes: Travel Writing and Transculturation), London: Routledge, 2000, d 992, tr.6.

27


LÝ NIỆM VÀ KINH ĐIỂN NHO GIA TRONG GIAO Lưu VĂN HĨA ĐƠNG Á.

Trong vùng tiếp xúc Đơng Á này, đ ế quốc Trung Hoa đất rộng người
đông, lịch sử lâu dài, khơng chi có ảnh hưởng lịch sử sâu sắc tới văn hóa,
kinh tế, chính trị của các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Na m. . mà cịn
đóng vai trị " trung tâm " của khu vực Đơng Á ở một mức độ nhất định
nào đó. Quan sát từ lập trường của các nước xung quanh Đông Á, Trung
Quốc là vùng khởi nguyên của những yếu tố văn hóa chung của Đơng Á
như văn hóa chữ Hán, Nho học, Đông y . . quả thực là một "khách quan
khơng thể tránh né" lớn lao.1
Chính vì Trung Quốc đóng vai trị then chốt ở khu vực Đơng Á, nên
đã khiến cho việc nghiên cứu lịch sử giao lưu văn hóa Đơng Á càng thêm
phức tạp và thách thức. Có lẽ nên nói rằng 'T ru ng Quốc" trong lịch sử
Đơng Á là một cộng đồng văn hóa, xã hội, chính trị siêu "quốc gia", hơn

là một "quốc gia" (theo định nghĩa của lịch sử hiện đại). Vì vậy, trong lịch
sử giao lưu văn hóa Đơng Á, các hoạt động giao lưu giữa Trung Quốc và
Nhật Bản hoặc Triều Tiên với cách gọi tương ứng là giao lưu Trung Nhật
hoặc giao lưu Trung Hàn sẽ khơng mang tính thực thể lịch sử bằng cách
nói là giao lưu giữa khu vực Giang Triết với Nhật Bản, hoặc giao lưu giữa


_
/ _

4 2

Í~I _

_

r-\ Ạ

\

rr-1

•V\

rp . Ạ

bán đáo Sơn Đơng và Triều Tiên.
2.2. Tâm nhìn m ới trong nghiên cứu "lịch sử khu vực": chuyển dịch từ
"kết quả" tới "quá trình"
Trên cơ sở phần trước, chúng tôi tiếp tục thảo luận về vấn đề phương


pháp luận nghiên cứu lịch sử giao lưu văn hóa Đơng Á. Nghiên cứu về
lịch sử giao lưu văn hóa Đơng Á như "lịch sử khu vực", vấn đề phương
pháp luận đầu tiên cần bàn luận chính là: chúng ta có thể chuyển từ
nghiên cứu tập trung vào "kết quả" của hoạt động giao lưu văn hóa
trong quá khứ sang nghiên cứu tập trung vào "quá trình" của hoạt động
giao lưu văn hóa, từ đó tiến hành một kiểu "chuyển dịch mơ hình" trong
nghiên cứu lịch sử giao lưu văn hóa Đơng Á.

' Koyasu Nobukuni -Ị-Ịỉm.ệẸi: Luận về chữ Hán: khách quan khơng thể tránh né
Í^ S / ÍỄ IIr lĩí, 2003 ^ ).Tro n g cuốn sách này, Koyasu Nobukuni nhấn mạnh chữ Hán
là "khách quan không thể tránh né" đối với các nước Đông Á.

28


Chương I: Lịch sử giao lưu văn hóa Đ ơ n g Á...

