Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Vaccin dùng trong chăn nuôi – Những điều cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.28 KB, 3 trang )

Vaccin dùng trong chăn nuôi – Những điều cần biết
Để chăn nuôi có hiệu quả thì con vật phải mạnh khỏe, không bệnh tật trong suốt quá
trình nuôi và càng ít có nguy cơ bị nhiễm bệnh thì càng tốt. Để có được điều này thì
người chăn nuôi phải có biện pháp phòng ngừa bệnh cho chúng.
Hiện nay việc dùng vaccin để phòng ngừa bệnh cho vật nuôi được các nhà chăn nuôi
xem là vấn đề phải quan tâm hàng đầu trong chiến lược bảo vệ đàn vật nuôi của mình,
bởi đây là một biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn dịch bệnh xảy ra - nhất là trong
thời điểm mà các loại dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên thú nuôi ngày càng phức tạp
và dường như không biên giới.

Định nghĩa và nguyên lý tác dụng

Các chế phẩm sinh vật dùng để phòng bệnh nhiễm trùng được gọi là vaccin – Chúng
được chế bằng bản thân mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng. Khi tiêm vào cơ thể
thú nó gây ra ở thú một phản ứng bảo vệ chống lại mầm bệnh. Việc đó gọi là sự đáp
ứng miễn dịch.

Gọi là vaccin chết hay vaccin vô hoạt: là khi mầm bệnh đã bị giết chết hoặc làm yếu đi,
và khi nó được tiêm vào cơ thể thú thì mầm bệnh này không còn khả năng gây bệnh
hoặc chỉ gây ra một thể rất nhẹ không làm hại cho thú. Loại vaccin này rất an toàn, ổn
định, dễ sử dụng, nhưng thường có hiệu lực kém và thời gian miễn dịch ngắn.

Vaccin sống: như tên gọi khi đó mầm bệnh còn sống. Loại vaccin này cho miễm dịch
mạnh, bền vững nhưng có thể gây phản ứng và phải cẩn thận khi bảo quản, sử dụng
(như khi nhiệt độ bảo quản không đúng như hướng dẫn hoặc các thuốc sát trùng trong
các dụng cụ tiêm chiách sẽ giết chết mầm bệnh…).

Những vấn đề cần hiểu khi sử dụng vaccin

1. Vaccin chỉ dùng để phòng bệnh, do đó chỉ dùng cho thú chưa mắc bệnh. Nếu dùng
cho thú đã nhiễm bệnh rồi thì làm cho bệnh sẽ phát ra sớm hơn, mạnh hơn.


2. Vaccin phòng bệnh nào thì chỉ phòng được cho loại bệnh đó, không phòng được cho
các bệnh khác.

3. Hiệu quả của vaccin rất phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của thú vì nó là kết quả
đáp ứng miễn dịch của chúng. Vì vậy chỉ nên dùng cho những thú đang trong tình trạng
sức khỏe ổn định. Như vậy trong đàn thường chỉ 80% đủ tiêu chuẩn và với tỉ lệ 80%
đạt như vậy thì quá đủ để chống được bệnh lây thành dịch trong đàn. (điều này giải
thích tại sao có những trường hợp thú đã tiêm phòng nhưng vẫn bị mắc bệnh).

4. Thường sau khi tiêm vaccin 1 thời gian thì cơ thể thú mới có miễn dịch (khoảng 2-3
tuần). Vì vậy khi mới tiêm và chưa qua giai đoạn này thì thú vẫn có thể bị mắc bệnh.
Điều này làm cho ta nghĩ rằng vaccin này không có hiệu lực phòng bệnh.

5. Những thú non các cơ năng bảo vệ chưa hoàn chỉnh nên đáp ứng miễn dịch rất yêu
và đa phần chúng đang còn kháng thể do mẹ truyền cho. Nên chú ý không nên đưa
vaccin vào cơ thể thú quá nhỏ (trừ trường hợp dịch đe dọa và có chỉ định của nhà sản
xuất).

Những điều cần làm khi sử dụng vaccin

1. Có thể vaccin gây 1 số phản ứng dị ứng rât nhanh sau khi tiêm như số, run, ói mửa,
thở gấp…sau đó sẽ trở lại bình thường hoặc có thể chết. Đó là vì cơ địa của những thú
đó đã quá mẫn cảm. Do đó sau khi tiêm xong phải chú ý theo dõi thú để có những can
thiệp kịp thời. Có thể can thiệp bằng các thuốc chống histamin như phê- ner-gan,
adrênalin khi xảy ra sốc.

2. Một số vaccin có chất bổ trợ với mục đích tăng sức miễn dịch và kéo dài thời gian
miễn dịch. Nên trước khi rút, cần lắc kỹ lọ cho đều. Chính chất bổ trợ này có thể gây
phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm như viêm, sưng. Nên sau khi tiêm phải theo dõi nếu có
mủ tại chỗ tiêm thì can thiệp bằng kháng sinh hoặc mỗ lẫy mủ ra.


3.Vấn đề bảo quản: việc bảo quản rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng vaccin,
nên luôn tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thường thì vaccin được chỉ định
bảo quản ở nhiệt độ từ 4-6 độ C (trong tủ lạnh). Vì vậy cần chú ý khi cúp điện phải cố
gắng giữ vaccin ở nhiệt độ qui định. Khi vaccin đã khui ra đem sử dụng, thì nhất định
không thể đem để bảo quản trở lại.Đặc biệt khi rút vaccin ra ống chích thì không nên
cầm ở tay quá lâu.

4. Trước khi sử dụng vaccin nên kiểm tra vật lý của lọ đựng vaccin, xem lọ có rạn nứt
không hay có thể trong quá trình vận chuyển gây hư hại như nóng ẩm… Kiểm tra hạn
sử dụng và quan trọng là nên ghi lại chi tiết về số lô để phát hiện những lầm lẫn (nếu
có) hoặc để có thể tra cứu lại khi có vấn dề về sau.

5. Tất cả các dụng cụ tiêm phải vô trùng, tuy nhiên cần lưu ý là đối với vaccin sống thì
không dùng hóa chất sát trùng mà phải thực hiện việc vô trùng bằng việc đun sôi, để
nguội.

×