Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.84 KB, 67 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU
THANH TRÌ
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU THANH TRÌ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí Nghiệp May Xuất Khẩu
Thanh Trì
Xí nghiệp may XK Thanh trì được thành lập theo quyết định số 2032/QĐ-
UB ngày 13 tháng 6 năm 1996 của UBND Thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch đối ngoại: THANH TRI GARMENT FACTORY
Ngày thành lập: 16/9/1994
Địa chỉ: Km 11,Quốc lộ 1A - Thị trấn Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
Điện thoại: 8.615.551 & 8.615.329 Fax : 8.615.390
E- mail : hapro @ fpt.vn
Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì là một doanh nghiệp nhà nước thuộc
công ty sản xuất – XNK Tổng hợp Hà Nội (HAPROSIMEX), chuyên sản xuất
hàng may mặc xuất khẩu vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật……
Mặt hàng truyền thống của xí nghiệp là : Aó Jacket, Bộ trượt tuyết, Bộ bảo
hộ lao động, váy, quần áo các loại….
Do nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi cao, xí nghiệp luôn đổi mới thiết bị,
công nghệ để nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng sản
xuất,nâng cao chất lượng , xí nghiệp từng bước nâng cao uy tín và mở rộng thị
trường kinh doanh cả trong nước và quốc tế.
* Chiến lược kinh doanh của xí nghiệp là :
Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì không ngừng nâng cao uy tín trong
mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Làm thoả mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng về : số lượng, chất lượng và
thời hạn giao hàng ; không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
của thị trường.
Thực hiện quản lý và kiểm soát chặt chẽ mọi công đoạn để ngăn ngừa và
khắc phục kịp thời các sai hỏng trong quá trình sản xuất.
Mọi thành viên của xí nghiệp đảm bảo được đào tạo tốt để nâng cao tay


nghề, trình độ quản lý, có đủ năng lực để hoàn thành tốt công việc.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh từ khi thành lập tới nay, xí
nghiệp đã đạt được các thành tích sau:
- Huân chương lao động hạng 3 của Thủ tướng chính phủ.
- Bằng khen của Chính phủ về công tác sản xuất kinh doanh.
- Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về công tác Bảo hộ lao
động.
- Cờ thi đua xuất sắc nhất về phong trào “ Xanh sạch đẹp, an toàn và vệ sinh
lao động” của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam .
- Đơn vị quyết thắng trong phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc của thành
phố Hà nội liên tục trong các năm .
- Và nhiều bằng khen, cờ thi đua khác của các ban nghành và thành phố trao
tặng .
- Hiện nay xí nghiệp có 1700 cán bộ công nhân viên, với 10 phòng ban chức
năng, 4 phân xưởng sản xuất và đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và
công nhân lành nghề .
- Năm 2000, xí nghiệp đã xây dựng và áp dụng thành công Hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9002 – 1994 .
- Năm 2003, xí nghiệp đã quyết tâm chuyển đổi thành công Hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000 vào quí III.
- Đưa vào hoạt động thêm Phân xưởng May 4 vào quí III/2003, thu hút
khoảng hơn 300 lao động trong xã hội .
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý ở Xí
Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì .
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở Xí Nghiệp May Xuất
Khẩu Thanh Trì .
Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì là một doanh nghiệp nhà nước, sản
xuất hàng may mặc xuất khẩu. Trong đó gia công xuất khẩu chiếm 80% còn sản
xuất xuất khẩu chỉ chiếm có 20% và sản phẩm chủ yếu củ xí nghiệp là áo jacket
các loại, quần các loại, hàng dệt kim… xuất vào thị trường Mỹ chiếm 50% tỷ trọng

may mặc còn lại là xuất vào thị trường EU và các thị trường khác như Nhật Bản,
Hàn Quốc, các nứơc Đông Nam Á khác….
2.1.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần
đây.
BẢNG QUY MÔ TÀI SẢN CỦA XÍ NGHIỆP
NĂM 2002, 2003, 2004
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
1.Vốn kinh doanh
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
2.Doanh thu
3.Lợi nhuận trước thuế
4.Nộp NSNN
- Thuế GTGT
- Thuế XNK
- Thuế lợi tức
- Thu trên vốn
- Các khoản phải nộp khác
- Thuế khác
4.Bố trí cơ cấu tài sản
- TSCĐ/ Tổng tài sản
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng

đồng
đồng
đồng
%
29.225.938.943
14.676.993.831
14.549.005.112
36.434.737.863
849.731.565
2.307.024.535
958.296.935
849.944.250
269.981.456
221.742.055
7.059.839
50.22
39.848.014.895
18.015.780.525
21.832.234.370
63.629.485.577
1.268.849.345
1.374.612.590
908.0560800
57.128.000
406.031.790
3.000.000
396.000
45.21
37.762.887.881
16.156.784.421

