Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

chuyen de 1 mầm non nguyễn long khánh thư viện giáo dục tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.71 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH, QUYẾT ĐỊNH</b>
<b>MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT</b>


<b>VIỆT NAM-LÀO, LÀO- VIỆT NAM.</b>
<b></b>


Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam
-Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn
kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong cuộc
đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Mối quan hệ này, bắt nguồn từ các điều
kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử, truyền thống chống giặc
ngoại xâm của nhân dân hai nước. Trong tiến trình đó, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc-người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương đã sớm nhận thấy tầm quan trọng
của mối quan hệ này, với các hoạt động cách mạng của mình đã đặt nền móng vững
chắc phát triển thành quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, hai quốc gia.


<b>Về các điều kiện tự nhiên: Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo </b>
Ấn-Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Trong phạm vi của bán đảo Đơng Dương,
Việt Nam nằm ở phía đơng dãy Trường Sơn, như một bao lơn nhìn ra biển; Lào
nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào vùng đất liền của bán đảo. Như vậy,
dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên
trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về đường bộ cả Việt
Nam và Lào đều theo trục Bắc-Nam. Cịn về đường biển, con đường gần nhất để
Lào có thể thơng thương ra biển đó là từ Sầm Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào) qua
Thanh Hoá; Xiêng khoảng (Lào) qua Nghệ An; Khăm Muộn (Lào) qua Hà Tĩnh;
Savẳnnakhệt (Lào) qua Quảng Trị và Khăm Muộn (Lào) qua Quảng Bình.


Do điều kiện tự nhiên nên sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Lào
có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt. Tuy nhiên, trong hồn
cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác cùng phát triển hai nước
hồn tồn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước về vị trí


địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường cũng như sự phân vùng kinh tế và
phân công lao động hợp lý. Ngoài ra, Việt Nam và Lào là những thuộc nước“vừa”
và “tương đối nhỏ” sống cạnh nhau, lại nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng
đầu thế giới, nối liền Đơng Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương cho nên chiếm vị trí địa- chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa
dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của
hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực
Đơng Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này, đến nay vẫn
tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt
Nam-Lào. Chính q trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt
Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai
thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thuỷ. Điều này, thêm
một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những
điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa
văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước. Một trong những minh chứng cho
nhận định trên đó chính là hai câu chuyện huyền thoại của hai dân tộc đều xoay
quanh mơtíp quả bầu mẹ, đó là: người Lào, thông qua câu chuyện huyền thoại đã
cho rằng các nhóm dân cư: Lào, Thái, Khơmú, Việt đều có chung nguồn gốc. Đặc
biệt, trong câu chuyện này, Khún Bulôm đã dặn dò với các con cháu của Người:
<i><b>“Các con phải ln ln giữ tình thân ái với nhau, khơng bao giờ được chia rẽ</b></i>
<i><b>nhau. Các con phải làm cho mọi người noi gương các con và coi nhau như anh</b></i>
<i><b>em một nhà, người giàu phải giúp đỡ kẻ nghèo, người mạnh giúp kẻ yếu. Các</b></i>
<i><b>con phải bàn bạc kỹ trước khi hành động và đừng bao giờ gây hấn xâm lăng lẫn</b></i>
<i><b>nhau”. Cịn ở miền tây Quảng Bình và Quảng Trị của Việt Nam, người B’ru cũng</b></i>
giải thích nguồn cội của các dân tộc Tà Ôi, Ê đê, Xơ đăng, Bana, Khùa, Sách,
Mông, Dao, Tày, Khơme, Lào, Thái, Việt...cũng từ quả bầu mẹ. Hình tượng quả bầu
mẹ đã trở thành biểu tượng cao đẹp, lý giải nguồn gốc và tình đồn kết keo sơn giữa
các dân tộc hai bên dãy Trường Sơn. Chính vì vậy, đến nay, các dân tộc anh em


sống ở khu vực biên giới hai nước vẫn cịn ni dưỡng niềm tự hào và truyền mãi
cho nhau những câu chuyện về đạo lý làm người vô cùng sâu sắc mà người xưa để
lại.


Về nhân tố văn hoá và lịch sử: Về nhân tố văn hoá, điều cần phải khẳng định
là do quan hệ gần gũi và lâu đời nên người Việt và người Lào đặc biệt là người dân
ở vùng biên giới am hiểu về nhau khá tường tận. Trong cuốn “Dư địa chí” (1) <sub>của</sub>
Nguyễn Trãi đã mô tả khá ấn tượng về nền văn hoá độc đáo và phong tục thuần
phác của dân tộc Lào, cũng như hiện tượng giao thoa văn hoá nở rộ giữa Đại Việt
với các nước láng giềng Đơng Nam Á, trong đó có Lào Lạn Xạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

quan hệ giao thương với Đại Việt, Lào Lạn Xạng đã khơng ít lần bộc lộ mối quan
tâm của mình muốn hướng ra biển, trong khi Đại Việt lại tìm cơ hội để mở rộng
bn bán vào sâu lục địa.


