Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM MÔ TÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.87 KB, 25 trang )

KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY
1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm xe cơ giới
Xe cơ giới là xe hoạt động trên đường bộ bằng động cơ của chính mình,
được phép lưu hành trên lãnh thổ của các quốc gia. Xe cơ giới bao gồm 2 loại:
mô tô, xe máy và ô tô.
Nhìn chung xe cơ giới tham gia đường bộ có một số đặc điểm cơ bản:
- Xe có tính cơ động cao, việt giã tốt trong quá trình tham gia vận tải;
- Xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ nên phụ thuộc rất nhiều vào
cơ sở, điều kiện tự nhiên, địa hình, cơ sở vật chất kỹ thuật…
- Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, khi xảy ra tai nạn không những
đem lại tổn thất, thiệt hại cho chính bản thân người lái xe, người ngồi trên xe,
chính chiếc xe mà còn gây ra cho đối tượng khác, không liên quan trực tiếp đến
chiếc xe nên việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là rất cần thiết nhằm
đảm bảo quyền lợi của người dân khi không may gặp tai nạn. Tuy nhiên do liên
quan đến nhiều bên, phát sinh những trách nhiệm ngoài hợp đồng làm cho
nghiệp vụ bảo hiểm này có tính phức tạp nhất định;
- Xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ chịu sự điều chỉnh của rất
nhiều bộ luật của mỗi quốc gia như: Luật giao thông đường bộ, Bộ luật dân
sự…hơn nữa nó lại phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành luật giao thông
của mỗi người dân nên nếu luật pháp thực hiện không nghiêm sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến việc triển khai sản phầm bảo hiểm, dẫn đến trục lợi bảo hiểm gây
thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), chủ xe và chính bản thân nạn
nhân;
- Một đặc điểm nổi bật là số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày
càng nhiều. Đặc biệt là ở những nước đang phát triển và chậm phát triển sẽ có
một giai đoạn trong quá trình phát triển số lượng xe cơ giới tăng lên đột biến; sự
tăng quá mức so với cơ sở hạ tầng còn chưa được nâng cấp cho phù hợp sẽ làm
tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và hậu quả thiệt hại ngày càng nghiêm
trọng.
1.1.2 Tai nạn giao thông đường bộ và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới


Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng phát triển Châu Á về thiệt hại do
tai nạn giao thông gây ra tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 11 nghìn
người chết và hàng chục nghìn người bị thương. Mỗi ngày ở Việt Nam có
khoảng 33 người chết do tại nạn giao thông đường bộ, trong đó có nhiều trường
hợp chết do chấn thương sọ não, đặc biệt có đến 40% những vụ tai nạn giao
thông đặc biệt nghiêm trọng rơi vào thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24. Vấn
đề tai nạn giao thông ở Việt Nam đã đến mức báo động, mỗi năm thiệt hại về
kinh tế do tai nạn giao thông lên đến 900 triệu USD.
Tai nạn giao thông đường bộ đã trở thành một vấn đề cấp bách cần giải
quyết và khắc phục ở Việt nam. Có nhiều biện pháp đã được thực thi như: tăng
mức xử phạt đối với người tham gia giao thông vi phạm luật, tuyên truyền nâng
cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông hay như mới đây quyết định
bắt buộc mọi người dân sử dụng mô tô, xe máy tham gia giao thông đều phải
đội mũ bảo hiểm.Tuy nhiên những giải pháp đó mới chỉ góp một phần kiêm tốn
vào việc giảm thiểu tai nạn; một điều quan trọng để giảm số vụ tai nạn giao
thông là nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân thì vẫn chưa
được làm tốt. Ngoài các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa thì các biện pháp
khắc phục và giảm thiểu tổn thất cũng có vai trò quan trọng. Việc triển khai các
sản phẩm bảo hiểm cho xe cơ giới đã có những tác dụng to lớn trong giảm thiểu
tổn thất cũng như khắc phục tình trạng tai nạn giao thông hiện nay:
Thứ nhất, tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông.
Bằng các chương trình đầu tư xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cao chất
lượng các tuyến đường giao thông, đặt thêm các biển báo, tín hiệu…trên các
đoạn đường xấu hay xảy ra tai nạn giao thông đã góp phần giảm thiểu số vụ tai
nạn. Việc triển khai sản phẩm bảo hiểm này luôn đi liền với công tác tuyên
truyền, quảng cáo giúp người dân nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao
thông, vì lợi ích của chính bản thân.
Thứ hai, góp phần ổn định tài chính, sản xuất kinh doanh cho các chủ xe.
Các sản phẩm bảo hiểm hướng đối tượng của mình đến phần trách nhiệm bồi
thường cho người thứ 3 khi chủ xe gây tai nạn; đến bản thân người chủ xe,

