Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ YẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ YẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: 8900201.03QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Thu Hƣơng

Hà Nội – 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tơi dƣới sự hƣớng
dẫn của TS. Hồng Thị Thu Hƣơng, khơng sao chép các cơng trình nghiên cứu đã
đƣợc cơng bố khác. Số liệu và kết quả của luận văn là do tôi nghiên cứu và chƣa
từng đƣợc công bố ở bất kỳ nơi nào dƣới tên tác giả khác.
Các thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đƣợc trích dẫn một cách đầy đủ, trung thực và đúng quy cách yêu cầu.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tác giả

Nguyễn Thị Yến

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp bền vững tại huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình” đã đƣợc hồn thành vào
năm 2020 tại Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hoàng Thị Thu Hƣơng đã
trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ học viên rất tận tình trong suốt q trình nghiên cứu
để hồn thiện luận văn.
Bên cạnh đó, học viên xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị điều
phối viên của Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình học viên tham gia học tập và
nghiên cứu tại Khoa.
Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Cao
Phong, tỉnh Hịa Bình, Chi cục Thống kê huyện Cao Phong, Phịng Tài ngun và

Mơi trƣờng huyện Cao Phong,… đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ học viên trong
quá trình điều tra thực tế và thu thập số liệu sử dụng trong luận văn.
Vì thời gian hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót. Học viên
rất mong sẽ nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cơ, đồng nghiệp và bạn bè để luận
văn đƣợc hồn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Yến

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢN ĐỒ ............................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Kết cấu của luận văn .................................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU.......................... 4
1.1. Một số khái niệm..................................................................................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đất nông nghiệp....................................................... 4
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến sử dụng bền vững đất nông nghiệp ......................... 5
1.2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................................... 5

1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................................... 5
1.2.2. Tại Việt Nam ......................................................................................................... 7
1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ................................................................. 9
1.4. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất .................................. 10
1.4.1. Bền vững về kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ........................................... 10
1.4.2. Bền vững về xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp ............................................ 11
1.4.3. Bền vững về môi trƣờng trong sử dụng đất nông nghiệp .................................... 12
1.5. Giới thiệu khu vực nghiên cứu ............................................................................................ 12
1.5.1. Địa giới hành chính ............................................................................................. 12
1.5.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 13
1.5.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................... 14
1.5.4. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp........................................................................... 15
CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 17
2.1. Cách tiếp cận ......................................................................................................................... 17
2.1.1. Tiếp cận hệ thống ................................................................................................ 17
2.1.2. Tiếp cận phát triển bền vững ............................................................................... 17
iv


2.1.3. Tiếp cận liên ngành ............................................................................................. 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................................... 18
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu ........................................................... 18
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ............................................................................ 18
2.2.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học ......................................................................... 19
2.2.4. Phƣơng pháp so sánh ........................................................................................... 19
2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nơng nghiệp ................ 19
2.2.6. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 30
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 32
3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện Cao Phong ................................. 32
3.2. Tính bền vững trong việc sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện Cao Phong........ 39

3.3. Giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện Cao Phong ................. 50
3.3.1. Giải pháp về đầu tƣ, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng...................................... 51
3.3.2. Giải pháp đầu tƣ cho khoa học công nghệ và khuyến nông ................................ 54
3.3.3. Giải pháp tổ chức sản xuất, tiêu thụ và xúc tiến thƣơng mại .............................. 55
3.3.4. Giải pháp cho các loại hình sử dụng đất khác (ngồi loại hình trồng cam) ........ 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 60
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 63

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BVTV

Bảo vệ thực vật

CPTG

Chi phí trung gian

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc

GTGT


Giá trị gia tăng

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Ủy ban nhân dân


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biến động diện tích đất nơng nghiệp giai đoạn 1994 – 2015 .................... 9
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nơng nghiệp huyện
Cao Phong ................................................................................................................ 30
Bảng 3.1. Tính bền vững trong việc sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện Cao
Phong ........................................................................................................................ 39

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ các loại hình sử dụng đất huyện Cao Phong ................................... 32
Hình 3.2. Tỷ lệ các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp tại huyện Cao Phong ......... 33
Hình 3.3. Thu nhập bình quân trên 1ha sản xuất...................................................... 33
Hình 3.4. Diện tích trồng ngơ nhỏ lẻ tại các hộ gia đình ......................................... 34
Hình 3.5. Vùng chuyên canh cây cam tại huyện Cao Phong ................................... 35
Hình 3.6. Phỏng vấn ngƣời dân tại huyện Cao Phong ............................................. 35
Hình 3.7. Mức độ cần thiết trong việc bảo vệ tài ngun, mơi trƣờng đất .............. 36
Hình 3.8. Tần suất tổ chức các lớp tập huấn cho ngƣời dân .................................... 36
Hình 3.9. Mức độ tham gia các lớp tập huấn của ngƣời dân ................................... 37
Hình 3.10. Hiệu quả quản lý tài ngun đất của chính quyền ................................. 37
Hình 3.11. Chất lƣợng đất và q trình thối hóa đất nơng nghiệp ......................... 38

