Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Chăn nuôi đại cương khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.58 KB, 50 trang )

Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Chương 1. Sinh lý gia súc gia cầm cơ bản
Bài 1. SINH LÝ HƠ HẤP
Cơ thể vật ni ln sử dụng khí oxy cho mọi hoạt động sinh sống của cơ thể, đồng thời
trong q trình chuyển hố các chất trong cơ thể khí CO2 được sinh ra và cần phải được thải ra
bên ngồi. Vì vậy, hơ hấp là một hoạt động rất quan trọng trong cơ thể của vật ni.
Ở động vật đơn bào, q trình hơ hấp là sự trao đổi khí bằng cơ chế khuếch tán trực tiếp
qua màng tế bào, là hình thức hơ hấp đơn giản nhất của động vật.
Ở động vật bậc cao, các tế bào cơ thể không thể trao đổi các chất khí trực tiếp với mơi
trường ngồi, mà sự trao đổi khí giữa các cơ quan với nhau hoặc trao đổi khí với mơi trường
ngồi nhờ hoạt động sinh lí của hệ hô hấp. Sinh lý hô hấp ở vật ni bao gồm:
- Sự thơng khí ở phổi
- Sự vận chuyển các chất khí O2 và CO2 trong máu
- Sử dụng khí O2 ở tế bào
- Điều tiết chức năng sinh lý hơ hấp
1. Hơ hấp của lồi có vú
1.1. Sơ lược cấu tạo của hệ hô hấp
Cơ quan hô hấp gồm có:
* Các đường dẫn khí gồm: xoang mũi, miệng, yết hầu, thanh quản, khí quản, phế quản
và các tiểu phế quản. Tác dụng của đường dẫn khí:
- Dẫn O2 từ mơi trường ngồi vào phổi và dẫn CO2 từ phổi ra mơi trường ngồi
- Làm ấm khơng khí, giúp nhiệt độ khơng khí trong phế nang ln ổn định.
- Làm khơng khí bão hồ hơi nước, ngăn loại thải nước trên bề mặt biểu mơ trao đổi khí
của phế nang.
- Lọc, làm sạch vật lạ và vi khuẩn trong khơng khí nhờ hệ thống cản bụi ở mũi và các
tuyến bài tiết chất nhày, từ đó bảo vệ tế bào phổi, tránh tổn thương và nhiễm trùng.
+ Thanh quản là một liên kết các sụn có chức năng trong việc dẫn khí và phát ra âm thanh.
+ Khí quản là 1 ống gồm nhiều vịng sụn hình móng ngựa, có chức năng lọc và dẫn khí.


+ Từ 2 phế quản chính đi vào trong phổi, phân nhánh thành phế quản nhỏ rồi phế quản
nhỏ hơn, rồi đến phế quản hơ hấp. Phế quản lớn thành có chứa sụn và cơ. Phế quản nhỏ thành
chỉ chứa cơ mà không có sụn
+ Phế quản hơ hấp phân nhánh cho ra ống phế nang rồi đến phế nhỉ, túi phế nang và sau
cùng là phế nang. Phế nang là những túi nhỏ có khả năng đàn hồi.
Khi con vật thở, khơng khí qua mũi; khi ngạt mũi, con vật sẽ thở bằng miệng. Thở bằng
mũi có ý nghĩa lớn đối với cơ thể, vì màng nhầy mũi tiết ra dịch nhờn, khơng khí từ ngồi đi
vào sẽ được sưởi ấm và lọc bụi. Khi những mạch quản này sung huyết thì đường hơ hấp hẹp
lại, gây khó thở (gặp ở trường hợp bị cảm lạnh).
Khơng khí đi qua đường hơ hấp từ mũi đến nhánh phế quản nhỏ sẽ được sưởi ấm, lọc
sạch bụi bẩn và giữ hơi nước một cách vừa phải trước khi đi vào phế bào, phế bào là một tổ
chức mềm, mỏng, xung quanh có mao mạch bao phủ. Phế bào là nơi tiến hành trao đổi khí
giữa máu và khơng khí.
1


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

* Phổi được bao bọc bởi màng phổi có cấu tạo bởi mô liên kết, mô đàn hồi và sợi cơ trơn.

Xoang
màng ngực
Cơ gian
sườn

Lá thành
Lá tạng
Cơ hoành


Sơ đồ cấu tạo phổi và lồng ngực

Phổi nằm trong xoang ngực
khép kín. Trên bề mặt phổi có lá
tạng, mặt trong thành ngực có lá
thành. Giữa lá tạng và lá thành
tạo thành một xoang hộp có dịch
màng ngực, xoang này gọi là
xoang màng ngực. Tác dụng của
dịch xoang màng ngực là làm
giảm lực ma sát của phổi vào
màng ngực lúc di động

Phổi là một tổ chức bao
gồm nhiều sợi đàn hồi, do đó nó có tính đàn hồi co giãn. Phổi khơng có cấu tạo bằng cơ nên
không thể tự co dãn được một cách chủ động mà co dãn thụ động nhờ các cơ hơ hấp: cơ
hồnh và các cơ gian sườn làm cho lồng ngực được mở rộng hay thu hẹp lại và làm biến đổi
áp lực âm trong xoang màng ngực và kéo theo vận động của phổi.
1.2. Hô hấp phổi (hơ hấp ngồi)
Hơ hấp phổi là động tác hồn tồn bị động. Lúc lồng ngực nở ra, phổi sẽ nở theo, áp
lực trong phổi nhỏ hơn bên ngồi, khơng khí tràn vào phổi, đó là động tác hít vào ngược lại là
động tác thở ra. Lồng ngực vận động được là nhờ các cơ hơ hấp (cơ hồnh, cơ gian sườn
ngồi).
1.2.1. Động tác hít vào
Hít vào là kết quả mở rộng dung tích của xoang ngực theo chiều dài và ngang, do tác
dụng của cơ hô hấp (chủ yếu là cơ hoành và cơ gian sườn ngoài).


Vận động của cơ

hoành

Cơ gian sườn ngồi
Cơ hồnh (góc tù)
sýờn ngồi

Lúc bình thường cơ
hồnh tạo thành một góc lồi,
định hướng về phía trước. Lúc
cơ hồnh co thì đỉnh trung tâm
của nó khơng đổi, nhưng phần
cơ co lại, cơ hồnh từ góc lồi
biến thành góc nhọn, làm cho
dung tích xoang ngực nở ra từ
trước ra sau và ép vào các cơ
quan nội tạng trong bụng.

Cơ gian
Cơ hồnh (góc nhọn)
sườn ngồiCơ hồnh
(góc tù)
Cơ hồnh
(góc nhọn)

Vì thế, lúc hơ hấp ta thấy ở bụng có sự biến đổi một cách nhịp nhàng với động tác hô hấp.
* Vận động của cơ gian sườn ngoài
Xương sườn một đầu cố định vào khớp cột sống, một đầu có phần sụn bám vào xương
ức có thể di động lên xuống được. Cơ gian sườn, một đầu bám vào cạnh sau của xương sườn
trước, một đầu bám vào cạnh trước của xương sườn. Lúc cơ gian sườn ngồi co thì xương
sườn được kéo lên. Vì thế, khi cơ gian sườn ngồi co sẽ sinh ra hai lực ngược chiều: lực tác

dụng vào chỗ xương sườn gần trung tâm cố định (ở khớp) trở nên vơ hiệu, cịn lực tác dụng
2


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

vào đầu sườn di động sẽ kéo đầu xương sườn đó lên: kết quả là làm cho lồng ngực trương
rộng ra hai bên và trên dưới. Do tác dụng của cơ hoành và cơ gian sườn, lồng ngực được
trương ra theo 3 chiều của không gian. Áp lực âm trong xoang màng ngực tăng lên làm cho
phổi nở ra, áp lực trong phổi nhỏ hơn bên ngồi, khơng khí tràn vào phổi để cân bằng áp lực
và gây nên động tác hít vào.
1.2.2. Động tác thở ra
Sau động tác hít vào thì cơ hồnh giãn ra từ góc nhọn biến thành góc lồi, cơ gian sườn
ngồi giãn ra. Mặt khác, do tác dụng co bóp của cơ gian sườn trong theo phương hướng
ngược chiều với cơ gian sườn ngoài nên xương sườn bị kéo xuống. Kết quả là làm cho lồng
ngực nhỏ lại theo 3 chiều không gian. Áp lực trong xoang ngực tăng lên, ép vào phổi, phổi co
vào làm cho áp lực trong phổi lớn hơn ngồi khơng khí, vì thế sinh ra động tác thở ra.
Ngồi ra, lúc thở cịn có một số cơ khác như cơ răng cưa, cơ chéo sườn … và đặc biệt
khi thở mạnh cịn có một số cơ ở bụng cũng tham gia động tác hô hấp.
1.2.3. Phương thức hô hấp
Khi gia súc thở bình thường thì thành bụng và thành ngực cùng hoạt động. Đó là do tác
dụng co bóp của cơ hoành và cơ gian sườn nên được gọi là phương thức thở sườn bụng. Trừ
chó thở bằng phương thức sườn (thể ngực).
Lúc mang thai gia súc thở bằng phương thức sườn là chính. Lúc viêm ruột, viêm dạ dày,
viêm màng bụng, liệt cơ hoành, dãn dạ dày, đầy hơi ruột, đầy hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ, gan
sưng, lách sưng, bàng quang bí tiểu … gia súc chỉ thở bằng sườn. Ngược lại, lúc xoang ngực,
tim …bị bệnh, viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, liệt cơ gian sườn, xoang ngực tổn
thương.... thì gia súc thở bằng bụng là chủ yếu. Vì thế trong chẩn đốn lâm sàng việc quan sát

phương thức hơ hấp có tác dụng nhất định.
1.2.4. Sự thơng khí ở phổi
* Nhịp thở
Gia súc non có cường độ trao đổi chất mạnh hơn gia súc trưởng thành nên nhịp thở
nhanh hơn. Động vật nhỏ so với động vật lớn cũng có nhịp thở nhanh hơn. Nhịp thở ở gia súc
ăn cỏ cao hơn gia súc ăn thịt. Ngoài ra, trạng thái sinh lý vận động, nhiệt độ mơi trường, độ
cao, khí hậu thời tiết, tình trạng bệnh tật … cũng ảnh hưởng đến nhịp thở. Điều này được thể
hiện ở bảng 1 như sau:
Bảng 1: Nhịp thở ở một số loài gia súc gia cầm
Động vật
Ngựa

