Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chưc công tác kế toán bán hàng tại công ty Cổ phần 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.68 KB, 8 trang )

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chưc công tác kế toán bán hàng tại
công ty Cổ phần 27- 7
I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG BÁN HÀNG TẠI
CÔNG TY
1. Một số ưu điểm
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, sự chuyển đổi về phương thức kinh
doanh thì công tác quản lý của công ty cũng có sự thay đổi nhằm phù hợp để công
ty không ngừng phát triển.
Nói chung công tác kế toán bán hàng của công ty đã đẩm bảo theo đúng chế độ
quy định của Nhà nước và Bộ Tài chinh, đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra và
tương đối phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”. Hình
thức này phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Việc áp dụng hình thức sổ kế
toán này giúp cho việc hạh toán chi tiết thuận lợi và cung cấp kịp thời những thông
tin cần thiết cho quá trình quản trị kinh doanh của công ty.
Công ty áp dụng chế độ kế toán mới số 149/2001/QĐ-BTC ngày25-10-2000,
cũng như áp dụng hình thức kế toán thúê GTGT trong công ty đúng, đầy đủ và
hiệu quả. Bên cạnh đó với tinh thần làm việc ý thức trách nhiệm cao của toàn bộ
nhân viên kế toán bán hàng trong công ty đã đảm bảo cho quá trình hạch toán được
chính xác, kịp thời.
Công tác kế toán phân tích hoạt động kinh tế đã đáp ứng được yêu cầu quản lý,
tạo diều kiện để có thể kiểm soát đối với toàn bộ tài sản, tiền vốn của công ty sát
sao hơn. Doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng được theo dõi tính toán chính
xác cho từng thang, quý, năm từ đó công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với
NSNN.
Việc hạch toán bằng việc mở các tài khoản cấp hai để theo dõi riêng từng loại
hàng hoá từng hoạt động kinh doanh thuận tiện cho việc vào kế toán cuối thang,
cuối kỳ. Công ty thực hiện tốt việc kiểm tra chứng từ cập nhật sổ sách kịp thời,
nắm rõ tình hình mua bán hàng hoá tình hình Xuất - Nhập - Tồn một cách đày đủ
chính xác để có phương án giả quết kịp thời.
2. Những nhược điểm chủ yếu


Nhìn chung công tác kế toán của công ty được thực hiện khá chặt chẽ theo
đúng quy định của bộ tài chính và của Nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức
vận dụng vào tình hình thực tế của công ty vẫn còn tồn tại một số mặt như sau:
 Thứ nhất: về hạch toán chi phí
Trong công ty nhìn chung các khoản chi phí được hạch toán một cách chính
xác, đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số
khoản chi phí chưa được tính toán một cách hợp lý như CP vận chuyển, chi phí hao
hụt, chi phí mua hàng.
 Thứ hai: Về nghiệp vụ phản ánh phương thức đổi hàng
Việc phản ánh nghiệp vụ đổi hàng chưa chính xác
 Thứ ba: Về việc lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá
hàng tồn kho.
Mặc dù trong kỳ có phát sinh nợ phải thu khó đòi, xong công ty vẫn không tiến
hàng trích lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi theo chế độ quy định. Và ngay
cả đối vơ khoản hàng tồn kho của công ty cũng không tiến hành trích lập dự
phòng.
3. Một số kiến nghi nhằm hoàn thiện tổ chức
Ý kiến thứ nhất: về hạch toán chi phí
 Về một số khoản chi phí công ty đã không hạch toán theo chế độ hiện hành.
Cụ thể như việc xác định giá vốn
Đối với việc kinh doanh là cung cấp dịch vụ phần chi phí mua xăng dầu, lệ phí
cầu đường cong ty đã hạch toán vào tài khoản 641. Ví dụ như ngày 05-03-2006
tiền xăng cho việc chở hàng thuê là: 380.000đ cty đã hạch toán như sau:
Nợ 641: 346.818
Nợ 133: 31.182
Có 111: 380.000
Đây là khoản chi phí cho việc cung cấp dịch vụ nên lệ phí xăng dầu này công
ty nên hạch toán vào giá vốn hàng bán để tinh DTT cho chính xác. Cụ thể doanh
nghiệp sẽ phản ánh :
Nợ 632: 346.818

