Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo năm học 2009_2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.83 KB, 19 trang )

SỞ GD-ĐT KIÊN GIANG
Trường THPT Nam Thái Sơn

Số: 07 /BC-HT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phóc
Nam Thái Sơn, ngày 22 tháng 5 năm 2010

BÁO CÁO
Tổng kết năm học 2009-2010 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm
năm học 2010-2011
Trường THPT Nam Thái Sơn
------------------------------
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tình hình và bối cảnh triển khai nhiệm vụ, những thuận lợi và khó khăn:
Trường THPT Nam Thái Sơn nằm trên địa bàn Xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn
Đất, tỉnh Kiên Giang, có địa hình phức tạp, dân cư ở phân tán đa phần là các tuyến kênh
đào, thường đi lại bằng đò ngang hoặc dọc là chủ yếu; Nam Thái Sơn là xã anh hùng,
địa giới hành chính cách trung tâm Thị trấn Hòn Đất từ 10 đến 15 km. Nhân dân địa
phương trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, mức thu nhập tương đối ổn định. Tuy nhiên
vẫn còn khó khăn cho một số hộ dân kinh tế mới khi phải làm thuê theo vụ mùa. Xã
Nam Thái Sơn có nhiều thế hệ con em tham gia vào các cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mĩ, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Các mục tiêu về văn hoá- xã hội được cấp uỷ Đảng , chính quyền địa phương
quan tâm chỉ đạo. Trường THPT Nam Thái Sơn được thành lập đầu năm học 2009-
2010 trên cơ sở nâng cấp từ Trường THCS Nam Thái, trong những năm thực hiện cải
cách giáo dục và đổi mới giáo dục của Đảng và nhà nước vào những năm đầu tiên từ khi
thành lập Trường, năm 1976 đến 2004 tách và sáp nhập nhiều lần từ Trường PTCS Nam
Thái rồi đổi thành tên Trường THCS Nam Thái cho đến khi Trường được nâng cấp.
Năm học 2009-2010, hiện nay tổng số CB-GV-CNV là 38 người, học sinh: 468
em. Chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ giáo viên được nâng cao, cơ sở vật chất


phục vụ cho công tác giảng dạy tương đối đầy đủ, có sự chuyển biến tích cực. Các
chương trình xã hội được quan tâm và đẩy mạnh.
a.Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban
ngành đoàn thể và hội cha mẹ học sinh chăm lo cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
- Cán bộ giáo viên đều yên tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao đối với
nhiệm vụ được phân công,có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, số đạt chuẩn và trên chuẩn cao 28/29 chiếm ty
lệ 95,6 %, nội bộ khá đoàn kết giúp đỡ nhau, thực hiện nghiêm túc 3 cuộc vận động do
Bộ GD-ĐT phát động.
- Đối tượng học sinh lễ phép, không có tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường.
b. Khó khăn:
1
- Công tác xã hội hoá giáo dục đã được quan tâm xong chưa thực sự đẩy mạnh
hoạt động thường xuyên.
- Một số gia đình còn nhận thức về việc học tập của con, em mình là trách nhiệm
chính của nhà trường, xã hội. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện cho con,
em học tập do đó học sinh còn lười học, chưa phát huy hết khả năng học tập và rèn
luyện bản thân nên kết quả chưa cao.
- Cơ sở vật chất ngày một đầu tư, song so với nhu cầu hoạt động dạy, hoạt động
học. Cơ sở vật chất còn khó khăn, việc đáp ứng nhu cầu phục vụ về quản lý, giảng dạy,
trường, lớp chưa kịp thời, những vấn đề trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động
của nhà trường, hạn chế rất nhiều đến việc nâng cao cất lượng giáo dục.
2. Căn cứ để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010:
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/4/2007 của Tỉnh ủy về phát triển giáo dục và
đào tạo đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015;
- Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 của Bộ Giáo giục và Đào tạo về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên,
giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010;
- Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 24/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang

