Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.53 KB, 3 trang )
Chăm sóc trẻ sốt cao
Dù do nguyên nhân gì thì sốt cao cũng gây nhiều tác hại
cho cơ thể trẻ, có thể dẫn đến co giật, thậm chí tử vong.
Vì vậy, các bậc cha mẹ phải phát hiện và xử trí đúng,
kịp thời khi trẻ sốt.
Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi,
nhất là trong mùa hè nóng nực. Sốt có thể do nhiều nguyên
nhân gây ra nhưng phần lớn là do vi khuẩn, virus, say nắng,
say nóng.
Trẻ sốt cao trên 39 độ C có thể bị co giật toàn thân, thiếu
ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, dẫn tới hôn mê
hoặc tử vong; nếu khỏi thì cũng dễ bị di chứng tổn thương
thần kinh (động kinh, giảm trí nhớ). Sốt cao làm mất nước,
cô máu, gây rối loạn nước và điện giải. Sốt cao 40-41 độ C
có thể gây rối loạn đông máu.
Khi thấy trẻ nóng, cần cặp nhiệt độ, nếu cặp ở nách phải
cộng thêm 0,5 độ C. Nhiệt độ 37,5-38,9 độ C là trẻ sốt vừa,
trên 38,9 độ C là sốt cao. Phải lấy nhiệt độ ít nhất 3 lần
trong ngày và 1 lần vào ban đêm.
Khi phát hiện trẻ sốt, trước hết các bậc cha mẹ phải nhanh
chóng tìm mọi biện pháp làm tăng cường sự thải nhiệt của
cơ thể như không ủ, đắp chăn mà chỉ cho trẻ mặc áo lót
mỏng; giảm nhiệt trong phòng (nếu quá nóng) bằng cách
mở cửa, sử dụng quạt thông gió. Cho trẻ uống nhiều nước,
trẻ lớn có thể uống tùy thích. Với trẻ nhỏ chưa biết đòi,
phải chủ động cho uống hoặc pha thêm nước vào bình sữa
(20-30ml/lần bú) và tăng các bữa bú cho trẻ. Có thể cho
uống nước quả như cam, chanh, orezol, không nên cho
uống các loại nước giải khát công nghiệp.