Heo (*)

Cừu
Lạc đà
Nai

Nhịp thở
(lần/phút)
8 – 16
10 – 30
20 – 30
10 – 18
10 – 20
5 – 12
8 – 16

Động vật
Trâu

Nghé (*)
Chó
Mèo
Thỏ

Bồ câu

Nhịp thở
(lần/ phút)
18 – 21
30 – 40
10 – 20
20 – 30
20 – 25
20 – 25
50 – 70

(*) Tài liệu của Bộ môn sinh lý học gia súc, Đại học Nông nghiệp I, Hà nội
Nguồn: Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992

* Các thể tích hơ hấp
- Khí lưu thơng (TV Tidal Volume): là lượng khí hít vào bình thường và thở ra bình thường.
3


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

- Khí dự trữ hít vào (IRV: Inspiratory Reserve Volume): sau khi hít vào bình thường,

nhưng chưa thở ra ngay, cũng vẫn có thể cố sức hít vào thêm một thể tích khí nhất định.
- Khí dự trữ thở ra (ERV: Expiratory Reverse Volume): sau khi thở ra bình thường,
nhưng chưa hít vào ngay, cũng vẫn có thể cố sức thở ra thêm một thể tích khí nhất định.
- Khí cặn (RV: Residual Volume): là thể tích khí cịn tồn tại trong phổi sau khi đã cố
sức thở ra.
- Dung tích sống (VC: Vital capacity): là tổng thể tích của khí lưu thơng, khí dự trữ thở
ra và khí dự trữ hít vào.
1.3 Sự trao đổi khí trong hơ hấp
1.3.1 Sự trao đổi khí ở phổi (hơ hấp ngồi)
Sự trao đổi khí ở phổi được thực hiện theo phương thức khuyếch tán, khuyếch tán từ nơi có
áp suất cao đến nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp và phụ thuộc vào áp suất riêng của
từng loại khí.
Sự trao đổi khí ở phổi là q trình trao đổi khí ở phế nang và máu trong hệ thống mao
mạch trên màng các phế nang. Mặt trong của phế nang có lớp nước mỏng. Nồng độ O2 trong
máu thấp hơn trong phế nang. Vì vậy khí O2 trong khơng khí sẽ hịa tan vào lớp nước mỏng
đó, rồi thấm qua biểu mô của phế nang, qua thành mao mạch vào trong huyết tương, sau cùng
vào trong hồng cầu để kết hợp với hemoglobulin. Các mao mạch hợp lại thành các tĩnh mạch
phổi đưa máu giàu khí O2 về tâm nhĩ trái. Nồng độ khí CO2 trong phế nang thấp hơn trong
máu, nên khí CO2 thấm qua thành mao mạch để đi vào phế nang và sẽ được thải ra ngồi nhờ
động tác thở ra.
Sự chênh lệch phân áp khí CO2 ít hơn so với chênh lệch phân áp khí O2, nhưng tốc độ
khuyếch tán khí CO2 vào khơng khí trong phế nang gấp 25 lần so với khí O2, nên sự trao đổi
khí CO2 vẫn diễn ra thuận lợi.
1.3.2. Sự trao đổi khí ở mơ (hơ hấp trong)
Máu ở phổi sau khi trao đổi khí trong các phế nang (thải CO2 và tiếp nhận O2) sẽ trở về
tim và được tim co bóp để đi đến các tế bào và mô của các cơ quan. Tại đây máu sẽ nhường
O2 cho tế bào, đảm bảo sự oxy hóa các chất để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt
động sống của tế bào, đồng thời tiếp nhận khí CO2 – là sản phẩm phân hủy trong phản ứng
oxy hóa của tế bào và đưa tới phổi, thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và mơi trường ngồi.
1.3.3. Sự vận chuyển khí O2 và CO2 trong máu

1.3.3.1. Sự vận chuyển khí O2 trong máu
Ở 2 dạng hịa tan và kết hợp
- Dạng hòa tan: khả năng hòa tan O2 trong máu là rất nhỏ (tối đa 0,3%) và phụ thuộc vào
áp suất riêng của khí O2
- Dạng kết hợp: khí O2 được vận chuyển trong máu ở dạng kết hợp với Hb (chiếm
99,7%)
Phổi

O2 + Hb



HbO2 (oxyhemoglobin)

1.3.3.2. Sự vận chuyển khí CO2 trong máu
4


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Khí CO2 cũng được vận chuyển trong máu ở 2 dạng hịa tan và kết hợp
- Dạng hịa tan: Khí CO2 được sinh ra trong quá trình trao đổi chất ở tế bào và mơ, một
phần nhỏ (khoảng 4%) khí CO2 vào máu được giữ lại trong huyết tương dưới dạng hòa tan
được vận chuyển về phổi dưới dạng hòa tan.
- Dạng kết hợp: 96% khí CO2 trong máu ở dạng kết hợp, trong đó 80% CO2 tồn tại dưới
dạng muối bicarbonate và 20% kết hợp trực tiếp với Hb



CO2 + Hb

HbCO2 (Carbohemoglobin)
Phổi

1.3.4. Những sự thay đổi của khơng khí đi ngang qua phổi
- Khơng khí thở ra thường nóng hơn khí trời
- Khí thở ra chứa nhiều hơi nước (mất 0,5 lít/ 24 giờ)
- Sự thay đổi quan trọng nhất là thành phần hố học
+ Khơng khí hít vào có thành phần hố học cố định
+ Khơng khí thở ra có thành phần hố học khơng đổi nhưng hàm lượng thay đổi: giảm
O2, tăng CO2
Hít vào (%)

Khí

Stt

Thở ra (%)

1

Hơi nước

Thay đổi

Bão hòa

2


O2

21

16

3

CO2

0,04

4

4

N2

79

79

(Nguồn: Nguyễn Quang Mai và Cù Xuân Dần, 2004)
- Lượng O2 cung cấp cho cơ thể động vật/ phút thay đổi tuỳ tình trạng hoạt động
+ Người ở trạng thái nghỉ ngơi: 250 ml O2/phút
+ Người đi bộ, làm việc nhẹ: 400- 900 ml O2/phút
+ Người chạy bộ, làm việc nặng: 2.500-4000 ml O2/phút
- Lượng O2 hấp thu ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi của động vật giúp ta tính được sự tiêu
dùng cơ bản về năng lượng (biến dưỡng cơ bản). Thường O2 hấp thu tỷ lệ thuận với diện tích
mặt ngồi, tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

+ Ở người: 0,3 lít O2 /giờ /kg P
+ Ở chuột: 1,45 lít O2 /giờ /kg P
1.3.5. Những sự thay đổi của máu khi đi ngang qua phổi
Những thay đổi của máu khi đi ngang qua phổi
Loại máu
O2 (ml)
CO2 (ml)
Máu đen
14
50
Máu đỏ
20
40

N2 (ml)
2
2

Nguồn: Nguyễn Thị Kim Đông, Hứa Văn Chung (2004)

Máu khi đi ngang qua phổi nhận O2 và thải CO2. Máu trước khi đến phổi có màu sậm vì
chứa nhiều CO2 và máu ra khỏi phổi có màu đỏ tươi vì chứa nhiều O2.
1.4. Hơ hấp trong điều kiện khác thường và trong lúc cơ làm việc
5


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương


1.4.1. Thiếu oxy
Trong điều kiện thiếu oxy, hoạt động hô hấp sẽ gia tăng, đặc biệt là gia tăng tần số hô
hấp. Việc gia tăng tần số hô hấp là hình thức lấy số lần để bù lại cho phần thiếu hụt hàm
lượng oxy trong khơng khí, làm cho gia súc chóng mệt mỏi. Nếu nồng độ oxy quá thấp sẽ dẫn
tới tình trạng ngạt thở
Hoạt động thần kinh cấp cao yêu cầu cung cấp đầy đủ oxy, đặc biệt là đối với tế bào
thần kinh thị giác và thính giác … Chỉ cần thiếu oxy trong giây lát thì các hoạt động trên sẽ bị
rối loạn. Ví dụ: lúc ta đang ngồi đột nhiên đứng lên, do áp lực trong xoang bụng giảm, máu ở
đầu dồn về bụng quá nhanh, khiến não thiếu máu nên ta có cảm giác choáng váng, mờ mắt, ù
tai. Điều này cũng cần chú ý lúc cứu người và gia súc trong trường hợp sinh khó, nếu kéo thai
ra quá mạnh cũng có thể gây ngất do não thiếu máu.
1.4.2. Áp lực thấp và cao
Áp lực khơng khí thấp cũng dễ sinh ra thiếu oxy. Từ thiếu ơxy sẽ dẫn đến tình trạng rối
loạn chức năng sinh lý của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Ở độ cao 3500 – 4500 mét thì áp
lực khơng khí là 450 – 500mmHg, phân áp oxy trong phế bào khoảng 60 – 65mmHg, lúc này
độ bão hồ oxy trong máu hạ xuống cịn 80 – 85%. Ở độ cao 4500 – 5000 mét, người và
động vật dễ sinh bệnh núi cao (triệu chứng là khó thở, mệt mỏi, thị giác và thính giác giảm
yếu do thần kinh điều hồ tuần hồn và hơ hấp bị rối loạn nghiêm trọng, con vật có thể bị hơn
mê).
Sống ở độ cao 6000 – 7000 mét rất nguy hiểm. Hạn độ tối đa ở người là 8000 – 9000
mét. Nhưng nếu sự thiếu oxy chỉ trong phạm vi nhỏ thì cơ thể lâu ngày có thể thích ứng dần
được, điều này cũng có nghĩa là khi chuyển dịch gia súc từ vùng thấp lên vùng cao một cách
từ từ thì hoạt động hơ hấp, tim mạch của nó sẽ tăng lên một cách thích ứng.
Trong hồn cảnh áp lực cao cũng dễ phát sinh nguy hiểm. Nitơ trong máu chỉ ở dạng
hồ tan, độ hồ tan đó tỷ lệ thuận với phân áp nitơ, cho nên nếu động vật sống trong hồn
cảnh áp lực cao càng lâu thì nitơ hồ tan trong máu càng nhiều (theo tính tốn nếu cứ đi sâu
xuống 10 mét thì tăng 1atmotphe). Trên thực tế, ở vào chỗ sâu có thể khơng bị nguy hiểm
nhiều, nhưng nếu từ chỗ áp lực cao chuyển nhanh đến chỗ áp lực bình thường (như người thợ
lặn từ nơi nước sâu nổi lên chẳng hạn) thì rất nguy hiểm, vì nitơ từ thể hồ tan biến thành thể
khí một cách nhanh chóng, nó khơng thốt ra hết ở phổi mà theo tuần hoàn đi đến các mao