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1. Bản đồ Hành chính Huyện Cao Phong ................................................... 13


viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, cung cấp cho con ngƣời nơi ở, nơi sản
xuất và chứa đựng các chất thải của con ngƣời. Đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất
chủ yếu, không thể thay thế trong sản xuất nơng nghiệp, có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng với đối nền nơng nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung của mỗi quốc gia.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài ngun và Mơi tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2018 thì diện tích nhóm đất nơng nghiệp của nƣớc ta chiếm tới 82% tổng diện
tích tự nhiên, trong khi diện tích nhóm đất chƣa sử dụng chỉ chiếm 6% (Bộ Tài
ngun và Mơi trƣờng, 2018).
Thêm vào đó, Việt Nam là một nƣớc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp
nhƣ gạo, tiêu, điều, cà phê,… với sản lƣợng lớn. Cơ cấu kinh tế năm 2019 của Việt
Nam nhƣ sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%;
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (Cơ cấu tƣơng ứng của năm 2018
là: 14,68%; 34,23%; 41,12%; 9,97%) (Tổng cục thống kê, 2019). Ngành nơng
nghiệp có vai trị gắn kết các ngành kinh tế và đảm bảo an ninh lƣơng thực cho
95,54 triệu ngƣời Việt Nam (World Bank, 2018).
Nhƣ vậy, với vai trị vơ cùng quan trọng của nơng nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân, trong khi diện tích đất chƣa sử dụng để có thể bổ sung vào đất nơng
nghiệp khơng cịn nhiều (chỉ cịn 6%) thì bài tốn sử dụng bền vững đất nơng
nghiệp khơng chỉ là bài tốn cấp thiết của một huyện, một tỉnh mà là của cả quốc
gia.
Hịa Bình là tỉnh miền núi, trung tâm tỉnh lỵ cách thủ đô Hà Nội 73 km, là cửa
ngõ giao lƣu giữa các tỉnh Tây Bắc, đồng b ng châu thổ sông Hồng và tam giác
tăng trƣởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí địa lý nhƣ trên,
Hịa Bình có thị trƣờng khá rộng lớn, đặc biệt là thị trƣờng Hà Nội và các tỉnh

thuộc vùng đồng b ng Sông Hồng, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa (Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Hịa Bình,
1


2017).
Hịa Bình có nền nhiệt cao, lƣợng mƣa tƣơng đối lớn và tập trung trong các
tháng mùa mƣa. Với đặc điểm khí hậu của tỉnh nhƣ trên, cho phép Hịa Bình phát
triển nhiều loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ở khu vực núi cao
có thể phát triển cây trồng có nguồn gốc ơn đới (Sở Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn tỉnh Hịa Bình, 2017). Huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình nổi tiếng với
đặc sản cam Cao Phong. Huyện đã tiến hành xây dựng chƣơng trình chỉ dẫn địa lý
cho cam Cao Phong và làm các công tác xúc tiến thƣơng mại để hỗ trợ trong việc
tiêu thụ sản phẩm. Ngoài cây cam, huyện Cao Phong cịn có nhiều loại nơng sản
khác, do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của Cao Phong là
rất cần thiết nh m phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đƣợc sự đồng ý của Khoa Các khoa học liên
ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, đề tài “Đánh giá thực trạng và định hướng sử
dụng đất nơng nghiệp bền vững tại huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình” đã đƣợc học
viên triển khai nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo
cho các nhà khoa học, nhà quản lý để xây dựng kế hoạch, quy hoạch quản lý và sử
dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình một cách bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có 2 mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
- Đánh giá thực trạng sử dụng tài ngun đất nơng nghiệp và tính bền vững
của việc sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Cao Phong.
- Đƣa ra giải pháp và định hƣớng sử dụng bền vững tài nguyên đất nông
nghiệp tại huyện Cao Phong.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là tài nguyên đất nông nghiệp, các

yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp và các bên liên quan đến
việc sử dụng đất nơng nghiệp tại huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp: đất trồng lúa, đất trồng cây lƣơng
thực hàng năm (ngô, khoai, sắn), đất trồng cây hàng năm khác (mía, rau đậu các
2


loại, hoa, cây cảnh, cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả, cây
công nghiệp lâu năm).
+ Về khơng gian: Huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.
+ Về thời gian: Số liệu sử dụng đánh giá biến động, đánh giá tính bền vững
đƣợc thu thập trong 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018, định hƣớng các giải pháp
sử dụng đất đến năm 2025.
4. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn chia làm
03 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và khu vực nghiên cứu
Chƣơng 2: Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả đánh giá thực trạng và tính bền vững trong sử dụng đất
nơng nghiệp từ đó đề xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện
Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đất nông nghiệp

