Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHĐT&PT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.97 KB, 9 trang )

THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHĐT&PT VIỆT
NAM
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển NHĐT&PT Việt Nam.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (tên tiếng Anh: Bank for Investment
and Development of Vietnam), là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn nhất Việt nam
hiện nay. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam được thành lập theo Quyết định
177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức và hoạt động theo
Quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt nam và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam chuẩn y tại
quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã có 51 năm hoạt động và trưởng
thành, có chức năng huy động vốn ngắn, trung và dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư
phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và phi NH; làm
NH đại lý, NH phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ
chức kinh tế - tài chính - tín dụng, các tổ chức xã hội đoàn thể, cá nhân trong và ngoài
nước.
Trải qua 51 năm xây dựng và trưởng thành, qua những giai đoạn phát triển của
đất nước với những nhiệm vụ khác nhau, tên gọi của NH cũng khác nhau: Ngân hàng
Kiến thiết Việt nam từ ngày 26/04/1957; Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam từ
ngày 24/06/1981; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) từ ngày
14/11/1990. Từ khi thành lập cho đến nay, hoạt động của BIDV luôn gắn liền với sự
phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong thời kỳ chiến tranh, BIDV đã cung ứng vốn
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN, góp phần giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước. Sau khi nước ta hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ khôi phục và
phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu. Kinh tế đất nước đã đạt được một số thành tựu
không nhỏ, trong đó có sự tham gia tích cực của BIDV trong lĩnh vực đầu tư các công
trình trọng điểm của đất nước như: Khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt
Trì, đường sắt Bắc nam...
Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và
Nhà nước, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN; Hoạt động


của ngành NH nước ta nói chung và BIDV nói riêng đã có những đổi mới rất căn bản
và đúng hướng, nhất là từ khi có Pháp lệnh NH vào năm 1990 và sau đó là Luật NHNN
và luật các Tổ chức tín dụng năm 1998. BIDV đã thực hiện thành công một thử nghiệm
hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước trong đổi mới cơ chế đầu tư là từ năm 1990
mọi công trình, dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi vốn dưới mọi hình thức đều phải
đi vay để đầu tư. Thử nghiệm này góp phần xoá bỏ cơ chế bao cấp trong cho vay đầu
tư. Với BIDV được thể hiện bằng Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 8/11/1994 của Thủ
tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách về Tổng cục
đầu tư (trực thuộc Bộ tài chính) và quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 18/11/1994 cho
phép BIDV được kinh doanh đa năng.
Từ khi thực hiện đường lối Đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đến nay,
BIDV đã trưởng thành vượt bậc và đạt được những kết quả quan trọng, đó là:
Là NH luôn giữ vai trò, vị thế đi đầu trong việc cung ứng vốn đầu tư cho sự phát
triển nền kinh tế đất nước, góp phần thực hiện Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất
nước. Ngân hàng luôn nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển, vốn đầu tư đã tập
trung cho vay những chương trình lớn như: điện lực 4.000 tỷ, bưu chính viễn thông
1.000 tỷ, xi măng 2.000 tỷ, các khu công nghiệp 1.000 tỷ… Với uy tín và kinh nghiệm,
BIDV đã được Chính phủ giao chủ trì thực hiện các dự án lớn trọng điểm quốc gia như:
Thành lập Công ty cổ phần cho thuê máy bay và Công ty cổ phần Đường cao tốc Việt
Nam. BIDV tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực và là công cụ hữu hiệu của Chính phủ
đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước.
Cùng với các NHTMNN Việt Nam là lực lượng chủ lực thực thi chính sách tiền
tệ quốc gia.
Hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, nâng cao chất lượng, an toàn và hiệu
quả trong toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật, chủ động hội nhập quốc tế, làm đầy đủ
nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Nỗ lực minh bạch và nâng cao năng lực tài chính, công khai và tiên phong áp
dụng các chuẩn mực quốc tế: Năm 2007 cũng là năm thứ 12 liên tiếp BIDV thực hiện
kiểm toán theo cả VAS và IFRS và công bố các kết quả kiểm toán trong báo cáo thường
niên với thời hạn sớm nhất. Được Chính phủ cấp bổ sung 3.400 tỷ đồng vốn điều lệ đã

