Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giải pháp nâng cao mảng xanh cho khu sinh hoạt cộng đồng trong chung cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.66 MB, 76 trang )

..

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MẢNG XANH CHO KHU SINH
HOẠT CỘNG ĐỒNG TRONG CHUNG CƯ

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: QUY HOẠCH , KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG
CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC

Mã số cơng trình: …………………………….


i

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài .....................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................1


3.

Đối tượng nghiên cứu: Nhà chung cư cao tầng ........................................2

4.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................2

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3

1.1

Định nghĩa không gian sinh hoạt cộng đồng. ..........................................3

1.2

Tại sao cần có khơng gian sinh hoạt cộng đồng? ....................................3

1.3

Không gian sinh hoạt cộng đồng gồm các bộ phận? ...............................5

1.4

Không gian sinh hoạt cộng đồng như thế nào mới gọi là tốt? ...............12

PHẦN 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 19

Cơ sở khoa học của đề tài .....................................................................19
2.2


Tình hình phát triển các khơng gian sinh hoạt cộng đồng chung

cư cao tầng trên thế giới .........................................................................................20
2.3

Tình trạng hiện nay của các khơng gian sinh hoạt cộng đồng

trong chung cư cao tầng tại Việt Nam và TP.HCM ................................................27
PHẦN 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ............................................................................. 33

3.1

Các giải pháp đề xuất nhằm tăng không gian sinh hoạt cộng đồng

và cây xanh ..............................................................................................................33
3.1.1 Tạo mảng xanh theo vườn đứng ..................................................................... 33
3.1.2 Tạo khuôn viên cây xanh, công viên trên mái ................................................. 37
3.1.3 Sử dụng 1,2 tầng xen kẽ trong block để tạo một không gian sinh hoạt,
cây xanh mini ................................................................................................................... 40
3.1.4 Tạo quảng trường trung tâm, tập trung cây xanh nhằm tạo điểm nhấn
cho tổng thể cơng trình .................................................................................................... 42

3.2

Triển khai giải pháp cho chung cư SGC Nguyễn Cửu Vân, Quận

Bình Thạnh, TPHCM ..............................................................................................43
3.2.1 Giới thiệu cơng trình ....................................................................................... 43
3.2.2 Khảo sát cơng trình ......................................................................................... 45



ii

3.2.3 Hướng giải quyết ............................................................................................ 46
PHẦN 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................................. 66

4.1 Kết luận ............................................................................................................66
4.2 Hiệu quả mà các đề xuất mang lại ...................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 69


iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.3a: Phịng họp tại chung cư 88 Láng Hạ, Hà Nội
Hình 1.3b: Phịng họp tại chung cư FLC Complex Phạm Hùng, Hà Nội
Hình 1.3c: Khu vui chơi cho trẻ em của khu Vinhomes Central Park, TPHCM
Hình 1.3d: Khu vui chơi cho trẻ em của chung cư Hải Đăng MonCity, Hà Nội
Hình 1.3e: Phịng tập thể dục tại chung cư Riverside Garden, Hà Nội
Hình 1.3f: Phịng thể dục tại chung cư FLC Complex Phạm Hùng, Hà Nội
Hình 1.3g: Sảnh lễ tân tại chung cư Eco City, Hà Nội
Hình 1.3h: Hành lang và sảnh chờ thang máy tại một chung cư
Hình 1.3i: Khn viên cây xanh, cảnh quan tại khu đơ thị Vinhomes Central Park, TPHCM
Hình 1.3k: Bố trí cây xanh tại chung cư Diamond Lotus, TPHCM
Hình 1.4a: “Vườn Trên Không” Imperia Sky Garden với các mảng cây xanh và thảm cỏ
tạo khơng gian thống mát cho chung cư
Hình 1.4b: Phân bố đều giữa các mảng cây xanh trong chung cư The Emerald. Nhằm tạo
thuận lợi cho cư dân tiếp cận các khơng gian này.
Hình 1.4c: Tượng lực sĩ ném đĩa ở Vinhomes Central Park, TPHCM

Hình 1.4d: Một khu vực ngồi nghỉ bố trí bàn ghế bằng đá ở Vinhomes Central Park,
TPHCM
Hình 2.2a: Nanning Lvchengyuan Apartment, Nam Ninh, Trung Quốc
Hình 2.2b: Một khu sân vườn, tiểu cảnh được bố trí trong Nanning Lvchengyuan
Apartment, Nam Ninh, Trung Quốc
Hình 2.2c: Mặt cắt của MA of Wind, Japan thể hiện cây xanh phát triển theo chiều đứng từ
không gian nhỏ nhất. Tạo ra khơng gian mở và thống trong gia đình
Hình 2.2d: Green Towers, Japan với mảng xanh phát triển theo chiều đứng tăng mật độ
cây xanh cho cơng trình trong khơng gian đơ thị hiện đại.
Hình 2.2e: Marronier Court, Japan với giải pháp tăng mảng xanh cho cơng trình bằng các
mảng cỏ nhỏ và dây leo xung quanh cơng trình
Hình 2.2f: Green Towers, Japan là một cơng trình có cây xanh phát triển theo chiều đứng
và một mảng xanh trên mái nhằm tăng mật độ cây xanh và tạo thêm khơng gian giao tiếp
cho cơng trình
Hình 2.2g: Một khu chung cư dạng flat tại Singapore khá dày đặc và không có khơng gian
mở bên trong cơng trình.


