Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tin hoc nguyen thi huong TH dang xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.33 KB, 21 trang )

Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

STT

Phần nội dung chính

Trang

1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………

2

Cơ sở khoa học.............................................................

2

1.1. Cơ sở lí luận..........................................................

2

1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................

3

1.

2

PHẦN II: NỘI DUNG..........................................................


1.

Cơ sở lí luận và thực tiễn .............................................
1.1 Cơ sở lí luận.............................................................
1.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................

2. Thực trạng.......................................................................
3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4, 5 học tốt Logo
hơn trong chương trình tin học Tiểu học........................
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

/ Giải pháp 1...........................................................
/ Giải pháp 2...........................................................
/ Giải pháp 3...........................................................
/ Giải pháp 4...........................................................
/ Giải pháp 5...........................................................
/ Giải pháp 6...........................................................
/ Giải pháp 7...........................................................
/ Giải pháp 8...........................................................

4 . Kết quả...........................................................................
PHẦN III: KẾT LUẬN....................................................... .
3


1.

Kết luận..................................................................

2.

Bài học ………………….......................................

PHẦN IV: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ...................................
4

5
5
5
5
5
8
8
9
12
12
13
14
14
15
15
19
19
19

20

MỤC LỤC

1/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

2/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ CƠ SỞ KHOA HỌC:
1.1/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Tin học và Cơng nghệ thơng tin (CNTT) giờ đây đã có mặt ở nhiều phương
diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ thương mại đến giải trí và thậm
chí cả văn hóa, xã hội và giáo dục. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và
tầm quan trọng của Tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy
mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hướng tới nền
kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Bên cạnh đó, việc ứng
dụng CNTT là rất cần thiết cho giáo viên thực hiện được các hoạt động dạy học và
đặc biệt cần thiết cho việc đổi mới phương pháp dạy học, hướng vào các hoạt động
tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh.
Trong thời đại bùng nổ cơng nghệ thơng tin hiện nay, hồ chung với phong
trào thi đua sôi nổi của ngành giáo dục “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh
tích cực”, thầy và trò trường nhà trường đang cùng nhau nỗ lực, gắng sức thi đua
“Dạy tốt - Học tốt” hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, đẩy mạnh việc “Học tập và

làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện tốt cuộc vận
động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; đặc biệt nhằm
thực hiện tốt chủ trương của UBND Thành phố Hà Nội về các nội dung của “Năm
kỷ cương hành chính 2018” với dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 3 và 4, làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ công
trực tuyến, hay thực hiện yêu cầu của Thành ủy về việc đẩy mạnh triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin, xây dựng Trung tâm hỏi đáp của Thành phố trên mơi
trường … Vì vậy, việc học tập, đổi mới và phát triển Tin học trong giáo dục, đặc
biệt ở cấp tiểu học là vơ cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy giúp cho giáo viên thực
hiện thành công các hoạt động dạy học, đặc biệt là trực tiếp góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, hướng vào phát triển các hoạt động tích cực, sáng tạo, chủ
động của học sinh (phát triển năng lực) theo đúng tinh thần của TT22/BGD. Và để
làm được điều đó, giáo viên cần tạo sự hứng thú, giúp học sinh yêu thích CNTT,
yêu thích học Tin học.
Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp học
sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa tin học
3/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

vào trường Tiểu học là một việc làm cần thiết để các em làm quen và tiếp cận với
công nghệ khoa học tiên tiến. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 4 và 5 việc đưa
chương trình logo vào chương trình dạy học là cần thiết, giúp học sinh làm quen
với ngơn ngữ lập trình đơn giản phù hợp với kiến thức của các em ngay từ bậc tiểu
học.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến
thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường

dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, …
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người
lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thơng tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động
xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
* Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như:
+ Phần mềm soạn thảo văn bản (Microsoft Word): Học sinh ứng dụng từ các
môn học Tập Làm Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. ứng
dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở bậc tiểu học.
+ Phần mềm vẽ (Paint): Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ
mơn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
+ Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các
bài vừa học, vừa chơi (Encore, The Monkey Eyes, Blocks, Mario…). Điều đó sẽ
rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong q trình chơi những trị chơi mang
tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp, …
+ Phần mềm MSWLogo: Giúp học sinh bước đầu làm quen với thuật tốn và
ngơn ngữ lập trình đơn giản. Phát huy được tư duy logic, toán học của học sinh bậc
tiểu học.
4/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

- Mục tiêu của việc dạy học môn Tin học ở bậc Tiểu học là nhằm giúp cho học
sinh:

+ Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học trong học tập và trong đời
sống.
+ Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những mơn học khác, trong hoạt
động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống
xã hội hiện đại.
+ Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng cơng cụ Tin học.
Do đó để học sinh có thể học tốt môn Tin học, trước tiên giáo viên phải là người
truyền lửa, tạo hứng thú cho các em yêu thích mơn học này, say sưa tìm tịi kiến
thức, chăm chỉ thực hành.
Bên cạnh đó cơng tác dạy và học mơn Tin học vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn:
+ Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và các yếu tố khác kèm theo ở nhà trường
cũng rất khác nhau giữa các vùng miền, gây khó khăn khơng nhỏ cho giáo viên và
học sinh trong dạy – học Tin học.
+ Trình độ của học sinh khơng đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước, học
sinh các thành phố lớn, các vùng miền có điều kiện tiếp xúc với khoa học cơng
nghệ phát triển sẽ có cơ hội tiếp cận với CNTT nhanh hơn
+ Đội ngũ giáo viên đảm nhận môn Tin học hiện nay tại các trường phổ thơng ở
Việt Nam khơng hồn tồn được đào tạo chính quy ở các trình độ khác nhau về Tin
học mà được đào tạo từ các ngành khác như Toán – Tin, Lý – Tin... . Trong khi đó,
Tin học là một trong những mơn học khó giảng dạy nhất và địi hỏi giáo viên phải
khơng ngừng nâng cao trình độ. Việc Tin học là mơn học mới nên chưa có nhiều
kinh nghiệm về lý luận và thực tế; trình độ ngoại ngữ hạn chế của giáo viên hiện
nay... cũng là rào cản trong việc nâng cao trình độ Tin học giáo viên hiện nay.
Từ thực tế của việc dạy và học Tin học tại trường, tôi đã nghiên cứu tài liệu,
tham khảo thông tin trên Internet, mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Một số giải pháp
tạo hứng thú cho học sinh học Tin học” nhằm giúp các con học sinh dễ dàng tiếp
cận, u thích và học tốt mơn Tin học Tiểu học cũng như ứng dụng hiệu quả CNTT
vào cơng tác giảng dạy của mình.

5/20



Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

PHẦN II – NỘI DUNG
1/ Cơ sở lí luận và thực tiễn:
1.1 Cơ sở lí luận
Tin học và Cơng nghệ thơng tin (CNTT) giờ đây đã có mặt ở nhiều phương
diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ thương mại đến giải trí và thậm
chí cả văn hóa, xa ̃hơịvàgiáo ducc̣. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm
quan trọng của Tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh
của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa
và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói
chung. Theo Chỉ thị số: 3398 /CT-BGDĐT của Bộ giáo dục & đào tạo ngày
11/8/2011 chỉ rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo
dục”. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa mơn Tin
học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn Tin
học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những
phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
Nội dung chương trình mơn Tin học hiện nay được dạy theo bộ sách “Cùng
học Tin học” Quyển 1, Quyển 2, Quyển 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Căn cứ điều kiện của nhà trường, học sinh khối lớp 3 được học Quyển 1, khối 4
học Quyển 2 và khối 5 học Quyển 3.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
- Với sự quan tâm của UBND Huyện, Phòng GD&ĐT cũng như sự ủng hộ
nhiệt tình của phụ huynh, cơ sở vật chất của nhà trường đã được trang bị khá đầy
đủ. Phịng tin có 23 máy dành cho học sinh, 1 máy chiếu projector, hệ thống quạt
và đèn chiếu sáng đủ tiêu chuẩn. Các máy đều được kết nối mạng Internet. Nhà
trường cũng đã trang bị cho giáo viên đầy đủ SGK và các phần mềm kèm theo có

trong sách “Cùng học tin học Tiểu học”.
- Nhà trường đã tiến hành tổ chức dạy – học môn Tin học theo theo bộ sách
“Cùng học Tin học” Quyển 1, Quyển 2, Quyển 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định. Căn cứ điều kiện của nhà trường, học sinh khối lớp 3 được học Quyển 1, khối
4 học Quyển 2 và khối 5 học Quyển 3.
2/ Thực trạng:
* Thuận lợi:
6/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

- Phòng Tin học được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị và các phần mềm
trong Sách “Cùng học tin học” tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc
giảng dạy.
- Học sinh từ khối 3 đến khối 5 được học môn Tin học.
- Học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó học sinh đã
biết sử dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên biết sử dụng các thiết bị và phần mềm sẵn có
để tạo các bài giảng điện tử một cách sinh động, chất lượng và hiệu quả. Thực tế,
các bài giảng điện tử mà giáo viên xây dựng đã giúp học sinh tiếp bài nhanh hơn,
học tập sơi nổi hơn, từ đó nâng cao chất lượng các hoạt động dạy và học. Bên cạnh,
việc sử dụng tranh ảnh kết hợp máy chiếu projector, máy chiếu đa vật thể hiệu quả
đã giúp giáo viên có thể đưa ra tranh ảnh, hình vẽ, các đồ vật minh họa... hết sức
trực quan, sinh động giúp học sinh học tập tích cực, sơi nổi để tìm kiếm kiến thức.
* Khó khăn và tồn tại:


Về phía giáo viên:


- Mơn Tin học mới chỉ là mơn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên
chương trình và sự phân phối chương trình mới bước đầu có sự thống nhất và đang
hồn chỉnh.
- Với thời lượng 1tiết/tuần không đảm bảo được thời gian thực hành của học
sinh có hiệu quả.
- Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ mơn Tin học cịn q ít. Nhất là
những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.
- Kiến thức về âm nhạc khi dạy phần mềm Encore (Em học nhạc) của giáo
viên còn hạn chế. Phần mềm Khám phá rừng nhiệt đới, Xây lâu đài trên cát “Sand
Castle Builder”, gõ 10 ngón Mario khơng tương thích với các Hệ điều hành Win 7,
Win 10, nếu có thì giáo viên cần phải cài thêm phần mềm hỗ trợ mới chạy được (1
số giáo viên Tin không biết cài đặt phần mềm này). Một số phần mềm cũ, đồ họa
đơn giản (Ví dụ: Block, Dots, Sticks, Mario…) nên chưa hấp dẫn được học sinh
dẫn tới việc học sinh không chú ý thực hành, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng
lực.


Về phía học sinh:

- Nhiều học sinh khơng có máy tính ở nhà để luyện tập nên các thao tác của học
sinh đó chưa được thành thạo. Hoặc có máy tính nhưng chưa biết cách tải các phần
7/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

mềm trong sách “Cùng học tin học” trên mạng hoặc trên trang website của nhà
trường về cài đặt trong máy luyện tập thêm việc thực hành tại nhà.
- Tin học là môn học tự chọn nên một số học sinh chưa học nghiêm túc và phụ
huynh chưa thực sự quan tâm hướng dẫn, nhắc nhở con học Tin và ứng dụng

CNTT.
- Một số học sinh vẫn còn thái độ ham chơi, nên khi thực hành cịn khơng tập trung,
gây mất trật tự, ảnh hưởng các bạn thực hành các máy bên cạnh.
Qua điều tra thống kê về thái độ với học sinh K3,4,5 đầu năm học 2018 2019 tôi tiến hành tổng hợp kết quả thu được như sau:

Khối

Sĩ số

3

u thích

Thích

Bình thường

SL

%

SL

%

SL

%

149


55

36.9%

63

42.3%

31

20.8%

4

168

70

41.2%

75

44.7%

23

14.1%

5


169

75

44.4%

72

42.6%

22

13%

Qua kết quả trên chúng ta thấy được các em còn chưa thật sự hứng thú học
Tin học. Từ đó kết quả nhận thức về kiến thức, kĩ năng chưa cao, thái độ học tập
chưa đúng. Từ thực tế trên và bản thân tôi là một giáo viên dạy Tin học luôn suy
nghĩ phải đưa ra những giải pháp như thế nào để các em có thể hiểu đúng và u
thích mơn Tin học, biết vận dụng môn Tin học để học tốt những môn học khác. Sau
một thời gian suy nghĩ và tiến hành thực nghiệm tôi đã thu được những kết quả khả
quan và sau đây tôi xin đề ra một số giải pháp giúp tạo hứng thú cho học sinh học
Tin học.

8/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

3/ Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học:

3.1/Giải pháp 1: Giáo viên chủ động, tích cực cải thiện chất lượng phịng máy,
biết xử lý các sự cố thường gặp khi học sinh thực hành, duy trì 1-2 học sinh
thực hành/máy.
Mục tiêu: Tận dụng tối đa thời gian để học sinh thực hành máy tính, khắc phục
tình trạng nhiều học sinh phải dùng chung máy tính trong giờ thực hành. Để có một
tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến học sinh.
Cách tiến hành:
Trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải
những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo
máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được… làm ảnh hưởng rất
nhiều đến giờ dạy. Là một giáo viên Tin học, cần phải nắm bắt một số những thủ
thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời.
Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp tơi tìm ra
cách giải quyết, xử lý vấn đề dễ dàng hơn. Sau đây, tơi xin trình bày một số kinh
nghiệm xử lý sự cố máy tính mà tơi đã sử dụng để đạt hiệu quả thực hành cho học
sinh:
- Máy bị tắt nguồn, bị treo: Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp (cáp
nguồn, cáp dữ liệu…) để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách. Sau
đó, tơi Reset (khởi động) lại máy, hoặc tắt máy rồi bật lại.
- Bị “sung” phần mềm, mất mạng Internet hay bị treo máy: Tôi kiểm tra lại những
phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự cố xảy ra ngay sau vừa cài
đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động
trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên nhân. Còn
việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo trì tiếp tục làm sau đó. Hoặc tơi kiểm tra nhiệt
độ thùng máy, quạt chip và các quạt tản nhiệt khác: Sự quá nhiệt là một nguyên
nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi
bẩn bám trong thùng máy, chip máy tính. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều
bụi bẩn bám vào, nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao,
rất dễ gây nguy hiểm. Nếu quạt chíp khơng hoạt động, có thể rút cáp và cắm lại, vệ
sinh bụi bẩn hoặc tra dầu máy khâu…


9/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

- Cài đặt các phần mềm diệt virus miễn phí và đạt hiệu quả cao: Để chương trình
này chạy tốt, phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. Phần mềm mà được xem là
tốt nhất hiện nay Avira Antivirus…
- Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi
máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu phát
hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh Ram và
gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểm
tra.
- Đơi lúc máy chạy nhưng màn hình khơng lên hình. Hãy mượn màn hình đang sử
dụng tốt khác để thử.
 Là giáo viên Tin học, cơng việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu giáo viên có thể
khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả lớn
trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành, tiết kiệm thời gian bảo trì. Khi
các em được thực hành đủ thời gian, các em sẽ tiếp thu bài tốt, hứng thú thực hành
tìm kiến thức và không gây mất trật tự ảnh hưởng những người xung quanh.
3.2/ Giải pháp 2: Mạnh dạn thay đổi, sắp xếp nội dung, phương pháp học tập
cho từng phần học phù hợp, hiệu quả với điều kiện dạy học trong nhà trường và
khả năng tiếp thu của học sinh.
Mục tiêu: Giúp học sinh có thể chủ động tích cực trong thực hành, chiếm lĩnh kiến
thức và ứng dụng tốt CNTT.
Cách tiến hành:
Nội dung giảng dạy là chương trình SGK Cùng học Tin học quyển 1, 2, 3.
Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. Để thực hiện tiết dạy đạt hiệu quả, ngồi
việc thực hiện đúng theo chương trình theo sách, tôi cũng đã mạnh dạn thay đổi,

sắp xếp lại nội dung, phương pháp học tập sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu
của học sinh, giúp học sinh có thể chủ động.
Ví dụ:
- Với các bài “Chuột máy tính”, “Bàn phím máy tính” (lớp 3): Để giúp các em sử
dụng thành thạo các thao tác với chuột máy tính và bàn phím ngay trong tiết học
giáo viên cần lồng ghép, gây hứng thú khi yêu cầu các học sinh lồng ghép chơi một
số trò chơi như: Trò chơi Soukoban, trò chơi Dots, Stick, Blocks… hoặc một vài trị
chơi khác nhưng phải có tính giáo dục (thay vì đợi đến Phần trò chơi học sinh mới
được chơi). Đối với những học sinh tiếp thu chậm, tôi chú ý quan sát, hướng dẫn cụ
10/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

thể cho các em, phân công bạn giúp đỡ khi thực hành. Với phương pháp này, học
sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột.
- Hoặc với học sinh lớp 5, tôi yêu cầu mỗi học sinh phải tạo được cho mình một thư
mục riêng để khi lưu các tài liệu và kết quả làm việc (soạn thảo, vẽ, logo), tài liệu
của các em sẽ được sắp xếp ngăn nắp hơn, dễ tìm kiếm hơn và lưu có hệ thống hơn.
- Với phần mềm Mario: Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Thực
hành gõ cao hơn đối với lớp 4 và lớp 5. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện
thường xun thì mới đạt hiệu quả cao được. Tơi giúp học sinh hiểu được lợi ích
của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn
luyện. Khơng cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian tơi khuyến khích
học sinh luyện gõ trong 10 phút thơi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú
trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím… thì
đến lớp 4 - 5 học sinh mới có thói quen gõ 10 ngón. Thường xuyên tổ chức thi gõ
giữa các nhóm, các tổ để gây hứng thú khi các em thực hành gõ. Phân cơng thực
hành nhóm để các em có thể giúp đỡ nhau trong khi thực hành. Do phần mềm
Mario trong chương trình khơng tương thích với Win7 trở lên, tôi chủ động tải phần

