Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TIỄN KIỂM TOÁN CÁC LOẠI DOANH THU CHI PHÍ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI DO AASC THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.29 KB, 23 trang )

THỰC TIỄN KIỂM TOÁN CÁC LOẠI DOANH THU CHI PHÍ
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂNHÀNG
THƯƠNG MẠI DO AASC THỰC HIỆN
2.1 Tổng quan về công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài
chính Kế toán và Kiểm toán
Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán, tên giao dịch quốc
tế là Auditing and Accounting consultantcy services Company (viết tắt là AASC),
trụ sở chính đặt tại số 1 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm Hà Nội, được thành lập
ngày13/05/1991 theo quyết định số 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ tài chính.
AASC là một doanh nghiệp nhà nước, thực hiện dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán
và hoạt động kiểm toán, trong đó chủ yếu là hoạt động kiểm toán độc lập.Là một
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự trang trải chi phí
hoạt động bằng các nguồn thu đượctừ các hoạt động dịch vụ do khách hàng trả
theo hợp đồng và thực hiện mọi nghĩa vụ đối với nhà nước theo luật định. Công ty
có con dấu riêng và được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ ở Ngân
hàng.
ASC là một trong hai tổ chức lớn nhất và đầu tiên ở Việt Nam hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ về kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính, thuế. Sự ra đời
của AASC đánh dấu của sự ra đời và phát triển của một loại hình dịch vụ mới,
nhưng vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế Bộ trưởng Bộ tài chính ra quyết định thành lập công
ty “Công ty dịch vụ kế toán” (ASC) trực thuộc bộ tài chính theo quyết định số
164/TC/QĐ/TCCB ngày 13/5/1991. Đặt trụ sở chính tại số 10 Phan Huy Chú- Hà
Nội.Trong những ngày đầu thành lập, công ty cung cấp dịch vụ kế toán cho các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế .Trong đó cụ thể là: hướng dẫn các đơn
vị áp dụng đúng chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước phù hợp với hoạt
động của từng loại doanh nghiệp. Giúp các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện
các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, Giúp về các nghiệp vụ kế toán như mở sổ và
ghi sổ kế toán, lập bảng cân đối kế toán, lập và phân tích các báo cáo quyết toán
theo quy định của nhà nước; làm dịch vụ chỉ dẫn pháp luật về tài chính kế toán: chỉ


dẫn, giải thích cung cấp các văn bản pháp quy về tài chính, kế toán và thống kê...
theo yêu cầu của khách hàng. Làm dịch vụ bồi dưỡng chính sách chế độ nghiệp vụ
về tài chính kế toán cho các viên chức trong các doanh nghiệp, giúp các viên chức
đó nắm được các chính sách chế độ tài chính, làm thạo các nghiệp vụ tài chính kế
toán. Ngoài ra ASC còn cung cấp thông tin về kinh tế tài chính, các mẫu, biểu in
sẵn về tài chính kế toán theo quy định của nhà nước...
Tháng 3 năm 1992, Công ty quyết định thành lập chi nhánh đầu tiên tại thành
phố Hồ Chí Minh, nhưng đến tháng 3 năm 1995 được phép của bộ tài chính chi
nhánh này đã tách khỏi AASC thành lập nên công ty Kiểm toán Sài Gòn (AFC).
Đến năm 1997 Công ty đã tái thiết lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí
Minh và nay đã trở thành chi nhánh lớn nhất của công ty.
Như vậy, qua hơn 10 năm hoạt động, AASC đã không ngừng vươn lên đáp ứng
tốt hơn dịch vụ cho khách hàng và liên tục tăng trưởng về doanh thu, ngày càng đa
dạng hoá dịch vụ…Công ty đã đóng góp tích cực trong việc cung cấp các hoạt
động chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính kế toán và kiểm toán.
2.1.2 Đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty AASC
Ngay từ ngày đầu thành lập, thì công ty đã luôn tâm niệm sẽ làm việc hết mình
để đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chi phí thập nhất. Trải qua
thời gian, ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, công ty còn mở
rộng các dịch vụ hoạt động đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay công ty
cung cấp các dịch vụ sau:
-Kiểm toán
-Kế toán
-Công nghệ thông tin
-Tư vấn tài chính, quản trị kinh doanh
-Tư vấn thuế
-Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng
-Giám định tài chính, kế toán.
Trong đó dịch vụ kiểm toán là một trong hoạt động truyền thống và là hoạt động

