Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.36 KB, 18 trang )

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân ha
̀
ng.
Khái niệm dịch vụ ngân hàng (DV NH) chưa được định nghĩa một cách cụ thể
trong bất kỳ tự điển nào. Có không ít quan niệm cho rằng chỉ những hoạt động
ngân hàng (NH) không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động
nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính (huy động
tiền gửi, cho vay…) mới gọi là dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, thu
chi hộ, môi giới,… Một số khác lại cho rằng tất cả hoạt động của ngân hàng
phục vụ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp đều gọi là dịch vụ ngân
hàng.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng do NHNNVN ban hành, dịch vụ ngân hàng
cũng không được định nghĩa và giải thích cụ thể. Tại khoản 1 và khoản 7, điều
20 thì hoạt động kinh doanh tiền tệ và DV NH bao hàm cả 3 nội dung: nhận tiền
gửi, cấp tín dụng và cung ứng DV thanh toán, nhưng đâu là kinh doanh tiền tệ
và đâu là DV NH thì vẫn chưa được phân định rõ ràng.
DV tài chính , theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là bất kỳ DV nào có
tính chất tài chính được cung cấp bởi nhà cung cấp DV tài chính. DV tài chính
bao gồm DV bảo hiểm, DV NH , DV chứng khoán, và các DV tài chính khác .
Trong lộ trình hội nhập quốc tế của VN, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ là
bước thử thách đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng , vì nội dung chủ yếu của hiệp
định này giống như các nội dung của Thỏa thuận chung về Thương mại Dịch vụ
(GATS), chỉ khác về thời điểm có hiệu lực (thời gian bắt đầu thực hiện các cam
kết). Theo đó, các cam kết mở cửa DV NH được thực hiện theo lộ trình 9 năm
trước khi mọi cam kết đối với các NH Mỹ được bãi bỏ. Sự cạnh tranh giữa các
NH VN và NH nước ngoài chủ yếu là cạnh tranh về DV, điều này đòi hỏi chúng
ta phải có chiến lược phát triển các DV NH một cách hoàn chỉnh và kịp thời.
Các DV NH , theo GATS, là: Nhận tiền gửi, Cho vay, Cho thuê tài chính,
Chuyển tiền và thanh toán, thẻ , sec,…, Bảo lãnh và cam kết, Mua bán các công
cụ thị trường tài chính, Phát hành chứng khoán, Môi giới tiền tệ, Quản lý tài


sản, DV thanh toán và bù trừ, Cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, DV
tư vấn, Trung gian và hỗ trợ về tài chính.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và Hiệp định khung ASEAN về DV
(AFAS) đã được ký kết cũng hiểu và phân loại DV tài chính (trong đó có DV
NH) tương tự như WTO.
Xin trình bày khái niệm về DV NH là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh
toán, ngoại hối…của hệ thống ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp và
cá nhân. Dịch vụ ngân hàng là một bộ phận của dịch vụ tài chính
1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng
1.2.1. Đối với khách hàng và nền kinh tế
* Đối với nền kinh tế
Thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng bán lẻ, DV NH làm tăng
quá trình chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn
vốn trong nền kinh tế thêm hiệu quả, làm tăng luân chuyển tiền tệ trong không
gian và thời gian. Từ đó các “khối tiền tệ” bất động trở nên sống động hơn, di
chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ khách hàng này sang khách hàng khác, đáp
ứng các nhu cầu cho hoạt động kinh tế – xã hội. Góp phần thúc đẩy sản xuất
kinh doanh, tiêu dùng, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Dịch vụ ngân hàng góp phần tích cực mang lại lợi ích chung cho nền kinh
tế, cho khách hàng và ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nhờ sự tiện ích và
chuyên môn hoá của từng loại dịch vụ: giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản,
vận chuyển tiền, cũng như tiết kiệm nhân lực để thực hiện giảm chi phí dịch vụ,
giúp khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm dịch vụ.
Dịch vụ ngân hàng tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia từ các nguồn kiều
hối từ nước ngoài chuyển về.
Dịch vụ ngân hàng góp phần chống tham nhũng, gian lận thương mại,
buôn lậu, trốn thuế.
Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng
công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp người dân làm quen và không còn cảm thấy