iv

Hình 2.2h: Khu cây xanh, vui chơi giải trí cho dân cư tại chung cư SkyVille, Singapore
Hình 2.2i: Vườn trên mái và các mảng vườn lơ lửng của The Interlace, Singapore
Hình 2.2k:The Interlace bố trí 8 sân vườn ở giữa các tòa nhà và các khu vực cây xanh trên
mái của mỗi tịa nhà.
Hình 2.2l: The Interlace, Singapore Chú trọng bố trí các khơng gian sinh hoạt chung xen
kẽ. Khá thống mát và “xanh”
Hình 2.3a: Chung cư Viên Ngọc Phương Nam, TPHCM dường như khơng có một diện tích
cây xanh nào trong cơng trình.
Hình 2.3b: Khu đơ thị Vinhomes Central Park, TPHCM với những tịa nhà sát nhau khơng
đảm bảo về khoảng lùi theo quy định.

Hình 2.3c: Khi xảy ra sự cố tại Vinhomes Central Park, với mật độ xây dựng dày và
khoảng lùi không đảm bảo 25m, cho nên khói khó tỏa nhanh dẫn tới tình trạng trên.
Hình 2.3d: Hành lang bị chiếm dụng tại chung cư Vĩnh Hội, TPHCM
Hình 2.3e: Hình ảnh người dân họp ngay tại sảnh thang máy của chung cư.
Hình 3.1.1a: Các túi vải nỉ để lắp đặt tạo tường cây.
Hình 3.1.1b: Cây được đưa vào các túi vải nỉ
Hình 3.1.1c: Kết quả thu được khi cây lớn, tường cây tăng thêm thẩm mỹ cho cơng trình.
Hình 3.1.1d: Khi chủ nhà khơng bảo trì được cho mảng tường cây.Mảng tường cây sẽ bị
chết và làm mất thẩm mỹ cơng trình như hình bên.
Hình 3.1.1e: Bắn khung nhựa lên khung sắt đã làm và cài chậu nhựa vào khung. Một
khung là 3 chậu nhỏ và 1m2 là 36 chậu.
Hình 3.1.2a: Vườn trên mái của dự án Diamond Lotus, TPHCM
Hình 3.1.2b: Lắp đặt tấm chống thấm cho vườn trên mái của cơng trình ở Phú Mỹ Hưng
Hình 3.1.2c: Cây trên mái dễ tạo các mảng rong rêu xung quanh nếu khơng được bảo
dưỡng kĩ. Hình ảnh tại một ngơi nhà ở TPHCM
Hình 3.1.3a: Sử dụng 1-2 tầng để tạo các không gian mở, không gian sinh hoạt chung cho
chung cư.
Hình 3.1.3.b: ParkRoyal, Singapore được tăng diện tích cây xanh và mở rộng các không
gian giao tiếp cộng đồng bằng cách sử dụng 1 số tầng trong tòa nhà. Tăng diện tích cho
cây xanh đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho cơng trình.
Hình 3.1.3c: Vườn trong nhà của Riviera Point, Q7, TPHCM
Hình 3.1.4a: Quảng trường xanh tại Hateco Xuân Phương


v

Hình 3.1.4b: Quảng trường kết hợp cơng viên trong khu chung cư Vinhomes Central Park,
TPHCM
Hình 3.1.4c: Chung cư Mỹ Đức có 2 block lớn, nhưng khơng có quảng trường và thường
để đậu xe ơtơ