21.606.103.460
81.491.646.604
1.576.530.775
1.507.588.997
1.005.672.380
57.488.000
441.428.617
3.000.000
42.785
- TSLĐ/ Tổng tài sản
% 49.78 54.79 57.215
Qua những số liệu trên ta thấy quy mô của xí nghiệp đang ngày càng được
mở rộng. Vốn cố định năm 2003 tăng lên là 3.338.786.694(đ) so với năm 2002.
Vốn cố định tăng do năm 2003 xí nghiệp tiến hành đầu tư mới nhiều TSCĐ phục
vụ cho sản xuất các thiết bị quản lý. Tuy nhiên xét cơ cấu TSCĐ trong Tổng tài sản
ta thấy tỷ lệ TSCĐ/ Tổng tài sản qua các năm đang có xu hướng giảm dần. Như
vậy việc đầu tư TSCĐ tương đối ổn định, chứng tỏ xí nghiệp sẽ duy trì quy mô
hoạt động này trong khoảng thời gian sắp tới.
Các chỉ tiêu khác đều tăng qua các năm, cụ thể như sau:
- Doanh thu năm 2003 tăng lên so với năm 2002 là 27.194.747.714(đ), năm
2004 tăng lên so với năm 2003 là 17.862.161.047(đ).
Do xí nghiệp ngày càng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm …
nên thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng (Mỹ, các nước trong EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam á…). Ta thấy doanh thu năm 2003 gần gấp
đôi doanh thu của năm 2002. Điều này cho thấy xí nghiệp đã tạo được uy tín trong
thị trường xuất khẩu may mặc trong nước cũng như ngoài nước.
- Chính nhờ vậy mà lợi nhuận trước thuế qua các năm ngày càng tăng cao.
Chứng tỏ xí nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả.
2.1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở Xí Nghiệp May Xuất
Khẩu Thanh Trì.

SƠ ĐỒ : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM.
(áp dụng cho tất cả các phân xưởng)
Nhập
kho
thành
phẩm
Bộ
phận
hoàn
thiện
Bộ
phận
may
Bộ
phận
cắt
Nguyên
liệu
Xuất
khẩu
Bộ
phận
giặt
Thêu in
Phụ kiện
Khi khách hàng giao nguyên vật liệu, phòng kế hoạch vật tư sẽ làm các thủ
tục tiến hành nhập kho nguyên vật liệu. Số nguyên vật liệu này sẽ được phân loại
và cấp phát đến các phân xưởng.
Tại mỗi phân xưởng, nguyên vật liệu sẽ được chuyển đến các bộ phận cắt,
sau đó chuyển đến tổ may và may thành sản phẩm. Nếu sản phẩm phải được thêu,

in thì vật liệu sau khi cắt được chuyển xuống phân xưởng thêu - in ,sau đó mới
chuyển lên bộ phận may.
Tại bộ phận may, chuyền trưởng sẽ dựa vào tay nghề của công nhân để bố trí
họ vào những vị trí thích hợp và tiến hành may sản phẩm dựa trên định mức thời
gian, vật tư cho từng công đoạn, theo một qui trình cụ thể do cán bộ kĩ thuật lập ra.
Sản phẩm hoàn thành ở bộ phận may sẽ được chuyển thẳng tới bộ phận
OKT- kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu sản phẩm nào phải giặt thì sẽ chuyển từ
bộ phận may đến bộ phận giặt, sau đó mới chuyển đến bộ phận OTK. Sản phẩm
được kiểm tra xong chuyển đến tổ hoàn thiện.
Tại tổ hoàn thiện sản phẩm, các phụ kiện như : cúc, mác (cỡ,chính,treo),
túi(nilon)….được chuyển đến để hoàn chỉnh sản phẩm.sản phẩm được dập cúc,
đính mác, là, đóng gói và chuyển đến phòng KCS – kiểm tra chất lượng sản phẩm
cấp xí nghiệp. Sản phẩm đúng quy cách sẽ được, đảm bảo chất lượng sẽ được nhập
kho thành phẩm và giao cho khách hàng khi đến hạn.
Chức năng của phòng KCS không chỉ phát huy khi kiểm tra sản phẩm đã
hoàn thiện chờ nhập kho mà còn được thực hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất,
kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất.
Đây là một quy trình sản xuất sản phẩm liên tục, có sự phối hợp nhịp nhàng
ăn khớp giữa các bộ phận, được cán bộ kỹ thuật lập ra rất tỉ mỉ, chính xác cho từng
nguyên công. Do vậy mà các đơn đặt hàng đều được thực hiện đúng kế hoạch về
chất lượng, số lượng, mẫu mã và thời gian.
2.1.2.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Xí Nghiệp May Xuất Khẩu
Thanh Trì .
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU THANH TRÌ
Mối quan hệ quản lý chỉ đạo
Mối quan hệ hỗ trợ về HTCL
Mối quan hệ hỗ trợ nghiệp vụ
Bộ phận không thuộc HTCL
Do tính đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh mà bộ máy quản lý Xí nghiệp
được tổ chức tương đối đơn giản và gọn nhẹ.