mềm hỗ trợ DOSBOX để chạy phần mềm Mario
- Phần em tập vẽ (Paint): Với phần học này, học sinh rất có hứng thú học tập. Ở
phần học này, tôi chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm thời gian giảng lý
thuyết. Cần chủ động phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo khi yêu cầu các em thực
hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy những
yêu cầu cơ bản trong SGK.
- Phần soạn thảo văn bản Word: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh
những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này tôi
cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực hành
ngay như vậy học sinh mới nắm được. Bên cạnh đó, tơi giới thiệu cho các em sử
dụng phần mềm Unikey để thiết lập gõ Tiếng Việt. Ở lớp 4 và 5 học sinh đã được
học cách trình bày văn bản (trình bày kiểu chữ đậm, chữ nghiêng, thay đổi cỡ chữ,
Font chữ, căn lề…). Tôi tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức vừa
học vào trình bày những văn bản thơng thường, chèn hình ảnh, tạo bảng. Và đặc
biệt, sau mỗi tiết học tôi hướng dẫn, nhắc nhở các em phải biết lưu kết quả làm việc
vào máy tính.
- Đặc biệt, căn cứ nhiệm vụ cụ thể của từng tháng, tôi đã mạnh dạn đưa ra cho học
sinh các yêu cầu soạn thảo và vẽ tranh theo chủ điểm: Tháng 9: Hướng dẫn học
11/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

sinh vẽ tranh cổ động ATGT; Tháng 10: Sáng tạo Logo (bằng phần mềm Paint hoặc
Word) ở khối 4 + khối 5 để chào mừng ngày giải phóng thủ đô 10 - 10 và làm thơ
(Word) khối 4 + khối 5 tặng mẹ và cô giáo ngày 20 - 10; Tháng 11: Sáng tác thơ và
vẽ tranh (các khối 3 + 4 + 5) chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11; Tháng
12: Chủ điểm “Ngày thành lập QĐNDVN”: Vẽ tranh cổ động về biển đảo, quê
hương; Tháng 1 + 2: Hướng dẫn học sinh vẽ tranh và làm thơ các khối lớp với chủ
đề “Mừng Đảng - Mừng Xuân”; Tháng 3 + 4 + 5: Vẽ tranh + làm thơ chúc mừng

ngày 8 - 3, chào mừng ngày giải phóng Miền Nam 30 - 4, ngày quốc tế lao động 1 5, ngày thành lập Đội TNTP HCM 15 - 5, ngày sinh nhật Bác 19 - 5…
Kết quả: Nhiều học sinh tham gia soạn thảo và vẽ tranh, có nhiều bài vẽ tranh đẹp
và nhiều bài văn, bài thơ hay, ý nghĩa.

- Thế giới Logo của em: Logo là một ngơn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm
của một ngơn ngữ máy tính, xuất phát từ ngơn ngữ LISP, ngơn ngữ của trí tuệ nhân
tạo. Logo là ngơn ngữ để học, để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng
cách khuyến khích học sinh tìm tịi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú
pháp riêng và khá chặt chẽ. Ở lớp 4 và lớp 5 học sinh mới được làm quen với phần
mềm này và đây cũng là lần đầu tiên học sinh được làm quen với ngơn ngữ lập
trình. Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo tôi lưu ý học sinh phải rất
12/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để học sinh hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn
ngữ thông thường dành cho câu lệnh.
 Việc mạnh dạn đổi mới chương trình học cho học sinh đã giúp học sinh hứng thú
với việc học Tin học, biết tìm tịi, chia sẻ kiến thức, sử dụng tốt các phần mềm
trong sách “Cùng học Tin học” cũng như thành thạo các phần mềm mới, biết sử
dụng ngơn ngữ lập trình, vẽ tranh đẹp hơn, soạn thảo và trình bày văn bản tốt
hơn… Tất cả đều xuất phát từ niềm đam mê học Tin học của các em học sinh.
3.3/Giải pháp 3: Tích cực sử dụng hiệu quả ĐDDH, ứng dụng CNTT trong
giảng dạy.
Mục tiêu: Tạo khơng khí học tập cho học sinh, giúp học sinh thấy thích thú, tị mị
với mơn Tin học, từ đó hứng thú học, tìm hiểu bài. Giúp tiết dạy sinh động và
phong phú hơn.
Cách tiến hành:
Nhờ các giáo án điện tử tôi đã tạo ra một khơng khí khác hẳn so với giờ dạy truyền

