Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.42 KB, 14 trang )

Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội
I. Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO)
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội.
Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi
quốc gia. Nó là những quy định chung, rất khái quát về cả đối tượng, phạm vi, các
mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra đối
với BHXH. Việc ban hành chính sách BHXH phải dựa vào điều kiện kinh tế- xã
hội của đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng vận động khách quan của toàn bộ
nền kinh tế - xã hội. Chính sách này có thể biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp
luật, Hiến pháp.vv…song lại rất khó thực hiện nếu không được cụ thể hoá và
không thông qua các chế độ BHXH.
Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy định
cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, xắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với
người lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định được pháp luật
hoá về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mước đóng góp cho từng trường hợp BHXH
cụ thể. Chế độ BHXH thường được biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp luật và
dưới luật, các thông tư , điều lệ.vv…Tuy nhiên , dù có cụ thể đến đâu thì các chế
độ BHXH cũng khó có thể bao hàm được đầy đủ mọi chi tiết trong quá trình thực
hiện chính sách BHXH. Vì vậy, khi thực hiện mỗi chế độ thường phải nắm vững
những vấn đề mang tính cốt lõi của chính sách BHXH, để đảm bảo tính đúng đắn
và nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH.
Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
+ Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước.
+ Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính.
+ Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các
bên tham gia BHXH.
+ Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ.
+ Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyết toán.
+ Chi trả BHXH như là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH.
+ Mức chi trả còn phụ thuộc vào quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ được đầu tư
có hiệu quả và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định.


+ Các chế độ BHXH cần phải được điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự
thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội.
1.2. Quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công
ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao
gồm:
1. Chăm sóc y tế
2. Trợ cấp ốm đau
3. Trợ cấp thất nghiệp
4. Trợ cấp tuổi già
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp sinh đẻ
8. Trợ cấp khi tàn phế
9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)
9 chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện
kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị
đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ. Trong đó,
ít nhất phải có một trong năm chế độ: (3); (4); (5); (8); (9).
Toàn bộ hệ thống cũng như mỗi chế độ BHXH trong hệ thống trên khi xây
dựng đều phải dựa vào những cơ sở kinh tế – xã hội như: cơ cấu ngành kinh tế
quốc dân, tiền lương và thu nhập của người lao động, hệ thống tài chính của
quốc gia vv… Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các
yếu tố sinh học, yếu tố môi trường như: tuổi thọ bình quân của người lao động,
nhu cầu dinh dưỡng, xác suất tai nạn lao động và tử vong, độ tuổi sinh đẻ của
lao động nữ, môi trường lao động vv…
II. Các chế độ BHXH ngắn hạn và dài hạn:
2.1. Các chế độ BHXH ngắn hạn:
Trong quá trình lao động, người lao động thường gặp phải rủi ro bất ngời
không lường trước được như ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm

giảm hoặc mất khả năng lao động tạm thời đối với những trường hợp nhẹ, hoặc
mất khả năng lao động vĩnh viễn, chết người đối với những trường hợp nặng.
Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro bất ngờ đối với người lao động có thể bắt
nguồn từ nguyên nhân chủ quan và khách quan của người lao động hoặc người
sử dụng lao động gây ra. Ví dụ: tai nạn lao động có thể do nguyên nhân chủ
quan của người lao động không tôn trọng kỷ luật lao động, an toàn lao động để
xảy ra tai nạn lao động; cũng có thể do nguyên nhân khách quan như nồi hơi bị
nổ, sự cố về điện, máy móc…gây ra tai nạn; cũng có thể do công tác an toàn lao
động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống độc hại không tốt dẫn đến người lao
động bị ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…Như vậy, trong các
nguyên nhân kể trên, chủ yếu là do nguyên nhân khách quan từ phía người sử
dụng lao động gây nên. Hậu quả khi xảy ra các rủi ro đó người lao động không
những bị mất nguồn thu nhập từ lao động mà còn phải tăng thêm chi phí cho
việc chăm sóc y tế, bị nặng thì mang tàn phế suốt đời hoặc chết người. Còn đối
với người sử dụng lao động, khi người lao động bị rủi ro không những ảnh
hưởng đến kế hoạch, kết quả sản xuất kinh doanh mà còn phải bỏ ra nhiều chi
phí để khắc phục hậu quả đột xuất do các rủi ro đó gây ra, làm cho tình hình tài
chính của đơn vị càng khó khăn hơn.
Để có nguồn thu nhập ổn định cuộc sống cho người lao động trong khi bị
ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ổn định kinh tế, tài chính cho
người sử dụng lao động tất yếu phải có quỹ bảo hiểm, người sử dụng lao động
phải có trách nhiệm trích nộp phần thu nhập để tạo lập quỹ bảo hiểm tại đơn vị
hoặc đóng góp vào quỹ BHXH cho các mục đích trên.
Thông thường, để ổn định kinh tế cho doanh nghiệp , phí bảo hiểm để tạo
lập quỹ bảo hiểm cho các rủi ro này được nhà nước cho phép hạch toán vào giá
thành sản phẩm để người tiêu dùng trong xã hội gánh chịu. Tính chất độc hại,
không an toàn trong sản xuất kinh doanh gây ra ốm đau, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp cho người lao động xảy ra khác nhau ở các ngành, các doanh
nghiệp. Nhưng do nhu cầu các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng mang
tính chất xã hội, vì thế mọi doanh nghiệp, mọi thành viên xã hội đều phải có