xa lạ với những khái niệm ngân hàng tự động, ngân hàng không người, ngân
hàng ảo.
* Đối với khách hàng
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ: DV NH tạo điều
kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng,
thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất,
luân chuyển hàng hóa.
Thông qua các DV cho vay, hệ thống NHTM giúp các doanh nghiệp
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch chuyển vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công
nghệ, nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, nhất là trong giai
đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay.
1.2.2. Đối với ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng đem lại cho ngân hàng các khoản thu nhập lớn về
phí dịch vụ. Phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng, nhiều tiện ích theo hướng cải
tiến phương thức thanh toán, đơn giản hóa thủ tục, mở rộng mạng lưới hoạt
động . . . Bên cạnh đó ngân hàng có thể phát triển những dịch vụ hổ trợ như
dịch vụ chi trả lương cho những người có tài khoản tại nhiều ngân hàng khác
nhau, chuyển tiền mặt giao tận tay người nhận sẽ thu hút ngày càng nhiều khách
hàng đến với ngân hàng, từ đó làm tăng nguồn thu dịch vụ của ngân hàng.
Bằng các DV NH, NHTM tận dụng được nguồn vốn trong thanh toán
của khách hàng đang lưu ký trên tài khoản thanh toán, ký qũy. Những tài khoản
này ngân hàng không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp làm cho chi phí đầu vào của
nguồn vốn huy động giảm xuống, tạo ra chênh lệch lớn giữa lãi suất bình quân
cho vay so với lãi suất bình quân tiền gửi.
Khi các NHTM xây dựng được mạng lưới khách hàng đa dạng, rộng
khắp sẽ làm nền tảng để phát triển các dịch vụ ngân hàng.
NHTM tăng khả năng hoạt động đáp ứng các nhu cầu khách hàng, từ
đó tăng dần khả năng thích ứng, cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, góp
phần làm vững mạnh thêm nền tài chính nước nhà.
1.3 Các loại dịch vụ ngân hàng phổ biến hiện nay

1.3.1.Huy động tiền gửi và cho vay
1.3.1.1 Huy động tiền gửi
Ngoài nguồn vốn tự có (vốn điều lệ và các quỹ), hoạt động huy động vốn
có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng thương mại trong việc tạo lập nguồn
vốn để hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động này, ngân hàng thương mại
được sử dụng các công cụ và biện pháp mà pháp luật cho phép để huy động các
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng cho vay đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại bao
gồm:
- Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá.
Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và
các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn và các loại tiền gửi khác để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh.
Sau khi được ngân hàng nhà nước chấp thuận, ngân hàng thương mại
được phép phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá là
nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại, là tài sản bằng tiền của các chủ
thể trong nền kinh tế mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng có nghĩa
vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ cho khách hàng theo đúng cam kết.
- Huy động vốn khác.
Ngân hàng thương mại có thể tiếp nhận nguồn vốn từ các tổ chức tín
dụng, ngân sách nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế để tài trợ các chương
trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, cải tạo môi trường môi sinh…
Ngoài ra ngân hàng thương mại còn huy động được nguồn vốn phát sinh
trong quá trình làm đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng… để bổ sung
nguồn vốn huy động phục vụ hoạt động kinh doanh.
1.3.1.2 Cho vay
Hoạt động tín dụng là hoạt động cấu thành nên tài sản có và có ý nghĩa
quan trọng đối với khả năng tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Ngân hàng

thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dưới hình thức cho
vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài
chính và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng thương mại trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Ngân hàng thương mại cho vay theo
nguyên tắc đối tượng vay phải hoàn trả gốc và lãi khi khoản vay đến hạn và
được kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của tổ chức, cá nhân vay
vốn. Hoạt động cho vay đi kèm với các rủi ro trong hoạt động tín dụng nên ngân
hàng thương mại được sử dụng các biện pháp đảm bảo tài sản từ các đối tượng
vay như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh… và trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù
đắp các khoản cho vay không thu được nợ.
1.3.2.Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là một giao dịch hợp đồng giữa hai chủ thể bao gồm
bên chủ sở hữu tài sản và bên sử dụng tài sản, trong đó bên chủ sở hữu tài sản
(bên cho thuê) chuyển giao tài sản cho bên đi thuê sử dụng trong một thời gian
nhất định và bên sử dụng tài sản phải thanh toán tiền thuê cho bên chủ sở hữu
tài sản.
Cho thuê tài chính là loại cho thuê vốn dài hạn, bên thuê không được hủy
bỏ hợp đồng. Bên đi thuê chịu trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài
sản. Phần lớn các hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê được quyền gia hạn hợp
đồng hoặc được quyền mua đứt tài sản sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc. Thực
chất của cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn, trong đó theo yêu cầu
của bên đi thuê, bên cho thuê tiến hành mua tài sản và chuyển giao cho bên đi
thuê sử dụng.
1.3.3. Dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại
Hầu hết các giao dịch thanh toán giữa các khách hàng trong nước và nước
ngoài đều được thực hiện qua ngân hàng. Nhờ việc nắm giữ tài khoản của khách
hàng, đồng thời thông qua việc kiểm soát chứng từ thanh toán mà các ngân hàng
hoàn toàn có khả năng thực hiện các dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách

hàng.
Hiện nay, các ngân hàng đang sử dụng rộng rãi và phổ biến các hình thức
thanh toán ngày càng đa dạng, phục vụ nhu cầu thanh toán trong nước và quốc
tế cho khách hàng. Chính dịch vụ thanh toán này tạo ra nguồn vốn mà ngân
hàng cần tận dụng để tiết giảm chi phí và tăng thu nhập của mình. Các NHTM ở
Việt Nam sử dụng các dịch vụ thanh toán như: thanh toán séc, ủy nhiệm thu, ủy
nhiệm chi, thư tín dụng, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ thanh toán,…
1.3.3.1 Thanh toán nội địa
Khách hàng có thể sử dụng DV này để thanh toán cho các nhà cung cấp,
các chủ nợ khác hoặc dùng để trả lương trực tiếp cho nhân viên qua tài khoản
của họ. Có rất nhiều phương thức thanh toán qua hệ thống NH như: Thanh toán
bằng ủy nhiệm thu, Thanh toán bằng ủy nhiệm chi, Thanh toán bằng thẻ,
Chuyển tiền qua điện thoại và mạng vi tính, Chuyển tiền điện tử EFTPOS
(Electronic Funds Transfer at Point of Sales).
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Phát triển Dịch vụ Đồng Nai, dịch vụ
thanh toán điện tử đang phát triển mạnh. Hiện tại, có 29 đơn vị tổ chức tín dụng
tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử trên địa bàn tỉnh, doanh số
thanh toán chiếm hơn 72% tổng phương tiện thanh toán.
1.3.3.2. Thanh toán quốc tế
Quan hệ thương mại quốc tế tất yếu dẫn đến nảy sinh những nghĩa vụ tiền
tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Việc thực hiện những nghĩa vụ
tiền tệ này là thực hiện quan hệ thanh toán quốc tế.
Quan hệ thanh toán quốc tế được tiến hành thông qua các phương thức
thanh toán. Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thương
mại và thanh toán quốc tế, người ta đã đưa ra nhiều phương thức thanh toán
khác nhau:
*Phương thức chuyển tiền :
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó một khách
hàng (người trả tiền) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định
cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định.

Phương thức chuyển tiền có thể được tiến hành bằng hình thức chuyển
tiền bằng thư (M/T) hoặc chuyển tiền bằng điện (T/T). Việc chuyển tiền ngày
nay có thể được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT.
Phương thức chuyển tiền là một phương thức đơn giản, NH chỉ đóng vai
trò trung gian nên người bán sẽ gặp rủi ro nếu người mua không thực hiện thanh
toán.
*Phương thức nhờ thu :
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán , trong đó người bán
sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa hoặc cung ứng DV cho
khách hàng, ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ tiền của người mua trên cơ sở
hối phiếu do người bán lập ra (hoặc / và kèm chứng từ).
Các loại nhờ thu : nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
*Phương thức tín dụng chứng từ (L/C):
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ
biến nhất hiện nay. Đây là một sự thỏa thuận trong đó một NH theo yêu cầu của
khách hàng của mình (ngừơi xin mở L/C) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả
cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba hoặc sẽ trả, chấp nhận mua hối
phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc cho phép một NH khác trả tiền, chấp
nhận mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều

×