Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.83 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI
VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT
NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Khái quát về hệ thống ngân hàng ở Việt Nam:
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời theo Sắc lệnh 15/SL ngày 16-5-
1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của lĩnh vực tài
chính Việt Nam. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngay từ khi ra đời đã thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn cách mạng, đó là:
- Phát hành giấy bạc, điều hoà lưu thông tiền tệ,
- Quản lý ngân quỹ quốc gia,
- Quản lý ngoại tệ và thực hiện thanh toán các khoản giao dịch với nước
ngoài,
- Quản lý kim dung bằng thể lệ hành chính,
- Đấu tranh tiền tệ với địch,
- Huy động vốn của dân, điều hoà và mở rộng tín dụng để phát triển sản
xuất.
Năm 1960, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng
Nhà nước, vừa thực hiện vai trò của một ngân hàng trung ương vừa đảm nhiệm
vai trò của một ngân hàng thương mại. Mặc dù Nhà nước còn sở hữu 2 ngân
hàng khác là Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
nhưng trên thực tế 2 ngân hàng này hoạt động như những chi nhánh đặc biệt của
Ngân hàng Nhà nước: NHNT tài trợ cho các hoạt động ngoại thương, quản lý
ngoại hối, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước trong khi NHĐT&PT cung cấp
vốn dài hạn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình công cộng.
Chính vì thế mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn này có đặc
điểm là một cấp, cụ thể:
- Thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, độc quyền và duy nhất,
- Thực hiện đồng thời hai chức năng: quản lý nhà nước và hạch toán kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng,
- Được xây dựng và quản lý theo cơ cấu tổ chức hành chính, hoạt động
theo nguyên tắc kế hoạch hoá tập trung trên phạm vi cả nước


Năm 1988, cùng với công cuộc đổi mới trên phạm vi cả nước, hệ thống
ngân hàng hai cấp ra đời theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26-3-1988 của HĐBT
về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:
- Chức năng quản lý ngân quỹ quốc gia được tách khỏi NHNN để hình
thành hệ thống Kho bạc Nhà nước,
- Chức năng kinh doanh cũng được tách khỏi NHNN và được trao cho
các ngân hàng thương mại,
- Thành lập 2 ngân hàng mới: Ngân hàng Công thương và Ngân hàng
Phát triển Nông nghiệp, cùng với NHNT và NHĐT&PT hoạt động như những
ngân hàng thương mại.
Như vậy kể từ năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm hai cấp:
Ngân hàng Nhà nước (còn gọi là Ngân hàng Trung ương) và các ngân hàng
chuyên doanh (còn gọi là ngân hàng trung gian), trong đó NHNN là cơ quan
quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, các ngân hàng
chuyên doanh thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bốn ngân hàng chuyên
doanh hoạt động độc quyền cho đến khi Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và
Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ra đời và có
hiệu lực từ ngày 1-10-1990, theo đó mở rộng hoạt động kinh doanh tiền tệ cho
các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, cho phép thành lập các hợp tác xã
tín dụng và công ty tài chính.
Trong những năm trở lại đây, đặc biệt kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà
nước, Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X thông qua ngày
12/12/1997, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi
nhánh của ngân hàng nước ngoài đã được thành lập và cung cấp các dịch vụ tài
chính hiện đại. Các NHTM quốc doanh chuyển từ hoạt động cho vay chính sách
hoặc chỉ định sang hoạt động cho vay thương mại, có được sự tự chủ hơn trong
kinh doanh, vì vậy cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn. Chưa bao giờ trong lịch
sử ngành ngân hàng, các NHTM lại phát triển mạnh như hiện nay, ngoài 5
NHTM quốc doanh, nước ta còn có 37 NHTM cổ phần, 13 công ty tài chính, 26
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và một hệ thống gần

