Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học 1 tài liệu giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 171 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

Tài liệu giảng dạy
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
Ở TIỂU HỌC 1

NGUYỄN THU HƯƠNG

AN GIANG, THÁNG 8 NĂM 2018


Tài liệu giảng dạy “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học


1” do tác giả Nguyễn Thu Hương, công tác tại bộ môn Giáo dục Tiểu
học, Khoa Sư phạm thực hiện. Tác giả đã báo cáo nội dung và được Hội
đồng Khoa học và Đào tạo Khoa thông qua ngày 20/6/2018 và được Hội
đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học An Giang thông qua
ngày…………………….
Tác giả biên soạn

Ths. Nguyễn Thu Hương

P.Trưởng đơn vị

Trưởng bộ môn


Ths. Nguyễn Văn Khương

Ths. Đinh Quốc Huy

Hiệu trưởng

PGS.TS Võ Văn Thắng

An Giang, tháng 8/2018



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học An
Giang, Khoa Sư phạm, Bộ môn Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi được tiến hành biên soạn và hồn thiện Tài liệu giảng
dạy học phần Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 1.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp là các giảng viên thuộc bộ
môn Giáo dục Tiểu học, Khoa Sư phạm trường Đại học An Giang, đồng
thời gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thành viên Hội đồng xét duyệt
đề cương đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp những ý kiến thiết thực và q
báu cho Tài liệu giảng dạy của tơi được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 11 tháng 7 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thu Hương


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là Tài liệu giảng dạy của cá nhân tôi. Nội
dung trong Tài liệu giảng dạy có xuất xứ rõ ràng.

An Giang, ngày 11 tháng 7 năm 2018
Người biên soạn


Nguyễn Thu Hương


MỤC LỤC
Trang
Chương 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM CỦA
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
1.1 Phương pháp dạy học tiếng Việt là gì?
1.2 Đối tượng của mơn phương pháp dạy học tiếng Việt.
1.2.1 Nội dung dạy học tiếng Việt.
1.2.2 Hoạt động của thầy giáo.

1.2.3 Hoạt động học tập của học sinh.
1.3 Nhiệm vụ của phương pháp dạy học tiếng Việt.
1.3.1 Nhiệm vụ của PPDHTV với tư cách là một ngành khoa học.
1.3.2 Nhiệm vụ của phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách là
một môn học trong trường Sư phạm.
1.4 Đặc điểm của phương pháp dạy học tiếng Việt.
1.4.1 Bảo đảm sự thành công của học sinh những ngày đầu đến
trường.
1.4.2 Chú ý hình thành ở học sinh ý thức về “chuẩn mực ngơn ngữ”,”
chuẩn văn hóa lời nói”.
1.4.3 Chú ý để hình thành dạng ngơn ngữ độc thoại và phong cách
ngôn ngữ viết cho học sinh.

1.4.4 Hình thành ở học sinh thói quen và kĩ năng quan sát ngơn ngữ,
tự điều chỉnh ngơn ngữ của mình.
Câu hỏi chương 1
Gợi ý trả lời câu hỏi chương 1
Chương 2
CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
2.1. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp
2.2. Nguyên tắc tích hợp trong dạy tiếng Việt ở tiểu học
2.3. Nguyên tắc trực quan trong dạy tiếng Việt ở tiểu học
2.4. Nguyên tắc chú ý đến học sinh như những cá nhân cụ thể và vấn đề
phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập tiếng Việt
2.5. Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng và quy tắc ngôn ngữ của tiếng Việt

trong dạy học tiếng Việt
Câu hỏi chương 2
Gợi ý trả lời câu hỏi chương 2
Chương 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
3.1 Phương pháp phân tích ngơn ngữ
3.1.1 Phương pháp phân tích ngơn ngữ là gì?
3.1.2 Ưu điểm, khuyết điểm
i

1
1

1
1
1
2
2
3
4
4
4
4
5
6

7

9
10
12
13
13
15
16

18
18

18


3.1.3 Cách thức áp dụng
3.2. Phương pháp luyện tập theo mẫu
3.2.1 Phương pháp luyện tập theo mẫu là gì?
3.2.2 Ưu điểm, khuyết điểm
3.2.3 Cách thức áp dụng
3.3. Phương pháp thực hành giao tiếp
3.3.1 Phương pháp thực hành giao tiếp là gì?
3.3.2 Ưu điểm, khuyết điểm
3.3.3 Cách thức áp dụng

