Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐỀ, ĐÁP ÁN HSG TỈNH VĂN 9 (BẮC GIANG 12-13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.98 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


<b>BẮC GIANG</b>



<b>ĐỀ THI CHÍNH THỨC</b>


Đề thi có 01 trang



<b>KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HỐ CẤP TỈNH</b>


<b>NĂM HỌC 2012-2013</b>



<b>MƠN THI: Ngữ văn; LỚP: 9 Phổ thông</b>


<b>Ngày thi: 30/3/2013</b>



<i>Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề</i>



<b>Câu 1. (4,0 điểm)</b>



a. Xác định câu chứa hàm ý và nêu nội dung của hàm ý đó trong đoạn trích sau:


<i>… Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ</i>


<i>đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về,</i>


<i>những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ.</i>



<i>- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?</i>



<i>Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay gầy guộc</i>


<i>âu yếm vuốt ve bên vai chồng:</i>



<i>- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho</i>


<i>anh được.</i>



(

<i>Bến quê</i>

– Nguyễn Minh Châu)




b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau:


<i>Cày đồng đang buổi ban trưa</i>



<i>Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày.</i>


<b>Câu 2. (6,0 điểm)</b>



<i>Một con tim khôn ngoan và biết cảm thông không đáp trả nỗi đau bằng nỗi đau</i>

<i><b>.</b></i>


Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.



<b>Câu 3.</b>

<i>(10,0 điểm)</i>



<i>Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lịng thương người và rộng ra thương cả</i>


<i>mn vật, mn lồi…</i>



(

<i>Ý nghĩa văn chương</i>

– Hồi Thanh,

<i>Ngữ văn 7</i>

,


T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60)


Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm

<i> Chuyện người con</i>


<i>gái Nam Xương</i>

(Trích

<i>Truyền kỳ mạn lục</i>

) của Nguyễn Dữ và đoạn trích

<i>Kiều ở lầu</i>


<i>Ngưng Bích</i>

(Trích

<i>Truyện Kiều</i>

) của Nguyễn Du.



<b></b>



<i>---Hết---Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.</i>


Họ và tên thí sinh... Số báo danh:...



Giám thị 1 (

<i>Họ tên và ký</i>

)...



Giám thị 2 (

<i>Họ tên và ký</i>

)...



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>BẮC GIANG</b>

<b>BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HỐ CẤP TỈNH</b>



<b>NGÀY THI: 30/3/2013</b>



<b>MƠN THI: Ngữ văn; LỚP: 9 PHỔ THƠNG</b>


<i>Bản hướng dẫn chấm có 03 trang</i>



<b>Câu</b>

<b>Ý</b>

<b>Nội dung</b>

<b>Điểm</b>



<b>Câu 1</b>

<b>Tiếng Việt</b>

<b>4,0</b>



<b>a.</b>

<b>Tìm câu chứa hàm ý và nêu nội dung hàm ý trong đoạn trích </b>

<i><b>Bến quê</b></i>

<b> của</b>


<b>Nguyển Minh Châu </b>

<i><b>(2,0 điểm)</b></i>



- Câu chứa hàm ý: Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?


- Nội dung hàm ý:



+ Cảm nhận về khoảng thời gian nằm bệnh rất lâu dài của nhân vật Nhĩ.



+ Cảm giác băn khoăn, lo lắng mang chút ăn năn; tình cảm yêu thương của Nhĩ


dành cho vợ và gia đình.



1,0


0,5


0,5


<b>b.</b>

<b>Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao</b>

<i><b> Cày đồng đang</b></i>



<i><b>buổi ban trưa… (2,0 điểm)</b></i>



- Biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh và nói quá: Mồ hơi thánh thót như mưa


<i>ruộng cày.</i>




- Tác dụng:



+ Thể hiện nỗi nhọc nhằn, cơ cực, cuộc sống lam lũ của người nông dân với công


việc đồng áng vất vả trong thời tiết khắc nghiệt.



+ Tạo tính hình tượng, giúp người đọc cảm nhận được cụ thể, sâu sắc nội dung,


cảm xúc của câu ca dao.