Bộ máy quản lý Xí nghiệp gồm:
GIÁM ĐỐC
PGĐ TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PGĐ SẢN XUẤT VÀ
KINH DOANH
Phòng
TC
LĐTL
Phòng
KD
XNK
Phòng
KCS
Phòng
KT
Phòng
KH
Phòng
HC
Phòng

Phòng
QSB
V
Phòng
TV
PX
SX
Phân

xưởng
Phân
xưởng
Phân
xưởng thêu
Phân
xưởng
Phân
xưởng
* Ban giám đốc
- Giám đốc : là người có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức bộ máy
quản lý, bố trí cân đối cán bộ quản lý bảo đảm quan hệ bền vững trong xí nghiệp
hoạt động ăn khớp nhịp nhàng để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.
- Phó giám đốc tổ chức hành chính: phụ trách công tác tổ chức hành chính.
- Phó giám đốc kinh doanh : phụ trách việc ký kết hợp đồng sản xuất, kinh
doanh xuất nhập khẩu (công tác đối ngoại)
Dưới ban giám đốc là các phòng ban, chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám
đốc.Mỗi phòng ban có nhiệm vụ, chức năng nhất định và độc lập tương đối với
nhau.
* Phòng KD XNK
Thực hiện các chức năng tiêu thụ sản phẩm hay ký hợp đồng kinh tế,
làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá và hoàn thành bộ chứng từ thanh từ. Có
nhiệm vụ là tổ chức tìm kiếm nguồn hàng, tìm kiếm thị trường. Và tổ chức,thực
hiện kế hoạch kinh doanh các mặt hàng XNK trong và ngoài nước. Tiếp thị quảng
cáo sản phẩm và xí nghiệp với thị trường.
* Phòng kế toán tài vụ:
Thực hiện công tác tài chính kế toán của đơn vị, giám sát và kiểm tra các
hoạt động của xí nghiệp qua các chứng từ, sổ sách kê toán, vào sổ và thực hiện
quyết toán hàng quý, lập báo cáo tài chính; Tham mưu cho ban giám đốc trong
việc ra các quyết định công tác quản lý tài chính cũng như các công tác khác.

* Phòng cơ điện:
Thực hiện bảo dưỡng máy móc thiết bị, điều phối điện và hơi….theo dõi lý
lịch máy móc thiết bị.
* Phòng kỹ thuật
Thiết kế và đồ giác mẫu, xây dựng định mức kỹ thuật, định mức vật tư…..
* Phòng KCS
Đại diện của xí nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất
đến sản xuất đến thành phẩm hoàn thiện đóng thùng xuất khẩu.
* Phòng kế hoạch vật tư.
Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp (lập kế hoạch
sản xuất, tiếp nhận và cân đối vật tư gia công, cung ứng vật tư mua ngoài….)
* Phòng tổ chức lao động và tiền lương.
Có nhiệm vụ kết hợp với phòng Tài vụ, phòng Kỹ thuật xây dựng định mức
lao động; Ký hợp hợp đồng lao động, theo dõi, chấm công và tính tiền lương cho
cán bộ công nhân viên.
* Phòng hành chính
Có nhiệm vụ là xây dựng và quản lý toàn bộ hệ thống văn bản tài liệu toàn
xí nghiệp theo nguyên tắc văn thư bảo mật. Và phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch
và thực hiện công tác xây dựng cơ bản.
* Phòng quân sự – bảo vệ
Có nhiêm vụ tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong toàn xí
nghiệp. Kiểm tra, kiểm soát mọi vấn đề về con người, tài sản…trong xí nghiệp.
Duy trì giám sát việc thực hiện nội quy, quy định của xí nghiệp.
* Các phân xưởng sản xuất.
- Triển khai và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất của xí nghiệp giao.
Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng.
- Tổ chức kiểm soát chất lượng sản phẩm tại đơn vị mình theo các quy trình,
hướng dẫn của hệ thống chất lượng mà xí nghiệp đã ban hành.
- Tổ chức và duy trì việc thực hiện các nội quy về an toàn và vệ sinh lao
động, các phong trào thi đua, kỷ luật lao động, sử dụng an toàn thiết bi, quản lý tốt

