Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hướng dẫn mua laptop: Chọn chi tiết kỹ thuật phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.62 KB, 11 trang )

Hướng dẫn mua laptop: Chọn chi tiết kỹ thuật phù hợp

Bạn đang muốn mua một chiếc laptop, tuy nhiên không chắc về các tính
năng mà mình cần thiết? Đây là một số thông tin về kỹ thuật quan trọng
mà bạn cần phải biết trước khi quyết định.
Sau khi đã xác định được loại laptop mình cần mua là gì xong thì đây chính
là thời điểm cần quan tâm đến các chi tiết kỹ thuật cho máy. Bạn sẽ phải
chọn giữa một “rừng” các tùy chọn về bộ vi xử lý, RAM, đồ họa, màn hình
hiển thị cũng như các tính năng cần thiết khác. Quyết định tính năng nào cần
và những gì không cần sẽ rất khó khăn, tuy nhiên bạn cần phải chọn ra m
ột
laptop mà mình ưa thích với một mức giá cả mà bạn có thể cáng đáng được.
Nếu chưa hiểu về các chi tiết kỹ thuật máy nhưng có thể bạn sẽ phải trả ít
tiền cho chiếc laptop của mình, tuy nhiên khi đó có một điều chắc chắn là nó
sẽ thiếu một số tính năng cần thiết cũng như hiệu suất cần thiết cho các công
việc của bạn. Ho
ặc ngược lại, bạn lại có thể tốn quá nhiều vào những thứ mà
mình thực sự không cần thiết.
CPU
CPU luôn là trái tim của một máy tính, nó chịu tránh nhiệm vận hành hệ
điều hành và mọi ứng dụng mà bạn sử dụng. Một CPU có tốc độ cao cũng có
nghĩa các chương trình được chạy sẽ nhanh hơn, tuy nhiên bạn cũng phải
chịu sự trả giá cho việc đó là thời lượ
ng cung cấp pin cho máy cũng thấp
hơn, và một điều chắc chắn nữa là laptop sẽ đắt tiền hơn. Có một điểm
chung là hầu hết các laptop đều sử dụng
CPU của các hãng AMD hoặc Intel.
Nếu đang lên kế hoạch mua một netbook
cho mình, bạn sẽ thấy các netbook này sử
dụng các bộ vi xử lý Intel Atom. Và chắc
chắn sẽ không có một khác biệt đáng chú ý


nào về mặt hiệu suất gi
ữa các chip Atom có
trong các hệ thống hiện đại, tuy nhiên các bộ vi xử lý N450 Atom mới ra gần
đây cho phép kéo dài thời lượng của pin hơn, đồng nghĩa với nó là việc tiêu
thụ ít năng lượng hơn.
Các máy tính Ultraportable thường sử dụng các bộ vi xử lý AMD hoặc Intel
có điện áp thấp. Các chip này thường là các CPU dual-core khá giống với
các CPU của netbook có trong các laptop lớn nhưng chạy ở tốc độ clock
thấp hơn nhiều (ví dụ 1.2GHz thay vì 2.1GHz). Rất nhiều các bộ vi xử
lý –
quá nhiều để liệt vào danh sách ở đây – nằm trong nhóm này, tuy nhiên khi
mua, bạn có thể tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau: Càng nhiều Cache
và tốc độ clock càng cao sẽ càng tốt, tuy nhiên điều này cũng sẽ càng làm
giảm thời lượng duy trì của pin. Các CPU của AMD có thể chậm hơn đôi
chút so với các CPU của Intel nhưng giá cả lại thấp hơn. Lưu ý, một số
laptop ultraportable không sử dụng các CPU điện áp thấp, và nhanh hơn
đáng kể so với các laptop cùng loại của nó (tuy nhiên có thời lượng pin sẽ
ngắn hơn).
Các laptop đa mục đích và các laptop thay thế cho desktop thường sử dụng
CPU dual-core và quad-core ở nhiều tốc độ khác nhau. CPU Core i3 và Core
i5 của Intel khá tuyệt vời đối với hầu hết người dùng; chỉ những người thực
sự cần các CPU quad-core (cần thiết cho encoding video, chơi game, hoặc
chạy các ứng dụng tính toán lớn) mới cần đến bộ vi xử
lý Core i7 quad-core.
Cũng cần lưu ý, càng nhiều cache và tốc độ clock càng cao sẽ càng tốt, tuy
nhiên các CPU trên 2.0GHz là đủ nhanh để bạn có thể thực hiện các tác vụ
thông thường, giống như nghe nhạc, lướt web, chơi game trên mạng, hiển thị
video trực tuyến và quản lý email.
Bạn cũng sẽ thấy nhiều laptop được bán với các CPU Core 2 Duo, đây là các
CPU thế hệ trước của các chip dual-core của Intel. Các model này khá tốt

