Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Những kỹ năng mà công chứng viên cần có trong việc soạn thảo hợp đồng giao dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.78 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu.............................................................1
1.2. Nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu.................................................................1
1.3. Cơ cấu của bài báo cáo.................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG GIAO
DỊCH.....................................................................................................................3
1.1. Khái niệm.......................................................................................................3
1.2. Giá trị pháp lý của văn bản cơng chứng....................................................3
1.2.1. Văn bản cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan..........3
1.2.2. Văn bản cơng chứng có giá trị chứng cứ khơng phải chứng minh.............4
1.2.3. Bản dịch được cơng chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được
dịch........................................................................................................................4
1.3. Quy định của pháp luật về việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch...............5
1.4. Nguyên tắc soạn thảo hoặc kiểm tra nội dung của văn bản cơng chứng........5
1.4.1. Hình thức văn bản chuyển tải chính xác bản chất pháp lý, nội dung của
giao dịch hay hình thức pháp lý đơn phương........................................................5
1.4.2. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên.............................................6
1.4.3.

Nội dung văn bản cơng chứng phải thể hiện chính xác, đầy đủ, trọn vẹn

ý chí của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật.........................................7
1.5. Kỹ năng soạn thảo văn bản công chứng:........................................................7
1.5.1.

Phần chủ thể:...........................................................................................7

1.5.2. Phần nội dung .............................................................................................8
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG


SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN...........10
KẾT LUẬN........................................................................................................12

1


LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Những năm trở lại đây, hoạt động cơng chứng đang có những bước
phát triển vượt bậc, đã có những đóng góp thiết thực vào việc cải cách thủ
tục hành chính, góp phần lập lại trật tự trong lĩnh vực giao dịch dân sự tại
các văn phịng cơng chứng….với việc soạn thảo văn bản hợp đồng giao dịch
của người yêu cầu công chứng vô cùng đa dạng về thể thức với các điều
khoản, điều kiện hoàn toàn khác nhau nên khi các công chứng viên đứng rra
soạn thảo hay hay kiểm tra văn bản cơng chứng thì cơng chứng viên cần
phải có những kỹ năng nhất định. Do vậy đối với mỗi công chứng viên cần
trau dồi những kỹ năng cần phải có những kỹ năng cần thiết để có thể đáp
ứng được những yêu cầu của người yêu cầu công chứng. đây là những kỹ
năng cơ bản và rất cần thiết vì vậy tơi xin đóng góp một số ý kiến của bản
thân với các đồng nghiệp thông qua báo cáo với nội dung chuyên đề
“Những kỹ năng mà công chứng viên cần có trong việc soạn thảo hợp đồng giao
dịch”.

1.2. Nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu kỹ năng mà cơng chứng viên cần có trong việc soạn thảo hợp
đồng giao dịch

- Đề xuất các biện pháp, giải pháp hồn thiện kỹ năng mà cơng chứng viên
cần có trong việc soạn thảo hợp đồng giao dịch


* Đối tượng nghiên cứu
- Kỹ năng công chứng viên cần có trong việc soạn thảo hợp đồng giao dịch
1.3. Cơ cấu của bài báo cáo
Báo gồm có Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Trong đó, Nội dung của báo cáo
được chia thành 3 phần như sau:
2


- Phần mở đầu
- Phần Nội dung
Chương 1: Lý luận về kỹ năng soạn thảo hợp đồng giao dịch
Chương 2: Các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng soạn thảo hợp đồng giao
dịch của công chứng viên
Phần Kết luận

3


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
GIAO DỊCH
1.1. Khái niệm
Theo Điều 4 Luật công chứng qui định về văn bản công chứng như sau:
- Hợp đồng, giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định
của Luật này gọi là văn bản công chứng.
- Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hợp đồng, giao dịch;
b) Lời chứng của công chứng viên.
- Văn bản cơng chứng có hiệu lực kể từ ngày được cơng chứng viên ký và
có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