hàng hoá, thực hiện phòng chống chát nổ….đã được xí nghiệp quy định và phát
động
2.1.2.5. Đặc điểm tổ chức bộ công tác kế toán tại Xí Nghiệp May Xuất
Khẩu Thanh Trì.
Chế độ kế toán đang áp dụng tại xí nghiệp : QĐ 1141 TC/CĐKT
- Niên độ kế toán là 1 năm: từ 01/01/N đến 31/12/N+1.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VND, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo
tỷ giá thực tế.
- Hình thức sổ áp dụng: Nhật ký chung, kế toán trên máy vi tính.
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+Nguyên tắc đánh giá: Theo nguyên giá TSCĐ.
+Phương pháp khấu hao áp dụng: Phương pháp tuyến tính.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: Theo giá trị hàng tồn kho thực tế.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quan
gia quyền cho từng mặt hàng.
+Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Xí nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Tính giá thành hàng xuất theo phương pháp đích danh do hàng mua về bao
nhiêu được xuất dùng bấy nhiêu nên rất ít có hàng tồn kho.
Sơ đồ tổ chức và đặc điểm của bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng
Thủ
quỹ
Kế toán TSCĐ + Tiền
lương, bảo hiểm + vật
tư thu mua và các
khoản phải trả
Kế toán TGNH +
Thành phẩm +

Doanh thu và các
khoản phải thu
Kế toán tổng hợp
+ Thanh toán tiền
mặt + Giá thành
- Kế toán trưởng: chỉ đạo chung, ký các lệnh, các chứng từ, công văn có liên
quan đến công tác tài chính. Theo dõi công tác hàng đưa đi gia công với đơn vị
ban, cân đối tầi chính.
- Kế toán tổng hợp và tính giá thành kiêm kế toán thanh toán tiền mặt: Theo dõi
làm các thủ tục thanh toán tiền mặt, kế toán chi phí và tính giá thành, lập các
báo cáo tài chính.
- Kế toán thanh toán TGNH kiêm kế toán thành phẩm: Theo dõi tiền hàng về,
thanh toán TGNH tại ngân hàng, theo dõi thành phẩm, theo dõi các khoản phải
thu, kế toán thuế.
- Kế toán TSCĐ kiêm kế toán tiền lương và các khoàn trích theo lương :Theo dõi
hạch toán TSCĐ và tính khấu hao, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương.
- Thủ quỹ: theo dõi thu, chi tiền mặt tại quỹ, nguyên vật liệu gia công.
Sơ đồ bộ sổ kế toán :
CHỨNG TỪ GỐC
MÁY VI TÍNH
SỔ
CHI TIẾT
SỔ
QUỸ
NHẬT KÝ CHUNGNHẬT KÝ
CHUYÊN
DÙNG
BẢNG
TỔNG

HỢP
CHI
TIẾT
SỔ CÁI
BÁO CÁO CÂN ĐỐI
PHÁT SINH
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi vào cuối kỳ
Đối chiếu
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU THANH TRÌ.
Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì có 2 hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu
là:
- Hình thức “ Sản xuất hàng gia công may mặc xuất khẩu” : nghĩa là khách
hàng gửi NVL đến cho xí nghiệp chế biến thành sản phẩm rồi xuất khẩu theo
những điều khoản trong hợp đồng đã ký kết giữa xí nghiệp với khách hàng.
- Hình thức “ Sản xuất xuất khẩu theo đơn đặt hàng”: nghiã là xí nghiệp tự
tìm nguồn NVL sau đó chế biến thành sản phẩm rồi xuất khẩu sang một số nước
mà xí nghiệp đã có thị trường ở đó .
Với 2 hình thức này, tổ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành ở Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì có sự khác biệt.
Hiện nay ở Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì thì hàng gia công xuất
khẩu chiếm đến 80% lợi nhuận sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Do đó để việc nghiên cứu được tập trung và chuyên sâu, bài viết này em chỉ
đề cập đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với hình
thức “Sản xuất hàng gia công may mặc xuất khẩu ở xí nghiệp. Đây là một lĩnh vực
phong phú và có nhiều vấn đề cần giải quyết hơn nữa sản xuất hàng gia công may
mặc là đặc thù và lợi thế của ngành may mặc nước ta nói chung và Xí Nghiệp May
Xuất Khẩu Thanh Trì nói riêng.