chủ yếu nhất.
2.1.2.1Đội ngũ nhân viên
AASC có một đội ngũ kiểm toán viên hùng hậu về số lượng và đạt chuẩn về
chất lượng trong đó phải kể đến hơn 70 nhân viên đạt chứng chỉ kiểm toán viên
cấp nhà nước. Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán hiện
nay có hơn 300 nhân viên cộng tác viên. Trong đó kiểm toán viên được đào tạo
đại học và trên đại học các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán và kiểm
toán ở trong và ngoài nước, các công tác viên gồm các giáo sư tiến sĩ, kiểm toán
viên với kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn.
2.2.1.2 Về tình hình hoạt động
Công ty đã thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ, cung cấp cho khách hàng
hàng loạt dịch vụ chuyên ngành gồm: đào tạo nghiệp vụ kiểm toán Báo cáo tài
chính doanh nghiệp, kiểm toán Báo cáo tài chính các dự án vốn vay, tín dụng, tham
gia cùng các cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng hệ thống, chế độ, chuẩn mực
kế toán, kiểm toán Việt Nam. Hàng năm, công ty thực hiện kiểm toán Báo cáo tài
chính cho hơn 400 doanh nghiêp, dự án trong đó có hơn 100 doanh nghiệp ĐTNN,
150 DNNN, các tổng công ty 90,91… và hàng loạt doanh nghiệp liên doanh, các
ngân hàng thương mại, và các dự án phát triển khác. Thông qua hoạt động này
công ty đã giúp cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các
quy định về tài chính kế toán, không ngừng góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh
tế quốc dân.
2.2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2003, toàn Công ty đã chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện các hợp
đồng đã ký kết, đồng thời tích cực tìm kiếm phát triển khách hàng mới, ký kết và
thực hiện nhiều hợp đồng dịch vụ chuyên nghành với các doanh nghiệp, dự án, tổ
chức kinh tế xã hội trong cả nước. Tổng doanh thu năm 2003 đạt 25.200 triệu
đồng, đạt 120% so với năm 2002 và đạt 104% so với kế hoạch năm 2003.
Do có nhiều thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước,
AASC là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu nước ta, đã được Chủ tịch
nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

2.3 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình chức năng, phân chia
thành các mô hình các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về
một lĩnh vực riêng. Tuy nhiên các phòng ban này không tồn tại biệt lập mà được tổ
chức một cách linh hoạt để kịp thời hỗ trợ lẫn nhau đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Chỉ trừ có phòng kiểm toán Báo cáo các quyết toán các công trình XDCB là
hoạt động chuyên sâu trong một lĩnh vực liên quan đến nhiều kiến thức chuyên
môn của nghành xây dựng đòi hỏi phải có những chuyên gia trong lĩnh vực này.
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, công ty còn 5 chi nhành tại các khu công nghiệp
trong cả nước. Đứng đầu là Ban giám đốc, sau đó là các phòng ban chức năng,
đứng đầu mỗi phòng ban chức năng là các trưởng phòng, giúp đỡ các trưởng phòng
có các phó phòng
Phòng hành chính tổng hợp có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức của
công ty, quản lý các công văn đến đi.Ngoài ra phòng hành chính còn có nhiệm vụ
tổ chức nhân sự và tổ chức quản lý và bảo vệ tài sản, cung cấp tạp vụ hậu cần cho
công ty. Cụ thể là , phòng hành chính tổng hợp nghiên cứu sắp xếp đề bạt cán bộ,
phối hợp với phòng kế toán để tổ chức tiền lương cho cán bộ công nhân viên, tổ
chức bảo vệ an toàn tài sản và an toàn cá nhân cho các nhân viên trong công ty, tổ
chức bộ phận lái xe phục vụ cho nhu cầu đi lại, công tác của công nhân viên, tổ
chức bộ phận tin học, tổ chức bộ phận bán hàng (cung cấp các biểu mẫu sổ sách
chứng từ kế toán), cung cấp các tạp vụ, ví dụ như giấy tờ, mực in ...
Phòng kế toán thực hiện việc quản lý và trợ giúp cho Ban Giám đốc điều hành
công việc, phản ánh đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phát hành
các Báo cáo theo chế độ hiện hành. Chi tiết về phòng kế toán sẽ được đề cập đến ở
phần Bộ máy tổ chức kế toán của công ty.
Phòng Công nghệ thông tin có nhiệm vụ cài đặt, bảo trì mạng máy tính của công
ty. Và như đã trình bày từ phần đầu, do công ty còn cung cấp các dịch vụ về công
nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán, nên một chức năng hết sức quan trọng của
phòng ban này là sản xuất ra các phần mềm kế toán và quản lý. Phòng đã hoạt
động tương đối hiệu quả do đó doanh thu của lĩnh vực nay chiếm một phần đáng