Theo từ điển Oxford, tài nguyên là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tiền, nhân
lực hoặc các tài sản khác cho con ngƣời hoặc các tổ chức để đảm bảo thực hiện
hiệu quả các chức năng. Căn cứ vào quan hệ với con ngƣời, tài nguyên đƣợc chia
thành hai loại là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội.
Theo Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, tài nguyên thiên nhiên là nguồn nguyên
vật liệu tồn tại tự nhiên trong mơi trƣờng, có giá trị trong sản xuất hoặc tiêu thụ
(WTO, 2010).
Theo Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 1990, đất là một
tài nguyên quan trọng, không chỉ cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời mà cịn
duy trì sự sống của các loài động vật, thực vật sinh sống ở trên bề mặt Trái Đất
(FAO, 1990).
Theo Luật Đất Đai năm 1993, “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã
hội, an ninh và quốc phịng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức,
xƣơng máu mới tạo lập, bảo vệ đƣợc vốn đất đai nhƣ ngày nay” (Quốc hội, 1993).
Theo Luật Đất Đai năm 2013, đất đai đƣợc phân thành 3 loại: đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng. Trong đó, đất nơng nghiệp bao
gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng
năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng
đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản và Đất làm muối (Quốc hội, 2013).
Đất đai là tài sản quý giá đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Bởi đất đai là tƣ liệu
sản xuất nơng nghiệp, khơng có đất đai, con ngƣời không thể sinh sống và tạo ra của
cải, vật chất và các giá trị tinh thần.

4


1.1.2. Các khái niệm liên quan đến sử dụng bền vững đất nông nghiệp
Sử dụng bền vững tài nguyên là việc sử dụng đáp ứng các nhu cầu cho con

ngƣời nhƣng khơng ảnh hƣởng đến việc duy trì đặc trƣng tự nhiên của hệ sinh thái
(Ramsar, 1987).
Theo Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, phát triển bền
vững trong nông lâm ngƣ nghiệp là bảo tồn đất đai, nguồn nƣớc, các nguồn gen động
thực vật, bảo vệ môi trƣờng khơng bị suy thối, áp dụng kỹ thuật phù hợp để phát
triển kinh tế, xã hội (FAO, 1991).
Theo Baier, tại Hội nghị quản lý nông nghiệp bền vững ở New Deli Ấn Độ năm
1990, hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống nơng nghiệp có đem lại hiệu quả
kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lƣơng thực, đồng thời bảo vệ, cải thiện tài
nguyên thiên nhiên và chất lƣợng môi trƣờng sống cho thế hệ sau (Baier, 1990).
Trong Chiến lƣợc Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 nêu
lên vấn đề sử dụng bền vững, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên nh m đáp
ứng đƣợc nhu cầu hiện tại nhƣng vẫn đảm bảo về mặt sinh thái và bảo vệ môi
trƣờng lâu bền, đặc biệt là tài nguyên đất (Thủ tƣớng chính phủ, 2012).
Nhƣ vậy, ta có thể hiểu sử dụng bền vững đất nông nghiệp là sử dụng đất
nông nghiệp một cách hợp lý, đem lại hiệu quả về kinh tế, ổn định an ninh lƣơng
thực, đảm bảo một phần việc làm cho ngƣời dân nhƣng không làm suy thoái đất và
ảnh hƣởng xấu đến hệ sinh thái tự nhiên.

1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Trên thế giới
Beek, K. J., 1997 đã nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của đất với các loại hình
sử dụng đất. Nghiên cứu nêu ra sự khác biệt giữa đánh giá định tính, đánh giá dựa
vào chuyên gia và đánh giá định lƣợng dựa trên các mơ hình mơ phỏng q trình.
Các khung đánh giá đất của FAO cung cấp hƣớng dẫn đánh giá phù hợp với đất đai
tại các nƣớc đang phát triển. Mặc dù đánh giá b ng mơ hình đem lại hiệu quả cao
nhƣng do sự thiếu hụt về dữ liệu nên việc đánh giá b ng mơ hình bị hạn chế. Việc
tích hợp thơng tin về các hệ sinh thái, sự phát triển kinh tế xã hội và sử dụng bền
5