BÁO CÁO KẾ TOÁN
2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí Nghiệp May Xuất Khẩu
Thanh Trì.
2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh
Trì.
Chi phí sản xuất ở Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì hiện nay được tính
là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đối với loại hình
sản xuất hàng gia công may mặc xuất khẩu thì toàn bộ chi phí của xí nghiệp bao
gồm các khoản mục sau:
- Chi phí NVLTT : do loại hình sản xuất là hàng gia công may mặc xuất
khẩu nên chi phí NVLTT thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm
vì nó chỉ bao gồm các chi phí cho việc vận chuyển, bốc dỡ NVL chính do khách
hàng chuyển đến kho của xí nghiệp như là chi phí vận chuyển bốc dỡ vải…..
- Chi phí NCTT : là các khoản chi phí về tiền lương và các khoản trích theo
lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất hàng gia công
đó.Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là tiền lương tính theo
sản phẩm.
- Chi phí SXC : bao gồm các chi phí sản xuất phát sinh ở các phân xưởng và
các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất kỳ này mà không hạch toán riêng được
cho từng đơn đặt hàng và chúng được theo dõi bằng các chi phí sau đây:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng : bao gồm lương của nhân viên gián tiếp
trong phân xưởng như : Quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, chuyền trưởng, và các
nhân viên phục vụ khác….
+ Chi phí VL : bao gồm các vật liệu cơ khí như : kim máy may, mũi khoan,
dây da… để sửa chữa, bảo dưỡng máy may; Nhiên liệu như : xăng, dầu, cồn công
nghiệp và vật liệu sản xuất như : phấn may, băng dính….
+ Chi phí dụng cụ SX : bao gồm các dụng cụ phục vụ cho sản xuất như bàn
là, kéo, bảo hộ lao động…
+Chi phí khấu hao TSCĐ : phần trích khấu hao hệ thống máy móc, thiết
bị…và các chi phí sửa chữa TSCĐ.

+ Chi phí thuê ngoài : bao gồm tiền điện, tiền thuê phân xưởng và tiền thuê
ngoài khác.
+ Chi phí khác bằng tiền : như là tiền trông xe, tiền mua chè…
Trong các loại hình sản xuất hàng gia công may mặc xuât khẩu có nhiều đặc
điểm khác biệt so với loại hình sản xuất khác mà điểm khác biệt lớn và rõ nét nhất
là yếu tố CPNVLTT vì nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm.
Nguyên nhân là NVL chính có chủng loại, quy cách phẩm chất theo đúng số lượng
sản phẩm sản xuất và định mức từngloại nvl cho từng sản phẩm mà xí nghiệp cùng
khách hàng nghiên cứu và xây dựng trong hợp đồng đã ký kết. Xí nghiệp chỉ phải
chịu chi phí vận chuyển, bốc dỡ…do đó kế toán của xí nghiệp chỉ hạch toán vào
khoản mục CPNVLTT phần chi phí vận chuyển của NVL dùng cho sản xuất sản
phẩm hàng gia công may mặc xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất tại Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh
Trì.
Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì áp dụng phân loại chi phí sản xuất
theo mục đích và công dụng kinh tế, có tác dụng phục vụ việc quản lý chi phí theo
định mức tại xí nghiệp được tốt hơn.
Bên cạnh đó nó còn la cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm theo khoản mục
Nó còn là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định
mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Xí Nghiệp May Xuất Khẩu
Thanh Trì.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc thù quan
trọng trong toàn bộ công tác kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí
nghiệp. Phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý trong từng
doanh nghiệp mà kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp.
Xuất phát từ đặc điểm của xí nghiệp, là nhận gia công sản xuất theo đơn đặt
hàng của các hãng, của các khách hàng, quy trình sản xuất kiểu đơn giản và liên
tục, luôn có sản phẩm hoàn thành, do đó xí nghiệp xác định được đối tượng tập

hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng, cụ thể là các mã hàng của từng đơn đặt
hàng.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp được sử dụng
để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng
hạch toán chi phí sản xuất. Mỗi phương pháp hạch toán chi phí ứng với một loại
đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của phương pháp là biểu hiện của đối
tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. Chính vì vậy, phương pháp hạch
toán chi phí sản xuất tại Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì cũng là phương
pháp hạch toán theo đơn đặt hàng mà cụ thể ở đây là các mã hàng.
Đối với mã hàng hay đơn đặt hàng nhận gia công ngoài chi phí SXC thì các
loại chi phí tổng hợp là tương đối nhiều, nó bao gồm cả các loại chi phí về NVL
chính ( chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí về thủ tục làm hải quan, thủ tục xuất
nhập khẩu), chi phí về NVL phụ, các khoản trích theo lương… không thể tập hợp
riêng cho từng đơn đặt hàng hay cho các mã hàng.Bởi vậy, từng kỳ kế toán phải
tiến hành phân bổ các chi phí này vào từng đơn đặt hàng, mã hàng. Trong các loại
chi phí thì chi phí NCTT chiếm tới 50% tỷ trọng toàn bộ chi phí, do đó việc phân
bổ được tiến hành dựa trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Công thức tính:
Mức chi phí Hệ số Tổng tiêu thức
sản xuất phân bổ = x phân bổ của từng
cho từng đối tượng phân bổ đối tượng
Trong đó:
Hệ số Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ
phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Trong trường hợp này:
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng : là tổng chi phí về lương
của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ.
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng : là chi phí về lương của công
nhân trực tiếp sản xuất đơn đặt hàng, mã hàng đó.
Phương pháp phân bổ cụ thể:

