Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.14 KB, 10 trang )


MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI
3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu công ty Da giầy
Hà nội
Tuy mới thành lập nhưng công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên, sản
phẩm giầy da của công ty đã có mặt trên thị trường trong nước và ngoài nước (sản
phẩm giầy da của công ty chủ yếu là xuất khẩu và làm theo đơn đặt hàng của nước
ngoài) luôn giữ được uy tín với khách hàng về mặt chất lượng, số lượng cũng như
thời hạn giao hàng. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong cơ chế thị
trường hiện nay công ty vẫn khắc phục vụ và đứng vững được. Đạt được kết quả
như vậy một phần là nhờ công tác tổ chức quản lý sản xuất nói chung và công tác
hạch toán nguyên vật liệu nói riêng.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty vận dụng kiến thức đã được nghiên
cứu tại trường về kế toán nguyên vật liệu vào công tác tổ chức kế toán nguyên vật
liệu em thấy công ty có những ưu nhược điểm trong việc tổ chức kế toán nguyên
vật liệu.
* Về ưu điểm:
- Về công tác quản lý nguyên vật liệu ở kho: Công ty đã tiến hành tổ chức
quản lý nguyên vật liệu thống nhất, tập trung, khoa học hợp lý phù hợp với yêu cầu
hiện nay. Ở khâu thu mua công ty có một đội ngũ cung ứng vật tư sản xuất và phục
vụ nhu cầu khác. Ở khâu bảo quản công ty đã tiến hành xây dựng kho tàng bảo
quản riêng, trong kho được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo quản nguyên vật
liệu một cách tốt nhất. Ở khâu sử dụng Công ty xây dựng định mức tiêu hao cho
một đơn vị sản phẩm, xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho các phân
xưởng.
- Về công tác kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức hợp lý hiệu quả nhịp
nhàng phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty. Việc bố trí sắp xếp nhân sự ở
phòng kế toán đúng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phản ánh đúng, đầy đủ,
kịp thời tình hình biến động và sử dụng nguyên vật liệu. Thực hiện tương đối toàn
diện, đồng bộ trên tất cả các nội dung công tác kế toán từ việc lựa chọn phương


pháp kế toán áp dụng đến việc ghi chép, lập báo có đều dựa trên các chứng từ các
nghiệp vụ phát sinh thực sự xẩy ra.
+ Hệ thống chứng từ sổ sách Công ty áp dụng đảm bảo theo đúng chế độ kế
toán của Nhà nước ban hành về kế toán nguyên vật liệu (như các phiếu xuất, nhập
kho, thẻ kho, hoá đơn GTGT...). Tất cả đều đảm bảo tính pháp lý và yêu cầu của
việc sử dụng hoá đơn chứng từ.
+ Kế toán chi tiết hạch toán theo phương pháp ghi thẻ song song, phương
pháp này có ưu điểm ghi chép đơn giản, dễ đối chiếu dễ kiểm tra, Các chứng từ sổ
sách được thủ kho và kế toán ghi chép theo yêu cầu của kế toán và tiến hành kiểm
tra thường xuyên.
+ Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ phù hợp với đặc điểm quy mô sản xuất của
Công ty. Kế toán căn cứ vào giấy tờ luân chuyển để ghi chép vào sổ chi tiết công
nợ khách hàng, NKCT số 5, sổ kế toán chi tiết TK152, bảng kê chi tiết TK 152, các
bảng kê số 3, NKCT số 10 bảng phân bổ số 2...
Bên cạnh đó Công ty cũng đã được trang bị máy vi tính phục vụ cho công
tác kế toán, thuận tiện cho việc tính toán, ghi chép giảm bớt được khối lượng công
việc cho nhân viên kế toán.
Nhìn chung công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Da Giầy Hà Nội tiến
hành khá nề nếp đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành, phù hợp
với điều kiện của xí nghiệp. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý
tạo điều kiện quản lý chặt chẽ tình hình nhập - xuát - tồn kho nguyên vật liệu, tính
toán phân bổ trị giá nguyên vật liệu xuất dùng chính xác cho từng đối tượng sử
dụng, cung cấp số liệu phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất một cách kịp
thời và đầy đủ.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm của công tác kế toán nguyên vật liệu ở
xí nghiệp vẫn còn nhiều điều bất cập tồn tại cần được hoàn thiện hơn nữa.
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
nguyên vật liệu ở Công ty Da Giầy Hà Nội.
Với góc độ là sinh viên thực tập qua tìm hiểu thực tế ở Công ty em xin mạnh

