Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.89 KB, 4 trang )
Táo bón và thuốc dùng
Các thuốc chống táo bón tác động lên nhiều yếu tố khác nhau như làm
thay đổi tính chất của phân, làm tăng thêm khối lượng hoặc làm thay đổi độ
đặc, tác động lên nhu động ruột, tác động lên phản xạ đi đại tiện...
Thông thường, người ta chia ra làm 5 loại chính đó là các chất xơ và nhầy,
thuốc nhuận tràng làm trơn và mềm phân, thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc
nhuận tràng kích thích và thuốc nhuận tràng có tác dụng tại chỗ.
Trong đó các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động là các acid ricinoleic,
acid mật, dẫn xuất diphenylmethan, tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau như ức
chế không cạnh tranh với các men ruột đặc biệt là natri, kali ATPase làm gia tăng
AMP vòng, gia tăng tính thấm tế bào, giảm hấp thu nước và tăng tiết dịch trong
lòng đại tràng. Các thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Phenolphtalein: Liều 0,1g/ngày, gây đại tiện sau 6 - 8 giờ, làm rối loạn hấp
thu nước ở tiểu tràng và đại tràng.
Bisacodyl gây ra chuyển động đại tràng và gây tiết dịch đại tràng bằng cách
tác động trực tiếp lên niêm mạc đại tràng. Dung nạp tốt, có thể dùng từng đợt
ngắn. Viên nén 5mg, 10mg; viên bọc đường 10mg; liều dùng 5 - 15mg trước khi
đi ngủ hoặc nửa giờ trước bữa ăn sáng.
Nhóm anthraquinolic có các sản phẩm tự nhiên là các aglycol của các cây
cascara, rhubarbe... những thuốc xổ thực vật này không hấp thu ở ruột non, chúng
chỉ hoạt động khi đến đại tràng, gia tăng sự tống phân bằng cách kích thích tiết
prostaglandin nội sinh, tuy nhiên thuốc bị phân huỷ bởi các vi khuẩn ở đại tràng
nên các thuốc này mất tác dụng khi dùng kháng sinh diệt vi khuẩn chí ở ruột.
Các thuốc này có thể dùng đơn độc hay phối hợp, thuốc cascara sagrada