Cuối mỗi quý, sau khi tập hợp các loại chi phí phát sinh trong kỳ, kế toán
tổng hợp các loại chi phí cần phân bổ phát sinh trong kỳ, đưa vào bảng phân bổ chi
phí, tính các hệ số phân bổ và chi phí sản xuất để tập hợp cho từng đơn đặt hàng,
mã hàng. Cụ thể có số liệu về tình hình chi phí sản xuất phát sinh trong quý IV/
2004 như sau:

Tổng chi phí về lương của NCTT
= 2.461.407.508 (đồng)
sản xuất ( TK 622) phát sinh trong kỳ
Tổng chi phí về NVLTT ( TK 621)
= 240.316.155 (đồng)
cần phân bổ phát sinh trong kỳ
Tổng chi phí SXC (TK 627 ) cần
= 2.691.268.339 (đồng)
phân bổ phát sinh trong kỳ
Các hệ số phân bổ được tính như sau:
- Hệ số phân bổ chi phí NVLTT : gọi là H1
Tổng chi phí về NVLTT cần phân bổ
H1 =
Tổng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất quý IV
240.316.155
= = 0,0976336
2.461.407.508
- Hệ số phân bổ chi phí SXC : gọi là H2
Tổng chi phí về SXC cần phân bổ
H2 =
Tổng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất quý IV
2.691.268.339
= = 1,0933859
2.461.407.508

2.2.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí Nghiệp May Xuất Khẩu
Thanh Trì.
2.2.1.4.1. Kế toán CPNVLTT
Để có một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh cần rất nhiều loại NVL khác
nhau.Bên cạnh đó Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì có quy mô tương đối rộng
lớn, có khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều phong phú, đa dạng về kiểu cách,
màu sắc… do đó kế toán đã chi tiết khoản mục CPNVLTT thành 2 loại :
* Phương pháp tập hợp chi phí NVL chính trực tiếp:
NVL chính để sản xuất ở Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì là vải vì đặc
điểm sản xuất chủ yếu của xí nghiệp chủ yếu là sản xuất hàng gia công may mặc
xuất khẩu nên phần trị giá mua của NVL chính về nhập kho không được hạch toán
vào TK 152.1 “ NVL chính” mà chỉ có chi phí vận chuyển về kho của xí nghiệp
mới được hạch toán vào TK 152.1 và được phân bổ vào TK 621 “CPNVLTT”.
Số lượng NVL chính chuyển cho xí nghiệp được tính trên cơ sở số lượng sản
phẩm đặt hàng và định mức tiêu hao NVL chính cho từng loại sản phẩm.Định mức
này được khách hàng và xí nghiệp nghiên cứu trên cơ sở và điều kiện của mỗi bên.
Ngoài phần NVL chính theo định mức đơn đặt hàng, khách hàng còn có trách
nhiệm chuyển cho xí nghiệp 1 đến 3% số NVL chính để bù đắp vào số hao hụt
trong quá trình sản xuất.Do đó, giá trị thực tế của CPNVL chính thường rất nhỏ so
với tổng chi phí.
Theo kế hoạch sản xuất và các định mức tiêu hao NVL để sản xuất theo từng
măt hàng, phòng kế hoạch lập phiếu xuất kho, xuất kho NVL để sản xuất theo đơn
đặt hàng. Căn cứ vào phiếu xuất kho đã được duyệt, kế toán thực hiện tính giá
thành thực tế cho số NVL xuất kho.
Khi xuất kho để gia công, kế toán tính giá thành đó cho từng kyg sản xuất,
sau đó tiến hành phân bổ cho từng mã hàng được sản xuất trong kỳ theo tiền lương
của công nhân trực tiếp sản xuất ( theo hệ số phân bổ H1 ).
Trong trường hợp mã hàng mà sử dụng các loại Mex/ Xốp thêu của xí
nghiệp thì chi phí phát sinh được tập hợp riêng cho mã hàng căn cứ vào giá trị xuất
dùng cho từng mã hàng để tính.