Hình 3.2.1a: Mặt bằng tầng điển hình chung cư SGC Nguyễn Cửu Vân
Hình: 3.2.1b: Phối cảnh chung cư SGC Nguyễn Cửu Vân, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Hình 3.2.2: Xung quanh chung cư SGC Nguyễn Cửu Vân
Hình 3.2.3a: Mặt cắt chung cư khi chưa đưa các giải pháp đề xuất vào
Hình 3.2.3b: Phối cảnh chung cư SGC Nguyễn Cửu Vân, Quận Bình Thạnh, TPHCM khi
chưa các giải pháp đề xuất vào
Hình 3.2.3c: Mái chung cư SGC Nguyễn Cửu Vân, Quận Bình Thạnh, TPHCM khi chưa
các giải pháp đề xuất vào
Hình 3.2.3d: Sơ đồ phát triển các khơng gian
Hình 3.2.3.1a: Các thành phần của lớp trồng cây tại khu công viên trong nhà và mái
Hình 3.2.3.1b: Các thành phần của lớp GrasCell GP40
Hình 3.2.3.1c: Hình ảnh lớp GrasCell GP40 khi lắp đặt và khi đã trồng cỏ
Hình 3.2.3.1d: Hình ảnh lớp PlanterCell 30P
Hình 3.2.3.1e: Hình ảnh lớp PlanterCell 30P trước và sau khi trồng cỏ
Hình 3.2.3.1f: Mặt cắt chung cư SGC Nguyễn Cửu Vân khi đưa các giải pháp vào
Hình 3.2.3.1g: Phối cảnh chung cư SGC Nguyễn Cửu Vân khi đưa các giải pháp vào
Hình 3.2.3.1h: Bố trí các dãy ghế cạnh các vị trí đặt các bàn banh.
Hình 3.2.3.1i: Bố trí các dãy ghế cạnh các vị trí đặt các bàn banh.
Hình 3.2.3.1k: Những bức ảnh được treo là những bức ảnh về các bé tích cực tham gia các
hoạt động của chung cư hoặc các bé có thành tích học giỏi hoặc đơn giản là khoảnh khắc
đẹp của các hộ gia đình
Hình 3.2.3.1l: Những thảm cỏ sử dụng thảm GrasCell được đặt dưới các bàn giải trí
Hình 3.2.3.1m: Có đặt các thú nhún và cầu trượt tại đây để các bé vui chơi, bo viền cạnh
các gờ chỉ để đảm bảo an tồn.
Hình 3.2.3.1n: Cơng viên trong nhà tạo nên không gian giao tiếp cho mọi người trong
chung cư với nhau.
Hình 3.2.3.1o: Tổng quan cơng viên trong nhà và khu tập thể dục
Hình 3.2.3.2a: Bên trong khu tập thể dục



vi

Hình 3.2.3.2b: Quầy lễ tân và khu sofa nghỉ ngơi
Hình 3.2.3.2c: Các máy phục vụ cho gym
Hình 3.2.3.2d: Quầy lễ tân và khu vực chạy bộ bố trí các rèm che
Hình 3.2.3.2e: Lối vào phịng gym
Hình 3.2.3.3a: Tồn cảnh “cơng viên trên khơng”
Hình 3.2.3.3b: Tiểu cảnh khu “cơng viên trên khơng”
Hình 3.2.3.3c: Bố trí gỗ tạo thành lối đi
Hình 3.2.3.3d: Góc tiểu cảnh vườn nhiệt đới
Hình 3.2.3.3e: Tiểu cảnh khu vực café-giải khát
Hình 3.2.3.3f: Hồ bơi đặt tại sân thượng của tịa nhà
Hình 3.2.3.3g: Tồn cảnh “cơng viên trên khơng”
Hình 3.2.3.3h: Chung cư SGC Nguyễn Cửu Vân trước và sau khi áp dụng các giải pháp


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
-

Các đô thị lớn của Việt Nam đang trong q trình đơ thị hoá mạnh mẽ.

Hàng loạt khu nhà chung cư tại các khu đô thị được xây dựng rầm rộ trong khoảng
chục năm trở lại đây.
-

Các đô thị lớn đang hướng tới những tiêu chí nhà ở chung cư cao tầng


hiện đại, đáp ứng nhu cầu diện tích ở của xã hội với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật đồng
bộ. Các nhà đầu tư là tổ chức hay cá nhân đang chạy đua xây dựng các kiểu hình
nhà chung cư nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế với những lợi ích khổng lồ về
mặt tài chính.
-

Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần lắm một khơng gian để thư giãn

sau những bộn bề lo toan.
-

Việc tổ chức thiết kế các khu chung cư sao cho con người sống trong một

môi trường bình đẳng, thân thiện, tự do, an tồn, hài hịa và ấm áp. Chính vì thế con
người trong đơ thị hiện đại rất cần có các khơng gian cơng cộng, khơng gian giao
tiếp xã hội khơng chỉ mang tính xã giao mà cịn cần đạt đến một khơng gian tràn
đầy tính nhân văn.
-

TPHCM là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, đất chật

người đông, đang rất thiếu thốn nơi gọi là không gian xanh, không gian mở, không
gian sinh hoạt cộng đồng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Tìm hiểu rõ các khơng gian sinh hoạt cộng đồng trong nhà chung cư cao

tầng ở Việt Nam cũng như ở TP HCM thông qua các sinh hoạt của con người tại
nơi đây.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đã tìm hiểu.

-

Áp dụng một số giải pháp đã nêu cho chung cư SGC Nguyễn Cửu Vân,

Quận Bình Thạnh, TPHCM.


2

3. Đối tượng nghiên cứu: Nhà chung cư cao tầng
4. Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian sinh hoạt cộng đồng trong nhà chung cư cao tầng.

-

Đưa ra các giải pháp đề xuất cho các dự án sắp thực hiện hoặc cải tạo khi

chủ đầu tư có nguyện vọng.


3

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa không gian sinh hoạt cộng đồng.

-

Không gian sinh hoạt cộng đồng là một không gian mở, các mảng cây

xanh phục vụ cho dân cư trong chính khu ở, đơn vị ở đó.
-

Là nơi giao tiếp xã hội, hoạt động sinh hoạt cộng đồng diễn ra thường

xuyên cũng như các buổi hội họp, vui chơi và giải trí.
-

Đây cũng có thể là khơng gian trước, sau trong lõi các khu chung cư. Một

phần thẫm mỹ của không gian kiến trúc trong chung cư.
-

Quan hệ xã hội của các dân cư trong khu ở cũng diễn ra nhiều nhất tại các

không gian này…
-

Phân chia không gian sinh hoạt cộng đồng theo nhu cầu từng lứa tuổi.