1.000 quỹ tín dụng dân nhân ở cả trung ương và cơ sở
6
. Mặc dù có sự xuất hiện
của nhiều NHTM ngoài quốc doanh, các NHTM nhà nước vẫn giữ vị trí chủ
đạo, có thị phần chiếm tới 70% tổng tín dụng của cả nước. Nhóm cung cấp tín
dụng nhiều thứ hai là các ngân hàng nước ngoài với thị phần 15%, tiếp theo là
các NHTM cổ phần với tỷ trọng 12%, thấp nhất là các ngân hàng liên doanh có
thị phần chỉ ở mức 3%.
Biểu đồ 1: Thị phần cho vay phân theo loại hình tổ chức tín dụng
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Banking Sector Review, trang 9.
Cùng với quá trình hội nhập khu vực và thế giới của nền kinh tế, nhất là
kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực
7
, rồi đây sẽ có thêm nhiều
ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh
trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Đây cũng chính là thách thức to lớn buộc
các NHTM trong nước phải tự hoàn thiện, nâng cao khả năng cạnh tranh của
bản thân và phát triển theo hướng các chuẩn mực ngân hàng quốc tế.
2. Khái quát về thể chế tín dụng ngân hàng ở Việt Nam:
2.1 Những thay đổi về thể chế tín dụng ngân hàng trong thời gian qua:
2.1.1 Giai đoạn trước năm 1994:
Trước năm 1994, những quy định cụ thể về quan hệ tín dụng giữa các
TCTD và doanh nghiệp được thể chế hoá trong Thể lệ tín dụng ngắn hạn
8

6
6
Thời báo kinh tế Việt Nam, Nỗi lo ng y mà ột nhân lên, số 161, ng y 8/10/2003.à
7
7

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký ng y 13/7/2000 tà ại Wasington v có hià ệu lực từ ng yà
10/12/2001.
8
8
Ban h nh kèm theo Quyà ết định 04/NH-QĐ ng y 8/1/1991 cà ủa Thống đốc NHNN.
Thể lệ tín dụng trung - dài hạn
9
ban hành năm 1991. Theo hai thể lệ này, hoạt
động tín dụng được quy định như sau:
- Về điều kiện vay: Doanh nghiệp vay vốn phải đảm bảo 5 điều kiện: có
tư cách pháp nhân đầy đủ, có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, có tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh hợp pháp có giá
trị và có thể bán được, tổng mức dư nợ vay của các ngân hàng và nợ vay khác
không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp. Đồng thời mỗi doanh nghiệp chỉ
được vay tại một TCTD.
- Về thời hạn và đối tượng cho vay:
Đối với vay ngắn hạn, thời hạn cho vay không quá 6 tháng và chỉ dành
cho mục đích mua giá trị vật tư, hàng hoá và các chi phí cấu thành nên giá mua
hoặc giá thành sản phẩm. Khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp được thực hiện
dưới dạng kế hoạch đối với khoản vay thường xuyên hoặc theo từng món vay
đối với khoản vay không thường xuyên.
Đối với vay trung- dài hạn, thời gian cho vay trung hạn từ 1 đến 3 năm,
cho vay dài hạn từ trên 3 năm đến 10 năm và được dành cho các công trình,
hạng mục công trình hoặc dự án đầu tư.
- Về thủ tục xin vay:
Đối với mỗi khoản vay ngắn hạn, doanh nghiệp phải làm đơn xin vay và
phải có giải trình về mục đích vay, nhu cầu vay, số vốn đơn vị đã có, và phải
chứng minh khả năng trả nợ vốn vay.
Đối với vay trung-dài hạn, doanh nghiệp phải gửi đến TCTD kế hoạch
vay vốn trung, dài hạn và các hồ sơ tài liệu liên quan đến công trình xin vay

vốn, bao gồm: đơn xin vay, tài liệu liên quan đến việc đầu tư xây dựng công
trình, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, căn cứ pháp lý về giá trị tài sản
thế chấp tiền vay.
Kể từ ngày nhận món vay đầu tiên đến khi trả hết nợ, hàng tháng, quý,
năm doanh nghiệp phải gửi đến TCTD các Báo cáo thực trạng tài chính; Bảng
tổng kết tài sản; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo về tình trạng
9
9
Ban h ng kèm theo Quyà ết định 23/NH-QĐ ng y 6/3/1991 cà ủa Thống đốc NHNN.
tài sản thế chấp. Đến hạn trả nợ, doanh nghiệp phải chủ động trả nợ và lãi cho
TCTD, số nợ đến hạn không trả đủ phải chuyển nợ quá hạn. Nếu các doanh
nghiệp mất khả năng trả nợ khi đến hạn thì TCTD được quyền phong toả, phát
mại, thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ.
2.1.2 Giai đoạn 1994-1997:
Trong giai đoạn này, các thể chế tín dụng ngân hàng đã được sửa đổi tới 2
lần, với những quy định thay đổi như sau:
a. Sửa đổi lần 1: được thực hiện đối với tín dụng ngắn hạn, thay thế Thể
lệ tín dụng ngắn hạn
10
năm 1994 và đối với tín dụng trung-dài hạn, thay thế Thể
lệ tín dụng trung-dài hạn
11
vào năm 1995. Hai thể chế tín dụng mới đều có một
số điểm mới chung là:
- Về điều kiện vay vốn: doanh nghiệp có thể cùng một lúc ở nhiều TCTD.
Doanh nghiệp có thể dùng một tài sản để thế chấp, cầm cố nhiều lần tại một bên
cho vay hoặc có thể thế chấp, cầm cố nhiều lần cho nhiều bên cho vay trong
trường hợp cùng vay một dự án đầu tư
12
.

