Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thuốc giải rượu: đừng vội mừng!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.99 KB, 6 trang )

Thuốc giải rượu: đừng vội mừng!

Trên thị trường hiện có nhiều loại “thuốc giải
rượu” như Voskyo 3, RU-21, ME-21, Mewol-21,
Tylenol… thậm chí cả hàng xách tay được rao bán
trên mạng bởi ngày xử phạt người say rượu lái xe
đến gần (20/5). Thật ra, thuốc chỉ có tính hỗ trợ
chứ không thể làm hết say rượu.

Buồn, vui người ta đều nghĩ đến bia, rượu. Dù biết
uống những thứ này có hại cho sức khoẻ nhưng
nhiều người vẫn bỏ ngoài tai. Từ khi trên thị trường
xuất hiện các loại “thuốc giải say”, nhiều đệ tử lưu linh
tha hồ uống cho tới say rồi tống thuốc vào. Trung tâm
chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từng tiếp
nhận bệnh nhân nghiện rượu uống tới say xỉn rồi tống
giải rượu phải đi cấp cứu. Có trường hợp mắc bệnh
gan nhưng lạm dụng thuốc giải, coi đó như thần
dược, dẫn tới suy gan phải nhập viện!

ThS.DS Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược Bệnh
viện 71 Trung ương, Thanh Hoá, khẳng định: “Thuốc
giải rượu, bia không phải thần dược mà chỉ là thuốc
hỗ trợ”. Ông Thịnh lý giải, hiểu một cách đơn giản,
rượu vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành acetaldehyd,
một chất gây ra các biểu hiện mất tỉnh táo. Các thành
phần trong thuốc giải rượu giúp giảm sự tạo thành
acetaldehyd và đào thải nó khỏi cơ thể. Hiện nay,
chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về hiệu
quả của những loại thuốc giải rượu. Trong quá trình
sử dụng người ta chỉ thấy thuốc có tác dụng kháng


cồn. Những thuốc mà đệ tử lưu linh coi là thần dược
thực chất chỉ giúp người uống rượu giảm nhức đầu ở
mức độ hạn chế. Nếu sâu rượu ngày nào cũng dùng
thì thuốc sẽ không có tác dụng!

Không thể dựa hoàn toàn vào thuốc mà có thể cai rượu.

Có một số loại thuốc chứa vitamin như B1, B6 và một
số axit khác để chuyển hoá rượu. Tuy nhiên, nhìn
chung đây là thuốc hỗ trợ dinh dưỡng. Có người say
rượu uống thuốc vào có cảm giác buồn nôn, bần
thần, buồn ngủ và sợ rượu. Chính ảo giác tưởng cai
được rượu khi uống thuốc khiến nhiều người lạm
dụng nó.

Nguy hại về lâu dài

Cũng theo ông Thịnh, nghiện rượu là lệ thuộc vào
chất hoá học. Muốn cai rượu hoặc chống say rượu,
phải dựa vào nhiều yếu tố như môi trường, quyết tâm
của bản thân… chứ không phải cứ dùng thuốc là
được. Không có thuốc giúp phòng và triệt tiêu tác hại
của rượu đối với gan và hệ thần kinh trung ương.
Nhiều người cho rằng có thể làm giảm nồng độ cồn
trong cơ thể bằng uống paracetamol, vitamin B1, B6,
axit folic… là không đúng.

Chẳng hạn, paracetamol là thành phần chính trong
các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chữa cảm cúm. Khi
uống rượu, bia vào, gan đang bị ảnh hưởng lại thêm

paracetamol cùng một lúc chuyển hoá làm gan tê liệt.
Hay như aspirin, một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, khi
uống phối hợp với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ
dày, gây chảy máu đường tiêu hoá.

Thuốc gì cũng vậy, không nên dùng quá nhiều. Mỗi
lần điều trị phải có liều lượng và thời gian nhất định.
Rượu vào không những ảnh hưởng đến gan mà cả
não. Cộng thêm lạm dụng thuốc giải sẽ khiến người
uống sa sút nhận thức, rối loạn hành vi.

Ông Thịnh có lời khuyên: rượu, bia dù uống ít hay
nhiều, đều là chất độc có khả năng phá hoại hầu hết
các cơ quan trong cơ thể. Hai cơ quan chịu đựng
nhiều nhất tác hại của rượu chính là hệ thần kinh
trung ương và gan. Khi say lại uống thêm thuốc chắc
chắn sẽ gây tương kỵ hoá học không tốt. Nếu phải
uống bia, rượu, hãy uống vừa phải, biết điểm dừng.
Không nên biến rượu, bia thành bạn hàng ngày. Tốt
nhất khi say nên nghỉ ngơi, uống một số nước dân
gian hay dùng để giải độc như nước chanh, nước sắn
dây.

Theo GS.TS Phạm Vũ Khánh, Vụ trưởng vụ Y học cổ
truyền (Bộ Y tế), trong Đông y có một số bài thuốc hỗ
trợ giải say rượu, bia hiệu quả và đơn giản. Sắn dây
có vị ngọt, tính bình giúp giải cơ, thông đại tiểu tiện,
làm ra mồ hôi, giải độc. Người bị say có thể giải rượu
bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây thêm ít

×