Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.5 KB, 5 trang )
Thuốc chữa bệnh mạn tính
Người mắc bệnh mạn tính cần duy trì chế độ dùng thuốc trong những ngày
Tết.
Nâng chén rượu đầu xuân chúc sức khỏe, nhâm nhi ly cà phê hay chén
trà thơm khi ngồi chuyện trò nếu lại kèm uống thuốc thì còn gì là thưởng Tết.
Nhưng với những người có bệnh mạn tính thì việc dùng thuốc phải được duy
trì kể cả trong những ngày Tết.
Đối với người đang dùng thuốc trị đái tháo đường cần hết sức chú ý nếu chỉ
lơ là một ngày có thể làm cho đường huyết tăng gây nguy hiểm tới sức khỏe. Hàng
năm cứ sau mỗi dịp Tết, số bệnh nhân đái tháo đường phải nhập viện đều có xu
hướng gia tăng, trong đó nhiều người bị tăng đường huyết quá cao hoặc bị hạ
đường huyết do bỏ thuốc, do ăn uống thất thường. Dịp Tết cũng làm cho nhịp điệu
cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn, ăn ngủ thất thường, không tập thể dục, bỏ thuốc
đang điều trị. Nhiều người hết thuốc chưa kịp mua, không tiêm được insulin,
không giữ được chế độ ăn thường ngày. Nhiều người lại ăn quá nhiều vì tâm lý
cho rằng “no ba ngày Tết”, do phải tiếp khách đã dùng quá nhiều cà phê, chè,
thuốc lá, rượu... dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vì thế, trong ngày Tết những
người có bệnh mạn tính cần gạt bỏ tâm lý “kiêng chữa bệnh”, kiêng các chế độ
liên quan đến chữa bệnh, ngừng uống thuốc, mải vui quên uống thuốc, tiêm thuốc.
Đường trong cơ thể vẫn luôn được tiêu hóa, hấp thụ và tạo ra từ gan, thậm chí
những ngày Tết còn gia tăng nhiều hơn vì ăn uống nhiều... Ăn uống ngày Tết bao
giờ cũng có nhiều thay đổi, các bữa ăn có quá nhiều thịt, nhiều chất béo. Giờ giấc
ăn uống cũng cần lưu ý, nhiều khi làm cơm cúng gia tiên, ăn muộn dẫn đến hạ
đường huyết. Ngày tết cần cảnh giác những thứ ăn vui miệng như hạt hướng
dương, hạt bí đỏ rang nếu ăn nhiều làm tăng calo hấp thụ, dễ dẫn đến tăng đường
huyết.
Tết cũng là lúc tiết trời thay đổi, bệnh mạn tính dễ tái phát, phải dùng
thuốc, trong khi các loại đồ uống có độ cồn mạnh lại nên kiêng kỵ khi đang dùng
thuốc. Alcol etylic - chất có trong các đồ uống có cồn khi ở liều cao gây co thắt hạ
vị, làm chậm sự tháo sạch của dạ dày, do đó làm giảm tốc độ hấp thu và giảm sự