Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bóng ma dịch hạch đang quay lại?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.39 KB, 7 trang )

Bóng ma dịch hạch đang quay lại?


Từ năm 1991, dịch hạch đã không còn hiện diện
trong các bệnh viện lớn và sinh viên y khoa chỉ
còn biết qua giáo trình sách vở. Cho đến gần đây,
ngày 30.7, khi Trung Quốc công bố phát hiện một
ổ dịch hạch thì sự quan tâm của cộng đồng đến
căn bệnh này lại dấy lên.

Điểm mặt thủ phạm gây dịch

Dịch hạch là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từ thú vật
lan sang người qua trung gian truyền bệnh. Bệnh có
từ thời cổ đại và vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Vào
thời trung cổ, bệnh dịch hạch mang danh “cái chết
đen” (black death) vào khoảng 1348 – 1350, đã cướp
đi sinh mạng của 1/4 dân số châu Âu.

Thời hiện đại, một đại dịch dịch hạch hoành hành ở
Trung Quốc vào những năm 60 của thế kỷ 19 và lấn
sang Hong Kong vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ đó.
Chính tại nơi này, Alexandre Yersin đã phân lập được
tác nhân gây bệnh dịch hạch vào năm 1894 nên vi
khuẩn gây bệnh được mang tên Yersinia pestis
(Y.pestis).

Đại dịch này bị phát tán khắp thế giới qua những con
chuột trên những con tàu vượt đại dương đến những
nước khác ở châu Á, qua tận California Hoa Kỳ,
xuống những hải cảng xa xôi ở Nam Mỹ và châu Phi.


Dịch hạch ở thị thành do chuột lan truyền hầu hết có
thể kiểm soát được nhưng khi vi khuẩn truyền qua
các loại gặm nhấm hoang dại thì nguồn bệnh đã ẩn
náu trong những vùng hoang dã rất khó tiêu diệt mầm
bệnh.

Trong năm thập niên đầu thế kỷ 20, dịch hạch tấn
công Ấn Độ, giết hại gần 10 triệu người. Trong những
năm 1960 và 1970, Việt Nam là một trong những
nước có nhiều bệnh dịch hạch nhất (chủ yếu ở miền
Nam, với con số khoảng 10.000 trường hợp mỗi
năm). Từ 1996 – 2000 chỉ còn khoảng 140 trường
hợp cả nước với bảy tử vong. Những năm gần đây
hơn, bệnh dịch hạch hầu như không xuất hiện tại các
bệnh viện.

Vi khuẩn từ nguồn lây thường là các loài gặm nhấm
như chuột (Rattus rattus và Rattus norvegicus là hai
nguồn nhiễm quan trọng) hoặc động vật hoang dã
đang mắc bệnh (có vi khuẩn trong máu). Bọ chét
(Xenopsylla cheopis là chủ yếu) trên các động vật này
đốt và hút máu có chứa nhiều vi khuẩn dịch hạch.
Men coagulase của vi khuẩn tiết ra làm máu trong
ống tiêu hóa của bọ chét đông lại và vi khuẩn tiếp tục
phát triển trong các cục máu đông.

Khi chuột chết vì bệnh, bọ chét sẽ nhảy ra tìm chuột
khác và “tình cờ” tìm được người lành để hút máu
trên đường tìm kiếm “chuột lành” khác. Chúng ói ra
các cục máu đông đầy vi khuẩn Y.pestis lên vết đốt,

vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu trắng di
chuyển lên các hạch bạch huyết, phát triển và huỷ
hoại cấu trúc của hạch và làm hạch sưng, đỏ, đau và
chứa đầy vi khuẩn Y.pestis.

Những dấu hiệu nhận diện bệnh

Giai đoạn đầu bệnh nhân bị sốt, đau vùng hạch sau
đó sưng to, nóng và đau gọi là dịch hạch thể hạch.
Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn lan nhanh
qua máu, đến nhiều nội tạng gây tình trạng nhiễm
trùng huyết (dịch hạch thể nhiễm trùng huyết). Trong
quá trình phát triển dịch hạch có thể lan lên phổi theo
đường máu gây dịch hạch thể phổi thứ cấp. Dịch
hạch thể phổi nguyên phát là do hít phải vi khuẩn từ
người bệnh hay súc vật bị viêm phổi qua đường
không khí.

Trong dịch hạch thể phổi, bệnh nhân sốt cao, có hạch
hoặc không; ho nhiều, đau ngực, khó thở, hay ho ra
máu. X-quang thấy viêm phổi đốm. Trong thể phổi
đàm có chứa nhiều vi khuẩn Y.pestis. Thể phổi đáng
sợ nhất vì chỉ sau một ngày dù điều trị kháng sinh tỷ
lệ tử vong vẫn rất cao. Ngoài ra Y.pestis còn xâm
nhập vào màng não gây viêm màng não mủ dịch
hạch hay viêm họng, viêm amiđan…

Vi khuẩn dịch hạch giết người như vậy nhưng lại rất
nhạy cảm với kháng sinh cổ điển như streptomycin,
tetracycline, chloramphenicol. Nhóm kháng sinh mới

như fluoroquinolones cũng rất công hiệu để điều trị
bệnh dịch hạch. Để xác định chẩn đoán chỉ cần chọc
hút chất hạch để soi và cấy cũng như cấy máu trong
thể hạch hay nhiễm trùng huyết.

Dịch hạch từng xuất hiện ở Việt Nam

Những năm sau chiến tranh, dịch hạch vẫn còn lưu
hành ở các tỉnh phía Nam nhất là khu vực miền Đông
Nam bộ như Long Khánh (trong các nông trường cao
su), Tân Phú của Đồng Nai; Củ Chi, Tây Ninh, các
tỉnh Tây Nguyên... một vài nơi ở đồng bằng sông Cửu

×