vững tài nguyên đất là một nguyên tắc quan trọng. Trong đánh giá định lƣợng, các
mơ hình định hƣớng sử dụng đất bền vững đƣợc xây dựng sau khi đánh giá các tiêu
chí.
Heineke, H. J., 1998 đã nghiên cứu về hệ thống thông tin đất đai phục vụ phát
triển quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất. Theo đó, với sự gia tăng về dân
số, môi trƣờng đang ngày càng “gồng mình” để đáp ứng đƣợc những nhu cầu của
con ngƣời, do vậy, các vấn đề về môi trƣờng đang ngày càng cấp bách và khiến con
ngƣời phải lập kế hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất. Sự mở rộng của Liên
minh Châu Âu tạo thành nhóm chính trị đông dân thứ ba thế giới. Mức độ phát
triển của Liên minh Châu Âu ngày càng cao thông qua sự tăng cƣờng các hoạt
động công nghiệp và nông nghiệp kéo theo nhiều vấn đề về môi trƣờng. Do vậy,
cần nghiên cứu các giải pháp cho các vấn đề về sản xuất, giải quyết ô nhiễm và bảo
vệ tài nguyên đất cho Châu Âu. Những lý do trên cùng với sự phát triển về công
nghệ thông tin đã thúc đẩy Cục quản lý đất Châu Âu (European Soil Bureau –
ESB) đề xuất trong hội thảo quốc tế về hệ thống thông tin quản lý đất đai và việc sử
dụng một hệ thống thơng tin quản lý đất đai sẽ góp phần quan trọng trong việc lập
kế hoạch sử dụng đất một cách bền vững.
Tanrivermis, H., 2003 đã đánh giá sự thay đổi trong việc sử dụng đất nông
nghiệp tại khu vực Địa Trung Hải từ những năm 1950. Các yếu tố ảnh hƣởng đến
việc sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực này bao gồm thâm canh nông nghiệp, sự
thay đổi dân số, cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, du lịch, cơ giới hóa nơng nghiệp và
sử dụng hóa chất trong nơng nghiệp. Diện tích các nơng trại đã giảm dần do tốc
độ tăng dân số, các đồng cỏ đƣợc chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp. Để sử
dụng bền ững đất nơng nghiệp cần có các quy định pháp lý và thể chế chính sách
mới, trong đó cần quan tâm đến mối liên hệ giữa mơi trƣờng và chính sách nông
nghiệp. Những quy định pháp lý và thể chế chính sách mới cần đƣợc xác định
theo hƣớng tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhƣng vẫn bảo tồn và giữ
đƣợc các hệ sinh thái.
Nhƣ vậy, vấn đề đánh giá hiện trạng sử dụng, mức độ bền vững trong việc sử

dụng tài nguyên đất đƣợc quan tâm ở cả Việt Nam và trên Thế giới. Phƣơng pháp
6


đánh giá định lƣợng dựa vào bộ tiêu chí đã đƣợc áp dụng từ lâu và có ƣu điểm nên
đƣợc sử dụng rộng rãi.
1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên đất đã và đang đƣợc Đảng,
Nhà nƣớc, các nhà khoa học và các nhà quản lý quan tâm. Quyết định số 3027/QĐBTNMT ngày 27/11/2019 của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt
danh mục nhiệm vụ chuyên môn mở mới năm 2020, trong đó giao Tổng cục Quản
lý đất đai lập nhiệm vụ “Xây dựng chiến lƣợc sử dụng đất cấp quốc gia có tầm nhìn
dài hạn đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh” cho thấy sự cấp thiết trong việc sử dụng bền vững đất đai và tầm quan trọng
của việc sử dụng đất đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Diện tích canh tác nơng nghiệp của Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu
vực Asean (0,11ha/ngƣời). Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến sử
dụng bền vững đất nông nghiệp của các Viện nghiên cứu nhƣ Viện Quy hoạch
Thiết kế Nông nghiệp, Viện Thổ Nhƣỡng Nơng hóa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng
lâm nghiệp miền núi phía Bắc, các trƣờng Đại học.... Ngồi việc phải thoả mãn các
yêu cầu về tính bền vững mà thế giới đã cơng nhận thì nơng nghiệp bền vững ở
Việt nam còn phải kế thừa đƣợc kinh nghiệm của nền nơng nghiệp truyền thống để
từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nh m khai thác tốt hơn lợi
thế so sánh của từng vùng.
Một số mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả ở vùng Trung du miền
núi phía Bắc. Vùng Trung du miền núi phía Bắc đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
và ứng dụng các mơ hình sử dụng đất bền vững nhƣ: mơ hình sản xuất chè hữu cơ
trên các vùng núi cao; mơ hình sử dụng đất theo kiểu nơng - lâm kết hợp ở khu vực
có độ dốc > 250 (trên đỉnh đồi trồng rừng, tiếp đến trồng cây ăn quả ở chân đồi và
trồng cây ngắn ngày); trồng cây ăn quả ở vùng có độ dốc từ 100 – 250; mơ hình
chuyển đổi cây hàng năm trên đất nƣơng rẫy và đất chuyên màu ở vùng thung lũng,

đồng b ng; mơ hình chuyển đổi đất lúa 1 vụ bỏ hóa vụ xuân sang trồng hoa ôn
đới... Các mô hình này đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn và đảm bảo đƣợc tính bền
vững trong sử dụng đất.
7