1.2. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công
chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác
bằng văn bản (hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, khơng trái đạo
đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài
hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (bản dịch) mà theo quy định của pháp
luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu cơng chứng.
1.2.1. Văn bản cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan
Hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các
bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của
mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp
luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Khi giáo kết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận đã tạo ra
giá trị ràng buộc cao đảm bảo thực hiện và có giá trị với bên thứ ba.
Việc cơng chứng các bản hợp đồng, giao dịch đã bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên, phịng ngừa rủi ro và tranh chấp, tạo ra sự ổn định của
quan hệ giữa các bên trong giao dịch dân sự, tài sản, bảo đảm trật tự, kỷ cương,
là cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi phát sinh mâu
4


thuẫn giữa các bên mà không giải quyết được dựa trên các thỏa thuận của hợp
đồng, giao dịch công chứng; bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của
mình thì bên kia có quyền u cầu Tịa giải quyết theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ khơng phải chứng minh
Hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết,
sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được cơng chứng khơng phải chứng minh, trừ
trường hợp bị Tịa án tuyên bố là vô hiệu.
– Do công chứng viên đã xác định tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch
nên hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có hiệu lực là chứng cư trước tòa án

– Điểm c Khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về
những tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh, theo đó, những tình tiết, sự kiện
đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp khơng
phải chứng minh. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của
những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản cơng chứng,
chứng thực thì Thẩm phán có thể u cầu đương sự, cơ quan, tổ chức cơng
chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
Việc quy định hợp đồng, các văn bản được cơng chứng có giá trị chứng
cứ là một chế định đặc biệt đối với hoạt động công chứng. Với việc quy định
như vậy đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơng chứng viên trong
q trình thực hiện hoạt động cơng chứng của mình.
Qua việc cơng chứng, nếu công chứng viên phát hiện ra các sai phạm
cũng như dấu hiệu tội phạm có thể báo cáo với cơ quan có thẩm quyền, đồng
thời việc cơng chứng các văn bản giấy tờ sẽ được văn phịng cơng chứng lưu lại
một bản trong kho dữ liệu, từ đó các văn bản công chứng trở thành nguồn chứng
cứ quan trọng nếu có các tranh chấp xảy ra. Và những tình tiết, sự kiện trong
hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh bởi lẽ khi hoạt
động công chứng, công chứng viên đã kiểm tra tính xác thực của các thơng tin
của văn bản cơng chứng với bản chính và ghi lời làm chứng, ký tên đóng dấu
nhằm khẳng định điều đó.
1.2.3. Bản dịch được cơng chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được
5


dịch.
Khi văn bản công chứng đã được công chứng viên kiểm tra, đối chiếu tính
xác thực với bản chính một cách đầy đủ, chính xác; đã ghi lời làm chứng của
mình, ký tên, đóng dấu để khẳng định điều đó thì bản dịch được cơng chứng có
giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho
người có nhu cầu cơng chứng có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn.

1.3. Quy định của pháp luật về việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch
Theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật Cơng chứng 2014 thì có 2
loại văn bản cơng chứng: văn bản công chứng do công chứng viên soạn thảo
theo đề nghị của người yêu cầu công chứng và văn bản công chứng đã được
soạn thảo sẵn.
Khi xem xét văn bản do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn thì cần
phải xem xét văn bản đó về nội dung và hình thức đã phù hợp với quy định pháp
luật hay chưa. Nếu xét thấy văn bản đó có nội dung trái quy định pháp luật, vi
phạm đạo đức xã hội thì cần tư vấn cho họ hiểu và cơng chứng viên có quyền đề
nghị họ chỉnh sửa lại cho phù hợp hoặc có thể soạn thảo giúp nếu người u cầu
cơng chứng đề nghị hoặc có thể từ chối u cầu cơng chứng nếu như họ khơng
sửa chữa.
Chính vì vậy, trong mọi trường hợp cơng chứng viên đều có trách nhiệm
kiểm tra, chỉnh sửa nội dung văn bản công chứng. Vậy khi trực tiếp soạn thảo
văn bản công chứng hay kiểm tra, sửa chữa nội dung văn bản công chứng thì
cơng chứng viên cần phải có những kỹ năng, giải pháp nhất định nhằm đảm bảo
chất lượng của Văn bản cơng chứng có hiệu lực, hiệu quả.
1.4. Ngun tắc soạn thảo hoặc kiểm tra nội dung của văn bản cơng chứng
1.4.1. Hình thức văn bản chuyển tải chính xác bản chất pháp lý, nội dung
của giao dịch hay hình thức pháp lý đơn phương
- Công chứng viên cần kiểm tra các quy định của pháp luật có liên
quan để sử dụng hình thức hợp đồng phù hợp nhằm chuyển tải đúng nội
dung các thỏa thuận của các bên.
- Nội dung của giao dịch (hay còn gọi là các điều khoản và điều kiện)
6