-

Thiếu nhi: Đây là các khu vực vui chơi của thiếu nhi trong khu ở, trong

các công viên cây xanh. Các khơng gian này thường được bố trí các trò chơi vui
nhộn, hiếu động phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.

-

Thanh niên: Nhu cầu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng của lứa tuổi thanh niên

trong các đô thị hiện đại là rất lớn. Thanh niên đến các không gian này để vui chơi,
ăn uống, học tập, tắm nắng, sinh hoạt tập thể …v.v. Đa số các hoạt động sinh hoạt
cộng đồng tại các không gian công cộng là thanh niên.
-

Trung niên, người lớn tuổi: Đây thường là các câu lạc bộ, hội, sân bãi thể

dục thể thao. Các không gian này thường bố trí trong các cơng viên, khu cây xanh
trong đơn vị ở nơi có sự yên tĩnh và tránh xa các trục giao thơng chính.
1.2 Tại sao cần có khơng gian sinh hoạt cộng đồng?
-

Con người của các đô thị hiện đại dường như là chuyển động lướt qua bên

cạnh nhau nhiều hơn đứng bên nhau để thân thiện chia sẻ với nhau. Đó là một thực
tế.
-

Hãy nói chuyện với tơi (talk to me) là một khát khao không chỉ của người

già cô đơn mà ngay cả với những thanh niên sôi nổi, tràn đầy sức sống. Xã hội càng
hiện đại con người ta càng trở nên cơ đơn và nhỏ bé.
-

Cá nhân hóa tăng cao và cộng đồng giảm xuống. Ở đô thị người ta đặt cá


nhân cao hơn cộng đồng do cuộc sống đô thị làm cho con người phải lựa chọn sao


4

cho có lợi nhất cho bản thân, trong khi tài chính, thời gian ln bị hạn chế theo chủ
nghĩa “tối ưu hoá”. Trong nhiều trường hợp, cá nhân hoá bị đẩy đến mức cực đoan
thành chủ nghĩ cá nhân ích kỷ và vị kỷ.
Khi có khơng gian sinh hoạt cộng đồng tức là không gian giao tiếp →

-

tránh được lối sống ích kỷ, quan tâm lẫn nhau trong những khu dân cư đôi thị hiện
đại, đặc biết là các khu chung cư cao tầng, thường có ích khơng gian cơng cộng.
Tạo môi trường tốt cho chỗ vui chơi giao tiếp cịn giúp cho việc giáo dục

-

tình u đối với thiên nhiên và cải thiện điều kiện sinh thái đô thị.
Việc đưa những “thành phần” cơng cộng cũng như việc hồn thiện nó có

-

thể làm giảm cảm giác cách biệt với thiên nhiên khi sống trên các tầng cao.
Mặt khác, giải pháp này cũng góp phần vào việc bảo vệ mơi trường: cư

-

dân ít di chuyển xa đến các cơng trình cơng cộng ngồi nhà ở nên sự phát khí thải
do các phương tiện giao thơng cá nhân sẽ ít đi.

Khơng gian giao tiếp cơng cộng chính là phần “mềm” trong một hệ thống

-

nhà chung cư “cứng”. Một khu nhà chung cư sẽ trở nên ngột ngạt khó thở khi khơng
có những khơng gian rỗng giữa những căn phịng đơng đặc, tầm mắt con người sẽ bị
tù túng trong các rừng bê tông xám xịt, sự hiểu biết con người sẽ bị giam cầm trong
các khối vật chất vô hồn và tình cảm con người trở nên vơ cảm, nhạt nhẽo trong các
bức tường.
Một kiến trúc sư có viết: “Khơng gian được coi là hợp lý khi nó cho phép

-

con người hợp tác với nhau theo những thể thức nhất định. Thể thức trước tiên được
nói tới là sự giao tiếp giữa con người và con người”.
Lợi ích nhìn từ phía chủ đầu tư
- Trong các khu đô thị lớn, quá tải hạ tầng dẫn đến đất đai rất có giá trị “tấc đất tấc vàng” → khi xây dựng chung cư, các chủ đầu tư đều hạn chế diện tích
dùng cho hành lang cầu thang đến mất thấp nhất. Đặc biệt là các không gian sinh
hoạt cộng đồng – các diện tích khơng có giá trị trao đổi mua bán.
- Cuộc sống ngày càng phát triển, khi đã được đáp ứng đầy đủ về mặt vật
chất, con người sẽ đòi hỏi nhu cầu về mặt tinh thần nên một căn hộ dùng để ở vẫn
chưa đủ.


