Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL Ở CÔNG TY DƯỢC LIỆU TWI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.3 KB, 11 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NVL Ở CÔNG TY DƯỢC LIỆU TWI
3.1. NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KẾ TOÁN NVL Ở
CÔNG TY DƯỢC LIỆU TWI
Công ty Dược liệu TWI dược thành lập theo quyết định số 170/BYT ngày
1/4/1971, với gần 20 năm hoạt động kinh doanh trong cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp. Nhưng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN,
công ty Dược liệu TWI đã không ngừng phát triển để khẳng định vị trí của mình.
Đến nay, công ty đã phát triển thành một công ty có quy mô sản xuất kinh doanh
lớn và trình độ quản lý cao. Với doanh thu hàng năm trên 300 tỷ như hiện nay, đã
khẳng định được nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên
trong công ty cũng như sự năng động , nhạy bén của bộ máy quản lý công ty.
Góp phần vào sự thành công chung này, bộ máy kế toán của công ty đã có
những đóng góp đáng kể, đặc biệt là công tác kế toán NVL. Vật liệu là khoản mục
chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, do đó việc tổ chức quản lý và sử dụng
vật liệu một cách hiệu quả sẽ góp phần thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm,
làm tăng lợi nhuận cho công ty.
Qua thời gian thực tập và đi sâu nghiên cứu tìm hiểu công tác kế toán NVL,
em thấy công tác kế toán vật liệu ở công ty có những ưu điểm cần phát huy,song
bên cạnh đó cũng tồn tại những nhược điểm cần khắc phục và tiếp tục hoàn thiện.
3.1.1.Ưu điểm
Nhìn chung, kế toán NVL ở công ty được tổ chức khá chặt chẽ, phù hợp với
yêu cầu quản lý và chỉ đạo tập trung của công ty.
- Công tác xây dựng kế hoạch thu mua NVL hàng tháng, hàng quý, hàng năm
được thực hiện khá tốt trên cơ sở các chỉ tiêu quy định của công ty, các đơn đặt
hàng và khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Với khối lượng vật tư sử dụng
lớn, nhiều chủng loại mà công ty vẫn cung cấp cho sản xuất và nhu cầu khác đầy
đủ, không làm gián đoạn quá trình sản xuất là cố gắng với tinh thần trách nhiệm
cao của các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh doanh- nhập khẩu.
- Hệ thống kho NVL chính, vật liệu phụ, bao bì , xăng dầu… của công ty được
sắp xếp một cách hợp lý nên thuận tiện cho việc nhập, xuất kho và đảm bảo NVL


được bảo quản tốt, không làm ảnh hưởng đến chất lượng NVL, từ đó góp phần
nâng cao chất lượng thuốc. Các cán bộ nhân viên ở kho có tinh thần trách nhiệm
trong bảo quản và tổ chức giao nhận NVL. Đặc biệt, do giá trị NVL lớn, giá lại
luôn thay đổi nên công ty chỉ dự trữ ở mức tối cần thiết mà vẫn đảm bảo cho sản
xuất được liên tục.
- Việc sử dụng NVL ở các phân xưởng đều được phòng kinh doanh- nhập khẩu
căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng tháng, quý để lên kế hoạch cung ứng vật tư
khi có yêu cầu của bộ phận sản xuất về từng loại vật liệu nên công ty đã quản lý
được chặt chẽ số NVL đưa vào sản xuất, góp phần tiết kiệm chi phí NVL trong giá
thành sản phẩm.
- Từ năm 1997 đến nay, công ty đã mạnh dạn đưa cách quản lý và hạch toán kế
toán trên máy vào công ty. Việc quản lý và hạch toán của công ty được khép kín,
xử lý ngay từ khâu vào chứng từ gốc. Hiện nay, đã nối mạng toàn công ty, phòng
kinh doanh- nhập khẩu vào chứng từ nhập, xuất, sau đó kế toán tiến hành định
khoản và việc hạch toán, vào sổ sách được thực hiện tự động trên máy nên việc
cung cấp thông tin, số liệu kế toán được nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời.
- Kế toán vật liệu đảm bảo theo dõi được tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL chi
tiết theo từng thứ, nhóm, loại, giúp cho công tác quản lý vật liệu của công ty được
chặt chẽ.
- Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho nói
chung, NVL nói riêng , là phù hợp với tình hình thực tế,đáp ứng được yêu cầu theo
dõi thường xuyên tình hình biến động của vật tư, tiền vốn.
3.1.2.Nhược điểm cần hoàn thiện
- Về việc mã hoá chi tiết TK 152 "Nguyên liệu vật liệu":do chủng loại và khối
lượng NVL lớn nên việc phân loại vật liệu để đảm bảo theo dõi, quản lý được
chính xác, khoa học là rất quan trọng. Thực tế ở kho công ty đã tiến hành phân loại
NVL theo từng loại NVL chính,NVL phụ… nhưng việc phân loại này vẫn chưa
được thể hiện trên tài khoản kế toán để phục vụ cho công tác hạch toán.
- Với đội ngũ kế toán có trình độ cao và đồng đều là điều kiện tốt để tổ chức và
vận dụng hệ thống sổ theo hình thức NKCT. Tuy nhiên, chính hình thức kế toán