0,5


1,0


0,5


<b>Câu 2</b>

<b>Suy nghĩ về ý kiến </b>

<i><b>Một con tim khôn ngoan và biết cảm thông không đáp trả nỗi</b></i>



<i><b>đau bằng nỗi đau.</b></i>

<b>6,0</b>



<b>Yêu cầu về mặt kỹ năng</b>



- Biết làm một bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, có bố cục


mạch lạc, lơ-gic, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, vận dụng linh hoạt các thao


tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…



- Diễn đạt trôi chảy, sáng rõ, linh hoạt; không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính


tả.



<b>Yêu cầu về mặt kiến thức</b>


<b>a. Giải thích ý kiến </b>

<i><b>(1,0 điểm)</b></i>



- Về nội dung trực tiếp: Một trái tim khôn ngoan và biết cảm thơng là hình ảnh ẩn


dụ cho con người sống sáng suốt, nhận thức sâu sắc về cuộc đời, biết sẻ chia, đồng


cảm. Những con người đó sẽ khơng bao giờ gây ra nỗi đau cho người khác để xoa



dịu nỗi đau của mình, hoặc trả đũa kẻ gây ra nỗi đau cho mình bằng những đau


thương.



- Thực chất, ý kiến đề cập đến một quan niệm sống, một lối sống cao đẹp: sống bao


dung, vị tha, biết đồng cảm và sẻ chia.



<b>b. Bàn luận về quan niệm sống đặt ra trong ý kiến </b>

<i><b>(4,0 điểm)</b></i>


<i>- Biểu hiện của lẽ sống bao dung, vị tha và biết cảm thông:</i>



+ Nhận thức rõ về bản thân, về người khác, về mọi sự việc diễn ra trong đời sống,


về bản chất của xã hội để có cách ứng xử hợp lý, nhân văn.



+ Ln rộng lịng tha thứ cho lỗi lầm, gạt đi những đau thương, thù hận, tỵ hiềm;


vượt lên suy nghĩ ích kỷ, nhỏ nhen của cá nhân…



+ Biết lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm với những nỗi đau, những mất mát của người


1,0



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

khác; biết sống cho đi những yêu thương, thậm chí quên đi nỗi đau của mình vì


người khác.



<i>- Ý nghĩa của lẽ sống vị tha và biết cảm thông:</i>



+ Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, cái nhìn nhân ái giữa con người với con người; xoa


dịu đau thương, mất mát; đánh tan những hận thù, tạo nên cuộc sống hịa bình, thân


thiện, tươi đẹp.



+ Bản thân người sống bao dung, biết đồng cảm sẽ ln cảm thấy hạnh phúc, sẽ


nhận được tình u thương; đời sống tâm hồn phong phú, luôn mở rộng lịng mình


để đón nhận vẻ đẹp của cuộc đời và tình người.




+ Sống vị tha, cảm thơng là biểu hiện của phẩm chất cao quý trong con người, của


đạo lý tốt đẹp trong cộng đồng. Nó góp phần hình thành lẽ sống nhân văn, tạo ra


những giá trị tinh thần đích thực, có ý nghĩa sâu bền.



- Phê phán những con người sống ích kỷ, hẹp hịi, sống bằng hận thù có những suy


nghĩ nhỏ nhen, tiêu cực; lên án những hành động gây hấn, những tội ác gây đau


thương cho người khác, những con người sống vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.


<b>c. Bài học trong nhận thức và hành động </b>

<i><b>(1,0 điểm)</b></i>



- Nhận thức rõ một trái tim khôn ngoan và biết cảm thông không đáp trả nỗi đau


<i>bằng nỗi đau, thấy được giá trị của khoan dung, nhân ái, của sự đồng cảm, sẻ chia,</i>


yêu thương trong cuộc sống.



- Luôn trau dồi tri thức và vốn hiểu biết, rèn luyện phẩm chất đạo đức, hình thành


cho mình lẽ sống tình thương, biết cảm thơng, chia sẻ, biết bao dung, vị tha, biết


sống cho đi những giá trị của mình; giúp đỡ kẻ khác trên đơi vai của mình. Bản thân


cần có suy nghĩ tích cực, lạc quan, khơng sống nhỏ nhen, hẹp hịi, ích kỷ, nhìn cuộc


sống và con người bằng một cái nhìn đa chiều.