của hợp đồng phải phù hợp với hình thức, tên gọi chính thức của hợp đồng
cơng chứng đó.
- Khi soạn thảo hay kiểm tra nội dung văn bản công chứng trong

trường hợp công chứng theo sự tự nguyện yêu cầu của đương sự, công
chứng viên không được phép sử dụng mẫu của hợp đồng (thậm chí là cả tên
gọi của hợp đồng đó) đã được quy định trong các văn bản pháp luật có liên
quan nhằm tránh gây ra những nhầm lẫn khơng đáng có.
1.4.2. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên
Liên quan đến giao dịch công chứng thơng thường sẽ có 3 bên hiện
diện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trên văn bản công chứng, đó là:
người u cầu cơng chứng, người thực hiện việc cơng chứng (bao gồm
cả nhân viên phịng cơng chứng) và cá nhân tổ chức hành nghề tư vấn,
người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nên khi
soạn thảo văn bản hay kiểm tra dự thảo văn bản công chứng, công chứng
viên cần phân biệt rõ phạm vi trách nhiệm từng bên, thậm chí là từng cá
nhân có mặt trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng đó. Ví dụ: Người u cầu
cơng chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu khơng trung thực khi
xuất trình giấy tờ, tài liệu tạo lập cơ sở pháp lý cho việc giao kết hợp đồng,
giao dịch công chứng (khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng): “i) Người yêu
cầu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự. ii) Trường hợp người yêu
cầu công chứng là tổ chức thì việc u cầu cơng chứng được thực hiện
thơng qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy
quyền của tổ chức đó.iii) Người u
cầu cơng chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc cơng
chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ
đó”. Cơng chứng viên Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người u
cầu cơng chứng về văn bản cơng chứng của mình (điểm g, khoản 1, Điều
17, Luật Công chứng) hay người u cầu cơng chứng giả mạo, khơng có
năng lực hành vi dân sự hay tại Điều 46 Luật Công chứng quy định về lời
chứng của công chứng viên: 1) Lời chứng của công chứng viên đối với hợp
7



đồng, giao dịch phải ghi rõ địa điểm, thời điểm công chứng, họ tên công
chứng viên, tên tổ chức hàng nghề công chứng; chứng nhận người tham gia
hợp đồng giao dịch hồn tồn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự; mục
đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không
trái đạo đức xã hội, chữ ký và dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đứng
là chữ ký và dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng giao dịch; trách
nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của cơng chứng
viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề cơng chứng. 2) Bộ trưởng Bộ Tư
pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp
đồng, giao dịch.” Người phiên dịch chịu trách nhiệm về bản dịch cũng như
nội dung trao đổi giữa các bên, người làm chứng chịu trách nhiệm về sự
trung thực, khách quan trong phạm vi làm chứng của mình (khoản 2, khoản
3 Điều 47 Luật Công chứng).
1.4.3. Nội dung văn bản công chứng phải thể hiện chính xác, đầy đủ, trọn
vẹn ý chí của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật
a). Nội dung hợp đồng giao dịch, công chứng phải chuyển tải đầy đủ,
trung thực ý chí chủ quan của các bên tham gia giao kết
b). Nội dung văn bản công chứng không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội.
1.5. Kỹ năng soạn thảo văn bản công chứng:
Dựa trên quy định của pháp luật và q trình hành nghề cơng chứng,
người ta chia văn bản công chứng thành 3 bộ phận: chủ thể tham gia xác
lập, giao kết văn bản, những nội dung cần phải có của văn bản và lời chứng
của cơng chứng viên.
1.5.1. Phần chủ thể:
Theo Bộ Luật Dân sự 2015, cách thức chia chủ thể tham gia giao kết
hợp đồng, giao dịch dân sự thành 4 nhóm chính: (1)Nhóm cá nhân (Chương
III Phần thứ nhất), (2) Pháp nhân (Chương IV Phần thứ nhất), Nhà nước
CHXHCNVN, (3) Cơ quan nhà nước ở Trung Ương (Chương V Phần thứ
nhất) (4) Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chứng khác khơng có tư cách pháp