người ngồi trên xe, đến bản thân chiếc xe, tuỳ theo từng sản phẩm bảo hiểm mà
những thiệt hại khi xảy ra tai nạn của chủ xe sẽ được nhà bảo hiểm đảm nhận,
giúp chủ xe nhanh chóng ổn định tài chính, sản xuất kinh doanh sau khi xảy ra
tai nạn. Bên cạnh đó nhà bảo hiểm còn thay chủ xe bồi thường thiệt hại cho phía
nạn nhân khi xe lưu hành gây tai nạn và có lỗi.
Thứ ba, góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe và nạn nhân trong
các vụ tai nạn. Trong các vụ tai nạn, bên DNBH đóng vai trò như người đại diện
cho người tham gia bảo hiểm có thể là phía chủ xe hoặc phía nạn nhân hoặc cho
cả hai bên, thu xếp giải quyết tranh chấp, quyền lợi giữa chủ xe và nạn nhân
một cách khách quan, minh bạch và thoả đáng từ đó giảm bớt sự căng thẳng.
Thứ tư, triển khai bảo hiểm xe cơ giới tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu
ngân sách từ đó nhà nước có điều kiện đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở
hạ tầng giao thông, đồng thời còn nâng cao được ý thức trách nhiệm về chấp
hành luật lệ giao thông của mọi người dân.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy tác dụng và vai trò to lớn của bảo
hiểm xe cơ giới đối với khắc phục tai nạn giao thông và góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, an sinh xã hội. Việc triển khai tốt nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ
góp một phần rất lớn nâng cao chất lượng cuộc sống và an toàn xã hội.
1.1.3 Phân loại bảo hiểm mô tô/xe máy
Liên quan đến mô tô/xe máy tham gia giao thông đường bộ, nhà bảo hiểm
thường triển khai 3 nghiệp vụ bảo hiểm sau đây:
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ 3;
- Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe.
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm mô tô/xe máy
1.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a/ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với bên thứ 3
Đây là loại hình bảo hiểm TNDS, có đối tượng được bảo hiểm là phần
TNDS được xác định bằng tiền theo quy định của luật pháp và sự phán quyết
của toà án bắt buộc chủ xe phải gánh chịu do sự lưu hành xe của mình gây tai

nạn cho bên thứ ba. Bên thứ ba là những người bị thiệt hại về thân thể và/hoặc
tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:
- Lái xe;
- Người trên xe chính chiếc xe đó;
- Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm
hữu, sử dụng chiếc xe đó.
+ Những rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
- Tai nạn gây thiệt hại đến tính mạng, tình trạng sức khỏe của người thứ 3;
- Tai nạn gây thiệt hại tài sản của người thứ 3;
- Tai nạn gây thiệt hại sản xuất – kinh doanh của người thứ 3;
- Tai nạn gây thiệt hại tính mạng, tình trạng sức khỏe của người tham gia
cứu chữa nạn nhân để giảm mức độ thiệt hại trong tai nạn;
- Những chi phí cần thiết và hợp lý trong các vụ tai nạn có phát sinh
TNDS;
+ Những trường hợp sau đây nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe và/hoặc lái xe, hoặc của người bị
thiệt hại;
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe
và/hoặc lái xe cơ giới ;
- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe bắt buộc phải có
giấy phép lái xe;
- Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương
mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn;
- Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh;
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại
giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
b/ BH tai nạn lái xe và người ngồi trên xe
Đây là loại hình bảo hiểm con người có đối tượng là tính mạng và tình

trạng sức khỏe của lái xe, người ngồi trên xe.
Nhà bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm những rủi ro sau:
- Tai nạn gây tử vong đối với lái xe, người ngồi trên xe
- Tai nạn gây thương tật cơ thể đối với lái xe, người ngồi trên xe
Nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp
điển hình sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, người ngồi trên xe ;
- Xe không có Giấy đăng kiểm kỹ thuật và bảo vệ môi trường ;
- Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm ;
- Xe chở quá trọng tải, chỗ ngồi cho phép ;
- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ, có nồng độ cồn vượt quá mức
quy định, sử dụng chất kích thích.
c/ Bảo hiểm vật chất xe
Đây là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm là toàn bộ giá trị
chiếc xe ; giá trị này thường được xác định bằng nguyên giá chiếc xe đối với xe
mới, bằng giá trị thị trường của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm đối với xe
cũ.
+ Nhà bảo hiểm tiến hành bảo hiểm toàn bộ vật chất mô tô/xe máy khi gặp
một số rủi ro sau:
- Xe bị đâm va hoặc bị lật đổ ;
- Bị mất cắp toàn bộ xe ;
- Xe bị tai nạn do một số nguyên nhân khác như: núi lở, mưa đá, động
đất…
+ Nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với các rủi ro do:
- Lái xe không có bằng lái xe hợp lệ hoặc chưa đủ tuổi, có nồng độ cồn
vượt quá quy định ;
- Xe vi phạm trật tự an toàn giao thông;
- Xe bị tai nạn do chiến tranh;
- Xe vượt qua biên giới quốc gia;
Phạm vi bảo hiểm và điều kiện loại trừ có thể được nhà bảo hiểm thay đổi

cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên phải đảm bảo
tính rõ ràng, cụ thể, bao quát để tránh trường hợp trục lợi bảo hiểm.
1.2.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
a/ Bảo hiểm TNDS đối với người thứ 3
Trong các vụ tai nạn có phát sinh TNDS thiệt hại thực tế của người thứ ba
đôi khi rất lớn và nhà bảo hiểm không thể lường trước được cho nên mọi công
ty bảo hiểm đều thực hiện việc giới hạn trách nhiệm của mình bằng một "Số
tiền bảo hiểm" nhất định. Như vậy, thực chất "Số tiền bảo hiểm" là một khoản
tiền được các nhà bảo hiểm khoán trước, là giới hạn tối đa để các nhà bảo hiểm
chi trả và bồi thường trong trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Tương ứng với mỗi STBH là một mức phí khác nhau. Nhìn chung công
thức tính phí bảo hiểm TNDS có dạng:
dfp +=
với