cho hầu hết các nhiệm vụ - chỉ nên tránh các CPU có tốc độ clock thấp và
cache nhỏ (1MB hoặc 2MB) nếu có thể. Bên cạnh đó bạn cũng nên cân nhắc
kỹ trước các laptop rẻ với các CPU Celeron hay Pentium của Intel, hoặc các
laptop có CPU Sempron của AMD; các bộ vi xử lý này giúp cho các nhà sản
xuất có thể hạ được giá thành sản phẩm nhưng chúng phải gánh chịu hậu quả
là hiệu suất thấp.
Đồ họa
GPU (Graphics Processing Unit) trong một máy tính khá hữu dụng không
ch
ỉ cho chơi game. Nó chịu trách nhiệm cho mọi thứ mà bạn thấy trên màn
hình, từ các game 3D đến những hiển thị cơ bản. Có lẽ quan trọng hơn đối
với một số người dùng, nhiều GPU có thể tăng khả năng mã hóa video
decoding: Với phiên bản mới nhất của Adobe Flash và GPU đúng, các đoạn
video trên Web của Hulu hay YouTube sẽ trở nên mượt mà hơn và đẹp mắt
hơn (đặc biệt nếu bạn có m
ột netbook hoặc một laptop ultraportable có CPU
yếu).
Hầu hết các laptop đều cho phép bạn lựa
chọn giữa card đồ họa tích hợp (của Intel
hoặc AMD) hoặc GPU rời (của nVidia hay
ATI, một số phân khúc của AMD). Card đồ
họa tích hợp được xây dựng bên trong
chipset hệ thống, hoặc trong các hệ thống
mới hơn là bản thân CPU. Chúng chia sẻ bộ
nhớ chính của hệ thống với CPU. Còn các GPU rời là các chip riêng biệt
được sử d
ụng chuyên dụng cho việc xử lý đồ họa và có bộ nhớ xử lý riêng
của nó, điều này cho phép hệ thống của bạn có hiệu suất tốt hơn.
Các GPU tích hợp của Intel thường khá nghèo: Chúng không hỗ trợ tốt cho
các game 3D và hỗ trợ video decoding cũng kém hơn. Các GPU có trong các

CPU Core i5 mới tỏ ra tốt hơn nhiều so với các card đồ họa tích hợp trước
đó, tuy nhiên nó vẫn không bằng các card đồ họa chuyên dụng của ATI hoặc
nVidia. Nếu bạn muốn chơi game hơn là giải trí trên web thì nên chọn card
đồ họa rời. Có rất nhiều chip đồ họa để bạn lựa chọn, tuy nhiên nhìn chung,
series 5000 của ATI tỏ ra nhanh h
ơn series 4000 và series 300 của nVidia
nhanh hơn series 200. Bên trong mỗi series này, các model càng đắt sẽ có
tốc độ càng cao: Ví dụ như Mobility Radeon HD 5850 của ATI có tốc độ
nhanh hơn Mobility Radeon 5650, GeForce 330M của nVidia cũng nhanh
hơn GeForce 310M.
RAM
Bộ nhớ là một thành phần khá quan trọng
trên laptop cũng như trên desktop. Nên
chọn các laptop có tối thiểu Ram cỡ 4GB,
tuy nhiên việc lựa chọn này cũng hoàn toàn
không mang tính bắt buộc. Cần phải lưu ý
rằng, dù lợi ích thu được chỉ tính phần nào, nhưng giá thành chi phí cho việc
mua thêm RAM là khá cao.
Bộ nhớ laptop thường có hai kiểu, DDR2 và DDR3. Kiểu DDR3 nhanh hơn
và có thể tăng tốc các hoạt động của bộ nhớ. Bạn cũng sẽ thấy tốc độ clock
được liệt kê trên một số chi tiết kỹ thuật nói về bộ nhớ laptop, giống như
667MHz, 800MHz, hoặc 1066MHz. Con số này càng cao, RAM sẽ càng
nhanh. Chính vì vậy bạn cũng nên cân nhắc sự kết hợp giữa chúng và dung
lượng RAM.
Màn hình

×