NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của một Ngân hàng
thương mại
Trong hoạt động sản xuất tiêu dùng của xã hội luôn xảy ra tình trạng đối
nghịch là có những cá nhân, tổ chức có vốn tiết kiệm, nhàn rỗi không có nhu
cầu hoặc chưa có nhu cầu sử dụng đến nó trong khi đó lại có những cá nhân, tổ
chức có nhu cầu cần một khoản vốn để sử dụng cho mục đích đầu tư hay tiêu
dùng cá nhân. Ngân hàng thương mại là một trung gian trên thị trường tài chính
đóng vai trò cầu nối, dẫn vốn từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần sử dụng vốn, làm cho
phù hợp với nguyện vọng giữa những người cần tiền và những người có tiền.
Kết quả là tất cả các bên đều có lợi, nền kinh tế vận hành một cách nhịp nhàng,
sản xuất phát triển, đời sống xã hội được nâng cao.
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín
dụng và ngân hàng. Tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều hướng tới một mục
tiêu tối cao- chi phối các mục tiêu khác là tối đa hoá lợi nhuận. Theo đuổi mục
tiêu này, ngân hàng thương mại không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải
tiến dịch vụ, đa dạng hoá hoạt động và được thực hiện qua ba hoạt động chính :
hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và đầu tư, các hoạt động trung gian.
Đây là ba hoạt động truyền thống của một ngân hàng thương mại. Chúng
có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau. Để có vốn cho vay, ngân hàng phải
huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các nhà tiết kiệm. Đồng thời với lợi thế là một
trung gian trên thị trường tài chính, ngân hàng thương mại thực hiện một số dịch
vụ cung cấp cho khách hàng. Các hoạt động dịch vụ này vừa tạo ra thu nhập,
vừa hỗ trợ cho các hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư.
- Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn của ngân hàng thương mại được thể hiện tập trung thông
qua việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng. Ngân hàng tập trung
được một số vốn lớn từ các tài khoản séc, tài khoản tiết kiệm, tài khoản tiền gửi
có kỳ hạn, từ các công cụ kỳ phiếu, trái phiếu... Bên cạnh đó, khi cần vốn cho
nhu cầu thanh khoản hay đầu tư, cho vay, ngân hàng có thể vay của Ngân hàng
Trung ương hay của các tổ chức tín dụng khác. Trên bảng cân đối tài sản, hoạt
động huy động vốn được biểu hiện qua các tài sản nợ của ngân hàng.
- Hoạt động cho vay và đầu tư :
Ngân hàng thương mại sử dụng tiền tiết kiệm, nhàn rỗi huy động được từ
công chúng đem cho vay hoặc đầu tư chứng khoán. Trên bảng cân đối tài sản,
các hoạt động này được biểu hiện là tài sản có của ngân hàng.
Các hoạt động cho vay và đầu tư đem lại cho ngân hàng thương mại một
khoản thu nhập chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập của ngân hàng.
- Hoạt động trung gian:
Các ngân hàng thương mại còn thực hiện các nghiệp vụ trung gian theo
yêu cầu của khách hàng như : thanh toán, chuyển tiền, uỷ thác, ký thác, tư vấn,
bảo lãnh, bảo quản vật có giá... Nghiệp vụ này không những mang lại lợi nhuận
cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện mở mang cho các nghiệp vụ trên.
2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Đây là hoạt động truyền thống mang tính chất đặc trưng cơ bản của ngân
hàng thương mại. Nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trên
cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng tiến hành cho vay và thu một khoản
lãi nhất định trên số tiền cho vay theo nguyên tắc vốn vay phải được hoàn trả
đúng thời hạn và thu lãi phải đủ để trang trải các khoản chi và có lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại có thể cho vay theo nhiều hình thức khác nhau:
- Theo mục đích cho vay: Cho vay nông nghiệp.
Cho vay công nghiệp.
Cho vay xây dựng cơ bản.
Cho vay xuất- nhập khẩu.
- Theo thành phần kinh tế: Cho vay quốc doanh.
Cho vay ngoài quốc doanh.
- Theo tài sản đảm bảo : Cho vay có tài sản đảm bảo.