3.4. Phương pháp thuyết trình
3.3.1 Phương pháp thuyết trình là gì?
3.3.2 Ưu điểm, khuyết điểm
3.3.3 Cách thức áp dụng
3.3.4 Một số biện pháp dạy học
3.5 Phương pháp đàm thoại
3.5.1 Phương pháp đàm thoại là gì?
3.5.2 Ưu điểm, khuyết điểm
3.5.3 Các cấp độ câu hỏi theo thang nhận thức của B.S Bloom
3.6 Phương pháp làm việc theo lớp
3.6.1 Phương pháp làm việc theo lớp là gì?
3.6.2 Ưu điểm, khuyết điểm

3.6.3 Các biện pháp dạy học được áp dụng vào phương pháp làm việc
theo lớp

18
19
19
19
19
20
20
20
20

21
21
21
21
22
24
23
23
24
25
25
25


3.7 Phương pháp làm việc nhóm
3.7.1 Phương pháp làm việc nhóm là gì?
3.7.2 Ưu điểm, khuyết điểm

28
28

3.7.3 Các biện pháp dạy học
3.8 Phương pháp làm việc theo góc
3.8.1 Phương pháp làm việc theo góc là gì?
3.8.2 Ưu điểm, khuyết điểm


29
35
35
35
36
36
36
37
37
38
38

38

3.8.3 Cách thức áp dụng

3.9 Phương pháp làm việc theo hợp đồng
3.9.1 Phương pháp làm việc theo hợp đồng là gì?
3.9.2 Ưu, khuyết điểm của phương pháp làm việc theo hợp đồng

3.9.3 Cách thức áp dụng
3.10 Phương pháp làm việc dự án
3.10.1 Phương pháp làm việc dự án là gì?


3.10.2 Ưu, khuyết điểm của phương pháp làm việc theo dự án

ii

25

29


1.10.3 Cách thức áp dụng
Câu hỏi chương 3
Gợi ý trả lời câu hỏi chương 3


Chương 4
MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
4.1. Chương trình mơn Tiếng Việt
4.1.1. Ngun tắc xây dựng chương trình mơn Tiếng Việt
4.1.2. Đặc điểm của chương trình mơn Tiếng Việt ở tiểu học
4.1.3. Nội dung chương trình mơn Tiếng Việt ở tiểu học
4.1.4. Mối quan hệ giữa chương trình và sách giáo khoa
4.2. Thiết kế bài dạy tiếng Việt
4.2.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động thiết kế bài dạy
4.2.2. Một số yêu cầu của một bài thiết kế tốt
4.2.3. Tiến trình thiết kế bài dạy

4.2.4. Trình bày kế hoạch giảng dạy
4.3 Thiết kế bài dạy mơn tiếng Việt theo mơ hình VNEN
4.3.1 Cấu trúc các dạng bài học
4.3.2 Tiến trình và các hoạt động dạy học mơn TV theo mơ hình
VNEN
4.3.3 Thiết kế bài dạy
Câu hỏi chương 4
Gợi ý trả lời câu hỏi chương 4
Chương 5
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẦN
5.1. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Học vần
5.1.1 Vị trí

5.1.2 Nhiệm vụ
5.2 Hệ thống kỹ năng, kiến thức cần hình thành và phát triển trong dạy
Học Vần
5.2.1 Các kỹ năng cần rèn
5.2.2 Kiến thức tiếng Việt và ngôn ngữ học sinh cần lĩnh hội
5.3 Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1
5.3.1 Chương trình
5.3.2 Sách giáo khoa tiếng Việt 1 (Tập 1 và tập 2)
5.4 Cơ sở khoa học của việc dạy Học Vần
5.4.1 Cơ sở tâm lí học
5.4.2 Cơ sở ngôn ngữ
5.5 Những yêu cầu đối với giáo viên dạy Học Vần

5.6 Các nguyên tắc dạy Học Vần
5.6.1 Nguyên tắc chữ quốc ngữ và tính tương hợp giữa âm và chữ
5.6.2 Nguyên tắc thiết kế hoạt động dạy Học Vần
iii

38
40
41

47
47
47

48
48
49
49
49
50
51
59
59
59
61
66

67

69
69
69
69
69
69
70
70
70
72

72
73
73
74
74
74


5.6.3. Nguyên tắc chú ý đến học sinh như những cá nhân và phát huy
tính tích cực học tập của học sinh lớp Một
5.6.4. Nguyên tắc thực hành kỹ năng nhận diện từ
5.7 Các phương pháp dạy Học Vần

5.7.1 Phương pháp trực quan
5.7.2 Phương pháp phân tích ngơn ngữ
5.7.3 Phương pháp thực hành giao tiếp
5.7.4 Phương pháp tổ chức trò chơi học tập
5.8 Qui trình dạy Học Vần
5.8.1 Dạng bài thứ nhất: Làm quen với âm và chữ
5.8.2. Dạng bài thứ hai: Dạy học âm, vần mới
5.8.3. Dạng bài thứ ba: Ôn tập âm, vần
5.9 Thiết kế kế hoạch dạy Học Vần
5.9.1 Dạng bài dạy âm mới
5.9.2 Dạng bài dạy vần mới
1.10. Cách trình bày bảng tiết Học Vần

