MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẤP SỬ DỤNG NVL Ở CÔNG TY CƯỜNG
VÀ THỊNH
3.1-NHỮNG NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG
CẤP, SỬ DỤNG NVL Ở CÔNG TY.
Công ty Cường & Thịnh sau hơn 10 năm tham gia vào nền kinh tế thị trường, hiện
nay sản phẩm chủ yếu của Công ty là các sản phẩm đồ điện như: ổ cắm, phích cắm, bảng
điện, .. còn lại rất ít là chai lọ nhựa, khác với trước đây chai lọ nhựa là những sản phẩm
chủ lực. Việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh như vậy là bước đi đúng mà công ty đã
thực hiện, nhờ đó Công ty không ngừng mở rộng và phát triển.
Trong thời gian qua, sản phẩm của Công ty Cường & Thịnh ngày càng được người
tiêu dùng chấp nhận về giá cả, mẫu mã, chất lượng. Sự phát triển của Công ty không những
đảm bảo công việc cho công nhân mà còn đảm bảo đầy đủ nghiã vụ với Nhà nước. Đạt
được kết quả như vậy là nhờ có sự đóng góp to lớn của kế toán nói chung và kế toán NVL
nói riêng. Nói như vậy vì ta biết rằng sản phẩm bán trên thị trường do nhiều hãng, công ty
sản xuất cạnh tranh nhau, muốn bán được sản phẩm thì sản phẩm đó chất lượng phải ổn
định, giá cả giảm dần ... mà giá cả chất lượng sản phẩm lại phụ thuộc vào giá, chất lượng
của NVL mua về. Điều này ảnh hưởng trực tiếp dến việc sản xuất và giá thành sản phẩm.
Từ việc nhận thấy NVL là một yếu tố rất quan trọng cho sản xuất và để quản lý chặt
chẽ nó, công tác kế toán NVL đã nghiêm chỉnh chấp hành những quy định, chế độ kế toán
Nhà nước ban hành. Ngay từ khâu thu mua NVL Công ty đã tổ chức chặt chẽ từ lập kế
hoạch, thu mua, kiểm tra chất lượng, số lượng NVL mua về trước khi nhập kho đến bảo
quản và xuất dùng NVL hợp lý, kịp thời. Ngoài ra công tác kế toán chi tiết NVL cũng đơn
giản và dễ làm.
Cũng như tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, công ty Cường & Thịnh
đã áp dụng hệ thống kế toán Doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141/TC-CĐKT ngày
1/11/1995 của Bộ Tài chính. Đặc biệt từ ngày 1/1/1999 Công ty thực hiện theo Thông tư
100/TC-BTC ngày 15/7/1998 của Bộ tài chính về kế toán thuế GTGT, Công ty Cường &
Thịnh đã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hiện nay Công ty Cường & Thịnh áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ,
điều này cho phép thông tin tài chính cung cấp cho các đối tượng sử dụng, đảm bảo chính
xác, kịp thời.
Việc bố trí công việc trong tháng kế toán cũng khoa học và hợp lý , phù hợp với trình
độ, năng lực của từng người. Tất cả nhân viên kế toán đều có trình độ Đại học. Vì vậy việc
tổ chức công tác kế toán được tiến hành kịp thời, phù hợp với điều kiện của công ty.
Việc tổ chức kế toán của Công ty đã đi vào ổn định, việc mở các sổ kế toán, áp dụng
các tài khoản là tương đối đối phù hợp. Tổ chức công tác kế toán NVL đã được thực hiện
tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh từ việc luân chuyển chứng từ đến việc vào sổ kế toán . Kế
toán NVL áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, do đó đã theo
dõi thường xuyên được tình hình nhập- xuất- tồn vật tư , tiền vốn.
3.2-NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẤP, SỬ DỤNG NVL Ở CÔNG TY CƯỜNG & THỊNH.
Qua thời gian thực tập tại phòng kế toán - thống kê của Công ty kết hợp giữa lý
thuyết đã học ở trường với việc tìm hiểu tình hình thực tế công tác kế toán NVL ở Công ty
Cường & Thịnh tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL ở
Công ty.
1-Đề xuất về xây dựng sổ điểm vật tư:
Sản phẩm của Công ty có hơn trăm loại với nhiều kích cỡ, kiểu dáng khác nhau. Số
lượng NVL mua về phục vụ sản xuất là rất lớn và đa dạng ( hơn 200 loại NVL). Với số
lượng, chủng loại như vậy nên Công ty cần lập sổ danh điểm vật tư đơn giản, dễ nhớ để
tiện cho công tác quản lý nhập, xuất, và kiểm kê NVL.
Theo tôi, sổ danh điểm vật tư nên xây dựng trên cơ sở ký hiệu TK cấp 1, cấp 2 theo
từng loại, nhóm, thứ NVL mua về Công ty. sổ được chia thành 6 phần , mỗi phần là một
TK cấp 2.
TK152-Nguyên liệu vật liệu:
TK1521 -NVL chính
TK1522 -NVL phụ.
TK 1523 -Nhiên liệu
TK1524 -Phụ tùng thay thế sửa chữa.
TK1525 -Vật liệu XDCB.