Nhằm giải thích cho những suy nghĩ về phương pháp luận đó, chúng
ta có thể tập trung thảo luận về bộ sách Những bài giảng vê lịch sử thê'giới
Iwanami do giới sử học Nhật Bàn nô lực xuất bản.1 Bộ sách này gồm 31
quyển, có tầm nhìn rộng lớn, khí thế mạnh mẽ. Trong lời nói đầu của cả bộ
sách, ban biên tập trước tiên phê bình rằng cái mà các sử gia Nhật Bản thời
kỳ Meiji (1868-1911) gọi là "sử thế giới" chỉ đồng nghĩa với "sử phương
Tây" mà thơi.2 Thời kỳ Shõwa (Chiêu Hịa, 1926-1989), do ảnh hường của
chủ nghĩa Marx, ý thức lịch sử của giới sử học thế giói nảy sinh biến đổi to
lớn, dẫn đến việc vận dụng lý luận mới về "sử thế giới", đồng thời không
ngừng nỗ lực phê phán quan điểm lịch sử theo chủ nghĩa lấy châu Âu làm
trung tâm. Tuy nhiên, chiến tranh Thái Bình Dương vốn coi "sứ mệnh đối
vói lịch sử thế giới" của Nhật Bản làm cơ sở hợp lý hóa lại khiến cho cái

Nhật Bản gọi là "sứ mệnh đối với lịch sử thế giói" ghi dấu vào lịch sử cùng
với kết cục của Thế chiến thứ hai. vấn đề "sử thế giới" sau chiến tranh

1 Giới sử học Nhật Bản sau chiến tranh khơng ngừng nỗ lực đề xướng tầm nhìn "lịch sử thế giới",
trong 20 năm từ Chiến tranh Thế giới kết thúc đến năm 1970 đã xuất bản tới hơn bốn mươi bộ
sách có tiêu đề về "lịch sử thế giới". Tham khảo Cao Minh Sĩ
Nghiên cứu lịch sử Trung
Quốc của Nhật Bản sau chiến tranh
Đài Bấc: Minh văn thư cục, 1996,
tái bản, tr.48, chú thích 1. Bộ sách Những bài giảng về lịch sử thế giới Iwanami gồm 31 quyển có
tính đại diện cao nhất, phát hành năm 1970-1971, in lẩn thứ hai vào năm 1974-1975.
2 Tồi cũng cẩn phải bổ sung rằng, nghiên cứu lịch sử phương Tây theo mồ thức Khai sáng phát
triền đến thời hậu kỳ Meiji và sơ kỳTaisho là kết thúc. Cuối thế kỷ XIX, khoa Sử học của Đại học
Đê quốc Tokyo dần xác lặp cơ sở, hình thành đội ngũ nhân tài. Năm 1877, sử gia người Đức
Ludwig Riess (1861-1928) đã tới giảng bài ở ĐH Đế quốc Tokyo, đem tới một phong khí học
thuật mớỉ, sau dó KumezoTsuboi (1858-1936) sau khi du học cũng trở vể nước làm giáo SƯ của
ĐH Đế quốc Tokyo từ năm 1891 .Từ sau năm Meiji thứ 13(1897), khoa Sử học đã bồi dưỡng được
khơng ít nhân tài về lĩnh vực lịch sử phương Tây, nhưTakashi Sakaguchi (1872-1928), Kengo
Murakawa (1875-1946), Ginzo Uchida (1872-1919) đều là những nhân vật xuất chúng. Năm
1906, Đại học Đế quốc Tokyo cũng thành lập Học viện Văn học, Takashi Sakaguchi phụ trách
giảng dạy về lịch sử phương Tây. Takashi Sakaguchi và đồng nghiệp Katsurõ Hara (1871-1924)
đã cùng nhau khởi xướng phong trào nghiên cứu về lịch sử phương Tây ở ĐH Tokyo. Ngày 1
tháng 1 năm 1889, một số thế hệ sinh viên của GS thỉnh giảng ĐH Tokyo Ludwig Riess đã sáng
lập nên "Tạp chí Hội Sử học" (sau đổi tên thành 'Tạp chí Sử học"), phương châm biên tập thời
kỳ đầu đều tiếp nhận chỉ dẫn của GS Ludwig Riess. Năm 1908, Takashi Sakaguchi mở ra "Hội
Nghiên cứu Sử học" thuộc ĐH Tokyo, và năm 1916 sáng lập tạp chí "Sử lâm" nhằm khích lệ các
học giả sử dụng tầm nhìn thế giới để nghiên cứu lịch sử Đơng Tây. Tham khảo Saburõ Sakai /3
Lịch sử phát triển của sử học về phương Tây của Nhật Bản ( B
Tokyo:
Văn quán Yoshikawa, 1969.


29


×