kể trong tổng doanh thu của toàn công ty.
Các phòng ban nghiệp vụ, hiện nay công ty có 6 phòng ban nghiệp vụ, bao gồm:
Phòng Soát xét chất lượng, Phòng kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ,
Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản, Phòng kiểm toán các nghành sản xuất vật chất,
Phòng Kiểm toán dự án, Phòng Đào tạo, tư vấn và bồi dưỡng nghiệp vụ. Các
phòng nghiệp vụ đều phải cung cấp các dịch vụ chuyên môn mà công ty giao phó.
Các dịch vụ này phải đảm bảo kịp thời và chất lượng, tuân thủ theo các chuẩn mực
kế toán, kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được thừa nhận tại
Việt Nam. Cụ thể thì các phòng ban nghiệp vụ có những chức năng cụ thể sau đây:
Phòng Kiểm toán các nghành sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ tư vấn về
kế toán, dịch vụ kiểm toán liên quan đến các ngành sản xuất vật chất. Ngoài ra
phòng này còn thực hiện công tác tiếp thị hình ảnh cho công ty. Như đã nói ở trên,
các phòng ban của công ty được tổ chức linh động để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Nên có thể phòng còn thực hiện kiểm toán sang các lĩnh vực khác.
Phòng Kiểm toán thương mại, dịch vụ: Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn
và kiểm toán liên quan đến các hoạt động thương mại dịch vụ, như kiểm toán ngân
hàng, kiểm toán giao thông vận tải, kiểm toán bưu điện... và đôi khi các ngành
không phải thương mại dịch vụ.
Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản: Tiến hành kiểm toán các quyết toán các công
trình xây dựng cơ bản
Phòng Đào tạo và tư vấn bồi dưỡng nghiệp vụ: Phòng này có trách nhiệm tổ
chức thi tuyển để tuyển dụng nhân viên cho công ty, đào tạo các nhân viên mới,
cập nhật các chủ chương chính sách mới của nhà nước, phổ biến cho nhân viên
công ty. Quản lý đào tạo, tiến hành các khóa học trực tiếp cho toàn nhân viên trong
công ty.
Phòng Soát xét chất lượng: Nhiệm vụ chính là kiểm soát chất lượng các Báo cáo
Kiểm toán đã được lập.
Phòng kiểm toán dự án: Hiện nay cố rất nhiều dự án của rất nhiều tổ chức chính
phủ và phi chính phủ, trong nước và ngoài nước ở Việt Nam, mà các dự án này có
nhu cầu được kiểm toán. Kiểm toán dự án đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Phòng kiểm toán các dự án có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu kiểm toán các dự án. Từ
đó xây dựng các chương trình kiểm toán thích hợp với từng dự án. Hiện nay, thị
phần kiểm toán của AASC về các chương trình dự án là 25% thị phần kiểm toán
dự án của cả nhà nước.
Các chi nhánh của công ty: Các chi nhánh của công ty chính là mô hình thu nhỏ
của công ty. Các chi nhánh được thiết lập nhằm tiếp cận với khách hàng một cách
gần hơn đối với từng địa bàn. Đồng thời các chi nhánh được xây dựng nhằm cung
cấp các dịch vụ của công ty ở địa bàn mình, hạn chế chi phí đi lại cho nhân viên
trong công ty, đảm bảo các dịch vụ mà công ty cung cấp có thể đến với khách hàng
một cách kịp thời nhất. Các chi nhánh hoạt động độc lập, có Báo cáo tài chính
riêng, Báo cáo của công ty là hình thức hợp nhất các Báo cáo.
2.1.
Cơ cấu tổ chức
bộ máy Công ty
AASC (Sơ đồ 1)
Người thực hiện
Công việc thực hiện Kết quả
1 2 3
Ban Giám đốc, phòng
kinh doanh tiếp thị
-Tìm kiếm khách hàng thông
qua việc tìm hiểu thị
trường, tiếp cận khách
hàng.
-Gửi thư chào hàng.
-Chỉ định phòng kiểm toán.
Thư mời kiểm
toán của khách
hàng.
-Hợp đồng