dạn nêu ra một vài ý kiến xung quanh vấn đề kế toán nguyên vật liệu ở Công ty với
mục đích đảm bảo tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty ngày một
hoàn thiện hơn.
- Thứ nhất: Việc thay đổi phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Do kế toán nguyên vật liệu ở xí nghiệp áp dụng phương pháp ghi thẻ song
song nên việc ghi chép hạch toán giữa kế toán và thủ kho bị trùng lặp nhiều chỉ
tiêu và số lượng, không cần thiết và tốn thời gian công sức. Hơn nữa ở Công ty lại
diễn ra các nghiệp vụ nhập, xuất nguyên vật liệu thường xuyên, đội ngũ kế toán ở
xí nghiệp có năng lực trình độ chuyên môn cao nên việc sử dụng phương pháp ghi
thẻ song song là không phù hợp với thực tế ở Công ty. Vì thế Công ty có thể lựa
chọn phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật ghi sổ đối chiếu luân chuyển hay
ghi sổ số dư. Theo ý kiến của em Công ty nên áp dụng phương pháp ghi sổ số dư
vì công việc hạch toán của Công ty dù theo phương pháp ghi thẻ so sánh nhưng
luân phải tính số tồn cuối ngày trên sổ chi tiết TK 152 và trên thẻ kho, hơn nữa
trình độ nghiệp vụ kế toán cao, có trách nhiệm nên việc lập sổ số dư là thuận tiện
và phù hợp với điều kiện cụ thể tại Công ty.
- Thứ hai: Việc lập sổ danh điểm vật tư cũng như nguyên vật liệu để tạo
điều kiện thuận lợi cho kế toán trong việc hạch toán và để tiết kiệm thời gian, giảm
bớt công việccho cán bộ kế toán ở Công ty
Công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu theo công dụng kinh tế
nhưng chưa thật chi tiết. Mặt khác do nguyên vật liệu ở Công ty rất đa dạng phong
phú cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã, các nghiệp vụ nhập, xuất xẩy ra thường
xuyên nên gặp khó khăn trong việc hạch toán chi tiết kế toán nguyên vật liệu.
Chính vì thế sẽ thiết thực hơn cho Công ty trong việc lập sổ danh điểm nguyên vật
liệu không những giúp cho việc hạch toán nhanh chóng chính xác mà còn dễ kiểm
tra đối chiếu tìm kiếm khi cần.
Cách lập sổ danh điểm đơn giản, dễ làm chỉ là việc đặt tên cho mỗi thứ
nhóm, nguyên vật liệu bằng các mã hoá các thứ, nhóm nguyên vật liệu bằng một
ký hiệu riêng (hệ thống các chữ số...) nhưng phải sử dụng thống nhất giữa các bộ
phận liên quan (phòng kế toán và thủ kho, trung tâm lấy mẫu) và phải đảm bảo yêu

cầu dễ ghi, dễ nhớ, hợp lý, tránh tình trạng bị trùng lặp và nhằm lẫn. Nếu áp dụng
trên máy vi tính thì việc sử lý nhanh chóng không tốn kém thời gian công sức ghi
chép đặt tên.
Sổ danh điểm nguyên vật liệu
Danh điểm NVL Tên, nhãn hiệu, quy cách NVL
Đơn vị
tính
Ghi chú
1521 NVL chính
1521.01 Da Nappa trắng Bia
1521.02 Da Nappa đen Bia
1521.03 Da Nappa Be Bia
1521.04 Da Nappa chàm Bia
... ... ... ...
1522 Vật liệu phụ
152.01 Khoá Cái
152.11 Chun M
152.21 Dây giầy đôi
... ... ... ...
1523 Nhiên liệu
1523.01 Xăng Lít
1523.11 Dầu mở Kg

×