- Về thời hạn và đối tượng cho vay:
Đối với vay ngắn hạn: thời hạn vay được kéo dài từ 6 tháng lên 12 tháng
nhưng vẫn chỉ bó hẹp cho mục tiêu cấu thành nên giá thành sản phẩm, chưa cho
vay sang lĩnh vực tiêu dùng.
Đối với vay trung - dài hạn: thời hạn cho vay trung hạn kéo dài đến 5 năm
và thời hạn cho vay dài hạn kéo dài từ trên 5 năm đến 10 năm. Mặt khác, thời
hạn cho vay được xác định một cách linh hoạt hơn, dựa vào chu kỳ sản xuất
kinh doanh, khả năng hoàn vốn của dự án đầu tư, khả năng thu nhập của bên
vay và tính chất nguồn vốn của bên vay. Đối tượng cho vay đã được mở rộng,
10
10
Quyết định 198/QĐ-NH1 ng y 16/9/1994 cà ủa Thống đốc NHNN.
11
11
Quyết định 367/QĐ-NH1 ng y 21/12/1995 cà ủa Thống đốc NHNN.
12
12
Theo quy chế thế chấp, cầm cố t i sà ản v bà ảo lãnh vay vốn ngân h ng, ban h nh kèm theo Quyà à ết định
217/QĐ-NH1 ng y 17/8/1996 cà ủa Thống đốc NHNN.
vay trung-dài hạn gồm cả đầu tư xây dựng mới, mở rộng cải tạo, khôi phục, đổi
mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Về thủ tục xin vay:
Đối với vay ngắn hạn, doanh nghiệp phải làm đơn xin vay theo mẫu quy
định kèm phương án sản xuất kinh doanh gửi đến TCTD để được xem xét cho
vay.
Đối với vay trung - dài hạn, hồ sơ xin vay vốn được quy định đầy đủ hơn:
ngoài các loại giấy tờ như đã được quy định trong Thể lệ tín dụng cũ (1991) còn
có thêm hai loại giấy tờ nữa là: tài liệu pháp lý về bên vay và tài liệu chứng
minh vốn điều lệ, vốn đầu tư ban đầu; và tài liệu về tình hình tài chính 2 năm
trước và các quý trong năm xin vay.

Đối với cả hai loại vay nói trên, thời gian quyết định cho vay hay không
cho vay của TCTD được quy định rút ngắn xuống còn 20 ngày (trước đây là 30
ngày). Ngoài ra, hai thể lệ tín dụng mới còn quy định cụ thể về việc trả nợ; gia
hạn nợ, giảm lãi, miễn lãi, kiểm tra và xử lý nợ; quyền của bên vay và bên ho
vay.
b. Sửa đổi lần 2: diễn ra vào năm 1997, với việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung
cả Thể lệ tín dụng ngắn hạn và Thể lệ tín dụng trung và dài hạn
13
theo hướng
nới lỏng hơn các điều kiện vay vốn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các
DNNN. Chẳng hạn, nếu DNNN đang bị lỗ mà có phương án sản xuất kinh
doanh mới có hiệu quả hoặc bên vay đang có nợ quá hạn là kết quả của việc
Nhà nước thay đổi chủ trương hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng thì vẫn
được phép tiếp tục vay vốn. Ngoài ra, một số điểm quy định về trả nợ, gia hạn
nợ, mua bán nợ,...cũng được bổ sung và sửa đổi.
2.1.3 Giai đoạn 1998 đến nay:
13
13
Quyết định 199 v 200-Qà Đ/NH1 ng y 28/6/1997 cà ủa Thống đốc NHNN.
Ngày 30/9/1998, Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách
hàng
14
được ban hành, thay thế cho các văn bản có liên quan ra đời trước đây.
Quy chế mới áp dụng cho cả thể lệ tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn, và là
khung quy định chung cho tất cả các loại hình cấp tín dụng bằng cả đồng Việt
Nam và ngoại tệ như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay
theo dự án, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, chiết khấu thương phiếu, bảo
lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác. Quy chế mới cũng bao gồm cả
những quy định riêng cho loại tín dụng ưu đãi.
Quy chế mới đã có những quy định mở cho các TCTD có điều kiện