* Phương pháp tập hợp chi phí NVL phụ trực tiếp
Vật liệu phụ của xí nghiệp tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản
phẩm song nó lại là những vật liệu không thể thiếu được, nó không những làm tăng
tính thẩm mĩ của sản phẩm mà còn làm tăng giá trị của sản phẩm cũng như thời
gian sử dụng sản phẩm đó.
- Đối với những vật liệu phụ do khách hàng gửi đến, chi phí cho việc vận
chuyển nó đã được hạch toán hết vào chi phí NVLTT. Chính vì thế đối với loại vật
liệu phụ này thì kế toán xí nghiệp chỉ tiến hành theo dõi tình hình Nhập – Xuất –
Tồn trên “Sổ chi tiết vật liệu phụ” để quản lý về mặt hiện vật. Vật liệu phụ do
khách hàng cung cấp cho xí nghiệp theo một định mức tương đương với số lượng
sản phẩm mà xí nghiệp phải giao cho khách hàng sau một thời gian nhất định, số
lượng đó bao gồm cả phần hao hụt cho phép.
- Đối với vật liệu phụ mà khách hàng yêu cầu xí nghiệp mua : ở Xí Nghiệp
May Xuất Khẩu Thanh Trì, NVL phụ xuất dùng cho sản xuất sản phẩm ở xí nghiệp
có rất nhiều loại khác nhau, do đó ở mỗi giai đoạn công nghệ lại sử dụng những
loại vật liệu phục khác nhau, như ở giai đoạn cắt vải cần sử dụng bìa cứng, phấn,
chì….. còn giai đoạn may cần chỉ suốt ,dầu máy khâu….còn ở bộ phận đóng gói
cần sử dụng túi nilon, thùng carton…. Và do đặc điểm của những loại vật liệu này
có nhiều loại khác nhau, sử dụng cho các đối tượng khác nhau về quy cách kích cỡ
nên xí nghiệp phải bỏ tiền ra mua những NVL cần thiết theo đơn đặt hàng, kế toán
theo dõi việc nhập xuất vật liệu cả về mặt hiện vật và mặt giá trị, đồng thời giá trị
của những vật liệu phụ này được hạch toán vào khoản mục chi phí NVLTT.
Cụ thể trong quý có một số phiếu xuất kho và phiếu chi liên quan đến chi phí
NVL như sau :
Đơn vị : May XK Thanh Trì Mẫu số : 01 – TT
Địa chỉ : Thanh Trì - Hà Nội Ban hành theo QĐ số : 1141 TC/QĐ/CĐKT
ngày 1 – 11 – 1995 của BTC
PHIẾU CHI
Ngày 10 tháng 10 năm 2004
Nợ : 621

Có : 1111
Họ tên người nhận tiền : Mai Văn Sơn
Địa chỉ : Phòng KH
Về khoản : Thanh toán chi phí nhập NVL
Tổng số tiền : 3.234.000 Đồng
Viết bằng chữ : Ba triệu hai trăm ba mươi tư nghìn đồng chẵn
Kèm theo 1 giấy đề nghị và các chứng từ gốc
Ngày 10 tháng 10 năm 2004
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán TT Thủ quỹ Người lĩnh tiền
Đơn vị: May XK Thanh Trì PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số : 02 – VT
Địa chỉ : Thanh Trì - HN Ngày 27 tháng 10 năm 2004 QĐ số : 1141 TC/ CĐKT
ngày 1- 11- 1995 của BTC
Số : 1955
Nợ TK : 621
Có TK : 1522
Họ, tên người nhận hàng : Nguyễn Đức Minh Địa chỉ, ( bộ phận) : Phân xưởng I
Lý do xuất kho : ASD, MAX, CHINEARE
Xuất tại kho : PX I
Số
Tên nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật tư Mã
Đơn
vị
Số lượng
Yêu Thực Đơn giá Thành tiền
TT (sản phẩm, hàng hoá) số Tính Cầu xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Chỉ may 5737 Thùng 50 50 1.233.242 61.662.090
2 Cúc dập 5836 Thùng 4 4 500.000 2.000.000
Cộng

63.662.090
Cộng thành tiền (bằng chữ) : Sáu mươi ba triệu sáu trăm sáu hai nghìn không trăm chín mươi
đồng.
Xuất, ngày 27 tháng 10 năm 2004
Thủ trưởng Kế toán trưởng Phụ trách Người nhận Thủ kho
đơn vị cung tiêu
Đơn vị : May XK Thanh Trì Mẫu số : 01 – TT
Địa chỉ : Thanh Trì - Hà Nội Ban hành theo QĐ số : 1141 TC/QĐ/CĐKT
ngày 1 – 11 – 1995 của BTC
PHIẾU CHI
Ngày 20 tháng 10 năm 2004
Nợ : 621
Có : 1111
Họ tên người nhận tiền : Nguyễn Văn Sơn
Địa chỉ : Phòng H/C
Về khoản : Thanh toán tiền bốc hàng vào kho
Tổng số tiền : 1.455.000 Đồng
Viết bằng chữ : Một triệu bốn trăm năm mươi lăm nghìn đồng chẵn
Kèm theo 1 giấy đề nghị và các chứng từ gốc
Ngày 20 tháng 10 năm 2004
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán TT Thủ quỹ Người lĩnh tiền
Đơn vị: May XK Thanh Trì PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số : 02 – VT
Địa chỉ : Thanh Trì - HN Ngày 27 tháng 10 năm 2004 QĐ số : 1141 TC/ CĐKT
ngày 1- 11- 1995 của BTC
Số : 1956
Nợ TK : 621
Có TK : 1522
Họ, tên người nhận hàng : Anh Hà Địa chỉ, ( bộ phận) : Phân xưởng thêu
Lý do xuất kho : ASD
Xuất tại kho : PX thêu