=
i
ii
C
TS
f
Trong đó:
p: phí bảo hiểm;
f: phí thuần;
d: phụ phí, được quy định bằng một tỉ lệ nhất định so với p;
S
i
: số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i có phát sinh TNDS;
C

i
: số xe tham gia bảo hiểm TNDS năm thứ I;
Ti : thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn năm thứ i có phát sinh TNDS;
Công thức trên được tính riêng cho từng loại xe, thông thường căn cứ vào
dung tích xilanh của từng loại xe để đưa ra các mức phí bảo hiểm khác nhau.
Phí thường được nộp theo từng năm. Trong thực tế, đây là một nghiệp vụ bảo
hiểm bắt buộc, biểu phí thường được lập sẵn.
b/ Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe
Đây là loại hình bảo hiểm con người, đối tượng của nó là tính mạng và tình
trạng sức khoẻ của con người. Tính mạng và tình trạng sức khoẻ của con người
là những tài sản vô giá, rất khó ước lượng chính xác bằng tiền khi phát sinh tổn
thất. Vì vậy cũng giống như Bảo hiểm TNDS nhà bảo hiểm đều giới hạn trách
nhiệm của mình bằng một STBH nhất định.
Mức phí cho loại hình bảo hiểm này tương ứng với STBH mà chủ xe tham
gia, công thức tính phí cũng tương tự như loại hình bảo hiểm TNDS:
dfp +=
với


=
i
ii
C
TS
f
trong đó:
p: phí bảo hiểm;
f: phí thuần;
d: phụ phí, được quy định bằng một tỉ lệ nhất định so với p;
S

i
: số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i có phát sinh tổn thất cho
lái xe, người ngồi trên xe;
C
i
: số xe tham gia bảo hiểm phát sinh tai nạn lái xe, người ngồi trên
xe năm thứ I;
Ti : thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn năm thứ i có phát sinh tổn thất
cho lái xe, người ngồi trên xe.
c/ Bảo hiểm vật chất xe
Đây là loại hình bảo hiểm tài sản, nên khác với hai loại hình bảo hiểm trên,
các nhà bảo hiểm thường sử dụng thuật ngữ Giá trị bảo hiểm (GTBH), chính là
giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia mua bảo hiểm
vật chất xe. Căn cứ vào GTBH mà chủ xe có thể tham gia với STBH bằng, lớn
hơn hay thậm chí là nhỏ hơn so với GTBH. Cả hai thuật ngữ "Giá trị bảo hiểm",
"Số tiền bảo hiểm" đều được sử dụng trong bảo hiểm tài sản, còn đối với bảo
hiểm con người hay TNDS thì chỉ sử dụng thuật ngữ "Số tiền bảo hiểm".
Trong loại hình bảo hiểm này, phí bảo hiểm được xác định bằng một tỷ lệ
nhất định so với STBH:
)( dfSp
b
+×=
Trong đó:
p: phí bảo hiểm;
S
b
: số tiền bảo hiểm (xe mới = nguyên giá, xe cũ= giá trị thị trường tại
thời điểm tham gia bảo hiểm);
f: phí thuần;
d: phụ phí;

1.2.3 Công tác giám định và bồi thường tổn thất
Đây là một dịch vụ cung cấp sau bán hàng, tức là sau khi hợp đồng bảo
hiểm đã được ký kết, và khách hàng đã nộp phí bảo hiểm. Như đã biết sản phẩm
bảo hiểm là sản phẩm vô hình, nó là một lời hứa của nhà bảo hiểm với khách
hàng. Kinh doanh bảo hiểm dựa trên uy tín của doanh nghiệp, sự tin tưởng của
khách hàng đối với nhà bảo hiểm. Chính vì vậy việc làm tốt công tác giám định
& bồi thường là rất quan trọng đối với kinh doanh bảo hiểm, vừa tạo lòng tin
nơi khách hàng vừa khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó
khách hàng sẽ gắn bó lâu dài với công ty đồng thời khuyến khích khách hàng
khác cùng tham gia, hiệu ứng lan truyền này rất tốt đối với uy tín và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
a/ Giám định tổn thất
Khâu giám định là khâu quan trọng hỗ trợ cho việc bồi thường. Giám định
được thực hiện với mục đích xác định nguyên nhân tai nạn nhằm xác định tai
nạn có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không, mức độ tổn thất xác định mức
độ bồi thường.
Trình tự các bước giám định được thể hiện chi tiết qua Sơ đồ 1.1

×