mạch. Nếu sống trong điều kiện áp suất cao (3 atmosphere trở lên) thì oxy trong máu q
nhiều, oxy này kích thích vào đại não gây co giật và chết.
1.4.3. Cơ làm việc
Lúc cơ làm việc thì quá trình trao đổi chất tăng, đòi hỏi nhiều O2 và thải nhiều CO2. Lúc
này hơ hấp tăng nhanh, mạnh, bình thường cơ lấy O2 ở máu không quá 30%, nhưng lúc làm
việc tăng lên 60%. Nếu con vật được huấn luyện thì độ sâu của hô hấp tăng nhưng nhịp
không tăng mấy, ngược lại nếu con vật ít luyện tập thì lúc vận động lại tăng nhịp thở là chủ
yếu. Những con vật được luyện tập đều thì mao mạch trong mơ bào tăng, lúc cơ vận động
mao mạch sẽ co giãn nhịp nhàng nên sự cung cấp oxy được bảo đảm.
Trong quá trình hoạt động sống của cơ thể, sự vận động cơ và hơ hấp hình thành, nên
mối liên hệ phản xạ có điều kiện và duy trì suốt đời, do đó dưới tác dụng của các tín hiệu kích
thích, vận động (cày, bừa …) sự hoạt động hô hấp của gia súc thay đổi một cách tương ứng.
Điều đó chứng tỏ tác dụng của vỏ não trong q trình hơ hấp rất quan trọng.
6


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

1.5. Sự hô hấp ở bào thai và thú mới sinh
Sự vận chuyển O2 từ máu của thú mẹ sang bào thai và vận chuyển CO2 theo chiều
ngược lại theo hiện tượng khuếch tán. Sự chênh lệch phân áp của O2 và CO2 trong máu thú
mẹ và máu bào thai thấp sự chênh lệch phân áp O2 và CO2 trong máu mao quản và khơng khí
ở phế nang. Hemoglobin của bào thai có khả năng cố định O2 cao hơn Hemoglobin của thú
mẹ với một phân áp vào khoảng 30mm Hg lúc ấy bào thai có thể bão hồ tới 30% O2.
Nhau thai điều hoà phân áp O2 và CO2 trong máu bào thai. Nếu sự tuần hoàn máu
nhau thai bị gián đoạn thì phân áp CO2 trong máu động mạch gia tăng, phân áp O2 trong máu
bào thai giảm sẽ khơi mào cử động hô hấp làm cho bào thai ngộp thở vì hít dịch trong túi ối
và túi niệu.

Như vậy, bào thai sẽ không thở trong tử cung. Khi chào đời do gia tăng phân áp CO2 và
sụt giảm O2 sẽ kích thích khơi mào hoạt động của trung khu hô hấp ở hành não và cử động hô
hấp đầu tiên hoạt động. Cùng với sự tăng trưởng lồng ngực giãn ra, các sợi đàn hồi gia tăng
và các lực co rút phổi gia tăng làm gia tăng nhanh chóng áp lực âm bên trong xoang ngực.
Cho dù có co rút cách nào phổi thú cũng khơng thể nào xẹp xuống như phổi của bào thai (dù
rằng bào thai có cố gắng thở ra mạnh).
2. Hơ hấp ở gia cầm
* Hệ thống hô hấp của gia cầm khác lồi có vú như:
- Ở động vật có vú, sự trao đổi khí diễn ra qua màng phế nang. Ở lồi gia cầm, khơng
khí qua phổi trực tiếp lúc hít vào và thở ra.
- Thể tích phổi nhỏ khoảng phân nữa phổi gia súc. Phổi khơng di động, dính vào xương
sườn và lồng ngực. Do đó thể tích khơng thay đổi trong chu kỳ hô hấp. Xương sườn giãn làm
không gian xoang ngực giãn và mở rộng hút khơng khí vào. Lúc xoang ngực co sẽ gây ra
động tác thở ra.
- Đường dẫn khí gồm: khí quản, phế quản sơ cấp chạy vào phổi phân nhánh cho ra cho
phế quản thứ cấp rồi đến phế quản tam cấp phân nhánh cho ra một mạng lưới mao quản khí
- Phổi nối liền với các túi khí rộng và mỏng với thể tích gấp 10 lần phổi. Có 9 túi khí (1
cặp túi khí ở cổ, 1cặp túi khí ngực trước, 1 cặp túi khí ngực sau, 1cặp túi khí bụng và một túi
khí ở xương mỏ ác). Các túi khí nối liền với phổi bởi các phế quản sơ cấp và thứ cấp, phế
quản tam cấp, hoặc các phế quản từ đầu túi khí đi vào phổi. (Trừ túi khí cổ)
Tổ chức túi khí gia cầm rất phát triển. Khi gia cầm bay chúng có tác dụng rất quan
trọng trong việc điều chỉnh trọng tâm và điều hoà thân nhiệt. Túi khí cịn làm giảm thể trọng
gia cầm khi bay và bơi lội
Lúc hít vào, khơng khí qua phổi vào các nhánh nhỏ, và cuối cùng vào các túi khí, lúc
thở ra thì ngược lại. Phổi gia cầm nhỏ nhưng do khơng khí hai lần tuần hồn nên vẫn đảm bảo
cung cấp O2 và thải CO2.
Nhịp thở gia cầm như sau: (lần/ phút)

: 22 – 25
Vịt

: 15 – 18
Ngỗng : 9 – 10

7


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Bài 2. SINH LÝ TIÊU HỐ
Tiêu hố là một q trình phân giải thức ăn từ miệng đến ruột già nhằm biến đổi những
hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể động vật có thể
hấp thu, lợi dụng được.
Trong q trình trao đổi chất động vật không ngừng lấy thức ăn từ ngoại cảnh để cung
cấp vật chất và năng lượng. Trong thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
động vật để duy trì quá trình sống bình thường. Những chất dinh dưỡng này gồm có: protein,
glucid, lipid, muối vô cơ, nước và vitamin.
Protein, glucid, lipid trong thức ăn (gia súc phải lấy từ thực vật hoặc động vật khác) sau
khi vào ống tiêu hoá của gia súc phải được phân giải thành vật chất đơn giản mới có thể được
gia súc lợi dụng để tạo thành vật chất đặc biệt của bản thân chúng. Riêng muối vơ cơ, nước và
vitamin có thể được hấp thu ở trạng thái ban đầu.
1 Chức năng chủ yếu của cơ quan tiêu hố
Cơ quan tiêu hố có 3 chức năng: chức năng chế tiết, chức năng vận động và chức năng
hấp thu.
1.1 Chức năng chế tiết
Chức năng này biểu hiện ở chỗ các tuyến tiêu hoá sản xuất và bài tiết các dịch thể (nước
bọt, dịch vị, dịch tuỵ, dịch mật, dịch ruột) vào ống tiêu hoá.
Dịch tiêu hoá gồm có nước, muối và chất hữu cơ. Trong chất hữu cơ có thành phần
quan trọng là các men. Men là những chất xúc tác sinh học. Sự biến đổi hoá học của thức ăn

trong ống tiêu hoá về thực chất chính là nhờ tác dụng thuỷ phân của men. Men có bản chất
protein ở thể keo. Khi mới ở trong tế bào tuyến tiêu hố tiết ra men cịn ở dạng chuẩn men
(khơng hoạt động). Sau đó nhờ tác dụng của các nhân tố hoạt hố xác định nó mới trở thành
dạng hoạt động. Ví dụ: pepsinogen trong dịch vị được acid HCl hoạt hoá thành pepsine hoạt
động.
Men tiêu hố có tác dụng đặc hiệu, nghĩa là mỗi men chỉ xúc tác cho một quá trình nhất
định. Men của tuyến tiêu hố tiết ra có thể chia làm 3 nhóm: men phân giải protein, men phân
giải glucid và men phân giải lipid.
1.2 Chức năng vận động
Chức năng vận động hồn thành được là do cơ trơn ống tiêu hố. Ngồi đặc tính cơ bản
của mơ cơ, những cơ trơn này cịn một số đặc tính riêng, như tính hưng phấn thấp và co bóp
chậm, tính căng thẳng và vận động có quy luật. Nhờ sự vận động này mà thức ăn mới được
nghiền nát, hỗn hợp và chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác trong ống tiêu hoá.
1.3 Chức năng hấp thu
Chức năng hấp thu được thực hiện nhờ màng nhầy ở các bộ phận ống tiêu hoá, bảo đảm
chuyển các chất dinh dưỡng ở dạng đơn giản vào máu và bạch huyết. Ống tiêu hoá là một
trong những hệ thống thực hiện mối quan hệ giữa mơi trường bên trong cơ thể với mơi trường
ngồi.
2 Tiêu hoá ở miệng
Thức ăn đưa vào miệng sẽ được răng và lưỡi phối hợp cắn, xé, nhai, nghiền nát và trộn
thấm với nước bọt.
8