về nhiệm vụ năm học 2009-2010;
- Quyết định số 142/QĐ-SGD&ĐT ngày 10/7/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo
vê việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2009-2010 của giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
- Phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Ngành giáo dục và đào tạo và
của từng đơn vị trường học.
Trường THPT Nam Thái Sơn thực hiện các nhiệm vụ năm học 2009-2010 như
sau:
PHẦN I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2009-2010
1. Kết quả triển khai 3 cuộc vận động :
1.1. Kết quả triển khai cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh ” theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị:
- Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị, trong năm
tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, CNV và học sinh đã tiếp thu triển khai mạnh mẽ
cuộ vận động và đạt được kết quả bước đầu rất khả quan. Trong đó đã có sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa nhà trường và toàn xã hội nâng cao nhận thức, ý thức tự giác và tổ
chức thực hiện nghiêm chỉnh và có sự chuyển biến tích cực, quan trọng trong nhận
thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, giáo viên và
đảng viên và của cả nhân dân.
- Nâng cao nhận thức về việc làm theo “ Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh vê nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân
dân”; từ đó từng cán bộ, giáo viên, nhân viên thể hiện bằng những việc làm cụ thể làm
2
theo lời Bác dạy và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực, lập thành tích
hướng tới kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác.
Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động”Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”, các Quy định về đạo đức nhà giáo, kiên quyết xử lý
nghiêm khắc các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo. Xây dựng các giải pháp phòng
chống tham nhũng, lãng phí trong Ngành Giáo dục và Đào tạo.

- Kết quả thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo ” và thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo:
+ Công tác chỉ đạo: Đã thành lập Ban Chỉ đạo, lập kế hoạch thực hiện cuộc
vận động; tổ chức học tập quán triệt cuộc vận động cho toàn thể cán bộ, giáo viên và
lao động của đơn vị; tổ chức phát động thi đua, cam kết thực hiện của các bộ phận và
cá nhân trong đơn vị; có hồ sơ theo dõi công tác chỉ đạo, điều hành cuộc vận động:
Đơn vị tự cho điểm: 9,5.
+ Về đạo đức nhà giáo: Không có cá nhân vi phạm quy định đạo đức nhà giáo;
đơn vị là tập thể sư phạm đoàn kết; chất lượng và hiệu quả giáo dục của đơn vị được
nâng cao; có đánh giá tích cực từ phụ huynh và nhân dân địa phương: Đơn vị tự cho
điểm: 6,5.
+ Về tự học của nhà giáo: Giáo viên của đơn vị đáp ứng được yêu cầu về chuẩn
nghề nghiệp; cán bộ của đơn vị đáp ứng được yêu cầu tương ứng với vị trí và các
nhiệm vụ được giao; đơn vị có có chính sách khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học,
tự bồi dưỡng; cán bộ, giáo viên có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng: Đơn vị tự cho
điểm: 9,5.
+ Về tính sáng tạo của nhà giáo: Có những đổi mới về hoạt động chung của nhà
trường; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lý, cải tiến lề lối
làm việc một cách sâu rộng; tổ chức tốt phong trào tự làm đồ dùng dạy học và sáng
tạo trong sử dụng dồ dùng dạy học, phát hiện vấn đề và đề xuất giải quyết vấn đề
trong hoạt động giáo dục; làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp
đỡ học sinh có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn: Đơn vị tự cho điểm: 9,0.
Kết quả chung: 34,5 điểm và xếp loại: Tốt.
1.2. Kết quả 4 năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vê
chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động
“ Hai không” của ngành:
- Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
"chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục" và quyết định số
3859/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo về việc ban
hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động :"nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh

thành tích trong giáo dục". Trường đạt kết quả như sau:
- Đã vận động cán bộ, giáo viên trong trường, phụ huynh, học sinh và các lực
lượng xã hội thực hiện tốt 4 khâu :
+ Tổ chức kiểm tra, thi cử cuả đơn vị và các biện pháp chống tiêu cực trong thi
cử, kết hợp với nâng cao chất lượng giáo dục như thực hành, phương pháp kiểm tra, thi
cử, việc nâng cao trách nhiệm và nghiệp vụ của giáo viên làm nhiệm vụ coi thi, chấm
thi, các biện pháp giáo dục và xử lý kỷ luật học sinh vi phạm trong thi cử, việc công khai
kết quả học tập, kiểm tra thi cử của học sinh, việc dạy ôn tập và thi với yêu cầu phát huy
3
sáng tạo của giáo viên, học sinh, chống lối học "vẹt", học thuộc lòng, thực hiện ra đề
mở, thi trắc nghiệm, chú trọng khâu thực hành, vận dụng của học sinh: việc đổi mới
phương pháp giảng dạy; đổi mới đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh...
+ Thi đua ở cơ sở với việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá thi
đua theo yêu cầu : Thực chất, trung thực, dân chủ trong đánh giá thi đua, tránh hình
thức, khắc phục "bệnh" chạy theo thành tích. không áp đặt các chỉ tiêu về kết quả thi
đua, lên lớp, tốt nghiệp một cách hình thức, không phù hợp với thực tiễn, chỉ đạo xử lý
nghiêm các tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục ngay từ đầu măn học mới.
+ Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập nhiệm vụ năm học mới , phổ biến tinh thần
“ Hai không “ với 4 nội dung, chú ý việc vi phạm đạo đức nhà giáo , nghiêm cấm giáo
viên vi phạm những điều giáo viên không được làm theo điều 33 của Điều lệ giáo dục
+ Tổ chức phân loại học sinh ngay từ đầu năm, chú ý học sinh diện yếu kém cần
phụ đạo, phân công giáo viên kèm cặp thường xuyên, có hồ sơ theo dõi tốc độ chuyển
biến và biện pháp thực hiện .
Qua cuộc vận động, đã giúp cho mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhận thức
đầy đủ được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mình đối với ngành, vì sự phát triển
của quê hương, đất nước.
1.3.Kết qủa phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
các sáng kiến nổi bật của địa phương khi triển khai cuộc vận động.
a. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
- Có hàng rào đảm bảo an toàn, khuôn viên cây xanh được chăm sóc hàng ngày sạch

đẹp thoáng mát tạo điều kiện thuận lợi vui chơi, học tập .
- Số cây trồng, cây cảnh khoảng 200 đầu cây. Đa phần là cây bàng, điệp, phượng, đa,
sung,...
- Công trình vệ sinh chuẩn phục vụ tiện lợi cho toàn trường riêng cho CB-GV-CNV
và cả cho học sinh.
- Bàn ghế lớp học đảm bảo nhu cầu học tập, các trang thiết bị khác phục vụ quản lý,
học tập và giảng dạy cơ bản đầy đủ được bảo quản đúng theo quy định. Các quy trình
về an toàn học đường, phòng chống cháy nổ, thiên tai, dịch bệnh luôn được triển khai
đồng bộ và hiệu quả cao.
- Thường xuyên tổ chức, giám sát, kiểm tra hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo
vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Đôn đốc và nhắc nhở toàn trường
nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện phong trào gắn liền kỷ cương, tình
thương và trách nhiệm cao.
*Ưu điểm trong khi thực hiện:
- Nhà trường có khuôn viên cây xanh thoáng mát sạch đẹp.
- Công trình vệ sinh đảm bảo.
- Cơ sở vật chất kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý, giảng dạy và học tập.
- Phát động các cuộc thi, giáo dục ý thức học sinh về thực hiện phong trào.
*Tồn tại:
- Khuôn viên sân trường rộng một số chỗ chưa bê tông hóa toàn bộ. Sân cát một phần
ảnh hưởng khi các em học sinh vui chơi và trồng cây thích nghi với môi trường.
* Một số giải pháp cụ thể thực hiện phong trào:
4
- Phải hoàn thiện về điện nước, an toàn khi sử dụng, đảm bảo tiết kiệm đến mức tối
thiểu nhất.
- Phối hợp và chỉ đạo trưởng các bộ phận trong toàn trường tổ chức các buổi chuyên
đề về chủ đề môi trường, các sân chơi tìm hiểu về nước sạch, cây xanh.
- Hàng tháng và đặc biệt vào ngày Lễ lớn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa nhận
chăm sóc và quét dọn cỏ rác tại đài liệt sỹ ở địa phương qua đó cũng giáo dục được
học sinh ý thức về cảnh quan môi trường xung quanh.