Số
Tên nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật tư Mã
Đơn
vị
Số lượng
Yêu Thực Đơn giá Thành tiền
TT (sản phẩm, hàng hoá) số Tính Cầu xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Chỉ thêu 5795 Thùng 5 5 639.098 3.195.490
Cộng
3.195.490
Cộng thành tiền (bằng chữ) : Ba triệu một trăm chín lăm nghìn bốn trăm chín mươi đồng.
Xuất, ngày 27 tháng 10 năm 2004
Thủ trưởng Kế toán trưởng Phụ trách Người nhận Thủ kho
đơn vị cung tiêu
Trong quý, căn cứ vào các chứng từ kế toán nhập số liệu về các chi phí NVL
phát sinh vào máy, sau đó máy sẽ tự động chuyển vào sổ Nhật Ký Chung, Sổ cái
TK 621 và Báo Cáo Nhập – Xuất – Tồn Vật tư như sau
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
(Trích quý IV/ 2004)
Đơn vị tính: đồng
N,T CHỨNG TỪ
DIỄN GIẢI
Đã
ghi
sổ cái
SH
Số phát sinh
GHI

SỔ
SỐ NGÀY
THÁNG
TK
Nợ Có
… ……
1854 10/10/2004
Thanh toán chi phí NK NVL
621 3.234.000
1855 15/10/2004 Nhập NL ASD,MAX,CHINA 621 3.365.000
1856 20/10/2004 Thanh toán tiền bốc hàng 621 1.455.000
1955 27/10/2004 Chỉ may 621 61.662.000
1955 27/10/2004 Cúc dập 621 2.000.000
1956 27/10/2004 Chỉ thêu 621 3.195.490
1959 27/10/2004 Thùng Catton 621 16.342.970
1960 27/10/2004 Khoá 621 2.331.600
2005 03/11/2004 Mex/ Xốp thêu 621 6.300.000
2006 15/11/2004 Túi nilong 621 1.232.000
2006 15/11/2004 Băng dính nhỏ 621 3.547.000
2089 27/11/2004 Giấy chống ẩm 621 960.000
KC 31/12/2004 Kết chuyển chi phí NVLTT 621
1884.242.299
….. ……. …. … …….. …….
XN MAY XK THANH TRÌ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
621 Chi phí nguyên vật liệu
( Trích quý IV/ 2004 )
Đơn vị tính : đồng
Số dư đầu kỳ
Chứng từ

Diễn giải
TK
đối
ỉng
Phát sinh
Số N, T Nợ Có

1854
……
10/10/2004
……..
Thanh toán chi phí NK NVL
…..
1111
……
3.234.000
1855 15/10/2004 Nhập NL ASD, MAX,CHINA 1111 3.365.000
1856 20/10/2004 Thanh toán tiền bốc hàng vào kho 1111 1.455.000
1955 27/10/2004 Chỉ may 1522 61.662.090
1955 27/10/2004 Cúc dập 1522 2.000.000
1956 27/10/2004 Chỉ thêu 1522 3.195.490
1959 27/10/2004 Thùng Catton 1525 16.342.970
1960 27/10/2004 Khoá 1522 2.331.600
2005 03/11/2004 Mex/ Xốp 1521 6.300.000
2006 15/11/2004 Túi Nilong 1522 1.232.000
2006 15/11/2004 Băng dính nhỏ 1522 3.547.000
2089 27/11/2004 Giấy chống ẩm 1525 960.000
…. ….. ……….. …. …… ….
KC 31/12/2004 Kết chuyển chi phí NVLTT 154 1.884.242.299
Phát sinh trong kỳ 1.884.242.299 1.884.242.299

Số dư cuối kỳ
Qua báo cáo Nhập – Xuất – Tồn vật tư của quý, kế toán tập hợp được chi phí
NVLTT phát sinh trong kỳ là 1.884.242.299 (đồng)
Trong quý IV/ 2004 , tại xí nghiệp có sản xuất rất nhiều đơn đặt hàng gia
công với hàng trăm mã hàng, trong bài luận văn này em chỉ xin lấy ví dụ về ba mã
hàng cụ thể là : ASD 1023, CHINEREAR 1006, MAX 411806, để có thể thấy rõ
được cách hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí
nghiệp.
Đối với mã hàng ASD 1023 : chi phí NCTT về lương của công nhân trực
tiếp sản xuất mã hàng cuối kỳ tập hợp được là 14.401.344 (đồng) và hệ số phân bổ
chi phí NVLTT là H1 = 0.0976336 thì tổng chi phí NVL được phân bổ là :
14.401.344 x 0.0976336 = 1.406.056 (đồng)

×