8


nhân trong quan hệ dân sự (Chương VI Phần thứ nhất).
* Cá nhân:
Cá nhân là chủ thể đóng vai trị quan trọng nhất khi tham gia giao kết
các hợp đồng, giao dịch nói chung hay hợp đồng được cơng chứng nói
riêng.
Trên thực tế hành nghề, cơng chứng viên thường đưa ra những thơng
tin xoay quanh các khía cạnh sau đây: họ và tên, năm sinh, số giấy tờ tùy
thân, ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
hoặc tạm trú. Do vậy, khi soạn thảo hợp đồng công chứng liên quan đến
người yêu cầu cơng chứng là cá nhân, thì cơng chứng viên phải ghi nhận cụ
thể những nội dung sau:
* Tổ chức:
Để mô tả một doanh nghiệp, công chứng viên thường tập trung vào các
thơng tin sau: tên, trụ sở chính, mã số doanh nghiệp, số giấy đăng ký doanh
nghiệp, ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp. Cơ sở pháp lý để công chứng
viên xác định là các Điều: Điều 4 (về giải thích từ ngữ), Điều 29 (về nội
dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và Điều 30 (mã số doanh
nghiệp) Luật Doanh nghiệp 2014.
* Tổ hợp tác và gia đình:
Được quy định trong chương VI, từ Điều 101, Điều 102, Điều 103,
Điều 104 của Bộ Luật Dân sự năm 2015
Đây là nhóm chủ thể mà cơng chứng viên ít gặp nhất trong q trình
cơng chứng, nhất là với chủ thể là tổ hợp tác.
1.5.2. Phần nội dung (các điều khoản)
Đây là phần các điều khoản, điều kiện do các bên thỏa thuận, thống
nhất được ghi lại trong nội dung hợp đồng, là bộ phận có tầm quan trọng
bậc nhất,

xác định chính xác quyền và nghĩa vụ dân sự của mỗi bên phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt khi tham gia giao kết hợp đồng đó. Theo Khoản 2 Điều 3
Bộ Luật Dân sự 2015 thì nội dung các bản hợp đồng do các bên tự do thỏa
thuận. Do vậy, từ thực tế hành nghề công chứng, cơ bản một bản hợp đồng
9


sẽ được soạn thảo theo một kết cấu sau đây:
Thứ nhất, phải xác định chính xác cơ sở pháp lý mà các bên dựa vào
đó để tiến hành giao kết hợp đồng (ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trong hợp đồng mua
bán nhà ở,…)
Thứ hai, sự thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp đồng: Đây là
phần nội dung quan trọng trong bản hợp đồng cơng chứng. Tùy từng loại
hợp đồng, giao dịch có đối tượng khác nhau (hợp đồng, giao dịch có đối
tượng là “vật” hay “việc”), nội dung này sẽ chuyển tải những thỏa thuận
khơng giống nhau ( ví dụ: cơng việc được phép thực hiện hay không được
phép thực hiện trong hợp đồng ủy quyền,..).
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ mỗi bên tham gia giao kết hợp đồng: Khi
soạn thảo hay kiểm tra nội dung hợp đồng công chứng, công chứng viên và
người yêu cầu công chứng cần dựa trên những quy định của pháp luật về
quyền lợi và nghĩa vụ các các bên khi tham gia giao kết hợp để xác định
chính xác, chi tiết quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
Thứ tư, cam kết của các bên: Đây là phần nội dung nhằm ràng buộc
trách nhiệm của người yêu cầu công chứng đối với một số nội dung được
ghi nhận trong văn bản công chứng, thuộc phạm vi chịu trách nhiệm của
người yêu cầu công chứng.
Thứ năm, các trường hợp bất khả kháng cũng như cơ chế giải quyết
tranh chấp: Đây là một nội dung mang tính dự phịng cho những tình huống
khơng hay có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hiện hợp đồng hay các