Tại Hà Nội, tác giả PZXhan Thị Thúy, đã phân tích hiện trạng sử dụng đất,
đặc điểm tài nguyên đất và các loại hình sử dụng đất hiện tại trên địa bàn huyện
Đông Anh, Hà Nội. Đề xuất cơ cấu sử dụng đất phù hợp cho huyện Đông Anh và
đƣa ra các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất (Phan Thị Thúy, 2014). Tại
khu vực phía Tây Nam Hà Nội, Trần Văn Tuấn, 2016 đã đánh giá thực trạng sử
dụng tài nguyên đất và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng trong sử dụng đất khu
vực các huyện ngoại thành phía Tây Nam Hà Nội. Đề xuất đƣợc định hƣớng sử
dụng đất và các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất khu vực
nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử
dụng bền vững tài nguyên đất ngập nƣớc nội địa ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh” đã
nghiên cứu về đất nông nghiệp nội địa ở Quảng Ninh đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu
cấp bách, nh m có các giải pháp quản lý và sử dụng hợp bền vững theo hƣớng sử
dụng đa mục đích và bảo vệ mơi trƣờng. Kết quả nghiên cứu đề tài đã cho thấy Hệ
thống đất nông nghiệp nội địa ở Quảng Ninh là khá đa dạng và phong phú. Đây là
nguồn sinh kế cơ bản của hầu hết các cộng đồng dân cƣ nông nghiệp nông thôn ở
Quảng Ninh. Các hệ sinh thái đất ngập nƣớc nội địa ở Quảng Ninh có sự đa dạng
sinh học cao, có vai trị to lớn trong việc điều tiết lũ lụt, cung cấp nƣớc cho các
ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp cũng nhƣ cấp nƣớc sinh hoạt cho các
khu dân cƣ tập trung ở Quảng Ninh. Tiềm năng khai thác các giá trị dịch vụ hệ sinh
thái đất ngập nƣớc nội địa ở Quang Ninh là rất lớn. Chúng không chỉ cung cấp nguồn
nƣớc, đất cho sản xuất nơng nghiệp và ni trồng thủy sản, điều hịa khí hậu,…và
phục vụ du lịch, nghỉ dƣỡng (Nguyễn Xuân Cự, 2017).
Đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử

dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” đã
đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất thơng qua nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh
tế - xã hội và môi trƣờng, kết quả thu đƣợc cho thấy loại hình sử dụng đất lúa có
hiệu quả kinh tế cao nhất, các loại hình sử dụng đất đƣợc lựa chọn đề xuất phát
triển ở huyện gồm: chuyên lúa, lúa màu, chuyên màu và các cây công nghiệp ngắn
ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, nông lâm kết hợp và bảo vệ rừng,
trồng rừng (Balloon, 2017).
8


Đề tài “Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp, đề xuất mơ hình sử dụng đất với
cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế và bền vững về mơi trƣờng vùng lƣu vực sông
Đà thuộc ba tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên” đã đánh giá đƣợc chất lƣợng đất,
đặc thù q trình thối hóa, tổn thƣơng tài ngun đất nông nghiệp vùng lƣu vực
sông Đà thuộc ba tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La làm cơ sở đề xuất chuyển đổi
cơ cấu cây trồng hiệu quả tạo sinh kế bền vững, hình thành các vùng sản xuất nơng
nghiệp hàng hóa tập trung, tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả gắn với chế biến và
thị trƣờng, góp phần giảm thiểu tác động của thiên tai và ổn định cƣ dân của vùng
(Nguyễn Xuân Hải, 2015).

1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2018, trong 33,1 triệu ha đất đai của cả nƣớc, lĩnh
vực nông, lâm, ngƣ nghiệp đang sử dụng 27,1 triệu ha chiếm 82% tổng diện tích tự
nhiên của cả nƣớc. Diện tích đất nơng nghiệp tăng đều trong suốt cả giai đoạn
1994-2016 từ 18,3 triệu ha lên 27,3 triệu ha. Thay đổi lớn nhất là đất chƣa sử dụng
đã giảm mạnh từ 11,7 triệu ha xuống còn 2,1 triệu ha trong cùng kỳ, cho thấy việc
khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai vào các mục đích khác nhau đã và đang
đƣợc đẩy mạnh. Biến động diện tích đất nơng nghiệp giai đoạn 1994 – 2015 đƣợc
trình bày tại Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Biến động diện tích đất nơng nghiệp giai đoạn 1994 – 2015

Đơn vị: Triệu ha
Các loại hình sử dụng đất

1994

2001

2006

2011

1. Đất sản xuất nơng nghiệp

6.34

8.88

9.41

10.13 10.15 10.23 11.53

- Đất trồng cây hàng năm

5.02

6.06

6.26

6.44


6.4

6.41

6.99

Trong đó, đất trồng lúa

4.19

4.34

4.15

4.12

4.09

4.08

4.14

- Đất trồng cây lâu năm

1.32

2.81

3.05


3.69

3.75

3.82

4.53

2. Đất lâm nghiệp

12.06 11.81 14.44 15.37 15.37 15.85 14.92

3. Đất nuôi trồng thủy sản

0.32

0.50

0.70

0.69

2012

0.69

2014

0.71


2015

0.80

Nguồn: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản 2011 và NGTK 2016
9