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Nước bọt có tác dụng: tẩm ướt và làm mềm thức ăn; làm trơn và bảo vệ niêm mạc
xoang miệng (pha loãng chất độc hại); diệt khuẩn (làm tan màng vi khuẩn nhờ Lysozyme),

hoà tan một số muối làm tăng vị của thức ăn; phân giải một phần tinh bột; ở lồi nhai lại nước
bọt có chứa vitamine C, ure (là chất dinh dưỡng cần cho vi sinh vật dạ cỏ), cịn có tác dụng
trung hồ bớt lượng acid trong dạ dày; ở những lồi có tuyến mồ hơi kém phát triển thì sự bốc
hơi nước từ nước bọt cịn giúp cho sự toả nhiệt.
2.1 Lấy thức ăn và nước uống
Ở các lồi khác nhau sẽ có cách lấy thức ăn và nước uống khác nhau. Chủ yếu nhờ môi,
răng, lưỡi; riêng ở gia cầm nhờ mỏ.
2.1.1 Thức ăn ở dạng rắn
- Heo dùng mũi để ủi và môi dưới nhọn lấy thức ăn đưa vào miệng
- Trâu, bò dùng lưỡi để tóm lấy thức ăn đưa vào miệng. Sau đó lấy răng cửa hàm dưới
và lợi hàm trên để cắt cỏ hoặc nhờ cử động của đầu
- Ngựa nhờ môi trên và răng cửa để ăn cỏ khi chăn thả. Khi nhốt trong chuồng thì nó
dùng mơi nhặt cỏ khô hoặc hạt dưới sự tham gia của lưỡi
- Dê, cừu với cách lấy thức ăn gần giống như ngựa nhưng mơi trên của cừu có khe hở
nên tiện cho việc gặm cỏ đến tận gốc
- Gà dùng hàm dưới để xúc thức ăn và nuốt
2.1.2 Thức ăn ở dạng lỏng và nước uống
Cách uống nước và lấy thức ăn dạng thể lỏng ở gia súc ăn thịt và gia súc ăn cỏ cũng
khác nhau. Chó mèo ăn thức ăn lỏng nhờ lưỡi, cịn các gia súc khác thì nhờ vào áp lực âm của
xoang miệng
2.2 Nhai và hỗn hợp nước bọt
Nước bọt do 3 đơi tuyến chính (tuyến dưới hàm, dưới lưỡi và tuyến mang tai) tiết ra đổ
vào miệng. Tuyến mang tai tiết ra nước bọt lỗng, ít chất nhầy nhưng chứa nhiều enzyme
amylase và protid. Tuyến dưới hàm và dưới lưỡi tiết ra nước bọt chứa nhiều chất nhầy
(mucin), khơng có enzyme.
Nhai nhằm làm tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với dịch tiêu hoá. Nhào trộn thức ăn
với nước bọt để làm trơn, dính thành viên giúp động tác nuốt một cách dễ dàng
Trong nước bọt có men amylase và maltase có tác dụng tiêu hóa tinh bột thành những
sản phẩm đơn giản hơn. Amylase có rất nhiều trong nước bọt của người, trong nước bọt heo
cũng có một ít. Ở điều kiện bình thường, động vật nhai lại và ngựa có rất ít men này trong

nước bọt.
amylase

Tinh bột

Dextrin + Maltose
 limit dextrinase

Dextrin

Glucose
Maltase

Maltose

2 Glucose

2.3 Nuốt
9


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Nuốt là phản xạ phức tạp gồm có rất nhiều cơ tham gia. Thông qua động tác này, thức
ăn từ miệng qua thực quản vào dạ dày
Đối với loài nhai lại, thức ăn chưa được nhai kỹ đã nuốt xuống, sau khi vào dạ cỏ thức ăn
được nước bọt và dịch trong dạ cỏ thấm ướt, làm mềm. Khi yên tĩnh nó ợ lên miệng để nhai
kỹ lại, nhai lại là một phản

ứng sinh học giúp gia súc
ăn nhanh ở đồng cỏ và dự
trữ khối lượng lớn thức ăn
trong dạ cỏ. Sau khi lấy
thức ăn 30-70 phút trâu bò
bắt đầu nhai lại mỗi đợt
nhai lại kéo dài 40-50
phút một ngày đêm nhai
lại từ 6-8 đợt.
Dạ dày ngựa
Dạ dày heo

3 Tiêu hoá ở dạ dày
3.1 Tiêu hoá ở dạ dày đơn
Tiêu hoá ở dạ dày là giai đoạn tiêu hoá quan trọng. Thức ăn sau khi vào dạ dày chịu tác
dụng cơ học và hoá học. Tác dụng của cơ học là do cơ trơn vách dạ dày co bóp, nhào trộn
thức ăn, đẩy thức ăn vào ruột. Sự biến đổi về hoá học của thức ăn là do tác dụng của dịch vị ở
tuyến dạ dày tiết ra.
* Hoạt động cơ học
của dạ dày
1. Thực quản
2. Diều
3. Dạ dày tuyến
4. Mề (dạ dày cơ)
5. Tá tràng
6. Tuyến tụy
7. Gan
9. Ruột non
10. Manh tràng
11. Ruột già

12. Trực tràng
13. Lỗ huyệt

Thức ăn nuốt vào
trước được nằm ở chung
quanh khối thức ăn. Chúng
sẽ ngấm và được tiêu hoá
bởi dịch vị. Thức ăn nuốt
vào sau nằm ở giữa khối
thức ăn, chúng chưa ngấm
dịch vị và sẽ được tiêu hoá
tiếp tục bởi men amylase
của nước bọt.
Trong dịch vị có chứa
acid HCl và các men
(Pepsine,
kimozin

lipase....)

+ HCl: Khơng phải là
một enzym tiêu hóa mà chỉ
là một chất có tác dụng làm thay đổi độ pH trong dạ dày giúp cho pepsine hoạt động dễ dàng
đều hoà mở đóng van hạ vị, kích thích tiết dịch tụy giàu kiềm và ức chế lên men thối ở dạ
dày. Ngoài ra nó cịn giúp hoạt hóa pepsinogene thành pepsine, làm trương nở protein thuận
Hệ tiêu hoá ở gia cầm

10



Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

lợi cho men pepsine hoạt động và có tác dụng diệt khuẩn. Thủy phân cellulose thực vật, làm
tan colagen trong mô liên kết, nới lỏng mô cơ và tạo điều kiện cho enyme phân giải.
+ Pepsine là men tiêu hóa chủ yếu của dịch vị. Khi mới tiết ra nó ở dạng tiền pepsine
không hoạt động gọi là pepsinogene. Dưới tác dụng của acid HCl pepsinogen chuyển thành
pepsine hoạt động. Pepsine cịn có tác dụng tiêu hóa thành phần của mô liên kết (các sợi
colagen) tạo điều kiện cho các enzyme khác hoạt động.
Pepsinogene

HCl

Pepsine

Pepsine hoạt động mạnh ở pH = 2. Pepsine có tác dụng phân hủy protein thành peptone
và polypeptid
Pepsine

Protid

Albumozo + Peptone + amino acid

+ Catepsine: Tác dụng giống như Pepsine, thủy phân protein thành peptid và amino
acid, độ pH thích hợp 4 – 5. Enyme này hoạt động mạnh ở dạ dày gia súc non, khi gia súc lớn
thì hoạt lực của enyme này giảm dần và hết tác dụng.
+ Chymozine (Kimozin): Men này có tác dụng làm ngưng kết sữa tạo cục sữa đông,
cắt đứt cấu trúc của casein để cho pepsine tác động dễ dàng hơn tạo thành acid amin. Men này
thường chỉ có ở động vật non cịn bú sữa mẹ.

+ Lipase: Khơng phải là men tiêu hóa của dạ dày mà là của ruột non được đưa lên dạ
dày khi van hạ vị hé mở cho thức ăn lỏng xuống ruột non. Nó có tác dụng phân giải mỡ trung
tính thành acid béo và glycerin nhưng hoạt động của nó ở dạ dày rất yếu do dạ dày có mơi
trường acid khơng thuận lợi cho hoạt động của nó.
Tóm lại ở dạ dày sự tiêu hóa học chưa quan trọng bằng ở ruột non và nó chỉ tác dụng
phân giải protein thành peptone và polypeptid, những chất này chưa thể hấp thu ngay vào máu
được.
3.2. Tiêu hóa ở dạ dày kép
Dạ dày kép rất lớn, chiếm hết nữa trái xoang bụng, có 4 túi, khi trưởng thành tỷ lệ của 4 túi
như sau:
- Dạ cỏ: 80%

- Dạ lá sách: 7 – 8%

- Dạ tổ ong: 5%

- Dạ múi khế: 7 – 8%

Đối với bê, nghé mới sinh, dạ cỏ và dạ lá sách bằng ½ dạ múi khế, cịn dạ tổ ong khơng
có nhiệm vụ gì
Mỗi túi của dạ dày kép có chức năng riêng đối với q trình tiêu hóa.
3.2.1. Dạ cỏ: là một túi lớn nhất có nhiệm vụ là túi chứa thức ăn, thức ăn được lên men nhờ
hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ, trong dạ cỏ khơng có men tiêu hóa celluloza và các
thức ăn khác, nhưng thức ăn lại được phân giải nhờ các vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ
- chúng gồm vi khuẩn, nguyên sinh động vật (thảo phúc trùng) và nấm.
* Tiêu hóa cellulose: Trước hết nguyên sinh động vật phá vỡ màng cellulose một mặt
tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men cellulose, mặt khác để lộ thành phần dinh dưỡng bên trong
tế bào thực vật (tinh bột, đường, protid...) để chúng dễ dàng bị tiêu hóa. Nguyên sinh động vật
ăn một phần cellulose bị chúng phá vỡ để biến thành tinh bột và đường, tạo năng lượng cho
chúng tiếp tục hoạt động. Ngồi ra chúng cịn làm lên men cellulose thành acid béo bay hơi.