tình huống thực tế diễn ra không nằm trong dự liệu của các bên tại thời
điểm giao kết.
Thứ sáu, giao kết hợp đồng: nội dung này nhằm đảm bảo cho người
yêu cầu công chứng (các bên tham gia giao kết hợp đồng) khẳng định chắc
chắn, dứt khốt ý chí cũng như khả năng nhận thức của bản thân trước khi
chính thức giao kết bản hợp đồng đó dưới sự chứng kiến của công chứng
viên.
10


CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ
NĂNG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CỦA CÔNG CHỨNG
VIÊN
Thứ nhất: Nắm rõ nội dung yêu cầu của người yêu cầu cơng chứng để từ
đó chuyển tải chính xác bản chất pháp lý, nội dung của giao dịch hay hành vi
pháp lý đơn phương, tuân thủ các nguyên tắc soạn thảo hoặc kiểm tra nội dung
văn bản công chứng.
Công chứng viên cần kiểm tra các quy định của pháp luật có liên quan để
sử dụng hình thức hợp đồng phù hợp nhằm chuyển tải đúng nội dung của các
bên. Bên cạnh đó nội dung của giao dịch hay nói cụ thể hơn là các điều khoản và
điều kiện của hợp đồng phải phù hợp với tên gọi chính thức của bản hợp đồng
cơng chứng đó.
Khi soạn thảo hay kiểm tra nội dung văn bản công chứng, công chứng
viên cần nắm rõ được đối tượng, mục đích u cầu cơng chứng là gì nhằm diễn
đạt được nội dung chính của thỏa thuận.
Thứ hai:Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên tham gia giao kết
hợp đồng, giao dịch. công chứng viên phải tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của
pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hợp
đồng cơng chứng. Việc tìm hiểu kỹ pháp luật sẽ cho phép cơng chứng viên soạn
thảo nội dung hợp đồng, giao dịch luôn đúng pháp luật và hạn chế rủi ro cho

người yêu cầu công chứng
Về mặt nguyên tắc, công chứng viên sẽ phải gánh chịu trách nhiệm trong
trường hợp văn bản công chứng vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hay
người u cầu cơng chứng bị giả mạo, khơng có năng lực hành vi dân sự…
Trong khi đó, người yêu cầu cơng chứng phải chịu trách nhiệm về tính xác thực
ý chí của bản thân khi giao kết hợp đồng, tính chính xác của giấy tờ, tài liệu do
mình xuất trình… Người phiên dịch sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đã dịch
đúng, dịch đủ, trọn vẹn tồn văn bản cơng chứng cũng như nội dung trao đổi của
các bên; người làm chứng sẽ phải chịu trách nhiệm về sự trung thực, khách quan
11