Câu hỏi chương 5
Gợi ý trả lời câu hỏi chương 5
Chương 6
PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP VIẾT
6.1 Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Tập viết
6.1.1 Vị trí
6.1.2. Nhiệm vụ
6.2. Chương trình và vở Tập Viết
6.2.1. Chương trình
6.2.2. Vở Tập viết
6.3. Cơ sở khoa học của việc dạy Tập Viết
6.3.1. Cơ sở tâm lí

6.3.2. Cơ sở ngơn ngữ học
6.4. Những u cầu đối với giờ Tập Viết
6.4.1. Yêu cầu “viết thạo” đối với học sinh cuối cấp 1
6.4.2. Rèn đúng tư thế ngồi viết
6.4.3. Hình dáng chữ viết đều đặn rõ ràng, kích thước đúng, vị trí đặt
các dấu thanh và dấu phụ phù hợp
6.4.4. Chuẩn bị tư thế tập viết
6.4.5. Hướng dẫn HS nắm các ký hiệu trong vở tập viết và viết các chữ
6.5. Các nguyên tắc dạy Tập Viết
6.5.1. Nguyên tắc phát triển lời nói
6.5.2. Nguyên tắc phát triển tư duy
6.5.3. Nguyên tắc tính đến đặc điểm của HS

6.5.4. Nguyên tắc thực hành
iv

74
75
75
75
76
76
78
80
80

81
84
86
86
92
98
99
100

103
103
103

103
103
104
104
104
105
105
105
105
106
106
106

118
118
119
119
119


3.5.

6.6. Các phương pháp, biện pháp và hình thức dạy phân môn Tập Viết
6.6.1. Phương pháp dạy tập viết
6.6.2. Biện pháp dạy tập viết

6.6.3. Hình thức tổ chức dạy học
6.7. Quy trình dạy Tập Viết
6.8. Thiết kế bài dạy Tập Viết
6.8.1 Dạng bài Tập viết lớp 2
6.8.2 Dạng bài Tập viết lớp 3
6.9. Cách trình bày bảng tiết Tập viết
Câu hỏi chương 6
Gợi ý trả lời câu hỏi chương 6
Chương 7
PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU
7.1. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và câu
7.1.1. Vị trí

7.1.2. Nhiệm vụ
7.2. Chương trình và Sách giáo khoa phân mơn Luyện từ và câu
7.2.1. Chương trình
7.2.2. Sách giáo khoa
7.3. Các kiểu bài dạy Luyện từ và câu
7.3.1. Dạy bài Luyện từ và câu lớp 2,3 là chuỗi những bài tập liên
hoàn với bài tập ngữ pháp
7.3.2. Dạy bài mở rộng vốn từ lớp 4,5 là chuỗi những bài học được
thiết kế theo chủ đề
7.4. Các nguyên tắc dạy Luyện từ và câu
7.4.1. Nguyên tắc giao tiếp
7.4.2. Nguyên tắc tích hợp

7.4.3. Nguyên tắc trực quan
7.4.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ
7.4.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thức
ngữ pháp
7.5. Các phương pháp dạy Luyện từ và câu
7.5.1 Phương pháp luyện tập theo mẫu
7.5.2 Phương pháp phân tích ngơn ngữ
7.5.3 Phương pháp thực hành giao tiếp
7.6 Biện pháp dạy học chủ yếu
7.6.1 Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu
7.6.2 Hướng dẫn luyện tập thực hành
7.7 Quy trình dạy Luyện từ và câu

7.7.1. Loại bài thực hành
7.7.2. Loại bài dạy lí thuyết
v

119
119
121
122
122
123
123
126

131
132
133

135
135
135
136
136
136
137
137

137
137
137
138
138
138
139
139
139
139
140
141

141
142
142
142
143


7.8 Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu
7.8.1 Dạng bài lý thuyết
7.8.2 Dạng bài thực hành
7.9. Cách trình bày bảng tiết Luyện từ và câu
Câu hỏi chương 7

Gợi ý trả lời câu hỏi chương 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

143
143
149
153
154
155
157



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Mẫu phiếu bài tập theo biện pháp KWL………………………

28

Bảng 2. Phiếu bài tập “Nhân vật trong truyện”………………………...

28


Bảng 3. Phiếu học tập bài 2 (Xếp thành ngữ, tục ngữ theo nhóm)…….

