HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN NÔNG
NGHIỆP
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY.
1. Những ưu điểm:
Công tác hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty thiết bị
phụ tùng cơ điện nông nghiệp có những ưu điểm sau:
Bộ máy kế toán nói chung, bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói
riêng là những nhân viên kế toán năng động, nhiệt tình trong công việc, với trình độ kế
toán khá đồng đều và nghiệp vụ chuyên môn vững vàng.
Bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nhìn chung đạt hiệu quả trong
công việc, ghi chép đầy đủ và phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh đúng
với tình hình thực tế. Các thông tin về hàng tồn kho, doanh thu, các khoản làm giảm doanh
thu, xác định kết quả tiêu thụ và quá trình thanh toán tiền hàng của khách... được quản lý,
theo dõi và phản ánh một cách trung thực, hợp lý và kịp thời.
Chứng từ kế toán (hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho...) phục vụ cho công tác hạch
toán ban đầu của quá trình tiêu thụ được lập, luân chuyển, bảo quản ... đảm bảo đúng chế
độ kế toán hiện hành qui định như đầy đủ chữ ký của những người có liên quan, được đóng
thành tập thuận tiện cho việc kiểm tra.
Hệ thống tài khoản kế toán nhìn chung khá đầy đủ và có hệ thống phục vụ cho công
tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ được chính xác và chặt chẽ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên đảm
bảo cho việc phản ảnh, ghi chép trong kế toán được thường xuyên, liên tục, giúp cho việc
quản lý hàng hoá được chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình tiêu thụ. Cũng
với mục đích trên, nên tại công ty luôn có sự phối hợp, kiểm tra chặt chẽ giữa bộ phận kho,
phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế toán.
Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định giá vốn của hàng
hoá là phù hợp với đặc điểm hàng hoá của công ty là đa dạng về chủng loại và số lượng
(với hàng nghìn loại máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho ngành nông nghiệp và thuỷ
lợi).
Bên cạnh đó, nhận thức rõ được ưu điểm của công nghệ thông tin, công ty đã áp
dụng phần mềm tin học vào công tác kế toán. Việc áp dụng này không những góp phần làm
cho công tác hạch toán kế toán của các nghiệp vụ phát sinh nói chung, của các nghiệp vụ
liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng đạt được hiệu qủa khá cao,
cung cấp thông tin được nhanh chóng và chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
Bộ sổ kế toán dùng để hạch toán tiêu thụ hàng hoá của công ty nhìn chung đã đáp
ứng được nhu cầu phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát sinh về bán hàng, cũng như theo
dõi tình hình tiêu thụ, phản ánh chính xác các khoản doanh thu bán hàng, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại và thực trạng thanh toán với khách hàng.
Bên cạnh những ưu điểm ở trên, công tác hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác
định kết quả tiêu thụ của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế sau.
2. Những hạn chế còn tồn tại
- Thứ nhất:
Công ty không sử dụng phiếu xuất kho trong quá trình bán hàng cho khách hàng. Thủ
kho sử dụng hoá đơn GTGT (Liên3 Dùng để thanh toán) làm căn cứ xuất kho và ghi thẻ
kho. Cách làm này là đơn giản tuy nhiên không đảm bảo tính chặt chẽ trong kế toán.
- Thứ hai:
Công ty không sử dụng một số tài khoản cần thiết cần phải có đối với một doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, như tài khoản 113 – Tiền
đang chuyển. Mặc dù nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản này là không đáng kể,
nhưng trong trường hợp bất thường xẩy ra sẽ gây lúng túng cho công tác hạch toán của kế
toán.
- Thứ ba:
Công ty chưa hạch toán riêng chi phí mua hàng để phân bổ và kết chuyển.
Theo như chế độ kế toán hiện hành qui định toàn bộ chi phí thu mua hàng hoá như chi
phí vận chuyển, bốc dỡ... được tập hợp trên tài khoản 1562 – Chi phí mua hàng hoá. Cuối
kỳ phân bổ cho hàng bán trong kỳ báo cáo theo mức chi thực tế hoặc phân bổ cho giá vốn
hàng bán theo tỷ lệ hàng bán ra và hàng tồn cuối kỳ. Nhưng tại công ty thì chi phí thu mua
của hàng hoá được hạch toán vào tài khoản 641 – Chi phí bán hàng, riêng tiền cước vận
chuyển của hàng nhập khẩu được hạch toán vào tài khoản 1561 – Giá mua hàng hoá. Tuy
rằng cách hạch toán như vậy tạo điều kiện cho công tác hạch toán của kế toán được đơn
giản. Nhưng ngược lại điều đó gây khó khăn cho việc theo dõi chính xác khoản chi phí
này, không thể phân bổ cho lượng hàng tiêu thụ trong kỳ cũng như lượng hàng tồn kho
cuối kỳ. Bên cạnh đó cuối kỳ chi phí bán hàng được kết chuyển trừ vào kết quả kinh
doanh, do đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của
công ty. Quan trọng hơn công ty gặp khó khăn lớn trong việc đưa ra các biện pháp phù hợp
để làm giảm chi phí phát sinh, trong đó chi phí lưu thông chiếm một phần không nhỏ.
- Thứ tư: Điều kiện thanh toán của công ty còn khắt khe. Hiện nay tuy công ty có hình
thức thanh toán chậm nhưng hình thức thanh toán ngay chiếm một tỉ lệ tương đối lớn
(doanh thu thanh toán ngay chiếm 90% trong tổng doanh thu).