- Duy trì hàng ngày, tổng vệ sinh lao động hàng tuần khuôn viên trường, chăm sóc
cây trồng và đặc biệt là xử lý rác thải đúng thời gian, đúng nơi quy định.
- Theo dõi và kiểm tra, đánh giá quá trình phát triển môi trường xung quanh khuôn
viên trường theo yếu tố thời gian thực hiện.
- Thực hiện đồng bộ trang trí trường lớp đúng theo quy định, có khoa học, đảm bảo
thẩm mỹ môi trường sư phạm. Treo các khẩu hiệu có tác dụng đến ý thức trách
nhiệm và giáo dục học sinh gắn liền với từng cuộc vận động, phong trào trong năm.
b. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em
tự tin trong học tập:
- Đồ dùng dạy học, giáo viên khi lên lớp có chuẩn bị đầy đủ, nội dung kiến thức được
truyền đạt theo đối tượng và điều kiện lớp học.
- Ứng xử sư phạm của GV đối với học sinh trong giờ học đúng mực, tôn trọng lẫn
nhau.
- Số Cán bộ, giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt 100% với hình thức
báo cáo viên, dự triển khai và triển khai lại vào các cuộc họp lồng ghép trong năm.
- Ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo
dục cho học sinh. Tổ chức hàng tháng lớp hướng dẫn soạn giảng bằng giáo án điện tử
cho giáo viên, tập huấn triển khai và khai thác sử dụng thông tin trên hệ thống mạng.
Thực hiện chuyên đề về triển khai ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới phương
pháp dạy các môn học, tích hợp ứng dụng CNTT trong các tiết học một cách hiệu
quả và sáng tạo, phát huy tính tích cực học tập, tự học, tự tìm hiểu tra cứu thông tin
qua mạng Internet.
c. Những sáng kiến triển khai phong trào thi đua ở cơ sở, như:
- Kết hợp những ngày trống tiết của CB-GV và phân chia theo tổ, các bộ phận lên
kế hoạch thực hiện, lồng ghép những buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ học sinh và các
trường bạn.
2. Kết quả triển khai đổi mới quản lý giáo dục:
- Giúp CB-GV nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, có ý thức chấp hành tốt luật pháp và quy định của các cấp quản lý; Xây dựng tập

thể đơn vị đoàn kết thống nhất và thực sự dân chủ, tạo môi trường làm việc thuận lợi,
lành mạnh cho giáo viên, coi trọng hiệu quả công việc, khuyến khích tự kiểm tra đánh
giá của cá nhân.
- Thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn
cao, tay nghề vững, tâm huyết với nghề, phát hiện và phân công dìu dắt giáo viên trẻ làm
đội ngũ kế cận; Đẩy mạnh giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng môi trường học tập
thân thiện, trong đó giáo dục văn hóa là trung tâm, phát triển năng khiếu cho học sinh là
5
mũi nhọn đào tạo. Đa dạng hóa các loại hình học tập như tổ chức sinh hoạt các câu lạc
bộ chuyên môn thường kỳ, tổ chức tìm hiểu Văn hóa địa phương, các hoạt động truyền
thống,…Áp dụng khoa học quản lý vào việc điều hành đơn vị, coi trọng kế hoạch hóa,
giảm các thủ tục hành chính rườm rà, xây dựng mô hình tự quản đến tập thể giáo viên và
học sinh; phát huy sức mạnh của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
- Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền, đoàn thể cấp trên. Phối hợp tốt
với các lực lượng xã hội và phụ huynh học sinh làm tốt công tác xã hội hóa giáo
dục. Coi trọng công tác giáo dục truyền thống để các thế hệ giáo viên, học sinh noi
gương học tập; đẩy mạnh công tác thi đua đúng nghĩa, không chạy theo thành tích, xây
dựng và nêu gương các điển hình tiên tiến...
3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục:
3.1. Kết qủa công tác Phổ cập giáo dục, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
thực hiện công tác Phổ cập giáo dục:
- Trong năm qua nhà trường đã chỉ đạo và thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục
THCS cụ thể như sau:
a. Thuận lợi:
- Nhà trường phân công giáo viên đi điều tra phổ cập, bổ sung kịp thời số liệu, số
chuyển đến, chuyển đi cho chính xác đầy đủ. Kịp thời tổ chức lớp dạy đúng theo quy
định.
-Triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động "Ngày toàn dân đưa trẻ tới trường",
huy động tối đa học sinh hoàn thành tiểu học vào lớp 6, Giảm tỷ lệ học sinh lưu ban tới
mức thấp nhất.