1.4. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất
Việc đánh giá tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất đƣợc tuân theo 3 trụ
cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và mơi trƣờng. Do vậy, các tiêu chí đã
đƣợc xây dựng để đánh giá tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp
đƣợc chia thành 3 hợp phần: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững
về môi trƣờng.
1.4.1. Bền vững về kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
Theo Hƣớng dẫn quy hoạch sử dụng đất của Tổ chức Lƣơng thực và Nơng
nghiệp Liên Hiệp Quốc năm 1993, các tiêu chí đánh giá tính bền vững về mặt kinh
tế trong việc sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
- Tổng thu nhập hay Giá trị sản xuất: Là toàn bộ giá trị sản lƣợng trên một đơn
vị diện tích đƣợc tạo ra trong một kỳ nhất định (trung bình trong thời gian 05 năm).
GTSX = Sản lƣợng của sản phẩm × Giá bán sản phẩm.
- Chi phí trung gian (CPTG): Là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao tài sản cố định…và các chi phí khác ngồi cơng lao
động gia đình đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GTSX ) và chi phí
trung gian (CPTG).
- Giá trị ngày cơng (GTNC) = TNHH / số công lao động.
Theo phƣơng pháp đánh giá Hội Khoa học đất Việt Nam năm 2000 đề xuất bộ
tiêu chí đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế bao gồm: năng suất cao, chất lƣợng

sản phẩm tốt, mức độ rủi ro thấp.
- Năng suất: hệ thống sản xuất nơng nghiệp trên diện tích đất đƣợc đánh giá
phải có mức năng suất sinh học cao hơn mức bình qn của vùng có cùng điều kiện
về thổ nhƣỡng, khí hậu và xu thế năng suất phải tăng dần qua các năm.
- Chất lƣợng sản phẩm: đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phƣơng, trong nƣớc và
xuất khẩu sang các thị trƣờng quốc tế (tuy nhiên phụ thuộc vào mục tiêu sản xuất
10


ban đầu để đánh giá tiêu chí này).
- Mức độ rủi do: hệ thống sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đƣợc đánh
giá có mực thiệt hại do sâu, bệnh, thiên tai thấp so với mức bình quân của vùng có
cùng điều kiện về thổ nhƣỡng, khí hậu.
1.4.2. Bền vững về xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp
Theo Hƣớng dẫn quy hoạch sử dụng đất của Tổ chức Lƣơng thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc năm 1993, các tiêu chí bền vững về xã hội gồm:
- Dân số: quy mô, phân bố, cấu trúc tuổi, di dân
- Nhu cầu cơ bản của ngƣời sử dụng đất: an ninh lƣơng thực, giảm bớt rủi ro
trong cuộc sống.
- Gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập.
- Quy hoạch sử dụng đất phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Đƣợc cộng đồng chấp nhận: cơ cấu sử dụng đất phải đƣợc sự chấp nhận của
cộng đồng để đảm bảo bền vững về xã hội.
Theo phƣơng pháp đánh giá Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000, các tiêu chí để
đánh giá bền vững về xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp là:
- Đáp ứng nhu cầu của hộ dân dân trực tiếp sản xuất: sản phẩm thu đƣợc từ
việc sản xuất cần thỏa mãn nhu cầu sống hàng ngày của ngƣời dân, từ đó vƣơn lên
sản xuất hàng hóa và đây là tiêu chí cần quan tâm trƣớc các tiêu chí về lợi ích lâu
dài nhƣ bảo vệ đất, chống thối hóa đất, bảo vệ môi trƣờng,…
- Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp không vƣợt quá khả năng của hộ dân dân

trực tiếp sản xuất nhƣ vốn, lao động, kỹ thuật, công nghệ, quyền sử dụng đất,…
- Cần có sự tham gia của ngƣời dân vào quản lý đất đai, từ bƣớc quy hoạch
đến tiêu thụ sản phẩm.
- Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với luật pháp hiện hành.
- Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp đƣợc cộng đồng dân cƣ trong khu vực
chấp nhận.
11


- Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lƣơng thực.
1.4.3. Bền vững về môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp
Theo Hƣớng dẫn quy hoạch sử dụng đất của Tổ chức Lƣơng thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc năm 1993, các chỉ tiêu bền vững về môi trƣờng trong sử
dụng đất nông nghiệp bao gồm:
- Tài ngun đất và nƣớc: mức độ xói mịn đất, lở đất và bồi tụ đất, đảm bảo cấp
nƣớc, chất lƣợng nƣớc trong và ngồi khu vực có quy hoạch hệ thống sử dụng đất.
- Tài nguyên rừng và đồng cỏ, chất lƣợng môi trƣờng sống của động vật
hoang dã: mức độ mất rừng hoặc suy thoái rừng, cấu trúc và thành phần của rừng,
đồng cỏ và đất ngập nƣớc.
- Giá trị cảnh quan phục vụ du lịch: bảo tồn tài nguyên du lịch, vui chơi giải trí.
Theo phƣơng pháp đánh giá Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000, các tiêu chí để
đánh giá bền vững về mơi trƣờng trong sử dụng đất nơng nghiệp là:
- Tính bền vững của đất: dựa vào các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học của
đất để đánh giá.
+ Độ phì của đất
+ Mức độ mất đất hàng năm (suy giảm diện tích đất)
+ Mức độ sử dụng biện pháp canh tác phù hợp
+ Mức độ giảm thiểu các tác động có hại cho đất
- Tính bền vững về sinh vật: quỹ gen đƣợc duy trì, phục tráng và bổ sung các
lồi mới. Một hệ canh tác nếu tận dụng đƣợc nhiều loại bản địa đã đƣợc chọn lọc

lâu đời và thích hợp với điều kiện địa phƣơng và đƣợc bổ sung thêm các giống mới
sẽ đƣợc đánh giá cao về tính bền vững sinh vật.
- Tính bền vững về mơi trƣờng: quản lý đầu vào và đầu ra của hệ thống nông
nghiệp để không ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.

