Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính sinh học hợp chất từ lá loài Cáp Đồng văn (Capparis dongvanensis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

SANGKHY KEOSAVANH

PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ
HOẠT TÍNH SINH HỌC HỢP CHẤT TỪ LÁ LOÀI CÁP
ĐỒNG VĂN (CAPPARIS DONGVANENSIS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

SANGKHY KEOSAVANH

PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ
HOẠT TÍNH SINH HỌC HỢP CHẤT TỪ LÁ LỒI CÁP
ĐỒNG VĂN (CAPPARIS DONGVANENSIS)
Ngành: Hóa hữu cơ
Mã ngành: 8440114

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN KHANG

THÁI NGUYÊN- 2020



LỜI CAM ĐOAN

Trải qua quá trình nghiên cứu các tài liệu cộng với nỗ lực của bản thân
trong suất quá trình tiến hành thực nghiệm, cơng trình nghiên cứu của tơi đến
nay đã hồn thành. Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Học viên

Sangkhy KEOSAVANH

i


LỜI CÁM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc của mình
tới PGS. TS. Phạm Văn Khang - Người thầy đã tin tưởng giao đề tài, tận tình
hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới
các thầy cô giáo và các học viên cao học K26 trong phòng thí nghiệm Hóa hữu
cơ đã tạo mơi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi giúp đỡ tơi hồn thành các
kế hoạch nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên nghiên cứu đề tài khoa học
hợp chất thiên nhiên đã cùng cộng tác với tôi trong trong việc tiến hành các thí
nghiệm thuộc đề tài luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban lãnh đạo
khoa Hóa học và phịng Đào tạo (bộ phận sau đại học) - Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Học viên

Sangkhy KEOSAVANH

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN.......................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN.................................................................................. 3
1.1. Khái quát về loài Cáp Đồng văn................................................................... 3
1.1.1. Tên khoa học ............................................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật học ............................................................................... 3
1.1.3. Phân bố ...................................................................................................... 5
1.1.4. Một số công dùng của lồi Cáp Đồng văn ................................................ 5
1.2. Tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của các lồi chi Capparis ............ 5
1.2.1. Hoạt tính sinh học chống oxi hóa .............................................................. 5
1.2.2. Hoạt tính ức chế tế bào ung thư................................................................. 8
1.2.3. Hoạt tính sinh học kháng viêm ................................................................ 10
1.2.4. Hoạt tính sinh học điều trị và chống khô miệng...................................... 13
1.2.5. Hoạt tính sinh học chống nhiễm trùng và nhiễm ký sinh ........................ 14

1.3. Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học của các loài trong chi Capparis .... 16
1.3.1. Acid béo (Fatty acids).............................................................................. 16
1.3.2. Glucosinolates và Isothiocyanates ........................................................... 18
1.3.3. Proteins và Amino acids .......................................................................... 22
1.3.4. Dầu bay hơi (Volatile Oils) ..................................................................... 23
1.3.5. Vitamins ................................................................................................... 25
1.3.6. Alkaloid ................................................................................................... 28

iii


1.3.7. Flavonoid ................................................................................................. 31
1.3.8. Sterols ...................................................................................................... 34
1.3.9. Các hợp chất khác................................................................................... 37
Chương 2: THỰC NHIỆM ............................................................................. 39
2.1. Hóa chất và thiết bị phân lập ...................................................................... 39
2.1.1. Hóa chất ................................................................................................... 39
2.1.2. Hóa chất và tế bào dùng để thử hoạt tính sinh học.................................. 39
2.1.3. Thiết bị ..................................................................................................... 40
2.2. Phương pháp sử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các chất
phân lập được..................................................................................................... 41
2.2.1. Mẫu nghiên cứu và xử lý mẫu thực vật ................................................... 41
2.2.2. Sơ đồ chiết xuất ....................................................................................... 41
2.2.3. Xác định cấu trúc các chất. ...................................................................... 41
2.3. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư. ................................... 42
2.3.1. Vật liệu và hóa chất ................................................................................. 42
2.3.2. Phương pháp nuôi cấy tế bào trong ống nghiệm. .................................... 42
2.3.3. Phương pháp xác định tính độc tế bào ung thư (cytotoxic assay). .......... 42
2.4. Phân lập, tinh chế các hợp chất 1, 2 ........................................................... 44
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................... 47