0,5


0,5


0,5



1,0



1,0



<b>Câu 3</b>

<b>Bàn luận về ý kiến của Hoài Thanh </b>

<i><b>Nguồn gốc cốt lõi của văn chương là lòng</b></i>


<i><b>thương người…</b></i>




<b>10,0</b>


<b>Yêu cầu về mặt kỹ năng</b>



Viết được bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học với những yêu cầu cụ thể


như sau:



- Kết hợp hài hòa giữa giải thích, trình bày lý luận và vận dụng thực tế phân tích tác


phẩm chứng minh theo vấn đề nêu trong ý kiến.



- Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lơ-gic, có sự cảm thụ, phân tích, lý giải qua tác


phẩm, đoạn trích cụ thể đã cho ở đề bài.



- Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển; không mắc các lỗi về câu, dùng từ, chính


tả.



<b>Yêu cầu về mặt kiến thức</b>



<b>a. Giới thiệu vấn đề nghị luận</b>

<i><b> (1,0 điểm)</b></i>



- Vấn đề trung tâm của văn chương là vấn đề con người và nguồn gốc cốt yếu của


văn chương chính là lịng thương người.



- Lịng thương người hay nói rộng ra là giá trị nhân đạo là phẩm chất cốt lõi, là tiêu


chuẩn cho một tác phẩm văn học chân chính.



<b>b. Giải thích ý kiến</b>

<i><b> (2,0 điểm)</b></i>



- Hồi Thanh đã đưa ra vấn đề quan trọng, bản chất của văn chương, được coi là


nguồn gốc cốt yếu của văn chương: lòng thương người mà rộng ra thương cả mn



<i>vật, mn lồi. Văn chương chính là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc, chỉ bật ra khi</i>


trong tim cuộc sống tràn đầy. Nói chuyện văn chương chính là chuyện của những


tâm hồn đồng điệu.



1,0



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Lòng thương người, thậm chí thương cả mn vật, mn lồi là tình cảm rộng lớn,


cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy khơng chỉ là cội nguồn của văn chương


mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó chính là


giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác


phẩm.



- Giá trị nhân đạo là một phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính. Nói


đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói đến vấn đề con người, vấn đề nhân


sinh đặt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người ln được đặt ở vị trí hàng đầu, trong


mối quan hoài thường trực của các nhà văn.



- Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt


cụ thể sau: lịng thương u, sự cảm thơng, xót xa trước những hoàn cảnh, những số


phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con


người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý; trân trọng, nâng niu khát


vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.



<b>c. Giá trị nhân đạo qua tác phẩm </b>

<i><b>Chuyện người con gái Nam Xương</b></i>

<b> và đoạn</b>


<b>trích </b>

<i><b>Kiều ở lầu Ngưng Bích (6,0 điểm)</b></i>



- Tấm lịng u thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc


mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: số phận của Kiểu bị ném vào nhà


chứa, rồi giam lỏng trong lầu Ngưng Bích với nỗi cơ đơn, buồn tủi, thương thân,


xót phận; là tình cảnh oan khiên nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải



dùng cái chết để chứng tỏ tấm lịng trong trắng, tiết hạnh của mình.



- Qua bi kịch thân phận của Kiều và Vũ Nương, cả hai nhà văn lên án, tố cáo xã hội


phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người. Đó là


chiến tranh phi nghĩa, là chế độ nam quyền (Chuyện người con gái Nam Xương), là


bọn quan lại tham lam, là lũ buôn thịt bán người khơng từ một thủ đoạn chỉ vì đồng


tiền (Truyện Kiều).



- Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù cuộc đời


của họ truân chuyên, nhục nhằn. Đó là lịng chung thủy, sự hiếu hạnh, giàu tình u


thương, ln sống vì người khác, nghĩ cho người khác của Kiều và Vũ Nương.


- Trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ: khát vọng về tình


yêu, hạnh phúc, về một mái ấm gia đình bình dị, sum vầy.



<b>d. Đánh giá về ý kiến của Hoài Thanh </b>

<i><b>(1,0 điểm)</b></i>



- Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý kiến đúng


đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học:


Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc


– “Văn học là nhân học” (M. Gorki).



- Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của


Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn


Du đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi cả hai đều là những


tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người.



0,5



0,5




0,5



1,5



1,5



1,5


1,5



1,0



<b>Tổng điểm toàn bài:</b>

<b>20,0</b>



<b></b>


<b>---Hết---Lưu ý khi chấm bài:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu


trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý.



</div>

<!--links-->

×