1.5. Giới thiệu khu vực nghiên cứu
1.5.1. Địa giới hành chính
12


Huyện Cao Phong ở vào toạ độ địa lý 105010’ - 105025’12” vĩ bắc và
20035’20” - 20046’34” kinh đông. Tổng diện tích tự nhiên của Cao Phong là 256
km2 (diện tích đất của huyện b ng 5,5% tổng diện tích đất của tỉnh Hồ Bình).
Huyện có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã: Yên Thƣợng, Yên Lập, Dũng
Phong, Nam Phong, Tây Phong, Tân Phong, Đông Phong, Xuân Phong, Thu
Phong, Bắc Phong, Bình Thanh, Thung Nai và thị trấn Cao Phong nhƣ Bản đồ 1
(UBND huyện Cao Phong, 2019) (Bản đồ 1).

Bản đồ 1. Bản đồ Hành chính Huyện Cao Phong

1.5.2. Điều kiện tự nhiên
Độ cao trung bình của huyện Cao Phong là 399 m. Căn cứ vào địa hình, có
13


thể phân chia huyện Cao Phong thành ba vùng: vùng núi cao (gồm 2 xã: Yên
Thƣợng, Yên Lập), vùng giữa (gồm 8 xã: Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong,
Tân Phong, Đông Phong, Xuân Phong, Thu Phong, Bắc Phong và thị trấn Cao
Phong) và vùng ven sông Đà (gồm 2 xã: Bình Thanh và Thung Nai). Địa hình đa
dạng tạo thuận lợi cho sự phát triển các loại cây trồng và vật ni. Tuy nhiên, đây lại

là khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khí hậu của huyện thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mùa hè
nắng nóng, mƣa nhiều; mùa đơng lạnh và khơ. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 240C. Lƣợng mƣa trung bình hàng từ 1.800 đến 2.200 mm. Mùa khơ bị thiếu nƣớc
là khó khăn lớn của ngành nơng nghiệp, đặc biệt là ở những vùng chƣa có các cơng
trình thủy lợi. Về mùa đông, các yếu tố nhƣ nhiệt độ xuống thấp, sƣơng muối,
không đủ ánh sáng cũng ảnh hƣởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, tạo
điều kiện cho dịch bệnh phát triển gây khó khăn cho sản xuất của ngƣời dân.
Huyện Cao Phong có nhiều loại đất, bao gồm: đất nâu vàng, đất đỏ vàng, đất
nâu đỏ và đất mùn đỏ vàng ở vùng núi. Các loại đất nhƣ đất phù sa, đất dốc tụ... ở
vùng đồng b ng. Đa số các loại đất có độ phì nhiêu cao, thích hợp cho việc phát
triển trồng trọt, đặc biệt là cây ăn quả.
Trên địa bàn huyện Cao Phong có sơng Đà và hàng chục con suối lớn nhỏ
chảy qua. Tuy nhiên, do khu vực này là đá vơi bị cacxtơ hố mạnh, cộng với con
ngƣời tàn phá rừng đầu nguồn, nên vào mùa khô nhiều khu vực nƣớc mặt bị cạn
kiệt. Tiềm năng về nƣớc ngầm ở Cao Phong tƣơng đối dồi dào, có thể đáp ứng việc
sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời dân (UBND huyện Cao Phong,
2019).
1.5.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê huyện Cao Phong, tính đến năm
2018, dân số trung bình của huyện Cao Phong là 44.011 ngƣời (chiếm 5,2% dân số
toàn tỉnh), mật độ dân số là 171 ngƣời/km2 (chỉ b ng 0,9 lần mật độ dân số cả tỉnh)
(Chi cục thống kê huyện Cao Phong, 2019).
Dân số huyện Cao Phong tăng dần qua các năm, số liệu thống kê qua các năm
2014 đến 2018 lần lƣợt là: 42.507 ngƣời, 42.868 ngƣời, 43.234 ngƣời, 43.619
14


ngƣời và 44.011 ngƣời. Năm 2018, dân số của huyện là 44.011 ngƣời, trong đó số
dân thành thị là 5.296 (chiếm 0,12% dân số tồn huyện).
Huyện có 1.416 cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, so với cùng kỳ năm