Phần Cellulose và hemicellulose đã được nguyên sinh động vật phá vỡ còn lại sẽ được vi
11


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

khuẩn lên men tạo những acid béo bay hơi (acid acetic, acid propionic, acid butyric và 1 ít
acid valeric)
* Tiêu hóa tinh bột và đường: vi khuẩn và nguyên sinh động vật phân giải tinh bột
thành polysaccarit, glycogen và apilopectin. Những đường đa này sẽ được lên men tạo thành
acid béo bay hơi. Acid béo bay hơi này được hấp thụ qua thành dạ cỏ vào máu đến gan, một
phần giữ lại tại gan để được oxy hóa cung cấp năng lượng cho cơ thể, phần khác được chuyển
đến mô bào.
* Tiêu hóa protid: vi sinh vật dạ cỏ lên men phân giải protid thực vật thành protid của
chính nó. Khi theo thức ăn xuống dạ múi khế và ruột non gặp mơi trường khơng thích hợp
chúng chết đi và cung cấp lại cho cơ thể gia súc một lượng lớn protid động vật.
* Tiêu hóa lipid: vi sinh vật dạ cỏ phân giải Lipid thành glycerin và acid béo. Glycerin
được vi sinh vật gây lên men tạo thành acid propionic
* Tổng hợp vitamin: vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng hợp các loại vitamin B1, B2,
B6, B12, acid nicotinic, acid pantothenic, biotin va acid folic.
Tá tràng
Dạ cỏ

Ruột non

Dạ tổ ong

Trực tràng


Dạ lá sách

Dạ múi khế

Hạ vị
Ruột già
Dạ dày kép
- Dạ tổ ong là túi nhỏ nhất, nhiệm vụ của dạ tổ ong là chứa thức ăn lỏng và kiểm tra độ
cứng mềm của thức ăn. Thức ăn thô sẽ được chuyển sang dạ cỏ để ợ lên nhai lại, thức ăn lỏng
sẽ được chuyển xuống dạ lá sách.
- Dạ lá sách là túi nhỏ, hơi cứng nằm lệch sang bên phải, có nhiệm vụ nghiền nát và ép
các thức ăn đã nhai lại. Phần thức ăn thô nằm lại giữa hệ thống phiến lá mỏng và được ép liên
tục, phần lỏng đi xuống dạ múi khế. Ở dạ lá sách nước và acid béo được hấp thu mạnh.
- Dạ múi khế là dạ dày chính của lồi nhai lại, có chức năng tiêu hóa tương tự như dạ
dày đơn.
12


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

- Rãnh thực quản: có hình lịng máng, bắt nguồn từ thượng vị, kết thúc ở lỗ thông với
dạ tổ ong, dạ lá sách. Ở gia súc non bú sữa mẹ, rãnh thực quản được đóng lại. Lúc này rãnh
thực quản từ hình lịng máng khép kín thành hình ống, sữa theo ống thực quản chảy thẳng vào
dạ lá sách và múi khế.Ở gia súc trưởng thành sau khi nhai lại lần 2, thức ăn sẽ chảy theo rãnh
thực quản xuống thẳng dạ lá sách
4 Tiêu hoá ở ruột non
Tiêu hố ở ruột non chiếm vị trí vơ cùng quan trọng trong tồn bộ q trình tiêu hố. Vì

nó phân giải các chất dinh dưỡng thành những chất đơn giản (glucose, acid amin, glycerol,
acid béo...) có thể hấp thu ngang qua niêm mạc ruột vào máu tạo thành các tổ chức của cơ thể.
4.1 Dịch tụy
Dịch tụy gồm có các enzym: Amylase, Maltase, Lactase, Trypsin, Pepsin, Lipase..
* Tiêu hóa glucid
- Amylase dịch tụy có tác dụng giống như amylase của tuyến nước bọt nhưng mạnh
hơn và nhanh hơn. Nó hoạt động tối ưu ở pH = 7.
Amylase

Tinh bột

Maltose + Dextrin

- Maltase: Có tác dụng biến đổi maltose thành glucose.
Maltase

Maltose
- Lactose

2 Glucose
Lactase

Glucose + Galactose (quan trọng ở gia súc bú sữa)

Saccharase

- Saccharose

Glucose + Fructose


* Tiêu hóa protein
- Trypsin: Tụy tạng tiết ra Trypsinogen khơng hoạt động và nó được hoạt hóa bởi
enzym Enterokinase để trở thành Trypsin hoạt động. Trypsin hoạt động mạnh ở pH = 8. Tác
dụng của chymotrypsin thấp hơn Trypsin
Enterokinase

Trypsinogen
Protein

Trypsin

Trypsin

Acid amin + peptid

Chymotripsin

Protein

Polypeptid + Acid amin

* Tiêu hóa Lipid
Lipase thủy phân các chất lipid thành Glycerin và acid béo. Lipase được hoạt hóa nhờ
dịch mật. Lipase hoạt động mạnh ở pH trung tính hoặc hơi acid hay hơi kiềm.
Lipid

Lipase

Glycerin + Acid béo


4.2 Dịch mật (ngựa và chim không có túi mật)
13


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Dịch mật có tác dụng:
- Hoạt hóa enzyme lipase, amylase, protease
- Nhũ tương hóa các lipid thành những hạt nhỏ để tăng diện tích phản ứng.
- Cắt các hạt mỡ thành những hạt nhỏ hơn, nhờ đó ruột có thể hấp thu qua phương thức
ẩm bào.
- Acid mật kết hợp với acid béo tạo phức chất hòa tan để ruột hấp thu.
- Muối mật trung hòa HCl từ dạ dày xuống, góp phần nâng cao độ pH dịch ruột, ức chế
eznyme Pepsine phá hủy enzyme Trypsine.
- Kích thích nhu động ruột. Nếu thiếu muối mật thì lipid sẽ bị thải theo phân với số
lượng lớn (>40%).
- Trong trường hợp khác thường, cholesteron kết tủa thì hình thành sỏi mật.
4.3. Dịch ruột
Dịch ruột gồm có các enzym amylase, maltase, invertase, peptidase, polypeptidase, lipase.
* Thủy phân glucid
Amylase

Tinh bột

Maltose
Maltase

Maltose


2 Glucose
Invertase

Saccharose

2 Glucose

* Thủy phân protein
Peptidase

Dipeptid

2 Acid amin
Polypeptidase

Polypeptid

Acid amin

* Thủy phân lipid
Lipid

Lipase

Glycerin

+

Acid béo


5. Tiêu hoá ở ruột già
Ruột già gồm có 3 đoạn: manh tràng, kết tràng và trực tràng
Ruột già có nhiệm vụ tiêu hố tiếp tục phần dinh dưỡng khơng được hấp thu từ ruột non
chuyển xuống manh tràng và hấp thu chủ yếu là nước, muối khoáng, glucoza. Đặc biệt manh
tràng và kết tràng có hệ vi sinh vật phong phú thực hiện quá trình lên men thức ăn giống như
dạ cỏ
Ở ruột già tuy cũng có tuyến tiêu hố nhưng dịch tiết ít, men ít và hoạt động yếu nên sự
tiêu hoá tiếp tục ở ruột già chủ yếu là do men từ ruột non theo dưỡng chất chuyển xuống ruột
già để tiếp tục tiêu hố phần dưỡng chất cịn lại chưa được hấp thu hết ở ruột non.

14


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Niêm mạc ruột già cũng tiết dịch nhầy. Phản ứng các chất chứa trong phần đầu và phần
giữa của ruột già là kiềm, còn phần cuối cùng ở kết tràng là toan. Ở ruột già luôn luôn diễn ra
2 hiện tượng trái ngược nhau đó là hiện tượng lên men và thối rữa
6. Đường vận chuyển dinh dưỡng
- Đường máu: nước, muối khoáng, vitamin tan trong nước, các loại đường đơn, acid
amin, 30% acid béo và glycerin qua nhung mao ruột vào tĩnh mạch về gan, từ gan về tim, sau
đó theo động mạch đi phân phối khắp cơ thể
- Đường bạch huyết: 70% chất béo và glycerin còn lại, các vitamin tan trong dầu được
hấp thu vào nhung mao ruột, theo đường bạch huyết về tim và theo động mạch đi khắp cơ thể

15



Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

BÀI 3. SINH LÝ SINH SẢN
Sinh sản là điều kiện để duy trì nịi giống của tất cả các cơ thể sống. Ở gia súc q trình
sinh sản khơng chỉ là sự truyền thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn liên
quan tới sự điều chỉnh nội tiết, đến các giai đoạn khác nhau của q trình đó.
1. Sự thành thục về thể xác và thể vóc
Gia súc thành thục về tính là khi nó đã sinh trưởng và phát dục đến giai đoạn có khả
năng sinh sản được.
Tuổi thành thục về tính của gia súc khác nhau tùy theo tính biệt, khí hậu, dinh dưỡng,
điều kiện quản lý và đặc biệt là giống (giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn)
Tuổi thành thục về tính của các lồi gia súc
Tuổi (tháng)

Gia súc

Tuổi (tháng)

Gia súc

Ngựa cái

12 - 18

Lạc đà cái

24 - 60


Bò cái

8 - 12

Bò đực

12 - 18

Trâu cái

18 - 24

Trâu đực

18 - 30

Heo nái

6-8

Heo nọc

5-8

Chó cái

6-8

Thỏ


5-9

Cừu và dê cái

6

Cừu và dê đực

6-8

Thời kỳ thành thục về tính và thời kỳ thành thục về thể vóc ở gia súc có khác nhau.
Thành thục về tính thường sớm hơn thành thục về thể vóc. Khi đã tới thời kỳ thành thục về
tính thì sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gia súc vẫn còn tiếp tục.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thành thục về tính:
- Giống, lồi: lồi gia súc khác nhau thì có tuổi thành thục về tính khác nhau. Trong
cùng lồi, giống có năng suất thấp thành thục sớm hơn giống có năng suất cao. Ví dụ: bị vàng
thành thục sớm hơn bị sữa. Hoặc heo Móng Cái 3 – 4 tháng tuổi đã có thể sinh tinh trong khi
đó heo Yorkshire phải 5 – 6 tháng tuổi.
- Dinh dưỡng: chế độ nuôi dưỡng tốt (đủ protein, vitamin A, D, E, khống) giúp gia súc
thành thục đúng tuổi. Ni dưỡng kém gia súc chậm thành thục.
- Thời tiết, khí hậu: gia súc nhiệt đới thành thục sớm hơn gia súc ơn đới
Tuổi thành thục về thể vóc của một số lồi gia súc
Gia súc

Tuổi (tháng)

Gia súc

Tuổi (tháng)