5

- Dựa trên những nhu cầu đó, khu vực sinh hoạt cộng đồng có trong chung
cư cũng có thể tăng thêm giá trị căn hộ.Ví dụ một căn hộ chung cư có giá dao động
từ 12-16tr/m2 có thể tăng lên 21-25tr/m2
- Việc tạo ra các không gian sinh hoạt cộng đồng cũng như các không gian

giao tiếp là vô cùng cần thiết. Đó chính là một tiêu chí quan trọng của đô thị
nhân văn.
1.3 Không gian sinh hoạt cộng đồng gồm các bộ phận?
- Khu vực hội họp:
oĐầu tiên là nơi thông báo, trao đổi các thông tin quan trọng liên quan
của chung cư đến dân cư sinh sống.
oTiếp theo, vì chung cư là những khu nhà bao gồm nhiều hộ dân sinh
sống bên trong các khu căn hộ khép kín, có hệ thống cơng trình hạ tầng sử dụng
chung.
oHành lang qua lại giữa các căn hộ thường rất hẹp – do nhà đầu tư
muốn sử dụng tối đa diện tích cho các căn hộ - nơi mang lại lợi nhuận, do đó khi
các dân cư muốn tổ chức các hoạt động sinh hoạt riêng như: đám cưới, đám tang,
tiệc… rất khó khăn → khu vực hội họp là nơi lý tưởng – vừa thuận tiện lại tránh
ảnh hưởng đến các căn hộ trong chung cư.

Hình 1.3a: Phịng họp tại chung cư 88 Láng Hạ, Hà Nội


6

Hình 1.3b: Phịng họp tại chung cư FLC Complex Phạm Hùng, Hà Nội
- Khu vực vui chơi:
oNơi diễn ra các hoạt động giải trí, thư giãn dành cho trẻ em.
oBao gồm những thứ cơ bản như: cầu trượt, xích đu, bập bênh, nhà
banh...và những món đồ chơi có thể bồi dưỡng trí tuệ và sự sáng tạo cho trẻ: lego,
đất sáp, bút chì màu…
oNhư đã nói ở trên, khi xây dựng một chung cư, chủ đầu tư luôn hướng
đến lợi nhuận nên những khu vực khơng mang lại lợi ích thường bị bỏ qua hoặc
phát lờ, khu vực vui chơi là một trong số đó.


Hình 1.3c: Khu vui chơi cho trẻ em của khu Vinhomes Central Park, TPHCM


7

Hình 1.3d: Khu vui chơi cho trẻ em của chung cư Hải Đăng MonCity, Hà Nội
- Khu vực tập thể dục:
oSức khỏe là vốn quý nhất. Tập thể dục, rèn luyện thân thể là việc thiết
thực nhất với mỗi người và cũng là đóng góp thiết thực cho xã hội.
oCần có các thiết bị cơ bản như: Máy đạp tập, máy chạy bộ điện, máy
chạy bộ trên không, giản tạ đa năng, máy xoay eo…

Hình 1.3e: Phịng tập thể dục tại chung cư Riverside Garden, Hà Nội


8

Hình 1.3f: Phịng thể dục tại chung cư FLC Complex Phạm Hùng, Hà Nội
- Giao thơng liên hệ:
oSảnh chính của các CCCT thường được thiết kế phù hợp với tiêu
chuẩn và giá trị các căn hộ. Các chung cư cao cấp thường được thiết kế với sảnh
rộng, trang trí nội thất khá cầu kỳ nhằm làm tăng thêm giá trị, tạo ra hình ảnh và
thương hiệu cho bất động sản.
oTrong khi đó, khu vực sảnh ở hầu hết các chung cư trung bình hay thu
nhập thấp chủ yếu là lối vào chính và được thiết kế với diện tích tối thiểu. Việc thiết
kế các khơng gian sảnh chính cần đảm bảo các nhiệm vụ:
 Nơi tập trung đông người, kết nối với giao thông chiều đứng;
 Khu vực tiếp tân, nơi cung cấp thông tin cho cư dân;
 Không gian giao tiếp chung, nơi gặp gỡ của cư dân.
Theo TCVN 4451:2012:

+ Chiều rộng hành lang trong nhà ở giữa các cầu thang hoặc giữa cầu
thang với đầu hành lang tối thiểu phải đạt yêu cầu sau: Khi chiều dài hành lang đến
40m thì 1.4m. Khi chiều dài hành lang trên 40m thì 1.6m.[1]
+ Cầu thang và chiếu nghỉ phải có kết cấu bao che, tay vịn. Đối với nhà ở
cho người già yếu và người khuyết tật phải alm2 thêm tay vịn dọc tường. [1]
+ Nhà ở trên 6 tầng phải thiết kế thang máy. [1]


9

+ Chiều rộng sảnh trước thang máy phải đáp ứng các yêu cầu sau: [1]
Thang máy chở người trọng tải 400kg: 1.2m
Thang máy chở người trọng tải 630kg và buồng thang
máy (2100mm x 1100mm) :1.6m
Buồng thang máy (1100mm x 2100mm): 2.1m
Giếng thang máy khơng được bố trí kế bên phịng ở.

