Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Áp-xe amidan: bệnh khi thời tiết thất thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.81 KB, 7 trang )

Áp-xe amidan: bệnh khi thời tiết thất thường

Hiện nay số bệnh nhân bị áp-xe quanh amidan
đến viện khám tương đối đông, tăng nhiều so với
cùng thời điểm năm ngoái. Những người bệnh
này đến khám và thường có những thắc mắc về
bệnh như áp-xe quanh amidan là gì? Liệu áp-xe
quanh amidan có nguy hiểm hay không? Để có
thể phòng tránh được căn bệnh này cần phải làm
gì? Tại sao giai đoạn thời tiết lạnh nóng thất
thường lại hay gặp áp-xe quanh amidan?

Áp-xe quanh amidan là hiện tượng viêm tấy, hóa mủ
tổ chức liên kết lỏng lẻo nằm quanh amidan - giữa
amidan và thành bên họng. Người bệnh được phát
hiện bị áp-xe quanh amidan thường là trẻ lớn và
người lớn.

Nguyên nhân hay gặp của áp-xe quanh amidan là do
viêm amidan cấp mủ không được điều trị hoặc vì độc
tố vi khuẩn cao hoặc tại vi khuẩn kháng lại thuốc
kháng sinh mà người bệnh sử dụng. Vi khuẩn gây áp-
xe quanh amidan được xác định khi lấy mủ của khối
áp-xe đi nuôi cấy. Người ta thấy sự xuất hiện của vi
khuẩn gây bệnh trong những trường hợp này là tụ
cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, vi khuẩn kị khí và ái khí,
trong đó có liên cầu bêta tan huyết nhóm A.

Khi thời tiết thay đổi thất thường thì viêm amidan là bệnh dễ gặp, hơn nữa
nó còn kéo theo sự gia tăng của áp-xe quanh amidan. Ảnh: Images.
Viêm amidan lại là loại bệnh hay gặp trong giai đoạn


chuyển mùa, do đó kéo theo sự gia tăng của áp-xe
quanh amidan khi thời tiết thay đổi.

Viêm amidan là nhóm bệnh hay gặp, đứng hàng đầu
trong những bệnh lý về họng, tỷ lệ viêm amidan
chiếm khoảng 10% dân số. Bệnh biểu hiện cấp tính
hay mạn tính tuy nhiên đây là bệnh rất hay tái phát và
có thể gây các biến chứng nguy hiểm, nhất là trong
các đợt cấp, mà áp-xe quanh amidan là một trong số
các biến chứng đó.

Áp-xe quanh amidan xuất hiện khi nào?

Một áp-xe quanh amidan điển hình xuất hiện sau
viêm amidan cấp khoảng 5-7 ngày. Bạn có thể nghĩ
đến bản thân bị áp-xe quanh amidan nếu thấy đau
họng liên tục trong khi vẫn đang được sử dụng kháng
sinh, mức độ đau tại họng giảm trong một hai ngày
đầu sau đó lại tăng lên ngày một nặng. Đặc điểm đau
họng trong áp-xe quanh amidan là đau lan lên tai khi
nuốt, đau nhức vùng góc hàm. Đi kèm theo là sốt 39-
40oC, gai rét, rất mệt mỏi. Môi khô, rêu lưỡi dày có
nhiều giả mạc trắng đục trên bề mặt. Sau đó người
bệnh bắt đầu cảm thấy nuốt khó, nước bọt chảy
nhiều, bẩn, hơi thở hôi, thối. Giọng nói bị thay đổi, trở
nên đầy đầy, khó nghe, giọng như ngậm thị do eo
họng bị thu hẹp. Giai đoạn muộn khi khối áp-xe lan ra
vùng cơ cắn sẽ gây ra hiện tượng khít hàm. Có thể có
khó thở khi khối áp -xe lấp kín họng miệng rồi lan dần
xuống họng thanh quản.

Phát hiện bệnh sớm - Điều trị
chóng khỏi

Lúc này, nếu bệnh nhân được
thăm khám sẽ thấy amidan một
bên sưng to, đỏ, bề mặt amidan
có mủ trắng nhưng dễ lấy bỏ.
Phần trước của amidan căng
phồng, niêm mạc phù nề. Amidan
bị đẩy lệch vào trong và ra sau

Bệnh nhân sẽ bị đau
vùng góc hàm.
hoặc ra trước tùy theo thể áp-xe amidan. Lưỡi gà
mọng nước, di động kém. Áp-xe amidan thường bị
một bên. Hạch cùng bên cũng sưng to, ấn đau do
phản ứng viêm lan tới hạch. Cũng giống như những
viêm nhiễm thông thường, xét nghiệm máu sẽ thấy
bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.

Dùng kim chọc dò vào chỗ phồng nhất ở mặt trước
của amidan xem có mủ hay không. Đây là biện pháp
vừa để chẩn đoán và vừa để điều trị. Mủ lấy ra được
đem đi nuôi cấy tìm vi khuẩn và loại kháng sinh đồ
thích hợp nhất, giúp điều trị có hiệu quả. Nếu đã áp-
xe quanh amidan thì việc trích rạch khối áp-xe dẫn
lưu mủ là bắt buộc, giữ cho vết rạch luôn mở khoảng
3 ngày. Điều trị nội khoa bằng kháng sinh kết hợp
theo kháng sinh đồ, chống cả vi khuẩn hiếu khí và kị
khí đường tiêm truyền, hạ sốt, giảm đau, chống viêm.

Thời gian điều trị kéo dài ít nhất 10 ngày. Bệnh nhân
có chỉ định cắt amidan sau khi hết dấu hiệu viêm
nhiễm tại chỗ và toàn thân khoảng một tháng. Áp-xe
quanh amidan nếu không được phát hiện và điều trị

×