thống. Học sinh buộc phải tập trung nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ
học. Tuy nhiên, để làm được điều đó tơi tự học cách sử dụng được phần mềm trình
diễn PowerPoint và phần mềm Violet để trình bày bài giảng. Đồng thời tôi cũng
luôn phân định rõ ràng phương tiện kỹ thuật được đề cập trên là các phương tiện hỗ
trợ cho việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người thầy trong
giờ lên lớp. Không những vậy tôi thấy cần làm cho bài dạy của mình ngồi việc
sinh động cịn phải phong phú. Hiện tại trên Internet có rất nhiều hình ảnh có thể
phục vụ cho bài giảng. Chính vì vậy tơi truy cập vào Internet tìm kiếm những thơng
tin, hình ảnh phù hợp với nội dung bài học.
Ví dụ:
Khi dạy Tin học, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa, những clip
hướng dẫn thực hành… để làm tăng thêm tính thuyết phục, tính hấp dẫn, trực quan
đến học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn.
- Ngoài việc sử dụng giáo án điện tử bằng PowerPoint hay Violet, tôi kết hợp sử
dụng các thiết bị CNTT, ĐDDH khác như máy chiếu đa vật thể,.. nhằm xây dựng
tiết dạy trực quan, sinh động và hấp dẫn học sinh.
3.4/Giải pháp 4: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tốt các sân
chơi thường niên hàng năm liên quan tới máy tính và mạng Internet nhằm động
viên, lơi cuốn các em say mê Tin học và CNTT.
13/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

Mục tiêu: Học sinh thấy được tác dụng của việc ứng dụng CNTT(nói chung), Tin
học (nói riêng) vào các môn học khác sẽ giúp đạt kết quả tốt hơn.
Cách tiến hành:
Các sân chơi như Giải toán bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt trên Internet dành cho
học sinh từ khối 1 đến khối 5, thi Trạng Nguyên Tiếng Việt trên Internet dành cho
học sinh khối 1,2,3,4,5… sẽ tạo hứng thú cho học sinh say mê học môn Tin học,

rèn luyện kỹ năng thực hành mạng máy tính.
Đó cũng là cơ sở, là tiền đề để các em học sinh học tốt mơn Tốn hơn, u thích
học Tin học, tiếp cận mạng Internet. Cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt nhằm tạo
sân chơi trực tuyến cho học sinh; đây là sân chơi bổ ích, bổ sung kiến thức về ca
dao, tục ngữ Việt Nam cần thiết cho học sinh cấp tiểu học; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy và học; tạo điều kiện cho học sinh làm quen và sử
dụng Internet như là một phương thức học tích cực, tạo môi trường thân thiện, lành
mạnh, thu hút học sinh; tạo sân chơi trí tuệ để học sinh được giao lưu học
3.5/Giải pháp 5: Kết hợp với Ban phụ trách thiếu nhi nhà trường phát động,
hướng dẫn, tuyển chọn các em học sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ khơng
chun cấp Huyện.
Mục tiêu: Tạo khơng khí thi đua, cọ sát cho học sinh. Tìm ra các học sinh có năng
khiếu từ đó giúp các em phát huy năng lực của mình.
Cách tiến hành:
Hội thi Tin học trẻ đã trở thành sân chơi trí tuệ, sâu rộng, bổ ích thu hút đông đảo
thanh thiếu nhi trong nhà trường tham gia. Đồng thời góp phần vào việc tun
truyền, khuyến khích phong trào tìm hiểu, học tập và ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong thanh thiếu nhi, góp phần phát hiện, bồi dưỡng hàng trăm tài năng trẻ cho
ngành công nghệ - thơng tin, phục vụ cho việc cơng nghiệp hố, hiện đại hố Thủ
đơ và đất nước. Hàng năm, nhà trường ln có học sinh đạt giải trong Hội thi Tin
học trẻ cấp Huyện.
- Để giúp các con học sinh tăng khả năng, kĩ năng vẽ hình trong Paint,tơi phối kết
hợp với giáo viên Mĩ thuật giúp các con tạo bố cục,trang trí màu phù hợp.
- Khơng chỉ vậy, tơi còn phối hợp giá viên Tiếng Anh giúp các con học sinh đọc
hiểu các từ chuyên ngành Tin học.
Để duy trì được đơng đảo học sinh tham gia, tơi phối hợp với Giáo viên TPT Đội,
GVCN đề xuất với BGH tạo điều kiện tổ chức các cuộc thi. Bên cạnh đó là đề xuất
14/20



Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

với BGH, Ban phụ trách thiếu nhi tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời các cá
nhân có thành tích xuất sắc.
3.6/Giải pháp 6: Ln tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân, trình độ
chun mơn, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhập thơng tin một cách
đầy đủ, chính xác.
Mục tiêu: GV nắm chắc kiến thức, truyền đạt tới học sinh những kiến thức mới
nhất, tránh lạc hậu với sự phát triển CNTT của xã hội.
Cách tiến hành:
Trong bối cảnh tồn cầu hố và nền kinh tế tri thức, sự tác động của cơng nghệ đã
làm cho thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và thường xun. Cùng với mạng viễn
thơng tồn cầu cho phép trao đổi thông tin một cách nhanh chóng,việc tiếp cận của
mỗi người với tri thức nhân loại rất tiện lợi và với khối lượng lớn. Để thích ứng với
điều đó, giáo dục phải chuyển từ việc coi trọng truyền thụ tri thức sang việc giáo
dục cho mọi người khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác với nhau. Để làm
được điều đó, tơi ln tích cực tìm tịi kiến thức, nâng cao chun mơn, nghiệp vụ,
học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Đồng thời
tôi luôn trau dồi kiến thức, tự học nâng cao trình độ, lắng nghe, học hỏi kinh
nghiệm đồng nghiệp…
3.7/Giải pháp 7: Thực hiện tốt TT22/BGD về nhận xét, đánh giá học sinh Tiểu
học.
Mục tiêu: Nắm được tinh thần của Thơng tư, từ đó khích lệ, phát huy năng lực làm
chủ của học sinh.
Cách tiến hành:
Để làm được điều này, tôi quan tâm sát sao, động viên, hướng dẫn học sinh nhằm
phát huy năng lực của học sinh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng khi thực hành và
giải quyết các khó khăn khi mắc phải…
Việc thực hiện tốt TT22/BGD tôi và các con học sinh cùng điều chỉnh hoạt động,
phương pháp dạy và học, đồng thời giúp cha mẹ học sinh nắm bắt rõ hơn mức độ

đạt được của con mình và có biện pháp giúp đỡ để các em tiếp tục vươn lên.
Từ đó tơi có những biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh phát huy những điểm tích
cực, khắc phục những hạn chế để ngày một tiến bộ hơn, nắm chắc được kĩ năng,
thực hành tốt.

15/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

3.8/Giải pháp 8: Phối kết hợp với GVCN tuyên truyền, động viên PHHS chủ
động quan tâm, theo dõi việc học tập Tin học của con em.
Mục tiêu: Khích lệ, động viên,tạo điều kiện học tập cho các con học sinh từ nhiều
phía
Cách tiến hành:
PHHS sẽ là chìa khóa đưa các em đến gần mơn Tin học và tích cực ứng dụng
CNTT. Ðây là mối quan hệ không thể thiếu được trong việc giáo dục học sinh để
tạo ra một sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa ba mơi trường (nhà trường, gia
đình và xã hội). Chính sự hỗ trợ tích cực, thiết thực và có hiệu quả của gia đình, của
PHHS là động lực to lớn thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ mối quan hệ này tôi đã cố gắng tiếp cận rất gần với phụ huynh học sinh để tìm
hiểu hồn cảnh gia đình và có ý kiến với nhà trường giúp đỡ đối với những học
sinh có hồn cảnh đặc biệt, khó khăn giúp các em tiến bộ và hoà đồng với bạn bè,
tích cực say mê học tập mơn Tin học.
4 - Kết quả:
Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tơi nhận thấy đã đạt được hiệu quả
đáng khích lệ. Số lượng học sinh sử dụng thạo máy tính mỗi năm một tăng lên, kỹ
năng thao tác tốt, vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản để thực hành. Số lượng
học sinh tham gia sân chơi giải toán Violymic Tiếng Anh và Tiếng Việt, Trạng
nguyên Tiếng Việt ngày càng tăng cả về lượng và chất. Kết quả tham dự Hội thi Tin

học trẻ cấp Huyện đạt kết quả khả quan. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu
quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài. Tất cả
đều xuất phát từ niềm đam mê học tin học của các em thông qua các giải pháp mà
tôi đã thực hiện trong năm học qua.
Dưới đây là bảng thống kê về chất lượng đã đạt được trong năm học vừa qua:

16/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

Chất lượng của học sinh đạt được trong năm học 2018 - 2019

Khối
lớp

Tổng số
HS

3
4
5
Tổng

149
168
169
486

Kết quả đánh giá môn Tin học

Kiến thức
Giữa kì I
Giữa kì II
HTT
HT
CHT
HTT
HT
CHT
59
88
2
71
76
2
51
115
2
73
93
2
64
103
2
78
90
1
174
306
6