Cho vay không có tài sản đảm bảo.
- Theo thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn.
Cho vay trung hạn.
Cho vay dài hạn.
Một hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng thương mại là cho vay
theo dự án đầu tư. Đây chính là hình thức cho vay trung và dài hạn với đặc điểm
là có số vốn lớn, thời hạn cho vay dài, chịu nhiều biến động và do đó có độ rủi
ro cao. Tuy nhiên, nếu là một dự án đầu tư tốt thì sẽ đem lại cho ngân hàng một
khoản thu nhập xứng đáng và đảm bảo an toàn vốn. Và để đạt được mục tiêu
này, ngân hàng thương mại phải làm tốt công tác thẩm định tài chính dự án đầu
tư trước khi đi đến quyết định tài trợ.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
Đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn vào một hoạt động nhất định nhằm mục
đích thu lại khoản vốn có giá trị lớn hơn hay là việc sử dụng tiền vào mục đích
sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động đầu tư có vai trò vô cùng quan
trọng. Đầu tư sẽ duy trì những tiềm lực sẵn có, đảm bảo cho quá trình tái sản
xuất diễn ra bình thường và tạo một tiềm lực lớn hơn trong tương lai.
1. Đầu tư dự án
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với những mục
tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới trạng thái mong muốn.
* Các yếu tố cấu thành dự án đầu tư :
- Mục tiêu: Mục tiêu của dự án đầu tư mang tính xác định, là những lợi
ích cần đạt được thông qua việc thực hiện dự án đầu tư, ngoài ra còn có các mục
tiêu khác do việc thực hiện dự án đầu tư tạo ra.
- Các hoạt động của dự án: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực
hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, được thực hiện theo một lịch
trình cụ thể với trách nhiệm của các bộ phận liên quan tạo thành kế hoạch làm
việc của dự án đầu tư.
- Đầu vào của dự án đầu tư : là các nguồn lực đã được xác định về vật
chất, tài chính, con người để tiến hành các hoạt động của dự án đầu tư.
- Đầu ra của dự án đầu tư : đó là những kết quả cụ thể mang tính chuẩn
mực được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án đầu tư.
- Thời hạn: là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nghiên cứu cơ hội đầu tư
đến khi dự án chấm dứt hoạt động, thông thường được xác định trong luận
chứng kinh tế kỹ thuật.
- Các chủ thể: bao gồm các bên liên quan phối hợp với nhau để thực hiện
dự án đầu tư và thụ hưởng những lợi ích do dự án mang lại.
* Các giai đoạn hình thành và phát triển của một dự án đầu tư :
Một dự án đầu tư từ khi hình thành đến khi kết thúc thường trải qua ba
giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành và khai thác dự án đầu
tư. Các công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần
tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm
nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp.
Các bước công việc của giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu
tư có thể được minh hoạ tóm tắt trong bảng 1như sau:
Bảng 1. Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư.
Chuẩn bị đầu tư. Thực hiện đầu tư. Vận hành và khai thác.
Nghi
ên
cứu
phát
hiện
các
cơ
hội
đầu
tư.
Nghi
ên
cứu
tiền
khả
thi
sơ
bộ
lựa
chọn
dự
án.
Nghi
ên
cứu
khả
thi
lập
dự
án,
luận
chứn
g
kinh
tế kỹ
thuật
.
Đán
h giá
và
quyế
t
định:
thẩm
định
dự
án.
Đàm
phán
và
ký
kết
các
hợp
đồng
.
Thiết
kế
và
lập
dự
toán
thi
công
xây
lắp
công
trình
.
Thi
công
xây
lắp
công
trình
.
Chạ
y thử
và
nghi
ệm
thu
sử
dụng
.
Sử
dụng
chưa
hết
công
suất.
Sử
dụng
công
suất ở
mức
cao
nhất.
Công
suất
giảm
dần và
thanh
lý.
- Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, bao gồm các hoạt động:
+Nghiên cứu, đánh giá cơ hội đầu tư : sản phẩm của bước này là báo cáo
về cơ hội đầu tư.
Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác
định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến
lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước.
Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội là khá sơ lược. Việc xác định đầu
vào, đầu ra và hiệu quả tài chính kinh tế xã hội của cơ hội đầu tư thường dựa
vào các ước tính tổng hợp.
+Nghiên cứu tiền khả thi: sản phẩm của bước này là báo cáo tiền khả thi.
Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng
đã được lựa chọn. Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét
cơ hội đầu tư còn phân vân, chưa chắc chắn.
Nội dung của nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
♦Nghiên cứu các bối cảnh chung về kinh tế, xã hội, pháp luật có ảnh
hưởng đến dự án.
♦Nghiên cứu thị trường.
♦Nghiên cứu kỹ thuật.
♦Nghiên cứu về tổ chức và nhân sự.
♦Nghiên cứu về tài chính.
♦Nghiên cứu về các lợi ích kinh tế xã hội.
+Nghiên cứu khả thi: sản phẩm của bước này là báo cáo khả thi hay luận
chứng kinh tế kỹ thuật.
Đây là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án đầu tư tối ưu.
Các bước nghiên cứu cũng tương tự như nghiên cứu tiền khả thi nhưng chi tiết
hơn, chính xác hơn.
+Thẩm định và ra quyết định đầu tư.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện đầu tư.
Đây là giai đoạn cụ thể hoá về nguồn hình thành vốn đầu tư và triển khai
thực hiện dự án đầu tư. Trong các dự án đầu tư người ta thường ký kết một loạt
các hợp đồng như : hợp đồng liên doanh, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất,
thuê nhà xưởng nhận thiết kế, mua bán máy móc, thiết bị, chuyển giao công
nghệ, hợp đồng thuê lao động để xây dựng và đưa công trình vào hoạt động.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn vận hành và khai thác.
Đây là giai đoạn đưa công trình vào hoạt động và chính thức đưa sản
phẩm ra tiêu thụ trên thị trường.
Trong ba giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo điều kiện tiền
đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối
với giai đoạn vận và khai thác dự án.
2. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại
2.1. Thẩm định dự án đầu tư.
a. Khái niệm.
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan,
khoa học và toàn diện để cho phép đưa ra quyết định đầu tư.
b. Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư.
Với quan điểm mỗi dự án đầu tư là một mắt xích quan trọng trong
chương trình phát triển kinh tế trung hạn, dài hạn của ngành, vùng, lãnh thổ
nhằm đạt được mục tiêu của chương trình phát triển kinh tế đó, việc thẩm định
sự cần thiết phải đầu tư nhằm trả lời các câu hỏi: Dự án có ưu tiên thế nào trong
quy hoạch phát triển chung, Dự án nếu được đầu tư sẽ làm tăng thu nhập cho
doanh nghiệp và nền kinh tế được bao nhiêu, sử dụng các nguồn tài nguyên và
cơ sở vật chất sẵn có như thế nào, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và làm
giảm chi ngoại tệ.
c. Thẩm định dự án về phương diện thị trường.
Đây là khía cạnh quan trọng trong quyết định sự thành bại của dự án đầu
tư. Nhìn nhận dưới góc độ của một ngân hàng thương mại, thì sản phẩm của
doanh nghiệp chính là đối tượng tín dụng ngân hàng sẽ tài trợ. Xét dưới tác
động gián tiếp, thì rủi ro của ngân hàng sẽ gắn liền với sản phẩm của doanh
nghiệp. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá vị thế của sản phẩm trên thị trường của
doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Việc thẩm định dự án về phương diện thị
trường được tiến hành trên các mặt giá cả, quy cách phẩm chất, mẫu mã... của
sản phẩm để từ đó xác định tính cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường
của sản phẩm.
d. Thẩm định dự án về mặt kỹ thuật công nghệ.
Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho việc phân tích mặt kinh tế tài chính của
dự án đầu tư. Không có số liệu của phân tích kỹ thuật thì không thể tiến hành
phân tích mặt kinh tế tài chính của dự án, tuy rằng các thông số kinh tế có ảnh
hưởng đến các quyết định về mặt kỹ thuật. Việc thẩm định về kỹ thuật phải xem