Nợ 133: 31.182
Có 111: 380.000
 Đối với việc việc xử lý hàng thiếu ở củă hàng số 01 khi kiểm kê kho ngày 28/03
phát hiện thiếu hàng với số tiền là : 332.800đ công ty đã hạch toán thẳng vào tk
811:
 Phần thiếu này công ty nên hạch toán vào tk 1381 sau đó quyết địng xử lý. Cụ thể
là:
Nợ 1381: 332.800đ
Có 1561: 332.800đ
Sau đó có quyết định xử lý:
Nếu toànbộ số hàng do bộ phận nào làm hao hụt thì sẽ phải xác định rõ để quy
trách nhiệm:
Nợ 1388, 334: Bắt cá nhân phải bồi thường
Có 1381: Số hàng thiếu
Nếu là do nguyên nhân khách quan thì số hàng thiếu sẽ được ghi vào tk 811, cụ
thể là:
Nợ 811: Doanh nghiệp chịu
Có 1381: Số hàng thiếu
+ Đối với khoản chi phí mua hàng trong kỳ như chi phí vận chuyển bốc xếp.
Cuối kỳ khi tính chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng bán ra, công ty đã hạch
toán toàn bộ vào tài khoảng 641. Ví dụ như chi phí vận chuyển động cơ từ công ty
cơ khí Đà Nẵng là 9.200.000 đ.
Nợ 641: 9.200.000 đ.
Có 1652: 9.200.000 đ.
Như vậy là không hợp lý, không đúng với chế độ quy định của bộ tài chính và
Nhà nước. Như vậy sẽ không phản ánh được chính xảc tỉ giá vốn hàng xuất bán
trong kỳ, làm cho chi phí bán hàng cao hơn chi phí thực tế. Do vậy công ty nên
hạch toán như sau:
Nợ 632: 9.200.000 đ.
Có 1652: 9.200.000 đ.

Ý kiến thứ hai: Về phương thức bán hàng
Trong trường hợp công ty đem hàng của mình ra đổi mặt hàng khác, công ty
phải mở ssổ theo dõi chi tiết tk 131,331 cho mỗi khách hàng, mỗi nhà cung cấp.
Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán của công ty đã ghi:
Nợ 1561: Hàng hoá đổi về
Nợ 133: Thuế GTGT đầu vào
Có 331: phải trả người bán
Khi nhà cung cấp đổi hàng
Nợ 331:Phải trả người bán
Có 511:Doanh thu
Có 3331: thuế GTGT đầu ra
Việc hạch toán bù trừ tiền hàng ngay như trên là không chính xácvà tắt so vơi
chế độ kế toán, như vậy phản ánh không chính xác nội dung kinh tế. Do vậy công
ty cần hạch toán lại như sau:
Khi xuất hàng
Nợ 632: Giá vốn hàng xuất
Có 1561: Trị giá hàng xuất
Khi nhận hàng
Nợ 1561: Giá nhập kho
Có 511: Giá nhập kho
Khi tính thuế
Nợ 133: Thuế GTGT
Có 3331: Thuế GTGT
 Khi có chênh lệch giá số tiền chênh lệch có thể đươc thu về hay trả thêm
Nếu số tiền trả > số tiền được thu
Nợ 331: Số tiền phải trả
Có 131: Số tiền được thu
Có 111,112: Chênh lệch
Nếu số tiền trả < số tiền được thu
Nợ 331: Số tiền phải trả

Có 111,112: Chênh lệch
Ý kiến thứ ba: về trích lập dự phòng
 Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh có những khoản phải thu mà con nợ
khó hoặc không co khả năng trả nợ - Đó là những khoản nợ phải thu khó đòi.
Tháng 02 công ty có khoản nợ phải thu khó đòi là: 5.033.617đ. Để đề phòng rủi ro,
hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán thì cuối mỗi niên
dộ kế toán Cty nên tính toán số nợ phải thu khó đòi do con nợ không còn khả năng
thanh toán có thể sảy ra trong nămkế haọch để tính trước vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
 Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, việc lập dự phòng phải có chứng từ
gốc hợp lệ, ghi rõ tên địa chỉ người nợ nội dung khoản nợ số tiền phải thu và phải
có đủ các điều kiện sau:
+ Các khoản nợ phải thu được ghi nhận là khó đòi nếu đã quá hạn hai năm trở
lên kể từ ngày đến hạn thu nợ ghi trong hợp đồng. Nếu thời gian ra hạn chưa quá
hai năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản, hoặc có dấu
hiệu khác như bỏ trốn, bị bắt giữ...cũng được coi là nợ khó đòi
+ Mức lập dự phòng hàng năm tối đa không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải
thu của doanh nghiệp tạit thời điểm cuối niên độ kế toán hàng năm.
 Trình tự kế toán trích lập dự phòng
Cuối niên độ kế toán, kế toán công ty tiến hàng trích lập khoẳn dự phòng nợ
phải thu khó đòi cho niên độ kế toán sau và được hạch toán vao tk 642
Nợ 642: Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Có 139: Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Cuối năm sau trước khi khoá sổ kế toán
Nếu số lập dự phòng phải trích lập cho năm sau bằng số dư dự phòng nợ phải
thu khó đòi thì doanh ghiệp không cần trích lập.
Nếu số lập dự phòng phải trích lập cho năm sau cao hơn số dư dự phòng nợ
phải thu khó đòi đã trích lập cho năm trứơc, thì công ty phải trích bổ xung thêm
vào CPQLDN phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch với số dư
dự phòng đã trích lập năm trước:

Nợ 642: Lập dự phòng bổ xung
Có 139: Lập dự bổ xung
Ngựơc lại nếu số lập dự phòng phải trích lập cho năm sau thấp hơn số dư dự
phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập cho năm trứơc, thì công ty phải hoàn nhập
vào thu nhập khác vào phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch
với số dư dự phòng đã trích lập năm trước:
Nợ 139: Hoàn nhập dự phòng
Có 711: Hoàn nhập dự phòng
 Ngoài việc lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi thì công ty nên mở tk 159 để
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

×