3.1. Kết quả phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất .................................. 47
3.1.1. Phân tích cấu trúc hợp chất 1................................................................... 47
3.1.2. Phân tích cấu trúc hợp chất 2................................................................... 52
3.2. Kết quả nghiên cứu hoạt tính độc tế bào trên dòng tế bào ung thư HeLa
(cổ tử cung) và A549 (tế bào ung thư gan) ........................................................ 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 59
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
SEM

: Scanning electron microscope
: Kính hiển vi điện tử quét

UV

: Ultraviolet
: Tia tử ngoại

DPPH

: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl, hay 1,1-diphenyl-2picrylhydrazyl

ABTS

: 2,2'-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid


FRAP

: Ferric reducing ability of plasma
: Khả năng khử sắt của huyết tương

SGOT

: Serum glutamic oxaloacetic transaminase
: Glutamic oxaloacetic transaminase trong huyết thanh

SGPT

: Serum glutamic pyruvate transaminase
: Glutamic pyruvate transaminase trong huyết thanh

ALP

: Alkaline phosphatase

TB

: Total bilirubin
: Tổng cộng sắc tố màu da cam

MTT

: 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide

SGC-7901


: Stomach (Gastric) Cancer-7901
: Ung thư dạ dạy

HepG-2 cell

: Hepatoma G2 cell
: Tế bào ung thư tế bào gan G2

HT29 cell

: Colon cancer cell line
: Tế bào ung thư rượt giả

MCF-7

: Michigan Cancer Foundation-7
: Tổ chức Ung thư Michigan-7

HSV-2

: Herpes simplex virus-2
: Bệnh Herpes mụn rộp

v


TLC 254F

: Thin Layer Chlomotographic

: Sắc ký lớp mỏng 254F

FBS

: Foetal bovine serum

TCA

: Tricloroacetic acid

sRB

: Sulforhodamine B

LC-MS

: Liquid Chromatograph-Mass Spectrometer
: Sắc ký lỏng hiệu năng cao-Khối phổ kế

KHCN

: Khoa học công nghệ

OD

: Optical Density
: Mật độ quang

DMEM


: Dulbecco's Modified Eagle Medium
: Môi trường DMEM

HEPES

: 4-(2-hydroxyethyl)-1-piperazineethanesulfonic acid

TBUT

: Tear Breakup Time

13

: 13C-Nucler Magnetic Resonance

C-NMR

: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C
1

H-NMR

: 1H-Nucler Magnetic Resonance
: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H

HMBC

: Heternuclear multiple - Bond Corelation
: Phổ tương quan hai chiều H-C


HSQC

: Heternuclear Spectroscopy- Quantum Coherence
: Phổ tương tác C-H

MS

: Mass spectrometry
: Phổ khối lượng

NOESY

: Nuclear Overhauser effect Spectroscopy
: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hoạt tính sinh học chống oxi hóa của chi Capparis ........................... 6
Bảng 1.2. Hoạt tính sinh học ức chế tế bào ung thư ở chi Capparis................... 8
Bảng 1.3. Hoạt tính sinh học kháng viêm ở chi Capparis ................................ 12
Bảng 1.4. Hoạt tính sinh học điều trị và chống khơ miệng ............................... 14
Bảng 1.5. Hoạt tính sinh học chống nhiễm trùng và nhiễm ký sinh ................. 15
Bảng 1.6. Một số phần hóa học của nhóm Fatty acids từ các loại chi Capparis..... 17
Bảng 1.7. Một số phần hóa học của nhóm Glucosinolates và
Isothiocyanates từ các loại chi Capparis ......................................... 20
Bảng 1.8. Một số phần hóa học của nhóm Proteins từ các loại chi Capparis... 22
Bảng 1.9. Một số phần hóa học của nhóm dầu bay hơi (Volatile Oils) từ các