239
242
5

* Chú thích: HTT – Hoàn thành tốt
HT – Hoàn thành
CHT – Chưa hoàn thành
Trong đó: 05 học sinh chưa hồn thành mơn học là học sinh khuyết tật (Thiểu năng
về trí tuệ).
Biểu đồ đánh giá Kiến thức giữa học kì I của học sinh

Biểu đồ đánh giá Kiến thức giữa học kì II của học sinh

Kiến thức: Số lượng học sinh HTT trong các khối đều tăng. Giảm 01 học sinh chưa
hoàn thành môn học ở khối lớp 4.
Thái độ với môn Tin học:
u thích
Khối

Sĩ số

3

149

Thích

Bình thường

SL


%

SL

%

SL

%

69

46.3

71

47.7

9

6

17/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

4


168

81

48.2

78

46.4

9

5.4

5

169

85

50.3

81

47.9

3

1.8


Biểu đồ đánh giá thái độ của học sinh với mơn Tin học (Khảo sát giữa học kì I)

Biểu đồ đánh giá thái độ của học sinh với mơn Tin học (Khảo sát giữa học kì II)

18/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

So với kết quả khả sát đầu năm: Số lượng HS u thích mơn Tin học Khối 3 tăng
14 HS (9.4%); Khối 4 tăng 11 HS (6.6%); Khối 5 tăng 10 HS (5.9%)
PHẦN III – KẾT LUẬN
1/ Kết luận:
Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách đựơc đặt lên hàng đầu
trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tốt - học tốt là mục tiêu mà những người làm công
tác giáo dục hướng tới. Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của công tác thi
đua trong ngành giáo dục đã đựơc cụ thể hoá bằng các cuộc vận động “ Hai không”
cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” phong trào “
Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.
Song song với việc bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng giáo dục thì việc giảng
dạy bộ môn Tin học là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với việc phát triển kinh tế xã hội trong thời
kỳ mới - Thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin phù hợp với quan điểm của Đảng là:
Phấn đấu nước ta tới 2020 là nước công nghiệp hiện đại và Bộ trưởng GD&ĐT
nhấn mạnh: “Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT
và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông của ngành. Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý
giáo dục”. Đặc biệt theo chủ trương của UBND Thành phố về “Năm kỷ cương
hành chính 2018”, việc học tập và ứng dụng Tin học và CNTT là rất cần thiết cho
một thời đại kỷ nguyên số phát triển toàn diện.

2/ Bài học:
Kinh nghiệm thực tiễn và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy để nâng cao
chất lượng học Tin học tơi có một số điều tâm đắc như sau:

19/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

- Tạo khơng khí học tập tích cực, GV phải biến mỗi giờ học là một niềm vui, say
mê học tập của HS. GV tạo ra những thách thức vừa sức, tổ chức những hoạt động
tự lực của HS trong từng tiết học.
- GV cần phát huy hết tác dụng của các thiết bị dạy học, đặc biệt là dụng cụ trực
quan có như vậy mới gây được hứng thúc học tập cho các em HS.
- Bên cạnh đó GV phải biết vận dụng những kiến thức trong bài dạy. Mỗi chương,
mỗi bài học đều phải có phương pháp cụ thể để giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu
hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học
sinh học Tin học” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm
góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn Tin học trong trường tiểu học hiện
nay.
IV/ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Qua quá trình thực hiện giảng dạy bản thân tơi có một số kiến nghị như sau:
- Nên xây dựng các phòng chức năng phù hợp để phục vụ cho việc dạy học tốt hơn.
- Cần tổ chức nhiều chuyên đề, tập huấn để Giáo viên Tin học các trường có thể
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
- Cập nhật kịp thời các chương trình nội dung SGK phù hợp thực tế.
- Tiếp tục tổ chức các sân chơi liên quan tới Tin học như: thi giải toán bằng Tiếng
Anh, thi giải toán bằng Tiếng Việt trên mạng, thi Olympic Tiếng Anh trên Internet,
tổ chức tốt thi Trạng nguyên Tiếng Việt…

- Môn Tin học là môn chủ yếu thực hành trên máy tính là dụng cụ học tập có giá trị
cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành và nhà
trường tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học
môn Tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất. Bảo trì và trang bị
thêm máy tính ở phòng thực hành đầy đủ đảm bào nhu cầu về sĩ số lớp để cho học
sinh học và thực hành thuận lợi.
Trên đây là một số biện pháp mà tơi đã áp dụng vào dạy Tin học tuy nhiên
cịn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và vẫn cịn nhiều mặt hạn chế. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có hiệu
quả hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
20/20


Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học Tin học

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Gia Lâm, ngày 22 tháng 3 năm 2019
Người viết
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lê Lệ Hằng

Nguyễn Thị Hương

21/20




×