Ngựa cái

36

Ngựa đực

48

Bị sữa cái

18

Bò đực

24 - 30

Bò kéo cái

24 - 30

Thỏ

4-8

Trâu cái

30 - 36

Trâu đực


36 - 42

Dê cừu cái

12 - 18

Dê cừu cái

12 - 18

Heo nái

6- 8

Heo nọc

6–8

2. Sinh lý cơ quan sinh dục đực
2.1. Tế bào sinh dục đực – tinh trùng
16


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Khi gia súc đực đã đến tuổi thành thục thì dịch hoàn bắt đầu sinh tinh trùng. Ở một số
động vật như nai, lạc đà, voi mỗi năm có một thời kỳ giao phối nhất định, lúc đó mới có tinh

trùng thành thục, dịch hoàn ở vào trạng thái hoạt động. Rất nhiều thú rừng đến mùa giao phối
thì dịch hồn to ra, cịn ở gia súc thường dịch hồn không ngừng sản sinh tinh trùng cho nên
bất kỳ lúc nào gia súc đực cũng có thể giao phối.
Tinh trùng sinh ra và phát dục trong ống tinh cong nhỏ của dịch hồn. Dưới kính hiển vi
ta có thể phân biệt được đầu, cổ, thân và đi của tinh trùng.
Kích thước của tinh trùng của từng loài gia súc
Động vật

Chiều dài tinh trùng () Chiều dài đầu tinh trùng ()

Thể tích (3)

Bị đực

61 – 78

7 – 127

58 – 132

Ngựa đực

51,3 – 63,5

5,6 – 8,4

32 – 101

Heo đực


37,3 – 62,3

7,2 – 10,2

65 – 215

Thỏ

35,3 – 62,5

5,3 – 9,7

34 – 80

- Đầu tinh trùng gia súc hơi bằng, hình bầu dục, trong đầu có chứa nhân, có tầng nguyên
sinh chất bao quanh. Phía trên đầu có thể đỉnh chứa các enyme phân giải protein: acrosome,
phosphataza, esteraza và hyaluronidaza. Nếu thể đỉnh tổn thương thì tinh trùng mất khả năng
thụ tinh
- Cổ và thân: nhỏ và ngắn hơn đầu, nối vào phía sau của nhân, trong chứa các bao ty thể
hình lị so cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động. Từ cổ bắt nguồng 9 đôi sợi trục kéo
dài xuống tận đuôi.
- Thân và đuôi: gồm 2 sợi trung tâm được bao bởi 9 đơi sợi đặc, ngồi cùng là lớp vỏ
sợi xoắn. Nhờ có đi tinh trùng di chuyển trong đường sinh dục cái gặp trứng để thụ tinh
*Thành phần của tinh trùng:
Tinh trùng chứa khoảng 25% vật chất khô và 75% nước. Trong vật chất khơ có 85%
protein, 13,2 % lypid và 1,8 % khoáng.
Đầu tinh trùng chủ yếu chứa nhân (65%), trong nhân chủ yếu là DNA, còn ở đi có
nhiều lipid. Ngồi ra có nhiều men tham gia tích cực vào q trình oxy hố của tinh trùng.
Tinh trùng được sinh ra trong ống dẫn tinh của tinh hồn, lúc này chưa có khả năng thụ
tinh. Sau đó được dự trữ ở dịch hồn phụ, lúc này tinh trung đã phát triển thành thục. Ở đây

tinh trùng được thêm lớp glycoprotein giúp chúng di động được.
* Sinh lý tinh trùng
- Vận động tiến thẳng. Đuôi tinh trùng cử động tạo chuyển động lắc lư, tiến thẳng có
định hướng. Tốc độ vận động của tinh trùng bò, dê: 4 mm/phút; chó, thỏ: 2 mm/phút.
- Khi vận động nhiều, tinh trùng tiêu hao nhiều năng lượng nên nhanh chết
- Trong đường sinh dục cái, tùy từng vị trí thời gian sống của tinh trùng dài ngắn khác
nhau: ở âm đạo 1 - 6 giờ, ở tử cung 30 giờ (đối với bò)
- Sức sống và vận động của tinh trùng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, áp suất
thẩm thấu, các chất hố học, độ pH của mơi trường pha chế bảo quản.Tinh trùng chết nhanh
trong môi trường có nhiều nước, có acid, thuốc tê, hóa chất, nhiệt độ cao…
2.2. Sự sinh tinh và tinh dịch
* Sự sinh tinh: tinh trùng được sinh ra trong ống tinh của dịch hồn, q trình gồm 4 giai đoạn
17


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

- Giai đoạn sinh sản: tinh nguyên bào (2n) ở biểu mô ống sinh tinh liên tục phân chia
nguy6en nhiễm làm gia tăng số lượng tinh nguyên bào.
- Giai đoạn sinh trưởng: tinh nguyên bào ngừng phân chia, lớn lên thành tinh bào I (2n)
- Giai đoạn thành thục: Tinh bào I phân chia giảm nhiễm tạo thành 2 tinh bào II (n) và 1
nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y. Tinh bào II lại phân chia ngay thành 2 tinh tử (n). Mỗi tinh
tử mang 1 nhiễm sắc thể giới tính X (cái) và Y (đực).
- Giai đoạn tạo hình: tinh tử phát triển hồn chỉnh cấu trúc thành tinh trùng.
* Tinh dịch: gồm 2 phần là tinh dịch và tinh thanh. Là dịch lỏng hơi nhay, màu trắng đục,
mùi tanh hơi hắc, có độ pH kiềm yếu (7,2 – 7,4)
Lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng của một số loài gia súc
Lượng tinh dịch (ml)


Nồng độ tinh trùng (100 Tổng số tinh trùng trong
triệu/ml)
tinh dịch (tỷ)

Trung bình

Tối đa

Trung bình

Tối đa

Trung bình

Tối đa

Ngựa

50 - 100

60

0,08 – 0,2

0,8

4 - 20

60




4-5

15

1-2

6

4 - 10

30

Heo

200 - 400

1000

0,1 – 0,2

1

20 - 28

100

Cừu


1-2

3,5

2-5

8

2 - 10

18

Gia súc

(Nguồn: Trần Thị Thuận và ctv, 2005)
* Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng
- Tuổi: gia súc trưởng thành cho lượng tinh nhiều nhất và khả năng thụ tinh tốt nhất.
Gia súc q non hoặc q già thì lượng tinh ít và chất lượng kém.
- Giống: giống cao sản cho lượng tinh nhiều và chất lượng tinh tốt hơn giống có năng
suất thấp.
- Trạng thái cơ thể: cơ thể khỏe, số lượng và chất lượng tinh tốt hơn khi cơ thể bị bệnh
hoặc gầy yếu
- Chế độ dinh dưỡng: nuôi dưỡng tốt, lượng tinh nhiều, khả năng thụ tinh cao. Nuôi
dưỡng kém (thiếu protein, vitamin A, D, E, chất khoáng) sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất
lượng tinh dịch.
- Nhiệt độ: mùa nóng, nhiệt độ mơi trường cao, lượng tinh dịch sinh ra ít, mùa đơng
lượng tinh dịch sinh ra nhiều hơn vào mùa hè.
- Chế độ sử dụng: khai thác đực giống quá mức thì số lượng và chất lượng tinh dịch kém
* Quá trình sinh tinh trùng: chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, nhiệt độ trong bìu thấp hơn nhiệt

độ trong xoang bụng là 3–40C nên quá trình sinh tinh trùng tiến hành bình thường.
Quá trình sinh tinh trùng còn chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện ni dưỡng. Cung cấp
đủ protein có giá trị sinh học cao, chất vô cơ và vitamin sẽ tăng số lượng và chất lượng tinh
trùng. Tinh trùng được sinh ra liên tục nhưng chỉ khi giao phối mới thải ra ngoài.
Tinh trùng có thể ở lâu trong dịch hồn phụ. Thời gian tinh trùng sống trong phụ dịch
hoàn là 7 – 10 ngày, tối đa 2 tháng. Nếu tinh trùng ở q lâu trong dịch hồn phụ nó dần dần
thay đổi về sinh lý và hình thái, mất sức sống và khả năng thụ tinh, cuối cùng thối hóa và
chết. Cho nên gia súc đực đã lâu khơng giao phối thì khi giao phối lần thứ nhất trong tinh dịch
18


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

thường thấy tinh trùng kỳ hình và suy nhược.
3. Sinh lý cơ quan sinh dục cái
3.1. Tế bào sinh dục cái - trứng
Tế bào trứng thành thục và rụng là đặc trưng sinh
lý chủ yếu của gia súc cái khi đạt đến tuổi thành thục.
Trứng bắt nguồn ở biểu mô sinh dục của buồng trứng.
Nó trải qua ba giai đoạn: tăng sinh, sinh trưởng và
thành thục. Trong thời kỳ tăng sinh, trứng sản sinh
trong biểu mô sinh dục buồng trứng, dần dần lớn lên,
phân chia nhiều lần sinh ra nhiều trứng mẹ. Mỗi trứng
mẹ bị một lớp tế bào noãn bao lại hình thành bao nỗn
đầu. Số lượng bao nỗn đầu rất nhiều nhưng đạt đến
giai đoạn thành thục thì không nhiều. Cho nên phần lớn
không thể phát dục mà thối hóa trong buồng trứng.
Tế bào trứng và vành phóng xạ

Một phần tiếp tục phát dục, và dần dần to lên, tế bào
hạt chung quanh trứng phân chia rất nhanh, cho nên thể tích của bao nỗn đầu tăng lên. Số
lượng tế bào hạt cũng tăng nhiều, sự sắp đặt của nó từ một lớp trở thành nhiều lớp. Tế bào hạt
lại bắt đầu tiết dịch có chứa folliculin. Hormon này tích lại trong khe hở giữa bao nỗn. Sau
đó bao nỗn càng lớn, dịch trong đó càng nhiều, nên nó giống một cái bóng nước. Bao nỗn
này tiếp tục phát dục và thành thục, thể tích tăng lên dần dần nổi lên trên bề mặt buồng trứng.
Kích thước của trứng thành thục ở các loài gia súc khác nhau
Trứng lớn
Gia súc