loại chi Capparis.............................................................................. 24
Bảng 1.10. Một số phần hóa học của nhóm Vitamin từ các loại chi Capparis ...... 27
Bảng 1.11. Một số phần hóa học của nhóm Alkaloids từ các loại chi Capparis.... 30
Bảng 1.12. Một số phần hóa học của nhóm Flavonoid từ các loại chi Capparis ... 33
Bảng 1.13. Một số phần hóa học của nhóm Steroid từ các loại chi Capparis .. 35
Bảng 1.14. Một số phần hóa học của nhóm các hợp chất khác từ các loại
chi Capparis..................................................................................... 37
Bảng 2.1. Các hóa chất được sử dụng trong qua trình phân lập các chất ......... 39
Bảng 2.2. Hóa chất và tế bào dùng để thử hoạt tính sinh học ........................... 39
Bảng 2.3. Các thiết bị sử dùng........................................................................... 40
Bảng 3.1. Độ chuyển dịch hóa học 1H, 13C-NMR của 1 ................................... 48
Bảng 3.2. Tác động gây độc tế bào ung thư của 1 ............................................ 57

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh của lồi Capparis dongvanensis .......................................... 3
Hình 1.2. Hình vẽ mơ tả lồi Cáp Đồng văn ....................................................... 4
Hình1.3. Quả, lá của Capparis spinosa. .............................................................. 6
Hình 1.4. Vỏ cây và vỏ rễ cây Capparis spinosa trunk .................................... 11
Hình 1.5. Hình ảnh cây Capparis jamaicensis .................................................. 13
Hình1.6. Rễ và vỏ cây Capparis spinosa .......................................................... 14
Hình 1.7. Quả Capparis sola ............................................................................. 16
Hình 1.8. Cấu trúc hóa học trong nhóm Fatty acids .......................................... 18
Hình 1.9. quả cây Capparis drypetes sp. ........................................................... 19
Hình 1.10. Cấu trúc hóa học trong nhóm Glucosinolates and Isothiocyanates ....... 21
Hình 1.11. Cấu trúc hóa học trong nhóm Proteins ............................................ 23
Hình 1.12. Chồi cây ngâm ................................................................................ 23
Hình 1.13. Cấu trúc hóa học trong nhóm Volatile Oils..................................... 25

Hình 1.14. Hoa và quả cây Capparis decidua ................................................... 26
Hình 1.15. Cấu trúc hóa học trong nhóm Vitamin ............................................ 28
Hình 1.16. Vỏ và rễ cây Capparis spinosa .......................................................... 29
Hình 1.17. Cấu trúc hóa học trong nhóm Alkaloids .......................................... 31
Hình 1.18. Hoa cây Capparis spinosa . ............................................................. 32
Hình 1.19. Quả cây Capparis spinosa ............................................................... 32
Hình 1.20. Cấu trúc hóa học trong nhóm Flavonoid ......................................... 34
Hình 1.21. Cấu trúc hóa học trong nhóm Steroid .............................................. 36
Hình 1.22. Cấu trúc hóa học trong nhóm các hợp chất khác ............................ 38
Hình 2.1. Sơ đồ chiết xuất ................................................................................. 41
Hình 2.2. Sơ đồ phân lập chất 1, 2 từ cao chiết Ethyl acetate ........................... 45
Hình 3.1. Phổ 1H-NMR của chất 1 .................................................................... 47
Hình 3.2. Phổ 13C-NMR của chất 1 ................................................................... 49

viii


Hình 3.3. Phổ HSQC của chất 1 ........................................................................ 50
Hình 3.4. Sự tương quan giữa HC của chất 1 (HMBC) ................................ 50
Hình 3.5. Phổ NOESY của chất 1 ..................................................................... 51
Hình 3.6. Phổ MS của chất 1 ............................................................................. 52
Hình 3.7. Cơng thức cấu tạo của chất 1 ............................................................. 52
Hình 3.8. Phổ 1H-NMR của chất 2 .................................................................... 53
Hình 3.9. Phổ 13C-NMR của chất 2 ................................................................... 54
Hình 3.10. Sự tương quan giữa HC của chất 2 (HMBC)............................... 55
Hình 3.11. Phổ MS của chất 2 ........................................................................... 56
Hình 3.12. Cơng thức cấu tạo của 2 .................................................................. 56