nghiên cứu phát triển thêm nhiều loại dịch vụ mới trong hoạt động tín dụng
ngân hàng. Theo Quy chế này, đối tượng cho vay được mở rộng hơn: chẳng hạn
TCTD có thể cho khách hàng vay số tiền thuế xuất khẩu mà khách hàng phải
nộp để làm thủ tục xuất khẩu mà giá trị lô hàng xuất khẩu đó là do TCTD cho
vay; số lãi tiền vay trả cho TCTD trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và
chưa đưa vào tài sản cố định đối với trường hợp cho vay trung - dài hạn cũng
được công nhận là đối tượng cho vay. Những điều kiện vay vốn, hồ sơ và thủ
tục vay vốn được quy định dựa trên một khung pháp lý chung, đầy đủ nhưng
không quá chi tiết nhằm tạo thuận lợi cho cả bên vay và bên cho vay. Quy chế
mới cũng thể hiện rõ quy trình kiểm tra, kiểm soát, trách nhiệm dân sự và xử lý
vi phạm hợp đồng theo pháp luật.
Tiếp đó, ngày 25/8/2000, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành
Quyết định 284/2000/QĐ-NHNN1 về Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng
đối với khách hàng. Đây là một bước đổi mới tiếp theo trong lĩnh vực thể chế
tín dụng với những quy định mở rộng hơn, đa dạng hơn so với các thể lệ tín
dụng trước đây. Theo đó, thời hạn cho vay tín dụng đối với khoản vay dài hạn
được mở rộng tới 15 năm (so với thời hạn 10 năm trước đây ). Đối tượng cho
vay được mở rộng ra nhiều hoạt động hơn so với thể lệ tín dụng trước đó. Gần
14
14
Quyết định 324-QĐ/NHNN1 năm 1998 của Thống đốc NHNN.
đây nhất, trong Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước
ban hành ngày 31/12/2001 thay thế Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1, hạn
mức cho vay thời hạn đến 15 năm đối với khoản vay dài hạn đã được xoá bỏ và
quy định về đối tượng cho vay cũng không còn nữa để tạo quyền chủ động, tự
quyết định cho các TCTD đối với các khoản vay.
2.2 Những quy định chung về cấp tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam:
Như phần trên đã đề cập, hoạt động cấp tín dụng của các TCTD đối với
khách hàng không phải là tổ chức tín dụng nói chung và khu vực KTNQD nói

riêng hiện nay được điều chỉnh bởi Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối
với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Quy chế này quy định hoạt
động cho vay khách hàng của các TCTD ở những điểm chính sau:
2.2.1 Đối tượng áp dụng
15
:
a. Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay
theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Trường hợp cho vay bằng ngoại
tệ, các tổ chức tín dụng phải được phép hoạt động ngoại hối.
b. Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng:
- Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm:
+ Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các
tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự
16
,
+ Cá nhân;
+ Hộ gia đình;
15
15
Điều 2 Quy chế cho vay ban h nh kèm theo Qà Đ 1627/QĐ-NHNN ng y 31/12/2001 cà ủa Thống đốc
NHNN.
16
16
Theo đó, một tổ chức được công nhận l pháp nhân khi có à đủ 4 điều kiện: được cơ quan nh nà ước có
thẩm quyền th nh là ập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu t i sà ản chặt chẽ; có t i sà ản độc lập với cá nhân,
tổ chức khác v tà ự chịu trách nhiệm bằng t i sà ản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một
cách độc lập.
+ Tổ hợp tác;

