Các bệnh mắt ở người già
Cho đến nay, mắt bệnh nhân càng ngày càng mờ dần, đau
nhức nên đã được người nhà đưa đi khám. Sau khi khám và
chẩn đoán, Bs. Bội Anh đã kết luận giác mạc bệnh nhân đã
bị rách, hỏng ở cấp độ 4. Đây là một ca bệnh cấp cứu cần
được phẫu thuật vá giác mạc gấp. Tình trạng bệnh nhân
như hiện nay là do phẫu thuật mắt chữa tật cận thị ở độ tuổi
quá cao (62 tuổi) và sau khi phẫu thuật mắt không được
chăm sóc kỹ càng.
1 - Nguyên nhân chính
dẫn đến các bệnh về mắt
ở người cao tuổi.
Theo bác sĩ Bội Anh, mỗi
ngày các bệnh viện mắt tiếp
rất nhiều những bệnh nhân
cao tuổi. Đa số khi những
người già phát hiện thay
Người cao tuổi nên đi khám
mắt thường xuyên.
đổi ở mắt cũng như tầm nhìn hạn chế và đi khám là mắt đã
ở vào tình trạng rất tệ. Với quan niệm “chân chậm, mắt mờ,
da nhăn, tóc bạc” nên người cao tuổi thường có tâm lý già
thì mắt phải lão hoá, mờ đi là chuyện đương nhiên và
không có gì thay đổi được. Chính vì thề họ không chú ý
đến những biện pháp bảo vệ mắt cho chính mình.
Trên thực tế, Y học chuyên khoa Mắt và các kỹ thuật của
khoa mắt đã có những phát triển vượt bậc và có thể chữa
dứt những bệnh mắt thông thường ở người cao tuổi nếu họ
được khám mắt định kỳ và điều trị đúng cách khi có vấn đề
xảy ra.
2 – Các bệnh mắt ở người cao tuổi
Bệnh thoái hoá hoàng điểm
Mô tả: Mắt của chúng ta hoạt động như một máy quay
phim, võng mạc của mắt được ví như phim. Nhưng mắt
khác với máy quay ở chỗ với phim, tất cả các điểm trên
phim có độ phân giải như nhau nên hình thấy rõ ở mọi
điểm. Trong khi đó ở võng mạc, hoàng điểm là vùng có độ
phân giải cao hơn, nên nhìn thấy rõ nét từng chi tiết, phần
võng mạc còn lại có độ phân giải thấp hơn nên cho cái nhìn
bao quát, giúp não nhận thức được các vật xung quanh vật
chi tiết một cách tổng quát.
Hoàn điểm là phần trung tâm của
võng mạc. Trong điều kiện mắt
khoẻ bình thường, máu đi qua các
mạch máu cung cấp chất dinh
dưỡng cần thiết và hấp thu lại
chất cặn dơ bẩn của mắt được
hoàng điểm thải ra. Khi mắt bị lão
hóa, chất dinh dưỡng và máu
cung cấp đến hoàng điểm ít hơn
bình thường nhưng chất cặn thải
ra tích tụ lại nhiều hơn. Nếu mắt
lão hoá thì các cơ mắt và các
mạch máu cũng thoái hoá theo
nên lưu lượng máu được đưa đến
hoàng điểm kém hơn không đủ để
nuôi dưỡng hoàng điểm. Hoàng
điểm không được nuôi dưỡng đầy
đủ làm cho các tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt bị rối loạn
Không nên:
- Không hút thuốc,
uống rượu
- Ăn nhiều các thức ăn
chứa nhiều vitamine C,
đồng, mangan, kẽm như
đậu, giá, rau xanh
- Không ăn nhiều các
thức ăn từ sữa và các
sản phẩm công nghiệp.
- Không nên ở ngoài
nắng gắt một thời gian
dài để tránh tia UV và
nên tránh những môi
trường ô nhiễm hoặc
độc hại.
chức năng người ta gọi là thoái hóa hoàng điểm ở người
cao tuổi.
Người cao tuổi nếu mắc bệnh thoái hoá hoàng điểm khi
quan sát một vật có thể sẽ không nhìn thấy hết toàn bộ hình
ảnh của vật hoặc nhìn thấy vật bị biến dạng. Mắt của bệnh
nhân có dấu hiệu mờ đi nếu đọc chữ ở cự li bình thường họ
sẽ không nhìn thấy được tất cả các chữ của một từ.
Điều trị: Tùy vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ chuyên
khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng laser hay dùng
thuốc. Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh nhân đã mắc
bệnh các phương pháp điều trị không thể trị dứt khỏi bệnh
mà chỉ có thể kéo dài quá trình thoái hóa của võng mạc
hoặc làm ngưng lại tiến trình phát triển của bệnh. Chính vì
vậy mà người cao tuổi cần được ngăn ngừa bệnh thoái hóa
hoàng điểm trước khi mắc bệnh.
Bệnh đục thủy tinh thể (cườm
khô)
Nên:
- Đi khám sức khỏe và
đặc biệt là khám chuyên
Mô tả: Thủy tinh thể của mắt như
là một lăng kính hội tụ 2 mặt dày
4mm rộng 9mm trong suốt nằm ở
trung tâm mắt, sau mống mắt,
được bao bởi một màng bán thấm
đối với nước và chất điện giải.
Các tia sáng từ môi trường bên
ngoài đi qua thủy tinh thể tập
trung vào võng mạc để tạo nên
hình ảnh. Ngoài ra thủy tinh thể
còn có chức năng lọc tia tử
ngoại.
Bệnh đục thủy tinh thể xảy ra khi
các thành phần vật lý của thủy
tinh thể thay đổi làm cho công
suất hội tụ của thủy tinh thể thay
đổi. Hiện tượng này xảy ra do các protein không hòa tan
tích tụ lại trong thủy tinh thể qua thời gian không còn trong
suốt nữa làm cho thủy tinh thể bị mờ. Lúc này khi ánh sáng
đi qua thủy tinh thể sẽ bị cản trở, gấp khúc nên hình ảnh
khoa mắt nếu có các triệu
chứng hoa mắt, nhức
đầu, nôn ói, cay mắt, mắt
mờ, thay đổi vị giác…
- Từ 20-40 tuổi đi
khám bệnh mắt ít nhất
một lần trong lứa tuổi
này, riêng những người
trong gia đình có tiền sử
bị bệnh cườm mắt cần
phải đi khám bệnh 3 năm
một lần.
- Từ 41 tuổi trở lên cần
đi khám mắt 2 năm một
lần