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hóa học các hợp chất thiên nhiên nói chung và các hợp chất có hoạt tính
sinh học nói riêng là một trong những lĩnh vực nghiên cứu đã và đang được nhiều
nhà khoa học quan tâm. Từ xa xưa con người đã khám phá sức mạnh của thiên
nhiên và biết sử dụng nhiều loại thực vật nhằm mục đích chữa bệnh, đồng thời
tránh được một số tác nhân có hại cho sức khỏe con người. Do vậy, việc nghiên
cứu các chất mang hoạt tính sinh học cao có trong các lồi cây, cỏ có tác dụng
thiết thực trong đời sống hàng ngày là vấn đề quan tâm của toàn xã hội và được
đặt lên hàng đầu.
Như đã biết, động, thực vật là nguồn tài nguyên phong phú và là nguồn
cung cấp các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học vơ cùng quý giá. Việc
khai thác và sử dụng các loài thực động, thực vật để làm thuốc và hỗ trợ chữa
bệnh đã được thực hiện từ lâu. Hiện nay, xu hướng nghiên cứu tìm kiếm các hợp
chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao từ các lồi động, thực vật làm dược
phẩm chữa bệnh ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học. Từ
thực tế nhận thấy các hợp chất thiên nhiên thường có hoạt tính mạnh, độ ổn định
cao và có độc tính thấp so với các hợp chất nguồn gốc tổng hợp.
Loài Cáp Đồng văn là loài mới được phát hiện và phân loại, thuộc họ Màng
Màng. Các loài thuộc chi Cáp đã được sử dụng từ lâu để chữa một số bênh như:
viêm nhiễm, đau lưng... Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết
cao tổng số và hợp chất hóa học được phân lập từ lồi thực vật này có khả năng
ức chế nhiều dòng tế bào ung thư và bảo vệ tế bào não dưới các tác động gây tổn
thương của glutamat, hyperglycemia, beta-amyloid nhằm định hướng chữa bệnh
Alzheimer và Parkinson.
Ở Việt Nam, lồi Cáp Đồng văn được nhóm nghiên cứu của PGS.TS Sỹ
Danh Thường Phó trưởng phịng khảo thí và quản lý chất lượng trường Đại học
sư phạm - Đại học Thái Nguyên định danh và công bố tên khoa học năm 2017.


1


Hiện nay, loài thực vật này được phát hiện tại Hà Giang và Lào Cai. Đến nay
chưa có nhiều cơng bố về thành phần hóa học của lồi thực vật này. Dó đó chúng
tơi đề xuất đề tài: Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính sinh học
hợp chất từ lá loài Cáp Đồng văn (Capparis dongvanensis).
Đề tài này khi hồn thành sẽ cung cấp các thơng tin khoa học giá trị làm
cơ sở khoa học quan trọng để sử dụng loài thực vật này làm thuốc chữa bệnh và
sàng lọc các hợp chất có hoạt tính tốt để tiến hành nghiên cứu tiếp theo. Đồng
thời góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực cho vùng núi phía Bắc và cả nước.
2. Mục tiêu của đề tài
1. Phân lập 2 hợp chất từ cao chiết ethyl acetate.
2. Xác định cấu trúc 2 hợp chất phân lập được.
3. Đánh giá hoạt tính ức chế tế bào ung thư của hợp chất.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về loài Cáp Đồng văn
1.1.1. Tên khoa học
- Tên khoa học: Capparis dongvanensis. Họ: Capparaceae. Chi: capparis
- Tên Việt Nam: Cáp Đồng văn. Họ: Màng Màng. Chi: Cáp
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
Cáp Đồng văn (Capparis dongvanensis Sy.) được coi như một loài mới và
được phát hiện từ huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang của Việt Nam. Chúng nó có
hình thái lồi tương tự Capparis lanceolaris và Capparis fengii, chỉ khác về số
lượng bông hoa trên cuống hoa, chiều dài gân lá, cuống lá, đỉnh của lá, kiểu phát

hoa, màu sắc của cánh hoa, bầu nhị có hình trụ , hình dạng quả và số lượng hạt
trong mỗi quả. Các đặc điểm của hình thái, sinh thái mơi trường và tình trạng
bảo tồn được ra cùng với các ảnh SEM của phấn hoa và hạt của Cáp Đồng văn
được mơ tả ở hình 1.1 và 1.2. [69]
Ảnh tổng quan

Nụ

Thân cây trưởng
thành

lá đài (mặt
sau).