kiểm toán
(do Ban
Giám đốc
ký)
Trưởng nhóm kiểm
toán và một số kiểm
toán viên được chỉ
định
-Khảo sát sơ bộ khách hàng.
-Lập kế hoạch kiểm toán
tổng quát
-Kế hoạch
kiểm toán
tổng quát.
Các kiểm toán viên
đảm nhiệm các khoản
mục
-Khảo sát chi tiết khách
hàng.
-Lập chương trình kiểm toán
chi tiết. Thoả thuận với
khách hàng về chương
trình kiểm toán chi tiết.
Chương trình
kiểm toán chi tiết.
Trưởng nhóm kiểm
toán, các kiểm toán
viên, các trợ lý kiểm
toán được chỉ định
Thực hiện kế hoạch kiểm toán:

Thực hiện các phương pháp thu
thập bằng chứng, đánh giá phân
tích kết quả thu được.
Các bằng chứng
kiểm toán đã thu
thập
Trưởng nhóm kiêm
toán lập báo cáo kiểm
toán, Ban Giám đốc
kiểm tra và ký duyệt
Tổng hợp kết quả kiêm toán lập
báo cáo kiểm toán, đưa ra ý
kiến và phát hành báo cáo kiểm
toán sau khi đã thương thuyết
với khách hàng.
-Báo cáo kiểm
toán.
-Thư quản lý.
Ban Giám đốc, Kiểm
toán viên chính
(trưởng nhóm kiểm
toán)
Theo dõi khách hàng sau kiểm
toán và đánh giá chất lượng
cuộc kiểm toán.
Ghi vào hồ sơ
kiểm toán năm
sau.
Ban giám đốc
Cùng với khách hàng thanh lý

hợp đồng kiểm toán.
Thực tiễn kiểm toán các loại doanh thu chi phí trong kiểm toán Báo cáo tài
chính của ngân hàng thương mại do công ty AASC thực hiện
Mục tiêu hoạt động cuối cùng của một Ngân hàng thương mại đó là lợi nhuận.
Để đạt được lợi nhuận thì phải tác động trực tiếp vào doanh thu, chi phí là hai
mảng rất quan trọng. Kiểm toán doanh thu chi phí là một phần hết sức quan trọng
trong kiểm toán BCKQKD nói riêng và trong kiểm toán Báo cáo tài chính nói
chung. Nhìn chung kiểm toán Báo cáo tài chính , AASC tuân thủ các chuẩn mực
kiểm toán đã được chấp nhận và theo qui trình kiểm toán chung. Tuy nhiên, để thu
thập bằng chứng có hiệu lực đồng thời tiết kiệm chi phí kiểm toán một cách tối ưu,
AASC đã vận dụng linh hoạt qui trình đó vào thực tiễn tuỳ theo từng khách hàng
cụ thể có những đặc điểm riêng. Điều này không những tiết kiệm được chi phí
kiểm toán mà còn tăng hiệu quả kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán
doanh thu nói riêng thực chất là các kiểm toán viên thực hiện các phương pháp
thu thập đầy đủ các thông tin, các tư liệu làm bằng chứng để chứng minh tính
trung thực hợp lý của các đó dựa trên kế hoạch kiểm toán đã lập.
Do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại mang tính đặc thù nên
quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cũng như việc
kiểm toán doanh thu, chi phí so với các doanh nghiệp khác cũng có những điểm
khác biệt. Nội dung cách thức tổ chức thực hiện giai đoạn kiểm toán được
AASC thống nhất trong mỗi cuộc kiểm toán. Các bước thực hiện trên giấy tờ
làm việc theo mẫu như sau (biểu 2).
Tất cả các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được như sổ
sách kế toán, chứng từ kế toán của khách hàng, giấy xác nhận bên thứ ba, các
giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (thường ghi các nội dung như: kiểm tra số
liệu sổ sách, kiểm tra hệ thống tài khoản, nhận xét đánh giá…) được đánh dấu
tham chiếu rõ ràng dễ hiểu theo khoản mục được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.

×