+ Doanh nghiệp tư nhân;
+ Công ty hợp danh.
- Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
2.2.2 Nguyên tắc vay vốn
17
:
Khách hàng vay vốn của TCTD phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng.
2.2.3 Điều kiện vay vốn
18
:
TCTD xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện
sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
+ Pháp nhân phải có năng lực dân sự.
+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự.
+ Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân
sự.
+ Đại diện tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân
sự.
+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
17
17

Điều 6 Quy chế cho vay ban h nh kèm theo Qà Đ 1627/QĐ-NHNN ng y 31/12/2001 cà ủa Thống đốc
NHNN.
18
18
Điều 7 Quy chế cho vay ban h nh kèm theo Qà Đ 1627/QĐ-NHNN ng y 31/12/2001 cà ủa Thống đốc
NHNN.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.2.4 Lãi suất cho vay
19
:
- Mức lãi suất cho vay do TCTD và khách hàng thoả thuận phù hợp với
quy định của NHNN Việt nam.
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do TCTD ấn định
và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá
150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều
chỉnh trong hợp đồng tín dụng
20
.
2.2.5 Phương thức cho vay
21
:
Trên cơ sở nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng,
độ tín nhiệm của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn
vay của TCTD, TCTD sẽ thoả thuận với khách hàng về việc cho vay theo một
trong các phương thức sau:
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và TCTD thực hiện thủ

tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: TCTD và khách hàng xác định và thoả
thuận một hạn mức tín dụng
22
duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
19
19
Điều 11 Quy chế cho vay ban h nh kèm theo Qà Đ 1627/QĐ -NHNN ng y 31/12/2001 cà ủa Thống đốc
NHNN.
20
20
Điều 17 Quy chế cho vay ban h nh kèm theo Qà Đ 1627/QĐ -NHNN ng y 31/12/2001 cà ủa Thống đốc
NHNN quy định “việc cho vay của tổ chức tín dụng v khách h ng vay phà à ải được lập th nh hà ợp đồng tín
dụng; hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời
hạn cho vay, hình thức đảm bảo, giá trị t i sà ẩn đảm bảo, phương thức trả nợ v nhà ững cam kết khác được
các bên thoả thuận”.
21
21
Điều 16 Quy chế cho vay ban h nh kèm theo Qà Đ 1627/QĐ-NHNN ng y 31/12/2001 cà ủa Thống đốc
NHNN.
22
22
Điều 3 Quy chế cho vay ban h nh kèm theo Qà Đ 1627/QĐ-NHNN ng y 31/12/2001 cà ủa Thống đốc
NHNN quy định hạn mức tín dụng l mà ức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà
tổ chức tín dụng v khách h ng à à đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện
các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư
phục vụ đời sống.
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay
vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một TCTD làm đầu

mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện
theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, TCTD và khách hàng xác định và thoả
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia để trả nợ theo nhiều
kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn
sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. TCTD
và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng,
mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua nghiêp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : TCTD
chấp nhận cho khách hàng sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để
thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động
hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Khi cho vay phát hành và sử dụng
thẻ tín dụng, TCTD và khách hàng phải tuân theo quy định của Chính phủ và
NHNN Việt Nam về phát hành thẻ và sử dụng thẻ tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận
bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản
thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN
Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với
quy định tại Quy chế này, điều kiện hoạt động kinh doanh của TCTD và đặc
điểm của khách hàng vay.
2.2.6 Biện pháp bảo đảm tiền vay:
Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa
rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách
hàng vay.
Điều 3, Nghị định 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của
các TCTD quy định những biện pháp bảo đảm tiền vay sau:
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản:

+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay;
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba;
+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay .
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:

+ TCTD chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo
đảm bằng tài sản;
+ TCTD nhà nước được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ
định của Chính phủ;
+ TCTD cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp
của tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội.
3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây:
Cùng với quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng ở nước ta, những
thay đổi của thể chế tín dụng ngân hàng theo hướng hoàn thiện hơn và môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định, quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các
chủ thể trong nền kinh tế nói chung và đối với KVNQD nói riêng đã được cải
thiện đáng kể. Sự phát triển của KVNQD đóng góp quan trọng vào tăng
trưởng tín dụng của các ngân hàng, ngược lại tín dụng ngân hàng có tác động
tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn cho KVNQD.
Tuy nhiên, KVNQD vẫn gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong
việc tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng. Do đó, vẫn còn hàng loạt vấn đề
bức xúc tồn tại trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng và KVNQD, do cả
nguyên nhân chủ quan và khách quan, cần được xử lý, giải quyết, hoàn thiện
để các ngân hàng cũng như KVNQD phát huy tối đa vai trò, thế mạnh và tận
dụng tốt những cơ hội của riêng mình.
3.1 Những kết quả đạt được trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng và
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
3.1.1 Dư nợ tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
ngày một tăng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu về vốn của khu vực kinh tế