Thân có gai.

Căp cánh hoa
thấp

Cành chứa hoa
Nhị hoa
Cành chứa quả.
Cặp cánh hoa trên

SEM của hạt giống.

Noãn
SEM của bề
mặt vỏ hạt


SEM của bề mặt
phấn hoa.

Mặt cắt ngang
của lá

SEM của hạt phấn
hoa.

Hình 1.1. Hình ảnh của loài Cáp Đồng văn

3


A: Cành chứa hoa.
B: Thân có gai.
C: Phần đỉnh của lá.
D: Gốc lá.
E: Các lá đài.
F: Cặp cánh hoa thấp
G: Cặp cánh hoa trên.
H: Nỗn.
I: Cành quả.
J: Nhánh với quả.

Hình 1.2. Hình vẽ mơ tả lồi Cáp Đồng văn
Lồi Cáp Đồng văn (Capparis dongvanensis) có dạng sống là bụi lớn
gần 10 m, thân leo hoặc trườn trên đất. Thân và cành có rãnh và gai nhỏ
hướng xuống dưới đầu nhọn dài 1-2 mm, lá có hình giọt nước hay hình giáo
mác có kích thước 9-16,5 x 3-4,5 cm và có 2 màu như màu xanh đậm khi

tươi và chuyền màu và khi gần rụng lá, mũi nhọn của lá dài 7-10 mm, Cuống
lá dài 5-8 mm.
Hoa thường mọc thành chùm, thành cụm, một chùm gồm có 4 - 7 hoa, mọc
ở nách lá hoặc ở đỉnh của cành. Nụ hoa ban đầu có màu xanh khi ban đầu nở ra
có màu tím nhạt và nở ra xong sẽ có màu trắng. Hoa của Cáp Đồng Văn bắt đầu
mọc lên từ tháng 2 - tháng 3 và tháng 10 - tháng 11.
Quả của Cáp Đồng văn có hình cầu, mỗi quả gồm có 2 - 6 hạt, hạt có hình
bầu dục. Quả mọc bắt đầu tháng 6 - tháng 1(năm sau).[69]

4


1.1.3. Phân bố
PGS.TS. Sỹ Danh Thường và các cộng sự đã tìm kiếm và phát hiện lồi
Cáp Đồng văn (Capparis dongvanensis) mới ở vùng cao núi đá Đồng Văn tỉnh
Hà Giang của Việt Nam. Lồi này được cơng bố vào năm 2017.[69]
1.1.4. Một số cơng dụng của lồi Cáp Đồng văn
Loài Cáp Đồng văn là một cây thuộc họ Màng Màng và chi Cáp. Ngày
xưa các loài thuộc chi Cáp đã được sử dụng chữa bệnh đau lưng, viêm nhiễm.
Hiện nay bước đầu đã chứng minh dịch chiết cao tổng hợp và hợp chất hóa học
được phân lập từ các lồi thực vật thuộc chi Cáp này có khả năng ức chế tế bào
ung thư, chống oxi hóa, chống viêm, nhiễm trùng và kháng vi sinh vật [32-60].
1.2. Tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của các lồi chi Capparis
1.2.1. Hoạt tính sinh học chống oxi hóa
Q trình oxi hóa là q trình liên quan trực tiếp đến phản ứng hóa học,
sự chấp nhận electron bởi các hợp chất có electron được gọi là các tác nhân oxi
hóa hoặc gốc tự do. Các hợp chất mới này ở trạng thái oxi hóa - khử thấp hơn
hoặc nhiều hơn tình trạng oxi hóa so với các hợp chất trước khi nhận electron xảy
ra. Tuy nhiên các electron đặc biệt này khơng ổn định ở vị trí của các hợp chất, do
các hợp chất oxi hóa này thì mới tìm ra các hợp chất khác để tặng hoặc loại bỏ các