Trứng trung bình

Trứng nhỏ

Đường
kính ()

Thể tích
(triệu 3)

Đường kính Thể tích Đường kính
()
(triệu 3)
()

Thể tích

Heo

130


1,10

108

0,63

92

0,4

Bị

158

2,06

125

1,0

95

0,47

Ngựa

135

Cừu


144

1,59

124

0,99

107

0,64



140

Thỏ

120

0,90

107

0,64

92

0,40


(triệu 3)

3.2 Chu kỳ tính (chu kỳ động dục)
Sau khi thành thục về tính, cứ sau một thời kỳ nhất định trong cơ thể và nhất là cơ quan
sinh dục của con cái có một sự thay đổi. Ví dụ: màng nhầy tử cung âm đạo xung huyết, động
vật cái biểu hiện động dục, trứng thành thục và rụng…Thời gian từ động dục lần trước đến
động dục lần kế sau là 1 chu kỳ tính. Sự thay đổi về tính có tính chất chu kỳ này gọi là chu kỳ
tính. Chu kỳ tính của đa số gia súc khác nhau và biến đổi theo điều kiện nuôi dưỡng…
Sự giao phối của đa số động vật hoang dại có mùa nhất định. Giao phối có mùa làm
cho đời sau được sinh ra ở mùa có lợi nhất. Một năm chỉ xuất hiện một hoặc hai lần động dục,
thời gian rất dài. Đại đa số gia súc trong một năm có nhiều chu kỳ tính trong mỗi chu kỳ tính
có thời gian động dục rất ngắn. Ngựa, bị, lợn là động vật nhiều chu kỳ, động vật hoang dại là
động vật ít chu kỳ.
19


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Chu kỳ động dục, thời điểm phối giống thích hợp và rụng trứng ở gia súc
Gia súc

Thời điểm phối
Chu kỳ động
giống thích hợp Thời điểm rụng trứng
dục (ngày)
(giờ)


Heo

19 – 20

48 – 72

35 – 45 giờ kể từ khi bắt đầu lên giống



21 - 22

18 - 19

10 – 12 giờ sau khi kết thúc lên giống

Ngựa

19 – 25

4-8

1 – 2 ngày trước khi kết thúc lên giống



21

32 - 40


30 – 36 giờ từ khi bắt đầu lên giống

Dê Bách Thảo

18 – 24

18 - 42

Cừu

16 - 17

24 - 36

24 – 30 giờ từ khi bắt đầu lên giống

(Nguồn: Trần Thị Thuận và ctv, 2005)
Nắm vững quy luật của chu kỳ tính có ý nghĩa thực tiễn quan trọng: có kế hoạch cho gia
súc giao phối, điều khiển thời gian đẻ bằng cách gây động dục hàng loạt, ngăn ngừa hiện
tượng không chửa đẻ…
Chu kỳ này được chia ra làm bốn thời kỳ
 Kỳ trước khi lên giống (kỳ trước động dục): Hoàng thể thoái hoá  progesterone
giảm; FSH phân tiết  nang noãn phát triển  estrogen tăng  lên giống.
 Kỳ lên giống (kỳ động đực)
Nỗn xuất hầu hết, hồng thể bắt đầu thành lập. Lượng estrogen và LH trong máu
giảm. Là thời kỳ xuất hiện tính dẫn dụ của con cái. Lúc này trứng rụng, toàn bộ cơ thể và cơ
quan sinh dục của gia súc cái biểu hiện một loạt biến đổi về hình thái và sinh lý. Biểu hiện
bên ngoài của thời kỳ này là: âm hộ sung huyết và sưng, ở đa số gia súc có dịch nhờn từ âm
đạo chảy ra. Vào cuối thời kỳ này gia súc biểu hiện hưng phấn cao độ, kém ăn, hay kêu la và
nhảy lên con vật khác, chuẩn bị tư thế giao phối.

Thời gian biểu hiện động dục ở các loại gia súc
Gia súc

Thời gian (ngày)

Gia súc

Thời gian (ngày)

Ngựa

6-7



1,5

Bị

1-3

Heo

2-3

Trâu

4-5

Chó


8-14

Cừu

1-2

Thời gian động dục phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tuổi, giống, điều kiện nuôi dưỡng,
quản lý…
Sau khi thời kỳ động dục kết thúc, nếu tế bào trứng được thụ tinh thì chu kỳ động dục sẽ
ngừng, gia súc cái bắt đầu giai đọan chửa cho đến khi đẻ mới xuất hiện chu kỳ động dục. Nếu
trứng không được thụ tinh sẽ chuyển sang thời kỳ sau động dục.
 Kỳ sau khi lên giống (kỳ sau động dục)
Lúc này hoàng thể tăng hoạt và progesterone phân tiết. Các biến đổi chủ yếu trong cơ
quan sinh dục cái là: trong buồng trứng có xuất hiện thể vàng, thể vàng tiết progesterone, làm
thay đổi tính hưng phấn của trung tâm sinh dục và hệ thần kinh trung ương, động dục kết
thúc. Sự tăng sinh của màng nhầy tử cung và sự tiết dịch đều ngừng, biểu mô của tầng màng
20


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

nhầy bong ra, tế bào biểu mơ hóa sừng trong âm đạo cũng bong ra dần dần, khôi phục lại
trạng thái bình thường.
 Kỳ nghỉ ngơi (kỳ yên tĩnh)
Là thời kỳ biểu hiện trạng thái yên tĩnh tương đối về tính. Đặc điểm của thời kỳ này là
cơ quan sinh dục khơng biểu hiện họat động rõ rệt. Bao nỗn trong buồng trứng dần dần phát
dục, thể vàng dần dần teo lại.

Quy luật của chu kỳ tính thường chịu sự khống chế của hệ thần kinh trung ương. Kích
thích bên trong và bên ngồi cơ thể như khí hậu,
ánh sáng, nhiệt độ, điều kiện dinh dưỡng , trạng
thái cơ quan sinh dục … đều ảnh hưởng đến chu
kỳ tính qua phương thức phản xạ thần kinh thể
dịch.
4. Sự thụ tinh và định vị hợp tử
4.1. Sự thụ tinh
Diễn ra ở 1/3 trên của ống dẫn trứng. Cùng với
sự đi xuống của noãn, các tinh trùng đi lên 1/3
ống dẫn trứng gặp nhau và thụ tinh ở đây. Quá
trình thụ tinh là một quá trình đấu tranh sinh tồn của hàng vạn tinh trùng. Các tinh trùng đua
nhau tiết hyaluronidase để cùng phân giải màng phóng xạ. Sau đó chỉ có một tinh trùng khỏe
nhất mới được chui vào, rồi mất đi. Sau khi 1 tinh trùng đã vào trong nỗn thì nang nỗn
khơng cịn tính thấm với các tinh trùng khác. Vào được tế bào trứng, đầu tinh trùng tách ra
khỏi cổ và đi. Nó tiến hành đồng hóa ngun sinh chất của trứng để gia tăng kích thước và
thể tích tạo ra sự tương đồng với trứng. Phần cổ và đuôi sẽ chết và được phân hủy làm chất
dinh dưỡng cho trứng và tinh trùng cịn lại. Đồng hóa mâu thuẫn càng cao thì khả năng thụ
tinh càng lớn, bào thai có điều kiện phát triển mạnh và đời con sẽ tốt. Cuối cùng nhân đực và
nhân cái tạo thành hợp tử (2n).
Sự thụ tinh

4.2. Định vị hợp tử
Thời gian 2-3 ngày để trứng hợp
tử đi từ 1/3 đầu ống dẫn trứng xuống
cuối ống dẫn trứng. Nhờ vào co thắt của
nhu động ống dẫn trứng, làn sóng tiêm
mao biểu mô ống dẫn trứng, dinh duỡng
lấy trực tiếp từ môi trường xung quanh.
Sau 3 ngày vận chuyển hợp tử ở dạng

Morula: bò 16 tế bào, cừu 10 tế bào, heo
8 tế bào.
Quá trình phát triển lá nhau diễn
ra mãnh liệt: trong những tuần lễ đầu
Sự phát triển của thai trong tử cung
trứng hợp tử phân bào nhanh chóng và
gia tăng thể tích, phơi dâu (Morula)  phơi vị  lá phôi. Dinh dưỡng nuôi phôi (hợp tử)
bấy giờ là sữa tử cung được phân tiết từ nội mạc tử cung và các mô bị phân giải. Một thời
gian sau, cùng với sự phát triển của phôi, lá phôi phát triển và nhau sẽ phát triển, thời gian
này sớm muộn tùy loài:
21


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Thú nhai lại: ngày thứ 30
Heo : ngày thứ 10
Chó: ngày thứ 20
Mèo: ngày thứ 12
Tỉ lệ phôi chết thường xảy ra ở thú sanh nhiều con/ lứa. Ở heo, tỉ lệ này là 20-30%,
bò 10-20%. Tỷ lệ này thường xảy ra lúc hợp tử định vị trên tử cung, sau khi định vị tỷ lệ
giảm nhiều. Do các nguyên nhân:
- Xáo trộn kích thích tố: progesterone thiếu  lớp màng nhầy tử cung đón hợp tử
khơng được chuẩn bị
- Do di truyền phôi kém phát triển
- Do dinh dưỡng: protein, vitamin A, E, vi khoáng…
- Cảm nhiễm vi trùng, ký sinh trùng: Brucellosis, Trichomonas,
5. Sự có mang và sự đẻ