53

Bảng 4. Bảng đọc tên các âm và chữ cái tiếng Việt

71

Bảng 5. Đáp án trò chơi “Ai tìm tiếng giỏi”

79


vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Hình 1. Thang cấp độ nhận thức của B.S.Bloom……………………

24

Hình 2. Sơ đồ tổng kết kiến thức về Cấu tạo từ tiếng Việt………….

28


Hình 3. Sơ đồ biện pháp nhóm vịng trịn……………………………

30

Hình 4. Sơ đồ biện pháp khăn trải bàn………………………………

31

Hình 5. Sơ đồ biện pháp mảnh ghép….……………………………...

33


Hình 6. Sơ đồ biện pháp ổ bi………………………………………...

34

Hình 7. Mơ hình trị chơi “Gắp cá bỏ dĩa”

80

viii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo viên: GV
Học sinh: HS
Sách giáo khoa: SGK
Phương pháp dạy học: PPDH
Học sinh tiểu học: HSTH
Tiếng Việt: TV
Lí luận dạy học tiếng Việt ở tiểu học: LLDHTVTH
Chương trình tích hợp: CTTH

ix



LỜI NÓI ĐẦU
Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 1 là một học phần quan trọng
trong khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc cho sinh viên Giáo dục Tiểu hoc. Học
phần này cung cấp hệ thống kiến thức về phương pháp dạy học Tiếng Việt và rèn
luyện kĩ năng giảng dạy các phân môn Tiếng Việt là Học Vần, Tập Viết, Luyện từ và
câu, Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả.
Tài liệu giảng dạy Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 1 được biên
soạn chủ yếu dựa vào cơ sở lí luận nền tảng của các tác giả như: GS. TS Hồng Hịa
Bình – Nguyễn Minh Thuyết, GS.TS Lê Phương Nga, PGS. TS Hoàng Thị Tuyết,
BGD&ĐT. Đây là những tác giả đầu ngành trong giảng dạy và nghiên cứu về Lí luận
và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Vì thế những kiến thức về hệ thống lí

luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học sẽ được cung cấp đầy đủ và thiết thực cho sinh
viên ngành Giáo dục Tiểu học, cũng như các giáo viên đang giảng dạy tại các trường
tiểu học.
Từ những hệ thống lí luận đã được nghiên cứu, chúng tôi chọn lọc và biên
soạn lại thành những bài học ngắn gọn, dễ học được gói gọn trong 2 chương. Cả 2
chương đều có phần cơ sở lí luận về nguyên tắc, phương pháp dạy học tiếng Việt
chung và riêng cho từng phân môn. Đồng thời, chúng tôi liên hệ thực tế và lồng ghép
nhiều dẫn chứng cụ thể để làm sáng rõ phần lí thuyết khó hiểu trong từng bài học.
Do đó, sinh viên học học phần này sẽ được trang bị hệ thống kiến thức cơ sở
về nguyên tắc, phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung cùng nguyên tắc, phương
pháp dạy học cụ thể ba phân mơn Học Vần, Tập Viết, Luyện từ và câu. Ngồi ra, các
em còn được nghiên cứu cụ thể về qui trình dạy học, xem các tiết dạy minh họa, biên

soạn giáo án, cách trình bày bảng và thực hành tập giảng trên lớp.
Vì thế, tài liệu giảng dạy sẽ có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những
góp ý chân thành từ đồng nghiệp, các bạn sinh viên, quí bạn đọc quan tâm để chúng
tôi kịp thời bổ sung và hoàn thiện.
Chân thành cảm ơn!
Đại học An Giang, ngày 11 tháng 7 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thu Hương

x



Chương 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM CỦA
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Lê Phương Nga (2009) định nghĩa về PPDHTV, phân tích đối tượng, nhiệm
vụ cũng như đặc điểm của PPDHTV như sau:
1.1 Phương pháp dạy học tiếng Việt là gì?
“Với tư cách là một bộ phận của Khoa học Giáo dục, PPDHTV là một hệ
thống lí thuyết và kĩ năng cơ bản để tổ chức quá trình dạy học tiếng Việt với tư cách
là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là ngôn ngữ học thứ hai”.
(Lê Phương Nga, 2009, tr.9)
PPDHTV có cơ sở khoa học đáng tin cậy vì nó có đối tượng và nhiệm vụ

riêng, có cơ sở lí thuyết và thực tiễn, có các phương pháp nghiên cứu đặc thù.
1.2 Đối tượng của môn phương pháp dạy học tiếng Việt
PPDHTV nghiên cứu quá trình dạy học mơn TV. Đối tượng nghiên cứu của
PPDHTV là hoạt động dạy học. Bao gồm:
1.2.1 Nội dung dạy học tiếng Việt
Nội dung của dạy học chỉ đạt đến thơng qua việc hồn thành nội dung mơn
học. Nội dung mơn TV chính là các kiến thức về tiếng Việt, kiến thức về hệ thống và
chuẩn tiếng Việt văn hóa. Bên cạnh nội dung, mơn TV cịn trang bị cho HS hệ thống
kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt như các kĩ năng hoạt động lời nói, tiếp
nhận và sản sinh lời nói.
1.2.2 Hoạt động của thầy giáo
Thầy giáo là chủ thể của giảng dạy. Dạy là sự tổ chức, điều khiển hoạt động