Có thể khẳng định rằng, sự hài hồ giữa tình cảm nhân ái và tinh thần cộng
đồng là một nét đặc sắc của triết lý nhân sinh ngươì Việt cũng như người Lào.
Chính trong cuộc sống chan hồ này, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào đã ngày
càng hiểu nhau hơn và bày tỏ những tình cảm rất đỗi chân thành với nhau. Ngạn
ngữ Lào có câu: <i>“Nói hợp lịng thì xin ăn cho cũng chả tiếc, nói trái ý thì dẫu xin</i>


<i>mua cũng chẳng bán”</i> (Vầu thực khọ, khỏ kin cò bò thi (bò khỉ thi), vầu bị thực


khọ khỏ xừ cị bị khải). Đó cũng là những tình cảm bình dị nhưng chân thành mà
người dân nước Việt dành cho người bạn láng giềng của mình, cịn được lưu lại
trong thư tịch cổ: <i>“người Lào thuần hậu chất phác”(3)</i><sub> trong giao dịch bn bán thì</sub>


<i>“họ vui lịng đổi chác</i>”(4)


Mặc dầu Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự khơng giống nhau, sáng tạo và


lựa chọn các nền văn hóa cũng như các hình thức tổ chức chính trị -xã hội khác
nhau, nhưng những nét tương đồng thì vẫn thấy phổ biến trong mn mặt đời sống
hàng ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Các nền văn hóa nghệ thuật truyền thống
của Việt Nam và Lào dễ dàng tìm thấy: sự đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ các giá trị
cộng đồng, coi trọng luật tục, tơn kính người già… Sự tương đồng giữa văn hóa
làng – nước của người Việt và văn hóa bản - mường của người Lào xuất phát từ cội
nguồn cùng nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Đồng thời, lòng
nhân ái bao la và đời sống tâm linh phong phú, trong đó có những ảnh hưởng sâu
đậm của đạo Phật mà trong cách đối nhân xử thế của mình, nhân dân Việt Nam và
nhân dân Lào bao giờ cũng nêu cao những phẩm chất yêu thương và hướng thiện.


Về nhân tố lịch sử: Theo các thư tịch cổ nổi tiếng của Việt Nam như: “Việt
điện u linh” “Lịch triều hiến chương loại chí” thì năm 550 dưới thời Vạn Xuân của
nhà tiền Lý, khi bị quân Lương ở phương Bắc đàn áp, Lý Nam Đế buộc phải lánh
nạn và anh ruột của Vua là Lý Thiên Bảo đã chạy sang đất Lào lập căn cứ chống
giặc ngoại xâm, mở ra mối quan hệ đầu tiên Việt Nam-Lào, Lào-Việt -Nam. Cịn
hai bộ chính sử khác là “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Khâm định Việt sử thơng giám
cương mục” thì sự kiện quan hệ ngoại giao, thông hiếu đầu tiên giữa các nước Đại
Việt và Lào là vào năm 1067(5)<sub>. Tiếp đến vào giữa thế kỷ XIV (năm 1353) những</sub>
quy ước hồ bình đầu tiên về biên giới quốc gia đã được xác lập giữa Đại Việt và
Lạn Xạng khi Chạu Phạ Ngừng lần lượt chinh phục các mường Lào, lập nên vương
quốc Lạn Xạng thống nhất đầu tiên của người Lào. Ngoài ra, trong suốt quá trình
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), nghĩa quân Lê Lợi cũng luôn nhận được
sự tiếp sức của các tộc trưởng và nhân dân Lào ở vùng biên giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

gặp nguy nan nhưng với tinh thần lấy hoà hiếu làm trọng nên đã sáng suốt và cơng
bằng, có ý thức đề cao khơng thù hận, đồng thời biết chủ động vun đắp tình thân ái
và hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc.


Đến thế kỷ XVII là thời kỳ toàn thịnh của Lạn Xạng dưới Vương triều


Xulinhavơngsả (1637-1694), nhà vua Lào đích thân cầu hơn cơng chúa Vua Lê Duy
Kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là lúc chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn
khủng hoảng nên quan hệ giữa hai vương triều hậu Lê và Lạn Xạng không phát
triển được nhiều. Cuối thế kỷ XVII, nội bộ hoàng tộc Lào rối ren. Tuy nhiên bất
chấp hoàn cảnh bất lợi của chế độ phong kiến ở Đại Việt và Lạn Xạng, quan hệ
nương tựa vào nhau giữa nhân dân hai nước vẫn tiếp tục được ni dưỡng. Chính vì
vậy, nửa cuối thế kỷ XVIII, khu vực Mương Phuôn (Xiêng Khoảng) đã trở thành
một căn cứ đề kháng quan trọng của nghĩa quân Tây Sơn chống lại thế lực Nguyễn
Ánh. Thế kỷ XIX, quan hệ Việt Nam-Lào, Lào -Việt Nam đã có bước trưởng thành
sâu hơn, nhất là về phương diện nhận thức chủ quyền quốc gia, quan điểm bạn thù
cũng như phương cách xây dựng đồng minh giữa nhân dân hai nước. Đó là những
yếu tố lịch sử.