Hình 1.3g: Sảnh lễ tân tại chung cư Eco City, Hà Nội

Hình 1.3h: Hành lang và sảnh chờ thang máy tại một chung cư


10

- Khu vực cây xanh:
oVườn cây, tiểu cảnh… trong và ngoài nhà là cách mà nhiều người hay
sử dụng để mang mơi trường tự nhiên lại gần hơn, hịa hợp hơn với mơi trường
nhân tạo. Cách thức này cũng có một lợi ích nữa mà ít người nhận thấy, đó là tiết
kiệm năng lượng.
oRõ ràng rằng với việc có vườn cây, đi kèm theo đó là thơng thống, có

chiếu sáng tự nhiên, việc sử dụng năng lượng điện sẽ giảm đi đáng kể, kèm theo đó
là việc tiết kiệm chi phí tiêu dùng.
oGồm có: cây xanh vườn hoa, cây xanh đường phố, cây xanh sử dụng
công cộng.
 Theo TCVN 9257: 2012:
+ Cây xanh vườn hoa: Diện tích cây xanh chủ yếu để người đi bộ đến
dạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn. Có diện tích vườn hoa không lớn.
Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các cơng trình xây dựng tương đối đơn
giản.[2]
+ Cây xanh đường phố: Thường bao gồm bulơva, dải cây xanh ven
đường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đường,
hướng giao thông…[2]
+ Cây xanh sử dụng công cộng: Cây xanh sử dụng công cộng phải được
gắn kết chung với các loại cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên môn, và
vành đai xanh ngồi đơ thị (kể cả mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên
tục. [2]
+ Quy hoạch và trồng cây xanh sử dụng công cộng không được làm ảnh
hưởng tới an tồn giao thơng, làm hư hại cơng trình kiến trúc, hạ tầng, kỹ thuật đơ
thị, khơng gây nguy hiểm tới người sử dụng và môi trường sống của cộng đồng. [2]


11

Hình 1.3i: Khn viên cây xanh, cảnh quan tại khu đơ thị Vinhomes Central Park,
TPHCM

Hình 1.3k: Bố trí cây xanh tại chung cư Diamond Lotus, TPHCM


12


1.4 Không gian sinh hoạt cộng đồng như thế nào mới gọi là tốt?
- Thế nào là một chung cư tốt, môi trường đáng sống ở chung cư?
Về cơ bản, việc đánh giá một chung cư tốt, đáng sống hay không sẽ dựa trên việc
phân hạng trên hệ thống các tiêu chí đồng bộ bao gồm:
o Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, quy hoạch, trong đó gồm các tiêu
chí vị trí, cảnh quan, mơi trường. Thiết kế kiến trúc gồm các tiêu chí cơ cấu của căn
hộ, diện tích căn hộ.
o Thơng gió chiếu sáng cho căn hộ, trang thiết bị vệ sinh trong căn
hộ, cầu thang, cầu thang bộ, thang máy, chỗ để xe.
o Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu ở: Bao gồm hệ
thống hạ tầng kỹ thuật gồm các tiêu chí về hệ thống giao thơng, hệ thống cấp điện,
hệ thống cấp thốt nước, hệ thống thơng tin liên lạc, hệ thống phòng chống cháy nổ,
hệ thống thu gom và xử lý rác. Bên cạnh đó, hạ tầng xã hội là hệ thống các cơng
trình hạ tầng xã hội.
o u cầu về chất lượng hoàn thiện bao gồm vật tư - vật liệu dùng để
xây dựng và hoàn thiện. Các trang thiết bị gắn liền với nhà.
o Các yêu cầu về chất lượng dịch vụ quản lý sử dụng bao gồm bảo vệ
an ninh, vệ sinh, chăm sóc cảnh quan, quản lý vận hành.
Bên cạnh các yếu tố như vị trí, thương hiệu của nhà thiết kế, diện tích phịng cũng
như tiện ích nội thất thì chất lượng của chung cư cịn được đánh giá dựa vào các
khơng gian chung gồm hồ bơi, sân tennis, phòng thể dục, cửa hàng bách hố, qn
cafe, sân chơi trẻ em, các tiện ích công cộng khác.
- Trong đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, nhà ở chỉ như một thành phần hệ
thống khơng gian cần thiết cho cư dân.
- Cịn các khơng gian cơng cộng (trong nhà hay ngồi trời) mới thực sự
đóng vai trị quan trọng hơn trong sinh hoạt cộng đồng và hành vi ứng xử của cư
dân.
- Thế nào là một không gian sinh hoạt cộng đồng tốt?



13

 Để có được khơng gian sinh hoạt cộng đồng tốt thì trước hết phải
tạo ra được khơng gian mở trong các khu chung cư. Những khơng gian khơng
có thơng thống, nó có thể là vườn cây, thảm cỏ nơi mà có thể thực hiện được
những quan hệ giao tiếp.