học, hoạt động nhận thức của HS để các em chiếm lĩnh tri thức và hình thành nhân
cách. Do đó, thầy giáo cần phải lựa chọn những phương pháp dạy học, tổ chức hoạt
động giúp HS nắm tri thức tốt nhất. Đồng thời, thầy giáo kiểm tra tri thức và kĩ năng
HS, giúp đỡ HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi,….
1.2.3 Hoạt động học tập của học sinh
HS là chủ thể của quá trình nhận thức, nội dung dạy học là đối tượng. Học là
quá trình HS tích cực, tự giác chiếm lĩnh nội dung dạy học để hình thành, phát triển
nhân cách dưới sự điều khiển sư phạm của GV.
Hoạt động của HS bao gồm các hoạt động cụ thể để chuẩn bị cho giờ học trên
lớp, giờ tự học ở nhà, giờ hoạt động ngoại khóa. Hoạt động của trị được tiến hành
1



dưới sự điều khiển của thầy. Hiệu quả hoạt động của trò là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,
những phẩm chất đạo đức mà các em đạt được.
PPDHTV cần nghiên cứu quá trình học tập tiếng Việt của HS và những kết
quả thu được của quá trình này cùng những quy luật chi phối q trình đó.
1.3 Nhiệm vụ của phương pháp dạy học tiếng Việt
Chúng ta cần phân biệt PPDHTV với tư cách là một khoa học và với tư cách
là một môn học trong trường sư phạm.
1.3.1 Nhiệm vụ của PPDHTV với tư cách là một ngành khoa học
(1) Xây dựng cơ sở phương pháp luận cho phương pháp dạy học tiếng Việt
- Xác định đối tượng, vị trí của PPDHTV trong hệ thống các khoa học, đặc
biệt là khoa học Giáo dục.

- Phát hiện ra bản chất, cấu trúc, chức năng, những quy luật chi phối quá trình
dạy học. Từ đó đề ra những ngun tắc cơ bản xuất phát để điều khiển tốt quá trình
này.
- Xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống khái niệm chun biệt của
PPDHTV, góp phần làm giàu khái niệm lí luận dạy học đại cương.
- Xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học riêng cho PPDHTV.
- Xác lập các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc vấn đề cơ bản PPDHTV.
(2) Xây dựng lí thuyết về mơn học Tiếng Việt trong nhà trường:
- Nghiên cứu việc xác định hệ thống những mục tiêu của môn TV, trả lời cho
câu hỏi “dạy để làm gì?”
- Nghiên cứu việc xây dựng nội dung môn TV, trả lời cho câu hỏi “dạy học
cái gì?”. Nội dung mơn học phải thỏa mãn ba yêu cầu cơ bản:

+ Thỏa mãn tối đa những đòi hỏi của đơn đặt hàng của xã hội.
+ Phản ánh trung thành Việt ngữ học hiện đại.
+ Phù hợp với đặc điểm tâm lí lĩnh hội của học sinh.
- Nghiên cứu những quy luật về các mối liên hệ giữa kiến thức trong nội bộ
môn TV, về mối liên hệ liên môn.
- Nghiên cứu những lĩnh vực cụ thể khác của nội dung dạy học tiếng Việt như
vấn đề thực hành kĩ năng, vấn đề làm bài tập, vấn đề giáo dục tư tưởng trong giờ học
tiếng Việt …
(3) Xây dựng lí thuyết về phương pháp dạy học tiếng Việt
Nhằm nghiên cứu hành động của thầy và trò, trả lời câu hỏi “dạy học như thế
nào?”
2