TK1526 -Phụ tùng khác mua ngoài.
Trong mỗi TK cấp 2 gồm các nhóm vật liệu, trong mỗi nhóm lại ghi đầy đủ, chi tiết
từng thứ vật liệu thuộc nhóm đó. Mỗi thứ, nhóm vật liệu được mã hoá theo số hiệu riêng.
Cách mã hoá này dựa trên số liệu TK cấp 2 và việc phân loại NVK mỗi loại vật liệu được
đánh số thứ tự theo qui ước hoặc các chữ viết tắt của vật liệu.
Căn cứ vào số lượng, chủng loaiọ NVL sử dụng ở công ty Cường & Thịnh, tôi xin lập
sổ danh điểm vật liệu cho Công ty với mục đích giúp cho hạch toán NVL một cách khoa
học, nhanh chóng, chính xác, giúp cho các bộ phận liên quan kiểm tra chặt chẽ NVL.
SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU
Loại Nhóm Danh điểm Tên, nhãn hiệu, qui cách vật
liệu
ĐVT Ghi chú
1521
1521T
Loại vật liệu chính
Nhóm thép
1521T001 Thép tấm 2x1220x2440 kg
1521T002 Thép tấm 2,5x1220x2440 kg
1521T003 Thép tấm 1,2 x1250 kg
... ...
1521N Nhóm Nhựa
1521N001 Nhựa ép trắng kg
1521N002 Nhựa ép đen kg
1521N003 Nhựa PP164 kg
1521N004 Nhựa PP 137 kg
.... ...
1522 Loại VL phụ
1522D Nhóm dầu
1522D01 Dầu mỡ Lít
1522D02 Dầu thuỷ lực Lít
1522D03 Dầu Diezen Lít
... ...
Sổ danh điểm vật liệu này được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn Công ty nhằm
đảm bảo cho các bộ phận trong Công ty phối hợp với nhau một cách chặt chẽ trong công
tác quản lý NVL.
2-Đề xuất việc tổ chức lại chứng từ xuất kho NVL cho sản xuất.
Từng phân xưởng căn cứ vào kế hoạch sản xuất của mình, căn cứ vào định mức tiêu
hao vật tư để viết phiếu xin lĩnh vật tư. Để thống nhất với việc sử dụng chứng từ, Công ty
nên sử dụng phiếu xuất vật tư theo hạn mức thay vì sử dụng phiếu xuất kho như hiện nay.
Mẫu biểu như sau:
PHIẾU XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC
Tháng ............năm...........
Số:
Nợ:
Có:
Bộ phận sử dụng:.......
Lý do xuất:...............
Xuất tại kho:.............
Tên nhãn hiệu
quy cách VT
MS ĐV
T
Hạn mức được
duyệt trong
than
Sản lượng xuất Đơn giá Thành
tiền
Ngày ngày .. cộng
Thực hiện điều này sẽ đảm bảo vật tư được quản lý tốt, từ đó giúp Phòng kế toán
cũng như Phòng kế hoạch- vật tư nắm được tương đối chính xác tình hình nhập- xuất- tồn
kho NVL để hạch toán chính xác cũng như có kế hoạch thu mua vật tư đảm bảo đáp ứng
kịp thời cho sản xuất
3- Đề xuất về việc sử dụng giá hạch toán vào công tác kế toán NVL.
ở Công ty , NVL nhập về chủ yếu là mua ngoài, số lượng chủng loại NVL hiện nay là
rất lớn. Hơn nữa việc nhập xuất NVL diễn ra thường xuyên liên tục với số lượnglớn; giá cả
NVL mua về phụ thuộc vào tình hình thị trường nên không ổn định, dẫn đến giá vốn NVL
xuất kho cũng biến động theo. Từ đó làm cho công tác hạch toán NVL thêm khó khăn và
phức tạp. Để hạn chế tình trạng này, theo tôi Công ty Cường & Thịnh nên sử dụng giá
hạch toán vào công tác kế toán NVL.
Như vậy, Công ty Cường & Thịnh sẽ tính giá vốn trực tiếp NVL xuất kho theo
phương pháp mới. Phương pháp hệ số giá thay vì phương pháp nhập trước xuất trước như
hiện nay. Theo phương pháp này, hàng ngày kế toán ghi sổ chi tiết vật tư theo giá hạch
toán. Cuối kỳ tính hệ số giữa giá vốn thực tế với giá hạch toán của vật tư hiện còn đầu kỳ
và nhập kho trong kỳ theo công thức.
Giá vốn TT vật tư Giá vốn TT vật tư nhập
hiện còn đầu kỳ + kho trong kỳ.
Hệ số giá = ------------------------------------------------------------------
Giá HT vật tư hiện Giá HT vật tư nhập kho
còn đầu kỳ + trong kỳ.
Hệ số giá của vật tư có thể tính theo từng loại, nhóm, thứ NVL tuỳ theo yêu cầu quản
lý của Công ty.
Khi đó căn cứ vào hệ số giá hoàn thành của vật tư xuất kho trong kỳ hoặc hiện còn
cuối kỳ để tính giá vốn trực tiếp của vật tư xuất kho và hiện còn cuối kỳ theo công thức
tính.