Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.14 KB, 17 trang )

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.1. Ngân hàng thương mại :
1.1.1 Khái niệm
Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp 1941 đã định nghĩa : “ Ngân hàng
thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công
chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó
cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “
Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện tồn bộ họat động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các
mục tiêu kinh tế của Nhà nước ”.
1.1.2 Các lọai hình ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Phân lọai theo hình thức sở hữu
- Ngân hàng thương mại quốc doanh
- Ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngân hàng thương mại liên doanh
- Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngồi
- Ngân hàng thương mại nước ngồi
1.1.2.2 Căn cứ vào sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng
- Ngân hàng bán buôn
- Ngân hàng bán lẻ
- Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ
1.1.2.3 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
- Ngân hàng chuyên doanh
- Ngân hàng đa năng
1.2 Các dịch vụ ngân hàng :
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Nghiệp vụ ngân hàng
Nghiệp vụ ngân hàng là việc cụ thể hóa các họat động chủ yếu mà Luật các tổ
chức tín dụng cho phép ngân hàng thương mại có thể thực hiện.
Các nghiệp vụ ngân hàng gồm :


+ Các nghiệp vụ trong bảng tổng kết tài sản
+ Các nghiệp vụ ngồi bảng tổng kết tài sản
1.2.1.2 Dịch vụ ngân hàng
Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có một khái niệm nào được nêu cụ thể về dịch vụ
ngân hàng. Có không ít quan niệm cho rằng dịch vụ ngân hàng không thuộc phạm vi
kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một
trung gian tài chính ( huy động tiền gởi, cho vay…), chỉ những hoạt động ngân hàng
không thuộc nội dung trên mới gọi là dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, thu
hộ ủy thác, mua bán hộ, môi giới kinh doanh chứng khốn … Một số khác lại cho rằng
tất cả hoạt động của ngân hàng phục vụ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp
đều gọi là dịch vụ ngân hàng.
Ngay cả Hệ thống tài khoản kế tốn của ngân hàng hiện nay cũng đã có sự phân
biệt dịch vụ ngân hàng không có hoạt động từ tín dụng và các ngân hàng thương mại
khi công bố thông tin về tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập cũng đã bao hàm thu dịch
vụ không có thu nhập từ tín dụng. Đối với hoạt động huy động vốn và cho vay, các
ngân hàng thường tránh né sử dụng thuật ngữ “dịch vụ” mà thay vào đó là cụm từ “sản
phẩm”.
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành,
dịch vụ ngân hàng cũng không được định nghĩa và giải thích cụ thể. Tại khoản 1 và
khoản 7, điều 20 thì hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng bao hàm cả ba
nội dung: nhận tiền gởi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh tốn, nhưng đâu là kinh
doanh tiền tệ và đâu là dịch vụ ngân hàng thì vẫn chưa được phân định rõ ràng.
Như vậy, dịch vụ ngân hàng sẽ được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa
hẹp.
Theo nghĩa rộng, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng là tồn bộ hoạt động tiền tệ, tín
dụng, thanh tốn, ngoại hối…của hệ thống ngân hàng đối với khách hàng là doanh
nghiệp và cá nhân ( nhưng không bao gồm hoạt động tự làm cho mình của các tổ chức
tín dụng ). Quan niệm này được sử dụng để xem xét lĩnh vực dịch vụ ngân hàng trong
cơ cấu của nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Quan niệm này phù hợp với cách
phân ngành dịch vụ ngân hàng trong dịch vụ tài chính của WTO và của Hiệp định

thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng như của nhiều nước phát triển trên Thế giới.
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động ngồi chức
năng truyền thống của định chế tài chính trung gian ( huy động vốn và cho vay ). Quan
niệm này chỉ nên dùng trong phạm vi hẹp, khi xem xét hoạt động của một ngân hàng cụ
thể để xem các dịch vụ mới, phát triển như thế nào, cơ cấu ra sao trong hoạt động của
mình.
Khi nói lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế, các nước đều quan niệm
dịch vụ ngân hàng theo nghĩa rộng. Trong thực tế, một ngân hàng bán lẻ lớn thường có
trên 300 dịch vụ khác nhau cho khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp. Dịch vụ ngân
hàng ngày càng hiện đại và không có giới hạn khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xã
hội ngày càng văn minh và nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng.
Theo Tổ chức thương mại Thế Giới ( WTO ): một dịch vụ tài chính là bất kỳ
dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp.
Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm,
mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác ( ngoại trừ bảo hiểm). Như vậy dịch
vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành nên dịch vụ tài chính và cũng khó phân định rõ
đâu là dịch vụ ngân hàng và đâu là dịch vụ tài chính như :
- Nhận tiền gởi
- Tất cả các loại hình cho vay
- Cho thuê tài chính
- Dịch vụ thanh tốn và chuyển tiền
- Bảo lãnh và cam kết
- Buôn bán cho chính tài khoản của mình hoặc cho tài khoản của người tiêu dùng
hoặc là tại sở giao dịch, tại thị trường phi tập trung hoặc ở các nơi khác các sản phẩm
sau: các công cụ của thị trường tiền tệ, ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh, tỷ giá và các
công cụ lãi suất, các chứng khốn chuyển nhượng được, các công cụ mua bán được khác
và các tài sản chính
- Tham dự vào tất cả các vấn đề liên quan đến chứng khốn, bao gồm nhận bảo lãnh
và đầu tư như một đại lý và cung cấp các dịch vụ có liên quan
- Môi giới tiền tệ