Hình 1.4a: “Vườn Trên Không” Imperia Sky Garden với các mảng cây xanh và
thảm cỏ tạo khơng gian thống mát cho chung cư
Không gian mở phải thu hút các hoạt động của con người.
o Bên cạnh các yêu cầu về cảnh quan, thẩm mĩ đô thị của các không
gian mở, điều quan trọng nhất cần đạt được đối với các không gian mở đó là bóng
dáng của con người và hoạt động của con người trong các không gian ấy. Thành
công của các không gian mở không phải là việc tạo nên các không gian tươm tất,
gọn gàng mà ở chỗ thu hút và tạo điều kiện cho con người đến với các khơng gian
ấy. Một vẻ đẹp quyền uy, hồnh tráng, khô khan và lạnh lùng là điều nên tránh.
o Không gian mở phải đáp ứng được các nhu cầu của mọi thành phần
dân cư, từ người lao động nghèo khổ cho đến cư dân sang trọng.


14

o Không gian mở là khu vực hiệu quả nhất trong việc tạo nên các
giao tiếp xã hội. Giao tiếp xã hội là một phần không thể thiếu của cuộc sống, nó
thúc đẩy mối quan hệ giữa con người với nhau và tạo nên ảnh hưởng lên các hành
vi xã hội của con người. Việc tạo nên các không gian mở để con người có thể tổ
chức các hoạt động cơng cộng như: các lễ hội, chợ ngồi trời hay đơn giản là để thư
giãn là hết sức cần thiết.
o Chẳng hạn như: giao lưu gặp gỡ, các cuộc trò chuyện thụ động là

các hoạt động xã hội góp phần hình thành nên các đặc tính cá nhân. Các hoạt động
này phụ thuộc vào sự hiện diện của những người trên cùng một không gian vật lý,
hoặc là ở vỉa hè hoặc là ở quảng trường.
 Không gian mở hay là không gian sinh hoạt cộng đồng phải đảm
bảo về sự an toàn và tạo được cảm giác an toàn cho người sử dụng khơng gian
đó.
u cầu về sự an toàn và cảm giác an toàn.
o Yêu cầu về an toàn sự an toàn và an ninh là một trong những yêu
cầu quan trọng trong bất kì thời kì phát triển đô thị và trong bất cứ một không gian
kiến trúc nào đặc biệt là trong các không gian công cộng. [3]
o Khái niệm về sự an toàn hay đe dọa không phải lúc nào cũng liên
hệ trực tiếp với vấn đề tội phạm. Chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và an tồn hơn
trong những khu vực có cái nhìn bao quát và hệ thống chiếu sáng đầy đủ, nơi mà
chúng ta có cảm giác rằng được người khác nhìn thấy và nghe thấy. [3]
o Thiết kế mang tính chiều sâu là một công cụ quan trọng tăng cường
cảm giác sảng khoái của con người và làm khu vực không gian mở trở nên thân
thiện với người xung quanh. Một trong những biện pháp hiệu quả cho sự an toàn
của cộng đồng và ngăn ngừa tội phạm là tạo ra những khơng gian cơng cộng dễ
nhìn thấy và dễ quan sát. [3]
o Có 5 nguyên tắc để xây dựng cảm giác an toàn:
+ Đảm bảo sự giám sát tự nhiên và sự hiện diện của con người
+ Xây dựng các mặt tiền nhà trên các khu vực không gian mở.
+ Có được tầm nhìn ra khơng gian mở từ các cơng trình và giảm thiểu
những mặt tiền để trống.


15

+ Giảm thiểu các xung đột: giảm thiểu các xung đột về giao thông của
người đi bộ và người đi xe đạp với các phương tiên giao thông cơ giới.

+ Thiết kế một khu vực với sự tham gia chung của cộng đồng xung quanh:
khi mọi người nhìn vào một không gian công cộng như là một không gian của chính
họ, họ sẽ có trách nhiệm hơn về khơng gian đó. Những địa điểm được thiết kế nên
tạo nên cảm giác đồng sở hữu, cùng nhau bảo vệ và giữ gìn.
 Các khơng gian sinh hoạt cộng đồng này phải thuận tiện cho việc
tiếp cận của dân cư trong sinh sống tại đây.

Hình 1.4b: Phân bố đều giữa các mảng cây xanh trong chung cư The Emerald.
Nhằm tạo thuận lợi cho cư dân tiếp cận các không gian này.
Yêu cầu về giao thông liên hệ
o Tiếp cận đi bộ, an toàn và thuận tiện. Đi bộ là một là một trong
những hình thức di chuyển chính tại các khơng gian mở. Vì thế nhu cầu đối với
người đi bộ cần phải được xem xét cẩn thận và phải xem là ưu tiên trong những sự
bố trí cho sự phát triển nhằm tạo ra một mơi trường thân thiện, an tồn cho khách bộ
hành. Khi thiết kế môi trường cho khách bộ hành cần lưu ý các nguyên tắc sau (5C):


16



Kết nối (Connection): Các tuyến đường dành cho người đi bộ phải được

kết nối thành hệ thống, tránh bị cắt ngang bởi các phương tiện giao thông cơ giới
hay các chướng ngại vật cản đường, cản tầm nhìn.[3]


Thuận tiện (Convenience): Các tuyến đường dành cho người đi bộ phải

thuận tiện trong di chuyển. Trong trường hợp phải giao nhau với giao thơng cơ giới

thì phải lưu ý tổ chức cho người đi bộ đi qua dễ dàng, tránh trường hợp khách bộ
hành đợi lâu hơn 10 giây để băng qua đường. [3]


