Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

E.P.O: Thuốc hay doping

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.55 KB, 6 trang )

E.P.O: Thuốc hay doping

E.P.O: dược phẩm hữu hiệu
Trong việc điều trị thiếu máu, có 2 loại thuốc được sử dụng là Epoetin
alpha và Epoetin beta. Đây là những erythropoietin người tái tổ hợp
(erythropoietin humaine recombinante - rHu EPO) chứa 165 acid amin. EPO và
erythropoietin tự nhiên hoàn toàn giống nhau về trình tự acid amin và có chuỗi
oligosaccarid rất giống nhau trong cấu trúc hydrat cacbon. Phân tử của chúng có
nhiều nhóm glycosyl nhưng EPO alpha và EPO beta khác nhau về vị trí các nhóm
này. EPO có tác dụng sinh học như erythropoietin nội sinh và hoạt tính là 129.000
đơn vị cho 1mg hormon.
Thực chất erythropoietin là một hormon thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô
dòng hồng cầu trong tủy xương. Erythropoietin tác dụng như một yếu tố tăng
trưởng, kích thích hoạt tính gián phân các tế bào gốc dòng hồng cầu và các tế bào
tiền thân sớm hồng cầu (tiền nguyên hồng cầu). Erythropoietin cũng còn tác dụng
gây biệt hóa, kích thích biến đổi đơn vị tạo quần thể hồng cầu thành tiền nguyên
hồng cầu.
Thường được chỉ định:
- Điều trị thiếu máu ở người suy thận mạn, người lớn hay trẻ em, có hay
không phải chạy thận nhân tạo (thẩm phân máu, thẩm phân phúc mạc...).
- Điều trị thiếu máu và giảm nhu cầu truyền máu ở bệnh nhân người lớn
ung thư không phải dạng tủy bào, đang thực hiện hóa trị liệu.
- Thiếu máu do các nguyên nhân khác như bị nhiễm HIV/AIDS đang được
điều trị bằng zidovudin có mức EPO nội sinh nhỏ hơn hoặc bằng 500mU/ml.
- Trẻ đẻ non thiếu máu.
- Còn dùng cho bệnh nhân người lớn thiếu máu nhẹ hoặc trung bình khi
phải phẫu thuật và dự kiến mất máu trung bình, để giảm bớt việc truyền máu và
tăng cường phục hồi erythropoietin.
Chống chỉ định: Quá mẫn với albumin hoặc sản phẩm từ tế bào động vật có
vú. Tăng huyết áp không kiểm soát được.
Thận trọng: Người có tiền sử động kinh, tăng trương lực cơ mà không kiểm


soát được (chuột rút), có bệnh về máu (huyết khối, máu dễ đông, thiếu máu hồng
cầu liềm, các hội chứng loạn sản tủy), người rối loạn chức năng gan, rối loạn
chuyển hóa porphyrin...
Đối với người có thai, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ (lợi ích thường trội
hơn), do EPO không bài tiết vào sữa nên không có nguy cơ đối với trẻ đang bú
(tuy vậy vẫn có tài liệu khuyên không nên dùng).
Do thuốc có nguy cơ tăng huyết áp nên cần thường xuyên theo dõi, nếu
thấy nhức đầu có thể là dấu hiệu báo trước, nếu huyết áp không khống chế được
thì nên ngừng thuốc, cũng do việc tăng huyết áp nên uống thuốc không vận hành
máy, lái xe, làm việc trên cao...
Cần theo dõi tiểu cầu trong 8 tuần đầu dùng thuốc. Cần kiểm soát dự trữ sắt
trong thời gian dùng thuốc vì hầu hết trường hợp đều xảy ra ferritin huyết thanh sẽ
giảm, đồng thời với sự gia tăng số lượng hồng cầu, đối với bệnh nhân ung thư có
nồng độ ferritin dưới 100ng/ml cần được uống 200 - 300mg sắt/ngày (trẻ em 100 -
200mg). Tác dụng bất lợi của thuốc tương đối nhẹ và thường phụ thuộc vào liều
và cách dùng (tiêm tĩnh mạch hay gây ra tác dụng phụ hơn tiêm dưới da): có hội
chứng giống "cảm cúm": nhức đầu, ớn lạnh, chóng mặt, đau xương, mỏi mệt
(thường xuất hiện ở mũi tiêm đầu), tăng huyết áp, tai biến mạch, huyết khối, nổi
mẩn, ngứa, chuột rút, kích ứng và đau (tiêm dưới da).
Vừa qua Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo dùng
EPO cho các bệnh nhân ung thư không sử dụng hoá trị liệu, hiệu lực kém đồng
thời làm tăng nguy cơ tử vong.

Nhiều VĐV đua xe đạp bị phát hiện sử dụng doping (ảnh có tính
chất minh họa).
EPO: một chất doping
Đây là một trong những chất doping đang được sử dụng trái phép nhiều
nhất trong các môn thể thao cần nhiều sức lực (chạy đường dài, đua xe đạp vòng
quanh nước Pháp hàng ngàn cây số, lội suối, leo đèo...). Do EPO làm tăng lượng
hồng cầu trong máu dẫn đến khả năng lượng ôxy được cung cấp nhiều hơn để nuôi

cơ bắp, làm tăng đáng kể sức hoạt động của các vận động viên tạo cho họ đạt
những kỷ lục, những thành tích tuyệt vời. Tiến sĩ Jeffrey Leiden ở Đại học
Chicago (Mỹ) đã thử nghiệm EPO trên chuột, chỉ số hồng cầu trong 100ml máu đã
tăng từ 49 lên 81% và duy trì ở mức này trong thời gian 12 tháng, với khỉ, chỉ số
này tăng từ 40 - 70% suốt 12 tuần và với vượn tăng từ 38 - 74%.
Gần đây, còn phát hiện chế phẩm thế hệ sau là Darbopoetin có hiệu quả
mạnh hơn EPO nhiều lần. Việc cấm dùng EPO trong lĩnh vực thể thao không chỉ
nhằm bảo đảm sự công bằng và trung thực trong thi đấu mà còn để bảo vệ tính
mạng cho vận động viên. Do trong quá trình thi đấu đòi hỏi dai sức nếu không
theo dõi tình trạng mất nước để kịp thời bổ sung thì dễ xảy ra các hậu quả nghiêm
trọng về sự thay đổi độ quánh của máu, có thể gây tử vong.
Có tài liệu, từ 1987 đến cuối thế kỷ 20 đã có ít nhất 25 tay đua xe đạp bị
chết vì chất EPO. Ngoài ra dùng EPO dài ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư và các
bệnh tim mạch.
Do trước đây các biện pháp xét nghiệm doping chưa chú ý đến EPO nhất là
test phát hiện chỉ cho kết quả sau 2 ngày rưỡi và phải thực hiện từ 2 - 7 ngày sau

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×