- Quản lý tài sản
- Các dịch vụ thanh tốn đối với tài sản chính
- Các dịch vụ tư vấn và phụ trợ khác
- Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính và phần mềm
liên quan được cung cấp bởi các nhà cung ứng dịch vụ tài chính khác.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định khung ASEAN về dịch
vụ ( AFAS ) đã được ký kết cũng hiểu và phân loại dịch vụ tài chính ( trong đó có dịch
vụ ngân hàng ) tương tự như WTO.
Tóm lại, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận của dịch vụ tài chính và cần phải
được hiểu theo nghĩa rộng như Luận văn đã đề cập ở phần trên.
1.2.1.3 Phân biệt nghiệp vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng
Nghiệp vụ ngân hàng là các công việc chuyên môn mà cán bộ, công nhân viên
chức ngành ngân hàng phải thực hiện trong quá trình tác nghiệp. Dịch vụ ngân hàng là
các công việc ngân hàng phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của các cá
nhân, tổ chức và được thu phí.
1.2.2 Các loại dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng là một bộ phận của dịch vụ tài chính nên dịch vụ ngân hàng
rất đa dạng. Với nhu cầu ngày càng cao của xã hội, dịch vụ ngân hàng ngày càng phát
triển kể cả về mặt lượng và chất, nên không thể thống kê hết tồn bộ các dịch vụ ngân
hàng. Mặt khác việc áp dụng từng loại dịch vụ ngân hàng còn tuỳ thuộc vào năng lực,
quy mô… của từng ngân hàng khác nhau và tập quán, thói quen, cách sống, thu nhập
của người dân nhưng cơ bản dịch vụ ngân hàng bao gồm những loại dịch vụ như huy
động tiền gởi, cấp tín dụng, dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ và các dịch vụ khác.
1.2.2.1 Dịch vụ truyền thống của ngân hàng
a/- Thực hiện trao đổi ngoại tệ. Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân
hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ - một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán
một loại tiền này, chẳng hạn USD lấy một loại tiền khác, chẳng hạn Euro hay Pesos và
hưởng phí dịch vụ. Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối với khách du lịch vì họ sẽ cảm
thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành
phố họ đến. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các

ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao,
đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.
b/- Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại. Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân
hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa
phương những người bán các khoản nợ ( khoản phải thu ) của khách hàng cho ngân
hàng để lấy tiền mặt. Đó là bược chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay
trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua vật tư, hàng hóa dự trữ hoặc
mua sắm thiết bị sản xuất và xây dựng văn phòng .
c/- Nhận tiền gửi. Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng
đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn
quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng – một quỹ sinh lợi được gửi
tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được
hưởng mức lãi suất tương đối cao. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chẳng
hạn các ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản tiết kiệm
nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay
gấp ba lãi suất tiết kiệm.
d/- Bảo quản vật có giá trị: Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực
hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một
điều hấp hẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng ( ghi nhận
về các tài sản đang được lưu giữ ) có thể được lưu hành như tiền – đó là hình thức đầu
tiên của séc và thẻ tín dụng. Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá trị cho khách
hàng thường do phòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện.
e/- Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. Trong thời kỳ Trung Cổ và vào những
năm đầu cách mạng Công nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn
của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ Âu – Mỹ. Thông
thường, ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải mua trái phiếu
Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động
được. Các ngân hàng đã cam kết cho Chính phủ Mỹ vay trong thời kỳ chiến tranh.
Ngân hàng Bank of North America được Quốc hội cho phép thành lập năm 1781, ngân
hàng này được thành lập để tài trợ cho cuộc đấu tranh xóa bỏ sự đô hộ của nước Anh và

đưa Mỹ trở thành quốc gia có chủ quyền. Cũng như vậy, trong thời kỳ nội chiến, Quốc
hội đã lập ra một hệ thống ngân hàng liên bang mới, chấp nhận các ngân hàng quốc gia
ở mọi tiểu bang miễn là các ngân hàng này phải lập Quỹ phục vụ chiến tranh.
f/- Cung cấp các tài khoản giao dịch. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và
Châu Mỹ đã đánh dấu sự ra đời những hoạt động và dịch vụ ngân hàng mới. Một dịch
vụ mới, quan trong nhất được phát triển trong thời kỳ này là tài khoản tiền gửi giao dịch
( demand deposit ) – một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh tốn
cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khỏan tiền gửi mới này được
xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó
cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh tốn, làm cho các giao dịch kinh doanh trở
nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an tồn hơn.
g/- Cung cấp dịch vụ ủy thác. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc
quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại.
Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô họ quản lý. Chức
năng quản lý tài sản này được gọi là dịch vụ ủy thác ( trust service ). Hầu hết các ngân
hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình;
và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp.
Thông qua phòng Ủy thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm các khoản tiền để
cho con đi học. Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khoản tiền đó cho đến khi khách hàng
cần. Thậm chí phổ biến hơn, các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong di
chúc quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các
tài sản có giá, đầu tư có hiệu quả, và đảm bảo cho người thừa kế hợp pháp việc nhận
được khoản thừa kế. Trong phòng ủy thác thương mại, ngân hàng quản lý danh mục
đầu tư chứng khốn và kế hoạch tiền lương cho các công ty kinh doanh. Ngân hàng đóng
vai trò như những người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái
phiếu. Điều này đòi hỏi phòng ủy thác trả lãi hoặc cổ tức cho chứng khốn của công ty,
thu hồi các chứng khốn khi đến hạn bằng cách thanh tốn tồn bộ cho người nắm giữ
chứng khốn.
1.2.2.2 Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây
a/- Cho vay tiêu dùng. Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay

đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung
có quy mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng trở nên có
mức sinh lời thấp. Đầu thế kỷ này, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi
của khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn. Và rồi sự cạnh tranh

×