Bên cạnh đó công ty chưa áp dụng một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ như tiến hành
chiết khấu cho khách hàng. Chính vì vậy đây cũng là vấn đề gây khó khăn trong vấn đề
tiêu thụ hàng hoá mà công ty phải quan tâm.
- Thứ năm:
Nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh chưa chi tiết cho từng mặt hàng (nhóm mặt
hàng). Tại công ty kế toán thực hiện xác định kết quả cho tất cả các loại mặt hàng. Nguyên
nhân là do hàng hoá kinh doanh của công ty có quá nhiều chủng loại hàng hoá. Những
thông tin về kết quả kinh doanh chi tiết của từng nhóm hay phân nhóm mặt hàng sẽ phục
vụ cho việc ra các quyết định của nhà quản lý được thuận lợi, tạo điều kiện xây dựng chiến
lược kinh doanh phù hợp.
- Thứ sáu : Tại công ty, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
chiếm một tỷ lệ khá lớn. Ngoài ra, vào cuối mỗi niên độ kế toán toàn bộ hai loại chi phí
phát sinh này được kết chuyển sang tài khoản 911 nhằm xác định kết quả kinh doanh trong
kỳ. Với mục đích xác định kết quả kinh doanh được chính xác hơn, đảm bảo nguyên tác
phù hợp giữa chi phí và doanh thu, việc phân bổ hai loại chi phí này cho hàng hoá xuất bán
trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ là vấn đề mà công ty nên quan tâm.
- Thứ bẩy : Là một đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nhưng công
ty lại không lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho. Điều này gây nên những rủi ro cho
công ty khi xẩy ra thiệt hại trong việc bảo quản hàng hoá, quan trọng hơn là có sự biến
động đột ngột của giá cả loại hàng hoá mà công ty xuất bán trên thị trường. Với đặc điểm
hàng hoá của công ty là các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho ngành nông
nghiệp và thuỷ lợi nên trong điều kiện hiện nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều các
doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Như vậy việc công ty phải cạnh tranh về giá cả,
giảm giá hàng bán là điều đương nhiên. Do đó dự phòng giảm giá cho hàng hóa là vấn đề
cần thiết mà công ty nên quan tâm.
- Thứ tám:
Công ty hạch toán doanh thu bán sản phẩm săm lốp do xí nghiệp cao su và cơ điện
(Xuân Mai – Hà Tây) sản xuất vào tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng là không hợp lý.
Do xí nghiệp này là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên theo như qui định của chế độ kế toán
hiện hành thì phải hạch toán vào tài khoản 512 - Doanh thu nội bộ.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG
HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY.
Qua thời gian khảo sát thực tế tại công ty thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp, bên
cạnh những ưu điểm và khuyết điểm còn tồn tại đã được nêu ở trên, nhìn chung công tác
hạch toán kế toán là tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên việc không ngừng hoàn thiện công tác
hạch toán kế toán nói chung, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng không
những là mục tiêu của công ty mà còn là yêu cầu của thị trường trong điều kiện cạnh tranh
như hiện nay.
1. Bổ sung thêm chứng từ hàng tồn kho “Phiếu xuất kho”:
Theo quan điểm kế toán, phương pháp chứng từ là một trong bốn phương pháp của
hạch toán kế toán, cũng là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ
kinh tế. Theo qui định của chế độ kế toán hiện hành thì trong mọi trường hợp xuất sản
phẩm, hàng hoá, vật liệu đều phải có “Phiếu xuất kho”. Sau khi được thủ kho dùng làm căn
cứ để ghi thẻ kho thì được chuyển cho kế toán. Tuy nhiên công ty không sử dụng “Phiếu
xuất kho” là chứng từ thuộc hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc. Do đó với mục
đích nâng cao tính chặt chẽ trong việc quản lý hàng tồn kho, đảm bảo cho việc cung cấp
thông tin được chính xác, theo ý kiến của em thì công ty nên bổ sung thêm loại chứng từ
này.
2. Hoàn thiện hạch toán chi phí thu mua hàng hoá
Chi phí thu mua hàng hoá bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ... Với đặc điểm hoạt
động kinh doanh là mua bán hàng hoá, do đó chi phí mua hàng chiếm một vị trí quan trọng
trong cơ cấu trị giá hàng nhập kho. Do đó để hoàn thiện hạch toán chi phí thu mua hàng
hoá công ty nên:
- Tổ chức hạch toán chi phí mua hàng hoá trên tài khoản 1562. Tài khoản này có kết
cấu như sau:
Bên Nợ: Phản ánh chi phí mua hàng hoá thực tế phát sinh liên quan đến số hàng hoá nhập
kho.
Bên Có: Phản ánh chi phí mua hàng hoá đã phân bổ cho hàng hoá xuất bán trong kỳ.
Dư Nợ: Chi phí thu mua hàng hoá của số hàng còn cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán:
- Trong kỳ chi phí thu mua hàng hoá phát sinh thực tế, kế toán phản ánh:
Nợ TK 1562 - Chi phí thu mua (Không thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 - Tổng số tiền phải trả.
- Cuối kỳ chi phí thu mua được phân bổ cho hàng hoá xuất bán theo công thức sau:
Chi phí mua
hàng phân bổ
cho hàng xuất
bán trong kỳ
=
Chi phí mua hàng
đầu kỳ
+
Chi phí mua hàng
trong kỳ
x
Giá mua của
hàng xuất bán
trong kỳ
Giá mua của
hàng tồn đầu kỳ
+ Giá mua của hàng
xuất bán trong kỳ