tăng vốn tự có lên mức 10.643 tỷ VNĐ, tỷ lệ an toàn vốn đạt 6,65%, chỉ số ROE đạt
25,01%, ROA đạt 0,89%, tỷ lệ trang trải nợ xấu ở mức rất cao 134%. BIDV cũng đã
chính thức được tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu Moody’s Investors
Service Ltd xếp hạng: Năng lực tài chính độc lập (BFSR) hạng E+ với triển vọng ổn
định; Xếp hạng tiền gửi nội tệ: Ba1/B1; Xếp hạng nhà phát hành nội tệ/ngoại tệ:
Ba1/Ba2.
Là NH Việt Nam tiên phong thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo Điều 7
Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt nhờ những nỗ lực trong phát
triển thể chế và triển khai hiệu quả các dự án tài chính nông thôn I&II, BIDV tiếp tục
được World Bank phê duyệt là NH bán buôn cho Dự án Tài chính nông thôn III với
tổng giá trị dự án là 200 triệu USD.
BIDV đang tích cực chuyển dịch và cải thiện các cơ cấu lớn tiệm cận với chuẩn
mực và thông lệ. Cơ cấu nguồn vốn huy động đã được điều chỉnh tích cực với tỷ trọng
tiền gửi TCKT trên nguồn vốn huy động đạt 64%; Tỷ lệ huy động vốn trung dài hạn đạt
42%. Tỷ lệ dư nợ thương mại/tổng tài sản có chiếm 62% phù hợp với tỷ lệ mà tư vấn
Morgan Stanley đã đưa ra, tỷ lệ tín dụng trung dài hạn/Tổng dư nợ giảm từ 43,5% năm
2006 xuống còn 39,8%, tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ tăng từ 57% năm
2006 lên 64%, tỷ lệ dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ tăng từ 70% năm 2006 lên 73%...
Quy mô và tốc độ tăng trưởng: Những năm qua BIDV luôn duy trì được tốc độ
tăng trưởng hợp lý. Từ 2002 đến nay, tổng tài sản tăng trưởng bình quân 23%/năm;
Huy động vốn xấp xỉ 24%/năm; Dư nợ tín dụng khoảng 20%/năm. Đến cuối năm 2007,
tổng tài sản đạt 201.382 tỉ đồng, Huy động vốn từ TCKT và dân cư đạt 135.336 tỷ
đồng, Dư nợ cho vay thành phần kinh tế đạt 125.596 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 3,98%.
Chiếm thị phần đáng kể trong hệ thống NHTM Việt Nam: Thị phần huy động vốn đạt
13,2%, thị phần tín dụng đạt 13,14%.
Sử dụng có hiệu quả nền tảng công nghệ thông tin hiện đại trong ứng dụng và
phát triển sản phẩm dịch vụ, thực hiện kết nối thành công với tổ chức thẻ Visa, là đại lý
chính thức của Western Union, phát triển hệ thống ATM, POS và triển khai nhiều sản
phẩm mới trong huy động vốn, thẻ thanh toán… tăng cường khả năng chăm sóc và
phục vụ khách hàng trọn gói khép kín, tạo bước phát triển bứt phá về số lượng và chất