Thân thiện (Convivial): Những con đường cho khách bộ hành này có phải

cho người đi bộ cảm giác an toàn và ấm cúng, phải được chiếu sáng đầy đủ. [3]


Thoải mái (Comfortable): Chất lượng và bề rộng của con đường phải đem

lại cho khách bộ hành sự thoải mái. [3]


Thu hút sự chú ý (Conspicuousness): Một tuyến đường đi bộ cần dễ nhận

biết, các tín hiệu hướng dẫn phải được rõ ràng, dễ thấy. [3]
Ngoài ra, khi tổ chức các đường đi bộ cần lưu ý các yếu tố sau:

o


Người ta thích đi bộ dọc theo những khu vực mà họ cảm giác được nhìn

thấy bởi những người khác như: tài xế, cư dân và những khách bộ hành. [3]


Nếu phải xây dựng những con đường dành riêng cho người đi bộ thì

chúng cần được phải nối liền và phải được nhìn thấy từ các ngơi nhà và các tòa nhà

cao tầng. [3]


Bề mặt con đường sử dụng chung cần được thiết kế cẩn thận để tránh

được những sự va chạm trong khi di chuyển, và như vậy nó sẽ cho phép nhiều hoạt
động khác diễn ra. [3]


Đường đi bộ phải dẫn người ta đến được những nơi muốn đến, chứ khơng

phải theo cách thiết kế hình học được định sẵn. [3]


Khách bộ hành, những người đi xe đạp và các loại xe cộ khác cũng có thể

đi chung trên một con đường nếu như nó được thiết kế cho việc di chuyển ở tốc độ
chậm. [3]
 Tiếp theo khơng gian đó sẽ là nơi giao tiếp cơng cộng mang ý nghĩa
văn hóa. Là một khơng gian với những cảnh trí, đồ vật tạo ra sự hấp dẫn kích
thích con người muốn xích lại gần nhau.


17

u cầu về tượng đài, cơng trình kiến trúc và các vật dụng trang trí.
o

Tượng đài, tượng trang trí. Tượng đài doanh nhân và tượng trang trí nghệ


thuật là yếu tố không thể thiếu trong các không gian mở, đặc biệt là quảng trường.
Việc chọn lựa tượng và vị trí đặt tượng là vấn đề hết sức nhạy cảm và khó khăn.
Đối với các tượng danh nhân cần cân nhắc kĩ hướng nhìn của tượng. Đối với các
tượng trang trí nghệ thuật, vị trí đặt có thể dễ dàng hơn nhưng cần có chủ đề cho
từng khu vực riêng biệt.

Hình 1.4c: Tượng lực sĩ ném đĩa ở Vinhomes Central Park, TPHCM
o

Cơng trình kiến trúc. Khơng gian mở là khơng gian có tầm nhìn rộng, vì

thế cần tránh bị các vật dụng hay cơng trình kiến trúc cản tầm nhìn. Khi bố trí cơng
trình kiến trúc trong khơng gian mở cần lưu ý kĩ đến vị trí các cơng trình này. Hình
khối kiến trúc của các cơng trình này cũng nên nhẹ nhàng và thanh thoát phù hợp
với cảnh quan chung. Các cơng trình này cũng nên có tính cơ động để có thể lắp
ghép hay tháo dỡ khi khơng có nhu cầu sử dụng. Đối với nhà vệ sinh công cộng
trong các khơng gian mở, loại hình thích hợp nhất là làm ngầm để đảm bảo được
mỹ quan cho không gian công cộng. [3]


18

o

Vật dụng trang trí. Các khơng gian mở nói chung và khơng gian quảng

trường nói riêng là nơi tập trung nhiều yếu tố cấu thành: chỗ ngồi, hàng rào, chỗ
đứng trú, dừng chân, hộp điện thoại, cọc buột hay các biển quảng cáo …v.v. Những
vật dụng này do nhiều đối tượng khác nhau sở hữu và quản lý do đó thường khơng
có sự kết nối nào và chỉ được xem xét theo tính chất cơng việc riêng rẽ. Những “vật

dụng trang trí” này cần được sắp xếp, kết nối một cách đồng bộ để đảm bảo cảnh
quan chung cho cả khu vực và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động người dân. [3]

Hình 1.4d: Một khu vực ngồi nghỉ bố trí bàn ghế bằng đá ở Vinhomes Central Park,
TPHCM
- Kiến trúc sư Jan Gehl trong tác phẩm “Life between of buildings“, cho
rằng “Một đô thị là tập hợp các công trình kiến trúc nhưng cuộc sống thực sự trong
đơ thị khơng chỉ nằm trong các cơng trình mà nó cịn nằm ở giữa các cơng trình
kiến trúc ấy…“.
- Ơng khẳng định, khoảng khơng gian giữa các tịa nhà nếu được tổ chức
tốt, không những tạo ra vẻ sinh động cho mỗi khu đơ thị, mà cịn tạo ra chất lượng
sống tốt cho cư dân, làm tăng giá trị bất động sản của những khu ở đó.


×