Cùng với các điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử và <b>sự</b>
<b>tự nguyện phối hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào trong chống</b>
<b>ngoại xâm nhất là trong</b> cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược càng khẳng định mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.


<b>Trong tiến trình lịch sử cả hai dân tộc đều phải ngoan cường chống</b>
<b>ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dân tộc Việt Nam kể từ khi Nhà nước</b>
Văn Lang thành lập đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử và liên tục bị chế độ phong
kiến phương Bắc xâm lược, thống trị và do đó đã phải khơng ngừng chiến đấu giành
và bảo vệ độc lập dân tộc. Nước Lào cũng trải qua lịch sử hàng nghìn năm và cũng
phải ngoan cường chống xâm lược để khẳng định sự tồn tại của mình với tư cách
một dân tộc, một quốc gia độc lập.


Từ đầu thế kỷ 20, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Lào-Việt Nam
đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp. Như vậy, trước 1930, hai dân tộc
Lào-Việt đã đoàn kết cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, nhưng lúc đó chỉ dừng lại
ở tính chất tự phát do hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện lịch sử. Từ khi có


chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi Đảng
Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo
cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam tình đồn kết đó đã được
phát triển mạnh mẽ và liên tục. Chính truyền thống yêu nước vẻ vang là cơ sở vững
chắc cho sự đoàn kết giữa hai dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

(1930-1939), tiếp đến giúp nhau tiến hành cuộc vận động khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền thắng lợi (1939 - 1945) và liên minh Việt-Lào, Lào-Việt Nam chiến
đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975). Sau năm 1975,
quan hệ Việt Nam và Lào bước sang một trang hoàn toàn mới: từ liên minh chiến
đấu chung một chiến hào sang hợp tác tồn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ
quyền. Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào được biểu hiện
sâu nặng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.


<b>Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người đặt nền móng vững chắc cho quan hệ đặc</b>
<b>biệt Việt Nam-Lào, Lào -Việt Nam.</b>


Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, chính Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ
Chí Minh), với lòng yêu nước nồng nàn và nghị lực phi thường, vượt lên mọi khó
khăn, gian khổ, đã tự mình khám phá thế giới tư bản chủ nghĩa và các dân tộc thuộc
địa, nhằm phát hiện chân lý cứu nước. Người tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Đông Dương để xác định con đường
giải phóng các dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia theo con đường cách mạng vô
sản. Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm
đến tình hình Lào. Người khơng chỉ lên án chế độ thực dân Pháp nói chung mà còn
tố cáo cụ thể sự tàn bạo của thực dân Pháp ở Lào (6)<sub>. Hội Việt Nam Cách mạng</sub>
Thanh niên - một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập vào tháng 6 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung
Quốc), đến tháng 2 năm 1927, Hội này gây dựng được cơ sở tại Lào. Thông qua
hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Lào, Nguyễn Ái Quốc thấy


đây là điều kiện thuận lợi để người Việt Nam vừa tham gia cuộc vận động cứu nước
tại Lào, vừa sát cánh cùng nhân dân Lào xây dựng mối quan hệ đồn kết khăng khít
giữa Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã
lập Hội Ái hữu, Hội Việt kiều yêu nước, mở các lớp huấn luyện cách mạng trên đất
Lào. Trên thực tế, từ nửa sau những năm 20 thế kỷ XX, Lào là một đầu cầu trực tiếp
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc
vào Đơng Dương. Năm 1928, đích thân Người bí mật tổ chức khảo sát thực địa tại
Lào (7) <sub>càng cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và</sub>
cách mạng Lào. Cũng trong năm này, chi bộ Thanh niên cộng sản đầu tiên được
thành lập tại Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa nhiều thị trấn ở Lào với
Việt Nam được tổ chức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và chính Người cùng đồng chí
Kayxỏn Phơmvihản, đồng chí Xuphanuvơng và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai
Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam.


Thực tiễn đã khẳng định rằng, trong quan hệ quốc tế ít có nơi nào và lúc nào
cũng có được mối quan hệ đặc biệt, đoàn kết, hợp tác bền vững lâu dài, trong sáng
như mối quan hệ Việt - Lào.


Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc
biệt giữa Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam cùng với những cơ hội vẫn cịn khơng ít
thách thức, nhất là các thế lực thù địch tìm mọi cách xun tạc, bóp méo lịch sử,
chia rẽ tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. Vì vậy, việc duy trì, củng cố và tăng
cường mối quan hệ đặc biệt trong sáng, thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và
nhân dân hai nước Việt Nam – Lào là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, chính
quyền và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, lào-Việt Nam.


<i><b>Trung Hải, ngày 25 tháng 7 năm 2012</b></i>


<b>Người dự thi</b>


</div>

<!--links-->

×