Phương pháp theo nghĩa rộng bao gồm các công việc sau:
- Xác định cách thức hoạt động cụ thể trong q trình dạy học của thầy và trị.
- Xác định hình thức tổ chức dạy học như: giờ trên lớp, tham quan, thảo luận
nhóm, trị chơi đóng vai…
- Chỉ dẫn về các phương tiện dạy học như: các phương tiện nghe, nhìn, băng
tiếng, băng hình, phim đèn chiếu…
1.3.2 Nhiệm vụ của phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách là một môn
học trong trường Sư phạm
(1) Cung cấp những kiến thức cơ bản về dạy học tiếng Việt cho sinh viên:
- Những kiến thức đại cương về PPDHTV với tư cách là một ngành khoa học

và là một môn học trong trường sư phạm. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên
cứu của PPDHTV và quan hệ của nó với các ngành khoa học khác.
- Những kiến thức cụ thể về loại kế hoạch dạy học, chuẩn bị và tiến hành
từng bài học, từng tiết học trên lớp.
(2) Rèn luyện những kĩ năng cơ bản về dạy học môn Tiếng Việt cho sinh
viên:
- Kĩ năng phân tích mục tiêu, tìm hiểu chương trình, SGK và các tài liệu dạy
học tiếng Việt ở tiểu học.
- Kĩ năng tìm hiểu trình độ và đặc điểm ngôn ngữ của HS tiểu học.
- Kĩ năng lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy tiếng Việt.
- Kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học tiếng Việt trong giờ dạy.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá học sinh.

- Kĩ năng tiến hành các hoạt động ngoại khóa tiếng Việt, bồi dưỡng học sinh
giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém.
- Kĩ năng vận dụng công tác chủ nhiệm, cơng tác đồn, Đội, hỗ trợ cho việc
dạy tiếng Việt cũng như kĩ năng kết hợp dạy tiếng Việt trong các giờ học khác.
- Kĩ năng phân tích, đánh giá thực tế dạy học tiếng Việt ở tiểu học.
(3) Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của
giáo viên dạy tiếng Việt
Bộ môn PPDHTV cần giúp cho sinh viên thấy được vai trị, vị trí của mơn
TV, cái hay, cái khó và tính sáng tạo của việc dạy học tiếng Việt, từ đó nâng cao
trách nhiệm và tình cảm nghề nghiệp. Đồng thời, rèn luyện cho sinh viên phẩm chất
đạo đức và những thói quen cần thiết của người thầy giáo dạy tiếng Việt như: biết


3


u tiếng Việt, u đất nước, con người, có tính kiên trì, chính xác, có khả năng đồng
cảm, đặc biệt là đồng cảm với trẻ em, có thói quen tự phê bình…
(4) Phát triển năng lực đào tạo, tự nghiên cứu về Phương pháp dạy học tiếng
Việt cho sinh viên.
- Biết kết hợp quá trình đào tạo với quá trình tự đào tạo. Có khả năng nghiên
cứu về nghiệp vụ dạy học tiếng Việt hiện đang học và sau khi ra trường.
- Biết viết và bảo vệ thành công những bài tập lớn, niên luận, khóa luận tốt
nghiệp về đề tài PPDHTV.
1.4 Đặc điểm của phương pháp dạy học tiếng Việt

Đặc điểm của PPDHTV ở tiểu học bị quy định bởi những đặc thù của HS lứa
tuổi này. Đó là các đặc điểm sau:
1.4.1 Bảo đảm sự thành công của học sinh những ngày đầu đến trường
HS bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập.
Đó là một khó khăn đối với các em địi hỏi người GV tiểu học phải có cách cư xử
đặc biệt đối với HS. Đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thơng cảm, ln nhấn mạnh
thành cơng của trẻ. Đó là một cách làm việc kiên trì, tỉ mỉ, đó là khả năng biết tổ
chức q trình dạy học kết hợp với vui chơi. Người GV tiểu học nắm đặc điểm của
HS, hình dung thấy hết những khó khăn của các em khi học chữ để có những biện
pháp dự phịng.
1.4.2 Chú ý hình thành ở học sinh ý thức về “chuẩn mực ngơn ngữ”,”
chuẩn văn hóa lời nói”

HS tiếp xúc với việc đọc viết cũng là tiếp xúc với một phong cách ngôn ngữ
mới - phong cách ngơn ngữ viết. Phong cách này có những đặc điểm riêng, những
u cầu riêng. Chính vì vậy, giai đoạn tiểu học, ta gặp rất nhiều lỗi phong cách “viết
như nói”. GV cần lưu ý đặc điểm này để có những chỉ dẫn kịp thời.
Khi đến trường, học sinh lần đầu tiên biết đến “chuẩn ngôn ngữ” không phải
là dạng thuật ngữ mà các em cần ý thức được rằng mọi người trong xã hội đã thỏa
thuận quy ước nói thế này thì được mà nói thế kia thì khơng được. Đồng thời với ý
thức về chuẩn mực ngôn ngữ, các em cần phải được giáo dục về “chuẩn văn hóa”
của lời nói để các em nói viết đúng tiến tới nói viết hay.
1.4.3 Chú ý để hình thành dạng ngôn ngữ độc thoại và phong cách ngôn
ngữ viết cho học sinh
Lời nói của trẻ trước khi đến trường có tính chất tình huống, là dạng ngơn

ngữ hội thoại tạo ra trong hoạt động vui chơi và các hoạt động khác. Khi có tình
huống trong hội thoại, trẻ em cảm thấy dường như mọ chuyện nói năng diễn ra rất dễ
dàng khơng chỉ vì phạm vi đề cập là quen thuộc mà cịn bởi lúc này mơ hình câu đã