lượng hoạt động dịch vụ của toàn hệ thống. Có quan hệ đại lý, quan hệ thanh toán với
hơn 1000 ngân hàng lớn trên thế giới và với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế.
BIDV có đội ngũ nhân sự lớn mạnh với 11.585 người trong đó tỷ lệ cán bộ dưới
30 tuổi là 56,25% đã được đào tạo cơ bản về tài chính NH, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại
học và trên đại học đạt 78,45%, 246 cán bộ được đào tạo chính trị cao cấp và cử nhân.
Trong năm 2007 BIDV đã hoàn thiện đề án chuyển đổi mô hình tổ chức theo
khuyến nghị của dự án TA2 do World Bank tài trợ, tạo cơ sở cho việc đổi mới trong
vận hành và quản lý, định hình dần mô hình tổ chức của theo hướng Tập đoàn Tài
chính với mạng lưới tổ chức hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và bước đầu mở rộng
hoạt động đầu tư sang thị trường nước ngoài.
Về cơ bản, BIDV đã hoàn thành toàn diện đề án cơ cấu NH, thực hiện việc kiểm
soát tăng trưởng theo hướng an toàn và hiệu quả, từng bước nâng cao quy mô, tiềm lực
tài chính, năng lực thể chế và sức cạnh tranh của NH.
Những đóng góp và thành tích trong suốt những năm qua của BIDV đối với
công cuộc phát triển kinh tế đất nước đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng
danh hiệu cao quí nhất: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới vào năm 2001.
Tạp chí tài chính uy tín của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Finance Asia xếp
hạng BIDV là NH Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách 100 NH của Châu Á năm 2007.
Những kết quả trên đã góp phần nâng cao uy tín, năng lực và kinh nghiệm của
BIDV, là nền tảng và tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển mới.
2.2. Thực trạng nâng cao năng lực tài chính của NHĐT&PT Việt Nam.
Năng lực tài chính được coi là yếu tố quyết định đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của một NH. Nhận thức rõ điều này, BIDV đã đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài
chính một cách toàn diện, đồng bộ, đảm bảo sức chống đỡ rủi ro, phát triển ổn định bền
vững là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động NH. Nâng cao năng lực tài chính của
BIDV được thể hiện cụ thể: Tăng vốn chủ sở hữu, qui mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài
sản, khả năng sinh lời cao và khả năng hoạt động an toàn.
2.2.1. Tăng vốn chủ sở hữu
Trong lộ trình cơ cấu lại tài chính, BIDV xác định vấn đề cấp bách là tăng vốn
chủ sở hữu bằng mọi phương cách nhằm nâng vốn chủ sở hữu lên ngang tầm khu vực

và quốc tế, đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế cũng như thực
hiện mục tiêu cam kết với WB trong chiến lược phát triển thể chế.
Bảng 2.1. TÌNH HÌNH VỐN ĐIỀU LỆ, VỐN TỰ CÓ CỦA BIDV
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Vốn điều lệ 2.300 3.746 3.866 3.971 4.077 7.699
Vốn chủ sở hữu 3.760 5.503 6.182 6.531 7.627 8.405
Vốn tự có 1.161 3.848 3.989 6.270 10.838 10.613
Vốn cấp I 6.182 7.489 10.221
Vốn cấp II 124 3.524 3.248
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV)
Với số vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2000 là 1.076 tỷ đồng, trong thời gian từ
2002-2006, thực hiện đề án Tái cơ cấu hệ thống NHTMNN, BIDV đã được Chính phủ
cấp bổ sung 2.550 tỷ đồng. Trong năm 2007, vốn điều lệ của BIDV được bổ sung từ
nguồn Chính Phủ cấp thêm 3.400 tỷ đồng, còn 44,55 tỷ đồng từ lãi trái phiếu đặc biệt
của Chính phủ, 177 tỷ đồng từ tiền lãi trái phiếu Nhà nước. Đến 31/12/2007, vốn điều
lệ của BIDV đạt 7.699 tỷ đồng.
Ngoài ra, bằng kết quả hoạt động kinh doanh liên tục có lãi nên BIDV đã tự bổ
sung một cách đáng kể vào vốn chủ sở hữu của mình thông qua chế độ trích lập các quĩ
của doanh nghiệp qui định tại Nghị định số: 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của
Chính phủ về chế độ tài chính đối với các TCTD, góp phần nâng qui mô vốn chủ sở
hữu từ 1.658 tỷ đồng năm 2002 lên 8.405 tỷ đồng vào 31/12/2007 tương đương 525
triệu USD. Các nguồn này góp phần tăng tỷ lệ an toàn vốn đạt 9,29%, năm thứ hai liên
tiếp đạt chuẩn theo qui định của NHNNVN.
Bảng 2.2. HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA BIDV THEO VAS
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Hệ số CAR của BIDV (%)
5,6
7

5,0
4
6,8
6
9,1
0
9,2
9
Hệ số CAR của toàn khối NHTMNN(%)
6,6
5
6,8
0
7,2
5
7,8
6
8,0
0
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên của BIDV)
Với nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm đã tạo điều kiện cho BIDV đầu tư
mua sắm tài sản phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ và hiện đại hoá công
nghệ NH như: Triển khai đề án phát triển mạng lưới ATM đưa tổng số máy ATM lên
1.000 máy, phát triển hệ thống công nghệ thanh toán tiên tiến, hệ thống giao dịch tự

×