2017 giảm 65 cơ sở (giảm 4,39%); và với số lao động là: 1.822 so với cùng kỳ
năm 2017 giảm 231 ngƣời (giảm 11,25%). Số doanh nghiệp đang hoạt động sản
xuất kinh doanh tăng dần qua các năm, năm 2014 là 30 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ
0,017% toàn tỉnh), năm 2018 là 41 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 0,021% toàn tỉnh).
Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tăng dần, năm 2014 đến 2018 tăng từ
432 ngƣời lên 642 ngƣời (tuy nhiên chỉ chiếm khoảng 0,01% tổng số lao động
trong các doanh nghiệp của tồn tỉnh Hịa Bình). Giá trị tài sản cố định và đầu tƣ
tài chính dài hạn của các doanh nghiệp tại huyện năm 2018 là 589,96 tỷ đồng
(chiếm 0,02% giá trị tài sản cố định và đầu tƣ tài chính dài hạn của các doanh
nghiệp toàn tỉnh). Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
năm 2018 là 318,39 tỷ đồng.
Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2018 là 1.416
cơ sở, số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
năm 2018 là 1.822 ngƣời.
1.5.4. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp của huyện Cao Phong bao gồm trồng trọt, chăn nuôi,
ngƣ nghiệp và lâm nghiệp. Các loại cây trồng chính bao gồm lúa, ngơ, khoai lang,
sắn, mía, chè, cây ăn quả. Trong chăn ni, các loại vật ni bao gồm trâu, bị, lợn,
gia cầm, ngựa, dê, cừu. Ngồi ra, huyện Cao Phong cịn ni trồng thủy sản và
trồng rừng.Trong giai đoạn từ 2014 – 2018, biến động diện tích và sản lƣợng một
số cây trồng chính nhƣ sau:
Diện tích trồng lúa cả năm giảm từ 1.304,0 xuống 1.236,8 ha, sản lƣợng giảm
từ 6.968,0 xuống 6.635,3 tấn, năng suất lúa cả năm năm 2018 là 53,65 tạ/ ha, cao
hơn trung bình tồn tỉnh là 0,18 tạ/ ha.
Diện tích trồng ngơ tăng từ 1.977,0 ha lên 2.039,6 ha, sản lƣợng tăng từ
8.295,0 lên 8.664,8 tấn, năng suất ngô năm 2018 là 42,48 tạ/ ha, thấp hơn năng suất
trung bình tồn tỉnh là 1,6 tạ/ ha.
15



Diện tích trồng khoai lang tăng từ 261, 0 ha lên 308,5 ha, sản lƣợng tăng từ
1.126,0 lên 1.345,5 tấn, năng suất khoai lang 2018 là 43,61, thấp hơn năng suất
trung bình tồn tỉnh là 11,72 tạ/ha.
Diện tích sắn giảm từ 441,0 ha xuống 139,7 ha, sản lƣợng giảm từ 3.676,0
xuống 1.168,7 tấn, năng suất sắn năm 2018 là 83,6, thấp hơn năng suất sắn trung
bình tồn tỉnh là 47,92 tạ. ha.
Diện tích trồng mía tăng từ 2.623,0 lên 2.696,4 ha, sản lƣợng mía tăng từ
188,248,0 lên 194.385,0 tấn.
Diện tích trồng chè tăng từ 12,0 lên 13,2 ha, sản lƣợng tăng từ 50 lên 56 tấn.
Diện tích trồng cam tăng từ 1.785 ha lên 2.477 ha, sản lƣợng tăng từ 23.140,8
lên 48.035 tấn.
Số lƣợng trâu giảm từ 8,14 còn 7,82 nghìn con. Số lƣợng bị tăng từ 1,55 lên
1,95 nghìn con. Số lƣợng lợn giảm từ 26,30 cịn 17,31 nghìn con. Số lƣợng gia cầm
tăng từ 183,0 lên 251,7 nghìn con. Số lƣợng dê, cừu tăng từ 0,85 lên 1,36 nghìn
con.
Diện tích rừng trồng tăng từ 60,0 ha lên 63,5 ha.
Diện tích ni trồng thủy sản tăng từ 60,0 lên 63,5 ha, sản lƣợng thủy sản tăng
từ 407,4 lên 522,1 tấn.
Do các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, Cao Phong phát triển cây cam thành
cây mang lại lợi ích kinh tế chính cho tỉnh. Cao Phong là huyện chủ lực trong phát
triển cây ăn quả, đặc biệt là cây cam của tỉnh Hịa Bình. Diện tích trồng cam năm
2018 của huyện là 2.477 ha, chiếm tới 50% tổng diện tích trồng cam tồn tỉnh, sản
lƣợng cam đạt 48.035 tấn (chiếm gần 67% sản lƣợng cam tồn tỉnh).
Các diện tích đất sử dụng cho cây trồng khác và chăn nuôi phân bố rải rác và
nhỏ lẻ tại các khu vực đất trống, đất dễ bị ngập úng của các gia đình, các nơng sản
này chủ yếu phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của gia đình hoặc chỉ đem lại một phần
nhỏ lợi ích kinh tế do sản lƣợng của mỗi gia đình nhỏ lẻ.
Các thơng tin cụ thể về đặc điểm sản xuất nơng nghiệp huyện Cao Phong
đƣợc trình bày tại Phụ lục 1.
16



×