trong phạm vi làm chứng của mình….Do vậy, khi soạn thảo hay kiểm tra bản
thảo văn bản công chứng, công chứng viên cần phải phân biệt rõ ràng phạm vi
trách nhiệm của từng loại bên, thậm chí là từng cá nhân hiện diện hay trực tiếp
tham gia giao kết bản hợp đồng đó.
Thứ ba:Nội dung văn bản cơng chứng phải thể hiện chính xác, đầy đủ,
trọn vẹn ý chí của các bên tham gia giao dịch cũng như phù hợp với quy định
pháp luật có liên quan.
Nội dung của hợp đồng, giao dịch công chứng phải chuyển tải đầy đủ,
trung thực ý chí chủ quan của các bên tham gia giao kết. Đây là một yếu tố vô
cũng quan trọng mà công chứng viên phải tuân thủ khi tiến hành soạn thảo hoặc
kiểm tra nội dung của hợp đồng công chứng.
Khi soạn thảo văn bản, công chứng viên cần nằm rõ một trong những điều
kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực là “Mục đích và nội dung của giao dịch
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội” (Điểm b,
Khoản 1,Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015). Điều cấm của pháp luật là những quy
định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định;
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong
đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Thứ tư : soạn thảo nội dung văn bản cơng chứng phải chính xác, đầy
đủ, trọn vẹn ý chí của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật có liên
quan..
Thứ năm: tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm để
cập nhập, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp
luật khác có liên quan; đồng thời bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề
công chứng, cách thức giải quyết các vấn đề vướng mắc trong q trình
cơng chứng
Cơng chứng viên là những người được Nhà nước bổ nhiệm để chứng nhận
tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch. Do vậy, việc nắm
vững các kỹ năng trong soạn thảo văn bản công chứng là hết sức cần thiết và
quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động công chứng
12


KẾT LUẬN
Hiện nay trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự tại các văn
phịng cơng chứng để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân được thực hiện theo đúng quy định pháp luật đồng thời tiết kiệm được
thời gian, công sức, tiền bạc cho xã hội bản thân mỗi công chứng viên đều
thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân mình. Chính vì vậy trong suốt
q trình làm việc các cơng chứng viên ln cần hồn thiện tốt các kỹ năng
như nhận dạng người, kỹ năng xác định chủ thể tham gia hợp đồng dân sự, kỹ
năng tiếp xúc với người cầu công chứng nhất là khi người yêu cầu công chứng
yêu cầu soạn thảo văn bản công chứng
Từ thực tiễn cho thấy việc trau dồi kỹ năng soạn thảo văn bản, hợp đồng
giao dịch là một nhiệm vụ quan trọng mà các nhà lãnh đạo văn phịng cơng
chứng đang hướng công chứng viên thực hiện tốt bởi với việc trau dồi kỹ năng
này sẽ khiến cho công việc của cơng chứng viên được hồn thành tốt hơn đồng
thời trong quá trình làm việc soạn văn bản, hợp đồng giao dịch cũng khiến cho

công chứng viên hiểu rõ văn bản, giá trị pháp lý của văn bản công chứng đảm
bảo việc công chứng được diễn ra đúng theo quy định của pháp luật.

13


- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Công chứng năm 2006.
2. Luật Công chứng năm 2014.
3. Bộ Luật Dân sự 2015.
4. Luật Doanh nghiệp 2013

14


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu.............................................................1
1.2. Nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu.................................................................1
1.3. Cơ cấu của bài báo cáo.................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG GIAO
DỊCH.....................................................................................................................3
1.1. Khái niệm.......................................................................................................3
1.2. Giá trị pháp lý của văn bản cơng chứng....................................................3
1.2.1. Văn bản cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan..........3
1.2.2. Văn bản cơng chứng có giá trị chứng cứ khơng phải chứng minh.............4
1.2.3. Bản dịch được cơng chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được
dịch........................................................................................................................4
1.3. Quy định của pháp luật về việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch...............5

1.4. Nguyên tắc soạn thảo hoặc kiểm tra nội dung của văn bản cơng chứng........5
1.4.1. Hình thức văn bản chuyển tải chính xác bản chất pháp lý, nội dung của
giao dịch hay hình thức pháp lý đơn phương........................................................5
1.4.2. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên.............................................6
1.4.3.

Nội dung văn bản cơng chứng phải thể hiện chính xác, đầy đủ, trọn vẹn

ý chí của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật.........................................7
1.5. Kỹ năng soạn thảo văn bản công chứng:........................................................7
1.5.1.

Phần chủ thể:...........................................................................................7

1.5.2. Phần nội dung .............................................................................................8
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG
SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN...........10
KẾT LUẬN........................................................................................................12

15



×