electron của nó. Do đó, các hợp chất mới này thì mới tìm được nhiều hợp chất hơn
để tự giảm bớt các electron của chúng và quá trình này trở thành một loại q trình
phản hồi tích cực theo hướng oxy hóa hợp chất lớn hơn.
Kết luận sự oxi hóa có quan trọng của chất chống oxi hóa để duy trì sức
khỏe và chữa trị căn bệnh, thỉnh thoảng sự oxi hóa đã sử dùng trong y học và bác
sĩ thơng thái sẽ dùng nó để đạt được mục đích của mình. Một số ví dụ về các
nghiên cứu về khả năng chống oxi hóa của Capparis như bảng dưới đây.

5


Hình1.3. Quả, lá của Capparis spinosa
Bảng 1.1. Hoạt tính sinh học chống oxi hóa của chi Capparis
Tên cây

Phần của
thực vật

Capparis
aphylla

Cao chiết
methanol
từ thân
cây.

Capparis
decidua

Bột trong

trái cây

Hoạt tính sinh học
Giảm độ số lượng đường
glutathione,
superoxide
dismutase, catalase và
glutathione
peroxidase
trong gan, tim, thận của con
chuột bị tiểu đường.
Giảm số lượng chất béo
peroxidation sinh ra từ
alloxan trong hồng cầu, gan,
tim của con chuột. Tăng
hoạt động catalase trong
hồng cầu, gan, thận và tim
giúp chống H2O2

6

Tác giả và
năm

Tài liệu
tham khảo

Dangi và
Mishra
(2011a)


[22]

Yadav
(1997)

[81]


Tên cây

Phần của
thực vật

Hoạt tính sinh học

Tác giả và
năm

Tài liệu
tham khảo

Hoạt động chống oxi hóa
Capparis
spinosa

Nụ

trong ống nghiệm, giảm da


Bonina

ban đỏ sau tia UV ở tình

(2002)

[14]

nguyện.
Hoạt động chống oxi hóa
Capparis
spinosa

Cao chiết

mạnh trong ống nghiệm

MeOH của bằng vitamin C / Fe2+ -chất
nụ

béo peroxidn mực độ trung

Germano
(2002)

[28]

bình của gan chuột.
Chiết xuất phân đoạn từ bột
Capparis

spinosa

thô của quả bằng DPPH, Et
Quả

acetate > nước > n-butanol

Yu (2011)

[86]

Yang (2010)

[84]

Cao (2010)

[18]

> chloroform > petroleum
ether
Quả, dung

Capparis
spinosa

dich và
cao chiết
ethyl


Chống oxi hóa, thả ra DPPH
trong ống nhiệm.

acetate
Capparis
spinosa

Quả, cao

Giảm sự căng thẳng oxi hóa

chiết

nguyên bào sợi da trong ống

ethanolic

nghiệm
Tác động của chất chống

Capparis
spinosa

oxi hóa làm biến thiên từ


trans khác nhau - Himalaya
sites bằng ABTS, DPPH và
FRAP


7

Bhoyar
(2011)

[12]


Tên cây
Capparis
spinosa

Phần của
thực vật

Hoạt tính sinh học
Trong con chuột bạch tạng,

Thân cây

giảm tổn thương gan, giảm
SGOT, SGPT, ALP, TB.

Tác giả và
năm
Satyanaraya
na (2010)

Tài liệu
tham khảo

[62]

1.2.2. Hoạt tính ức chế tế bào ung thư
Ung thư có nghĩa là nhóm căn bệnh biểu thị đặc trưng bởi sự phát triển
của tế bào bất thường từ “neoplastic clone”, trong trường hợp ung thư rắn có thể
sờ mó được và mơ tả sự phát triển và bướu. Trong trường hợp ung thư huyết học
là nhóm tế bào lưu thơng đã tìm thấy xem xét huyết bằng kính hiển vi. Căn bệnh
học ung thư xuất hiện đa dạng và đa yếu tố nhưng có thể sự tiếp xúc với hóa chất
gây ung thư hoặc sự phát xạ, xuất phát từ cảm xúc hoặc tâm lý. Như đã thảo luận
trong trường hợp sự viêm mãn tính lâu dài có thể liên quan đến sự căng thẳng
oxi hóa và các yếu tố gây bệnh khác.
Dưới đây là một số nghiên cứu chứng minh khả năng ức chế tế bào ung
thư của chi Capparis:
Bảng 1.2. Hoạt tính sinh học ức chế tế bào ung thư ở chi Capparis
Tên cây