5.1. Sự mang thai
Bắt đầu bằng sự thụ tinh và kết thúc bằng sự sinh đẻ. Được chia làm 3 giai đoạn:
- Nỗn phân và thành lập nang phơi
- Định vị và phát triển
- Thai phát triển và chào đời.
5.2. Khoảng thời gian mang thai
Thay đổi theo lồi, dịng (rõ nhất ở ngựa), yếu tố môi trường và di truyền.
- Ảnh hưởng do di truyền: Di truyền mà bào thai thừa hưởng của cha và mẹ có liên
quan đến khoảng thời gian có mang. Khác với quan niệm trước kia cho rằng con đực có
ảnh hưởng đến khoảng thời gian có mang ở bị, ngày nay thì di truyền của bào thai hưởng
từ cha, mẹ là chính.
- Ảnh hưởng do mơi trường: gồm có nội mơi trường và ngoại mơi trường
* Nội môi trường
Sinh lý thú mẹ: tuổi, trọng lượng, bộ phận sinh dục…
Kích thước, phái tính, trọng lượng thai
Số con/lứa
Trọng lượng và kích thước của một hay nhiều thai có ảnh hưởng đến thời gian mang
thai ở cừu, bị nhưng khơng quan trọng trên heo. Bị sinh đơi sẽ sinh sớm hơn 3- 6 ngày,
cừu sinh đôi sẽ sớm hơn 0,6 ngày. Heo khơng có ảnh hưởng gì.
Phái tính: bò sữa, bò thịt, ngựa…khoảng thời gian mang thai đực lâu hơn thai cái từ
1-2 ngày. Cơ chế tác động chưa rõ.
* Ngoại mơi trường: khí hậu, dinh dưỡng, khoảng thời gian trong ngày…cũng có
ảnh hưởng đến thời gian mang thai.
Ví dụ:
Bị sữa mang thai trong mùa xn sẽ kéo dài khoảng thời gian mang thai 2 ngày so
với mùa thu.
22


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y


Chăn nuôi đại cương

Ngựa dinh dưỡng tốt sanh sớm hơn 4 ngày so với nuôi trên đồng cỏ và rơm.
Cừu dinh dưỡng thấp 1/3 chót của kỳ có mang sẽ sanh sớm hơn 5 ngày.
Mùa phối giống: ngựa cái dòng Á rập phủ trong tháng 12 đến tháng 5 thì thời gian
mang thai dài thêm 10 ngày so với các con phủ từ tháng 6 đến tháng 11 (Howell & Rollins,
1951).
5.3. Diễn biến trong thời kỳ có mang
- Sự hấp thu ở đường tiêu hoá được cải thiện, đặc biệt là hấp thu chất khống. Do đó
dinh dưỡng kém, xáo trộn biến dưỡng, vệ sinh chăm sóc kém  ảnh hưởng đến sự có
mang.
- Tử cung dãn ra do các sợi cơ gia tăng kích thước: dài, dày.
- Nhũ tuyến gia tăng khối lượng.
- Tuần hồn máu gia tăng 20-30%, thể tích máu gia tăng, tủy xương tăng hoạt động
làm số lượng hồng cầu thú cái có mang cao hơn thú cái khơng có mang.
- Ở giai đoạn thứ hai của thời kỳ có mang sự biến dưỡng Ca, P rất quan trọng. Có
những cá thể rất nhạy bén với sự biến dưỡng Ca, P đặc biệt ở thú già.
Khắc phục : Chăn thả tự do trên đồng cỏ (có vitamin D), cung cấp vitamin D, A.
- Tuyến nội tiết của bào thai hoạt động khá sớm, đặc biệt tuyến giáp, có thể xảy ra
bướu cổ ở bào thai nếu khẩu phần thú mẹ thiếu Iod.
5.4. Thời gian mang thai ở một số lồi
Lồi vật

Thời gian mang thai (ngày)

Bị

Lồi vật


Thời gian mang thai (ngày)

282

Cừu

150

270 - 276

Heo

114

Trâu

320

Chó

63

Voi

615 – 650

Chồn

51 - 52


Nai

200 -210

Mèo

56 - 65

Sư tử

106 - 112

Thỏ

30 - 32

Cọp

105 - 113

Bọ

63 - 70



148 - 156

Chuột


20 - 23

Bị rừng

(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Đơng, Hứa Văn Chung, 2004)
- Ngựa: Bào thai ở thân tử cung. Thời gian mang thai: 335-337 ngày
- Bò: Bào thai phát triển 1 trong 2 sừng tử cung
- Heo: bào thai phân đều trong 2 sừng tử cung
5.5. Sự sinh đẻ
5.5.1. Giai đoạn chuẩn bị
- Cơ quan sinh dục sung huyết, mô liên kết nhũ tuyến và đường sinh dục cương lên
- Âm môn trương mọng, dây chằng (thiên tọa) giãn ra
Trước khi sanh thú tìm nơi vắng vẻ, bồn chồn (chó, mèo)
5.5.2. Giai đoạn giãn
- Cơ tử cung, cổ tử cung, đường sinh dục giãn ra
23


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

- Co thắt từ sừng tử cung lan xuống thân tử cung (5-15 phút). Thú đa thai 2 sừng tử
cung co thắt xen kẽ.
- Dịch chất trong túi ối, túi niệu bảo vệ bào thai. Khi cổ tử cung mở, bào thai đi vào
âm đạo, âm môn  bọc nước vỡ. Giai đoạn giãn chấm dứt khi bọc nước vỡ, ở bò 4 - 8 giờ,
ngựa 2 - 12 giờ, heo nhiều giờ, chó 4 giờ.
5.5.3. Giai đoạn trục
- Tử cung co thắt cùng với các cơ thành bụng  trục bào thai. Thời gian trục thai tùy
lồi: bị 2-3 giờ, ngựa 5-25’. Thú đa thai tỷ lệ với số bào thai. Ví dụ: heo 6 -24 giờ.

- Trục nhau: khi cuống rún đứt, chảy máu làm nhau lỏng lẻo trên màng nhày tử cung
đồng thời máu đến màng đệm nhau thai bị ngưng nhanh chóng  tống nhau ra ngồi.
Thời gian tống nhau tùy loại nhau: bị nhung mao màng đệm tách rời tử diệp 4-5 giờ
sau. Dê cừu 1-2 giờ. Ngựa heo cùng lúc với bào thai. Loài ăn thịt nhau được trục ngay sau
khi sinh, nếu không được trục  sót nhau  viêm.
- Phục hồi: tử cung phục hồi nhanh khoảng 4 tuần lễ, nó trở về thể tích ban đầu. Chỉ
trong vịng 24 giờ sau thì bề dài tử cung giảm cịn một nửa. Máu chuyển từ tử cung sang
nhũ tuyến. Lớp màng nhày tử cung bong tróc ngày thứ 5-9. Khoảng 4-6 tuần sau thì lớp mơ
liên kết sẽ tái tạo lại biểu mơ bên ngoài.
Vài ngày sau khi sanh: phù âm đạo biến mất và trở về vị trí bình thường. Dây thiêng
tọa căng cũng trở về vị trí bình thường. Thành bụng co rút lại.
Thời gian phục hồi: thú nhai lại 4-6 tuần; ngựa, heo 2-3 tuần; chó mèo 3 tuần.
Sau khi trục nhau estrogen + prog. giảm  não thùy trước phân tiết gonadotropin và
prolactin  phát triển – khơi mào – duy trì tiết sữa. Quá trình này cần chú ý dinh dưỡng
Ca.

24


Khối kiến thức thuộc chuyên ngành thú y

Chăn nuôi đại cương

Bài 4. Sự điều hòa thân nhiệt
1.Thân nhiệt
Khái niệm: thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể khác nhau ở mỗi vùng
- Cao nhất ở gan (là trung tâm quan trọng chuyển hố các chất)
- Thấp hơn ở máu
- Ln thay đổi ở cơ
- Da có nhiệt độ thấp nhất

Nhiệt độ ở các bộ phận trong cơ thể gia súc và gia cầm khơng hồn tồn bằng nhau mà
thường biến đổi. Ví dụ: nhiệt độ của máu tĩnh mạch cao hơn máu động mạch, nhiệt độ của nội
tạng cao hơn bên ngoài.
Thân nhiệt của các loại gia súc gia cầm thường duy trì trong phạm vi 37 – 42oC
Bảng Thân nhiệt của các loài gia súc (nhiệt độ ở trực tràng)
Loài gia súc

Thân nhiệt (oC)

Loài gia súc

Thân nhiệt (oC)

Ngựa

37,5 – 38,5

Thỏ

38,5 – 39,5



37,5 – 39,5

Ngỗng

40,0 – 41,0

Trâu


37,0 – 38,5

Ngan

41,0 - 43,0

Nghé

38,5 – 39,0



40,0 – 42,0

Heo

38,0 – 40,0

Vịt

41,0 – 43,0

Chó

37,5 – 39,0

Mèo

38,0 – 39,5


(Nguồn: Phạm Ngọc Thạch, 2006)
- Thân nhiệt của gia súc nói chung là ổn định, đơi khi cũng thay đổi trong phạm vi hẹp
khi chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố (giống, tuổi, tính biệt, khi ăn, cơ làm việc, trạng thái
sinh lý, thời gian giữa ngày và đêm).
- Thân nhiệt của gia súc non thì cao hơn gia súc trưởng thành. VD: ở nghé 38,5 - 390C,
ở trâu 37,0 -38,5 0C. Vì khả năng điều hồ nhiệt của gia súc non còn kém nên thường biến đổi
theo nhiệt độ ngoại cảnh
- Thân nhiệt của gia súc đực và cái khác nhau tuỳ theo loài và lứa tuổi. Khi lên giống
và mang thai thân nhiệt của gia súc cái tăng lên
- Trong một ngày đêm thân nhiệt thay đổi có quy luật. Buổi chiều thân nhiệt cao nhất,
sau đó giảm dần, ban đêm xuống tới thấpvà thấp nhất vào lúc sáng sớm (1g00 - 5g00), từ sáng
về sau thân nhiệt tăng dần và cao nhất vào buổi chiều (14g00 - 15g00). Quy luật này liên quan
đến trạng thái sinh lý của gia súc, nhiệt độ và các nhân tố khác của ngoại cảnh.
- Thân nhiệt dao động trong vòng 10C là vẫn còn trong phạm vi sinh lý, nếu vượt quá
10C trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể
Các loại hình sốt:
- Sốt nhẹ: nhiệt độ cao hơn bình thường là 0,50C
- Sốt trung bình: nhiệt độ cao hơn bình thường là 1 - 20C
- Sốt cao: nhiệt độ cao hơn bình thường là 2 - 30C
- Sốt rất cao: nhiệt độ cao hơn bình thường là > 30C
25


×