b. Khó khăn: Công tác duy trì sĩ số của các lớp đã mở từng giai đoạn không
thường xuyên. Cơ sở vật chất mở lớp chưa đồng bộ và hạn chế. Kiến thức một số học
viên không đồng đều, đặc biệt là một số đã mất hẳn kiến thức căn bản nên ảnh hưởng
không nhỏ đến việc dạy và học.
c. Kết quả PCGD THCS đến cuối năm học 2009-2010:
- Tỷ lệ huy động 128/90 = 142%.
- Tỷ lệ công nhận TN 52/50 = 104%.
- Tỷ lệ đạt chuẩn về PC.GDTHCS: 81,16%.
3.2. Triển khai nhiệm vụ năm học đối với các cấp học:
+Về giáo dục phổ thông (THCS), những hoạt động chỉ đạo dạy và học trọng tâm
như sau:
a. Thực hiện chương trình:
-Thực hiện đúng, đủ chương trình, dạy đủ các môn theo quy định:
Nhà trường tổ chức dạy đúng theo phân phối chương trình, đủ bộ môn theo kế hoạch của
cấp học. Triển khai đầy đủ các công văn của ngành về thực hiện chương trình đến giáo
viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc họp lồng ghép.
-Nề nếp thực hiện quy chế chuyên môn:
Giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn đảm bảo giờ giấc ra vào lớp. Hồ sơ sổ sách
giáo viên đầy đủ, soạn giảng kịp thời có đầu tư vào bài soạn nhiều hơn.
- Thuận lợi:
6
Chương trình được cấp lãnh đạo triển khai hướng dẫn kịp thời. Trong hè, giáo
viên có nghiên cứu nội dung tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên nên việc thực hiện
chương trình có thuận lợi hơn so các năm học trước.
- Khó khăn:
Phân phối chương trình vẫn còn không khác mấy so với trước đây, giáo viên vẫn
còn bị bó buộc ở một số bài dạy (dài quá hoặc ngắn quá).
b. Thực hiện dạy 2 buổi/ ngày: Không có.
c. Thực hiện việc dạy học tự chọn:
-Dạy học tự chọn theo đúng số tiết và nội dung chương trình quy định. Ở khối 9

dạy môn Toán: 2 tiết/ tuần, khối 6, 7 và 8 dạy môn Tin học: 2 tiết/ tuần, chủ yếu là cơ
bản, bám sát và một phần nâng cao.
- Thuận lợi: Học sinh toàn trường được bổ trợ thêm một phần kiến thức, nhằm
giúp các em nắm vững hơn những nội dung cơ bản cho bài học.
- Khó khăn: Số phòng máy: 01, Số máy vi tính cho HS hiện có: 10, vì vậy vẫn
chưa đáp ứng đủ cho HS ở các bài thực hành: 4 đến 5 em / 1 máy, từ đó làm ảnh hưởng
đến việc HS tự thực hành.
* Đánh giá: Trường thường xuyên theo dõi năng lực học tập của học sinh thông
qua báo cáo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong các buổi họp lồng ghép, nhờ
đó thuận lợi hơn trong việc phụ đạo cho học sinh yếu kém ở các lớp và tăng cường bài
tập nâng cao cho học sinh khá giỏi (tạo tiền đề cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi).
Qua đó, việc học tập của các em được nâng dần lên rõ rệt trong tháng từ 70% đến
80% đạt từ TB, khá trở lên.
Tuy nhiên, nhiều học sinh đã mất kiến thức căn bản nên không tích cực tham gia
học, phụ huynh những học sinh này cũng ít quan tâm đến con em vì cho rằng các em có
học cũng không tiến bộ được. GVCN có kế hoạch thành lập đôi bạn cùng tiến, nhóm học
tập nhưng hiệu quả chưa cao.
d. Thực hiện quy chế chuyên môn:
* Công tác truyền đạt hướng dẫn các văn bản của ngành, Sở, phòng, địa phương:
Triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản về nhiệm vụ năm học, về chuyên môn và
những hướng dẫn khác cho giáo viên và học sinh trong trường.
* Xây dựng các điều kiện thiết yếu và thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học:
Đầu năm có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch kiểm tra toàn diện
giáo viên, kiểm tra chuyên đề, thao giảng. Hàng tháng, hàng tuần đều có kế hoạch cụ thể
để thực hiện.
* Công tác chỉ đạo điểm:
Chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phụ đạo cho học sinh yếu
kém. Những học sinh nghỉ học trong tuần (từ 3 buổi trở lên) ,tìm hiểu nguyên nhân, báo
cáo với Hội cha mẹ học sinh và giao trách nhiệm cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm để vận
động ra lớp.

Chỉ đạo xây dựng các lớp về học tập, tạo nguồn thi học sinh giỏi.
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×