Phần của
thực vật

Hoạt tính sinh học

Tác giả và
năm

Tài liệu
tham
khảo

Trong ống nghiệm thấy
rằng nó có thể chống ung

thư dạ dày, buồng trứng

Capparis
sikkimensis

Rễ

và mũi hỏng. Có thể làm Wu (2003)

[79]

thuốc gây độc tế bào và

var.

thuốc kháng dòng tế bào
khối u của con người.
Capparis
spinosa

Tinh dầu

Sự thí nghiệm bằng MTT,
giảm tế bào ung thư gây ra.

8

Ji (2008a)

[32]



Tên cây

Phần của
thực vật

Hoạt tính sinh học

Tác giả và
năm

Tài liệu
tham
khảo

Trong quá trình SGC7901 làm chết rụng các tế
Capparis
spinosa

Quả, tổng bào ung thư dạ dày của
cộng tinh con người liên quan đến
dầu hạt

sự tăng lên của Ca và

Wang
(2008)

[77]


giảm màng tiềm năng
của ti thế.
Điều

chỉnh

sự

tạo

melanin trong tế bào khối
Capparis
spinosa

Chiết

u ác tính của con chuột Matsuyama

xuất từ lá B16, không gây độc tế

(2009)

[48]

bào và kích thích biểu
hiện tyrosinase.
Ức chế sự gia tăng của
Capparis
spinosa


Cao chiết

SKOV-3,

n-BuOH

HepG-2, SGC-7901 của

của quả

dòng tế bào ung thư

Canpan-2,

Yang
(2009)

[83]

trong ống nghiệm.
Giảm sự phát tán và tăng
Capparis

Tinh dầu

spinosa

hạt


cơ chế gây chết tế bào
theo chương trình của tế
bào ung thư dạ dạy của

Ling
(2010b)

[45]

con người.
Capparis
spinosa

Hạt

Ức chế sự phát tán của Lam và Ng
các độc tế bào HepG-2, tế

9

(2009)

[42]


Tên cây

Phần của
thực vật


Hoạt tính sinh học

Tác giả và
năm

Tài liệu
tham
khảo

bào ung thư ruột HT29 và
tế ung thư vú MCF-7.
1.2.3. Hoạt tính sinh học kháng viêm
Viêm là căn bệnh nền tảng liên quan đến hầu hết tất cả các bệnh và rối
loạn trong cơ thể. Hiện nay các bác sĩ và nhà khoa học đã thảo luận về vấn đề
này. Việc ứng dụng Capparis điều trị viêm có nhiều cách khác nhau.
Các động vật bậc cao có phản ứng lại với tình trạng viêm đối với tác nhân
gây sự căng thẳng như vậy theo sự bảo vệ của hệ thống bảo vệ, trong đó bao gồm
cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng.
- Miễn dịch bẩm sinh là cơ bản của hai loại miễn dịch, liên quan đến hệ
thống bổ sung ở động vật và nó là cơ sở của phản ứng miễn dịch đối với các tác
nhân gây sự căng thẳng của thực vật.
- Miễn dịch thích ứng là mạng lưới nhận thức động vật phức tạp hơn, xác
định các yếu tố gây sự căng thẳng từ sinh vật khác với cơ thể và sử dụng loại tế
bào bạch cầu di động được gọi là tế bào lympho theo cách tương đồng với cách
thức thần kinh hệ thống và não sử dụng tế bào thần kinh, nhận biết kẻ tấn công
và gắn kết các phản ứng miễn dịch để tiêu diệt những nguy hiểm xâm nhập như
vậy vào trong quá trình viêm.