này:
Hoạt động tín dụng ngân hàng thời kỳ bao cấp chủ yếu đầu tư cho các
DNNN, các DNNQD không được coi trọng. Do vậy, vốn TDNH thời kỳ này tập
trung tới 90% cho các DNNN, chỉ 10% còn lại là dành cho các đơn vị kinh tế
tập thể và cá thể.
Tuy nhiên, những năm gần đây, hoạt động TDNH đối với KVNQD đã
được cải thiện đáng kể. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng cho KVNQD có
xu hướng ngày càng tăng lên, phản ánh hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong việc tài trợ nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh của
KVNQD (xem bảng)
Bảng 4: Tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 1997-2002
Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002*
Tổng tín dụng
nghìn tỷ đồng 62,2 72,7 112,6 155,7 190,7 215,6
- Cho KVQD nghìn tỷ đồng 31,2 38,1 54,3 69,9 79,7 86,9
-Cho KVNQD
23
nghìn tỷ đồng 31 34,6 58,3 85,8 111 128,7
Tổng tín dụng
% 100 100 100 100 100 100
- Cho KVQD % 50,16 52,41 48,22 44,89 41,79 40,31
- Cho KVNQD % 49,84 47,59 51,78 55,11 58,21 59,69
Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (World Bank).
Chú thích: số liệu đã được làm tròn, * ước tính.
- Về số tuyệt đối, bảng trên cho thấy dư nợ tín dụng ngân hàng cho
KVNQD không ngừng tăng lên trong giai đoạn 1997-2002 với tốc độ phát triển
trung bình là 132,94%. Nếu như năm 1997, tín dụng ngân hàng cấp cho
KVNQD mới chỉ là 31.000 tỷ đồng thì đến năm 1999, tức là chỉ sau 2 năm, con
số này đã tăng gần gấp đôi, 58.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó,
theo số liệu ước tính của Ngân hàng thế giới thì tổng dư nợ tín dụng cho khu

vực này năm 2002 lên đến 128.700 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần tổng dư nợ tín dụng
năm 1997 (tăng 415,16%). Điều này cho thấy nhu cầu về vốn để phát triển của
KVNQD ngày một tăng và vai trò của các ngân hàng đối với sự phát triển của
khu vực này ngày càng được cải thiện.
- Về số tương đối, trong khi tỷ trọng dư nợ tín dụng cho KVQD trong
tổng dư nợ cấp cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng ngày càng thu hẹp lại thì
tỷ trọng dư nợ cấp cho KVNQD lại không ngừng được mở rộng, từ chỗ nhỏ hơn
vào những năm trước 1999 đến lớn hơn từ năm 1999 đến nay và mức chênh
lệch này có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu như năm 1998, tín dụng cấp cho
KVQD còn chiếm 52,41% tổng dư nợ tín dụng cấp cho nền kinh tế so với
47,59% của KVNQD thì 1 năm sau, năm 1999, tình hình trên đã bị đảo ngược
với những con số tương ứng là 48,22% và 51,78% (chênh lệch 3,56%). Những
năm sau đó, khoảng cách này liên tục tăng lên với 10,22% năm 2000, 16,42%
năm 2001 và năm 2002 có thể lên đến 19,38%. Mặt khác, do dư nợ tín dụng cấp
cho cả hai khu vực kinh tế đều tăng qua các năm nên sự lớn hơn về tỷ trọng tín
dụng trong tổng dư nợ tín dụng của KVNQD đối với KVQD là nhờ tốc độ tăng
trưởng của dư nợ tín dụng cho KVNQD lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng cho
23
23
Ơ đây, KVNQD gồm cẩ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo i, nhà ưng do các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngo i nhà ận được những điều kiện thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác trong KVNQD
nên ở đây người viết ngụ ý đề cập khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn của các đối tượng khác các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngo i thuà ộc KVNQD.

×