này lại là một khó khăn lớn trong việc ứng dụng hệ thống máy vi tính vào công tác
kế toán, trong đó có công tác kế toán NVL. Chính vì khó khăn này mà mặc dù số
lượng máy đã được trang bị đầy đủ song phần mềm kế toán vẫn chưa được hoàn
thiện ổn định, chưa thực hiện công tác kế toán hoàn toàn tự động trên máy, kế toán
vẫn phải thực hiện song song cả trên máy và thủ công như việc hạch toán NVL.
- Công ty áp dụng phương pháp tính giá thực tế vật tư xuất kho theo phương
pháp đích danh, trong điều kiện doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu với số lần
nhập xuất lớn, mỗi lần nhập một đơn giá khác nhau nên việc theo dõi và phản ánh
trị giá NVL xuất kho gặp nhiều khó khăn, và rất phức tạp, đòi hỏi phải theo dõi chi
tiết được từng lần nhập, xuất , do đó làm tăng khối lượng công tác kế toán.
- Về chứng từ hạch toán nhập, xuất NVL: đối với chứng từ nhập "Phiếu nhập
kho" công ty sử dụng mẫu số 01- VT theo QĐ 1141/95 là hợp lý, nhưng "Phiếu
xuất kho" sử dụng lại là mẫu số C12-H theo QĐ 999- TC/QĐ/CĐKT năm 1996
của Bộ tài chính. Mẫu chứng từ này chỉ sử dụng trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp, do đó việc sử dụng không đồng nhất 2 mẫu biểu chứng từ này cũng là bất
cập trong công ty.
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN NVL Ở CÔNG TY DƯỢC LIỆU TWI :
Với tư cách là một sinh viên thực tập, trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế
công tác kế toán NVL tại công ty DLTW-I, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến
và mong rằng những ý kiến này sẽ là những giải pháp góp phần hoàn thiện côngtác
NVL ở công ty Dược Liệu TWI.
3.2.1.Ý kiến 1: Xây dựng tài khoản chi tiết NVL thống nhất theo từng loại :
NVL chính, NVL phụ, Nhiên liệu…
Ta thấy trên thực tế công ty đã tiến hành phân loại NVL trong kho một cách
khoa học và hợp lý trên cơ sở các loại NVL chính, NVL phụ, Nhiên liệu,…nhằm
tạo điều kiện cho việc theo dõi tình hình nhập, xuất NVL một cách chi tiết và chính
xác, phản ánh được giá trị của từng bộ phận vật liệu xuất dùng nhưng về tổ chức
công tác kế toán vẫn chưa phản ánh được trị giá của từng loại NVL chính, NVL
phụ … vào các đối tượng sử dụng, mà mới chỉ xác định giá trị vật liệu xuất dùng

của từng kho, do đó chưa theo dõi kịp thời tình hình xuất dùng của từng loại vật
liệu. Như vậy,để phản ánh được giá trị NVL chính, NVL phụ, Nhiên liệu… xuất
cho các đối tượng sử dụng thì cần thiết trước hết là kế toán phải lập các tài khoản
chi tiết của từng loại NVL, cụ thể như sau:
TK 152 "Nguyên liệu vật liệu" phải được mở chi tiết theo các tài khoản cấp 2,
theo từng loại NVL đã được phân loại:
TK 1521: NVL chính
TK 1522: NVL phụ
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng thay thế
TK 1525: Thiết bị XDCB
TK 1528: Vật liệu khác
Sau đó mới tiến hành mã hoá chi tiết cho từng bộ phận sử dụng, đó là:
TK 15210001: NVL chính xưởng Đông Dược
TK 15210002: NVL chính xưởng viên
TK 15210003: NVL chính xưởng hoá dược
TK 15210004…
Mã hoá được chi tiết như thế này sẽ tạo điều kiện cho công ty phản ánh đúng,
đủ giá trị của từng loại NVL vào giá trị sản phẩm, theo dõi được phần giá trị NVL
chính sử dụng vào việc sản xuất, sự biến động của chi phí đó trong giá thành, từ đó
có kế hoạch cung cấp và sử dụng cho phù hợp.
3.2.2.Ý kiến 2:Thay đổi phương pháp hạch toán tính giá NVL xuất kho theo
phương pháp đích danh bằng phương pháp bình quân gia quyền.
Công ty DLTW-I với việc xuất nhập kho hàng trăm thứ vật tư trong kì diễn ra
thường xuyên liên tục với khối lượng lớn, đơn giá mỗi lần nhập lại khác nhau nên
việc theo dõi đơn giá nhập và từng lô hàng xuất một cách chi tiết để xác định đơn
giá xuất kho là rất khó khăn, và đôi khi mặc dù số NVL nhập với đơn giá này đã
hết nhưng thực tế vẫn sử dụng đơn giá đó để tính trị giá xuất kho,có trường hợp
còn làm cho trị giá NVL tồn kho cuối kỳ trên Bảng tổng hợp tồn kho mang dấu âm.
Do đó việc tính toán cũng không phản ánh đúng trị giá NVL xuất kho. Như vậy

qua thực tế tìm hiểu, em mạnh dạn đưa ra ý kiến công ty nên thay đổi phương pháp
tính trị giá NVL xuất kho thành phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp này được sử dụng để tính đơn giá xuất bình quân cho từng loại,
thứ vật liệu trên cơ sở giá thực tế của NVL và số lượng thực tế NVL. Sau đó trị giá
thực tế NVL xuất kho được xác định dựa vào số lượng NVL xuất kho và đơn giá
bình quân.
Cụ thể phương pháp tính như sau:
Đơn giá
vật liệu
bình quân
=
Giá thực tế NVL tồn đầu kì + Giá thực tế NVL nhập trong kì
Số lượng NVL tồn đầu kì + Số lượng NVL nhập trong kì
Giá thực tế NVL
xuất kho
=
= Số lượng NVL
xuấtkho
x Đơn giá vật liệu bình quân

×