10



Hình 1.4. Vỏ cây và vỏ rễ cây Capparis spinosa trunk

11


Bảng 1.3. Hoạt tính sinh học kháng viêm ở chi Capparis
Tên cây

Phần của
thực vật

Hoạt tính sinh học

Tác giả và
năm

Tài liệu
tham khảo

Capparis
decidua

Cao chiết
EtOH

Chống sự viêm
trong con chuột trên
phịng thí nghiệm.


Ageel
(1986)

[3]

Chống giun sán,
chống viêm gan,
điều trị và chống tiểu
đường và giảm chất
béo trong huyết

Garg
(2011)

[27]

Capparis
decidua

Capparis
heyneana

Capparis
spinosa

Capparis
spinosa

Capparis
spinosa


Capparis
zeylanica

Thân cây tươi,
sấy khơ làm
thành
bột
hoặc làm cách
khác có khả
năng hóa tan
được.
Cao triết
Ethanolic

Chống sự viêm và
Wang
giảm đau
(2009)
Khơng thể tăng
lượng của các cơ
quan miễn dịch và
Cao chiết
hoạt động thực bào Bao (2010)
alcohol 80%
của đại thực bào
(cũng như polycose
bí ngơ)
Giảm chất cylene
gây ra phù nề trong

Cao chiết
Zhang
tai chuột và giảm
nước
(2011)
acetic acid gây ra
tấm nóng (giảm đau)
Ức chế đáng kể co
thắt phế quản do
Nụ, cao chiết kháng nguyên ở
Trombetta
etanolic khô chuột lang và ức chế
(2005)
lạng
ban đỏ da do
histamine gây ra ở
người tình nguyện
Chống loét dạ dạy
do
ethanol

Lá, cao chiết
indome thacin >80% Sini (2011)
methanol
và giảm khối lượng
loét trong dạ dày do
12

[78]


[11]

[87]

[73]

[67]


Tên cây

Phần của
thực vật

Hoạt tính sinh học

Tác giả và
năm

Tài liệu
tham khảo

acid.
1.2.4. Hoạt tính sinh học điều trị và chống khơ miệng
Do sự khô hạn của sa mạc dẫn đến con người sống trong khu vực đó bị
khơ miệng, Capparis trở thành một nguồn nguyên liệu yêu thích của nhà khoa
học và được nghiên cứu rộng rãi để sản xuất thuốc điều trị bệnh khơ miệng, đặc
biệt khơ vịm miệng. một số nước súc miệng, kem đánh răng, đồ uống và các mặt
hàng tương tự được hình thành và phát triển. Cơng việc này được phản ánh trong
bảng 1.4 và hình 1.5, mở ra một thị trường hấp dẫn cho các sản phẩm chăm sóc

vịm miệng và chăm sóc răng từ Capparis.

Hình 1.5. Hình ảnh cây Capparis jamaicensis

13


Bảng 1.4. Hoạt tính sinh học điều trị và chống khơ miệng
Tên cây

Capparis
masaikai
Levl.

Bộ Phận
cây

Hoạt tính sinh học

Hạt

Tăng độ ẩm trong khoang
miệng và tình trạng trong
miệng của 21 tình nguyện
viên kiểm soát riêng.
Giảm nhiệt và chất độc, tăng
sự sản xuất chất lỏng trong
cơ thể, giảm sự khát nước.

Tác giả

và năm

Tài liệu
tham
khảo

Kitada
(2009)

[36]

Yang
(2009)

[82]

1.2.5. Hoạt tính sinh học chống nhiễm trùng và nhiễm ký sinh
Những hiệu ứng này xảy ra một từ sự đa dạng của hợp chất trong Capparis
nhưng người ta chú ý đặc biệt là alkaloids của Capparis, thông thường những
hợp chất này có tính độc lớn khi hỗn hợp. Mặc dù các alkaloids có ở tất cả các
bộ phận của cây nhưng nổi bật nhất trong rễ.
Những phát hiện ban đầu này cũng chỉ cho biết vai trò của Capparis như
là một nguốn gốc kháng sinh mới, thuốc kháng vi rút, thuốc chống nấm, thuốc
chống nhiễm trùng, thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt nấm.

Hình1.6. Rễ và vỏ thân cây Capparis spinosa

14



×