nghĩa vụ đối với người lao động khi xảy ra ốm đau, tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp. Như vậy,các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn ra đời nhằm đảm
bảo cho các rủi ro nói trên,đó là các chế độ: ốm đau; Tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp và chế độ Thai sản. Bản chất kinh tế -xã hội của các chế độ này
phản ánh mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa người lao động, người sử dụng lao
động và Nhà nước thông qua việc tạo lập và sử dụng quỹ BHXH nhằm ổn định
cuộc sống cho người lao động và ổn định sản xuất kinh doanh của người sử
dụng lao động và xã hội. Các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn có đặc điểm:.
-Mang tính nhất thời đột xuất, trách nhiêm và nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm
thuộc về người lao động và người sử dụng lao động. Phí bảo hiểm được hạch
toán đầy đủ vào giá thành để tạo nguồn tài chính cho người sử dụng lao động
nộp phí.
- Phân phối trong các chế độ này vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính
không hoàn trả và thường diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định
- Nguồn quỹ dùng để chi trả cho các chế độ này phải được cân đối trong
một thời gian nhất định, thường là một năm, theo nguyên tắc thu đủ bù chi ngay
trong năm đó,. Vì vậy, việc quản lý nguồn quỹ này khá đơn giản và dễ cân đối.
2.2. Các chế độ BHXH dài hạn:
Đó là các chế độ hưu trí và tử tuất, các chế độ này bắt nguồn từ việc bảo
hiểm nguòn thu nhập cho người lao động khi đã già yếu hết tuổi lao động, mất
sức lao động vĩnh viễn và qua đời mà bất kỳ người lao động nào cũng phải trải
qua. Trách nhiệm đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất thuộc về người lao động và
người sử dụng lao động. Vì khi còn khoẻ, người lao động làm việc cho người sử
dụng lao động thì khi về già, người sử dụng lao động phải có một phần trách
nhiệm đảm bảo cuộc sống cho họ. Việc tiến hành bảo hiểm hưu trí và tử tuất
nếu không có tổ chức bảo hiểm bắt buộc của xã hội, của nhà nước thì bản thân
người lao động cũng phải tự mình lo bảo hiểm để đảm bảo ổn định cuộc sống
lúc già yếu, lúc qua đời, không gây khó khăn cho gia đình và xã hội. Các chế độ
BHXH dài hạn có đặc điểm:
- Nó được thực hiện sau quá trình lao động, quan hệ phân phối có tính chất

hoàn trả, lợi ích hưởng thụ tương ứng với nghĩa vụ đóng góp.
- Phí bảo hiểm phải nộp cho các chế độ này cũng được cơ cấu và tiền
lương để hạch toán vào giá thành sản phẩm tạo nguồn tài chính cho người sử
dụng lao động đóng phí bảo hiểm.
- Quỹ bảo hiểm của các chế độ này phải được cân đối trong vòng nhiều
năm, vì vậy nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Lạm phát, sự biến
động của nền kinh tế và xã hội .v.v…

×