4


được định sẵn, các em chỉ cần thay một số từ. Ở trường học, hoạt động chủ đạo sẽ là
hoạt động học tập, một hoạt động mang tính trí tuệ. Càng ngày lời nói của các em
càng hướng tới dạng độc thoại tức là hướng tới những quy tắc liên kết thống nhất phụ
thuộc lẫn nhau của lời nói. Đây chính là một khó khăn đối với các em, người GV cần
phải quan tâm và chú trọng đúng mực.

1.4.4 Hình thành ở học sinh thói quen và kĩ năng quan sát ngơn ngữ, tự
điều chỉnh ngơn ngữ của mình
Trong trường học, lần đầu tiên ngôn ngữ trở thành đối tượng quan sát, phân
tích khái qt và là đối tượng tìm hiểu của các em. Nhà trường phải dạy cho trẻ em
có ý thức quan sát ngơn ngữ của người khác, quan sát ngơn ngữ của chính mình để
phát triển cảm nghĩ và có ý thức điều chỉnh lời ăn tiếng nói của mình từ cách phát
âm, cách dùng từ, đặt câu.

5


Câu hỏi chương 1

Câu 1. Phương pháp dạy học tiếng Việt là gì?
Câu 2. Phân tích đối tượng của phương pháp dạy học tiếng Việt.
Câu 3. Phân tích nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách là
một ngành khoa học.
Câu 4. Phân tích nhiệm vụ của phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách là một
mơn học trong trường sư phạm.
Câu 5. Phân tích các đặc điểm của phương pháp dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học.

6


Gợi ý trả lời câu hỏi chương 1

Câu 1. Phương pháp dạy học tiếng Việt là gì?
PPDHTV là một bộ phận của Khoa học Giáo dục nhằm giới thiệu hệ thống lí
thuyết và kĩ năng cơ bản để tổ chức quá trình dạy học tiếng Việt với tư cách là tiêng
mẹ đẻ và với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.
Câu 2. Phân tích đối tượng của phương pháp dạy học tiếng Việt.
Đối tượng của phương pháp dạy học tiếng Việt nghiên cứu quá trình dạy học
tiếng Việt, tức là hoạt động dạy học tiếng Việt của thầy và trò, cũng chính là q
trình nắm các kĩ năng tiếng Việt của HS. SV cần trình bày rõ, kết hợp phân tích dẫn
chứng 3 yếu tố:
- Nội dung dạy học tiếng Việt
- Hoạt động của thầy giáo
- Hoạt động học tập của học sinh

→ Sinh viên đánh giá trong 3 yếu tố trên yếu tố nào là quan trọng nhất, vì
sao?
Câu 3. Phân tích nhiệm vụ của mơn phương pháp dạy học tiếng Việt với
tư cách là một ngành khoa học.
Nhiệm vụ của PPDHTV với tư cách là một ngành khoa học bao gồm:
- Xây dựng cơ sở phương pháp luận cho phương pháp dạy học tiếng Việt
- Xây dựng lí thuyết về môn học tiếng Việt trong nhà trường
- Xây dựng lí thuyết về phương pháp dạy học tiếng Việt
→ Sinh viên trình bày rõ 3 ý kết hợp phân tích theo hiểu biết.
Câu 4. Phân tích nhiệm vụ của phương pháp dạy học tiếng Việt với tư
cách là một môn học trong trường sư phạm.
Nhiệm vụ của phương pháp dạy học tiếng Việt trong trường Sư phạm bao

gồm:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về dạy học tiếng Việt cho sinh viên
- Rèn luyện những kĩ năng cơ bản về dạy học môn Tiếng Việt cho sinh viên
- Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của giáo
viên dạy tiếng Việt
- Phát triển năng lực đào tạo, tự nghiên cứu về Phương pháp dạy học tiếng
Việt cho sinh viên.
→ Sinh viên trình bày rõ 4 ý kết hợp phân tích theo hiểu biết.

7



Câu 5. Phân tích các đặc điểm của phương pháp dạy học tiếng Việt ở
trường tiểu học?
Đặc điểm của PPDHTV ở tiểu học bao gồm:
- Bảo đảm sự thành công của học sinh những ngày đầu đến trường.
- Chú ý hình thành ở học sinh ý thức về “chuẩn mực ngơn ngữ”,” chuẩn văn
hóa lời nói”
- Chú ý để hình thành dạng ngôn ngữ độc thoại và phong cách ngôn ngữ viết
cho học sinh
- Hình thành ở học sinh thói quen và kĩ năng quan sát ngôn ngữ, tự điều chỉnh
ngơn ngữ của mình
→ Sinh viên trình bày rõ 4 đặc điểm kết hợp phân tích theo hiểu biết.


8


Chương 2
CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
Nguyên tắc dạy học là những cơ sở khoa học làm nền tảng để chỉ dẫn cho
các thiết kế dạy học đi đúng mục đích. GV chú trọng thiết kế hoạt động dạy học dựa
trên những nguyên tắc dạy học sẽ phát huy tính cực, phát triển năng lực sử dụng
tiếng Việt. Vì thế, Hoàng Thị Tuyết (2013) đã chú trọng nghiên cứu năm nguyên tắc
dạy học tiếng Việt như sau:
2.1 Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp
Mục tiêu tổng quát của chương trình dạy học tiếng Việt là phát triển năng lực

sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và học tập cho HS. Thơng qua giao tiếp giúp hình
thành năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực giao tiếp trong môi trường phù hợp. Do
đó, nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp được xem là nguyên tắc hàng đầu
trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Cách thức thực hiện như sau:
(1) Hình thành cho HS năng lực giao tiếp tiếng Việt: về ngữ pháp và từ vựng;
tổng hòa các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; năng lực về ngơn ngữ xã hội; năng lực về
diễn ngôn; năng lực sử dụng các biện pháp ứng xử, giao tiếp, cách thức sử dụng ngơn
ngữ để thực hiện các mục đích giao tiếp cụ thể.
(2) GV tổ chức cho HS hoạt động giao tiếp thông qua thiết kế các hoạt động
dạy học phong phú, tạo môi trường học tập đa dạng. Từ đó, giúp HS cách sử dụng
ngơn ngữ để tư duy đạt hiệu quả cao.
(3) Tổ chức tiết học thành chuỗi hệ thống hoạt động hoặc bài tập.

GV cần thiết kế hệ thống bài tập giúp HS thực hành với mục đích giao tiếp
nhất định. Khi thực hiện nhiệm vụ, HS sẽ vận dụng các kiến thức và kỹ năng sử dụng
tiếng Việt giải quyết các tình huống giao tiếp bằng ngơn ngữ nói lẫn ngơn ngữ viết
một cách tự nhiên. Các em sẽ phát huy năng lực giao tiếp của bản thân để giao tiếp
với người khác nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(4) Dạy học các kĩ năng ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh.
GV tạo các tình huống giao tiếp thật, gần giống môi trường giao tiếp xã hội
để HS thực hành sử dụng ngơn ngữ, kích thích HS tạo lập nhu cầu – động cơ, hình
thành mục đích học tập tiếng Việt.
(5) Công nhận, khai thác, vận dụng, quan tâm, kinh nghiệm ngôn ngữ của
học sinh trong quá trình hướng dẫn học sinh học tiếng Việt.
Trong giao tiếp, mỗi HS vừa là chủ thể vừa là đối tượng của hoạt động giao

tiếp. Vốn ngôn ngữ, hiểu biết về văn hóa – xã hội, cá tính, phong cách học tập, phẩm
chất nhân cách sẽ chi phối mọi hoạt động học tiếng Việt. Do đó, GV cần chú ý thiết
kế nội dung và PPDH phù hợp theo nhu cầu, trình độ của HS theo hướng lấy HS làm
trung tâm và dựa vào kinh nghiệm của người học.
(6) Ưu tiên dạy ý nghĩa ngôn từ hơn là dạy cấu trúc – hình thức của chúng
9


GV giúp HS nhận diện, nắm ý nghĩa của từ ngữ, của câu, nắm rõ về cấu trúc
hình thức của từ ngữ - câu,…có hiểu biết về văn hóa, xã hội, về cách ứng xử thì các
em có thể viết đúng, nói đúng, hiểu đúng. Từ đó, HS thực hành nhận diện, phân tích
cấu trúc hình thức ngơn ngữ để có thể tạo lập và lĩnh hội tốt văn bản.

2.2 Nguyên tắc tích hợp trong dạy tiếng Việt ở tiểu học
Ở tiểu học, dạy HS sử dụng tiếng Việt là dạy tổng hợp các kỹ năng sử dụng
tiếng Việt và phẩm chất trí tuệ - tâm hồn, tình cảm dựa trên vốn kiến thức tiếng Việt
các em tích lũy được. Do đó, theo định hướng xây dựng chương trình mơn TV, SGK
đã biên soạn các bài học theo hướng tích hợp. GV dạy cũng lựa chọn nội dung và
xây dựng hoạt động dạy học hướng đến tính hợp với mục tiêu hình thành năng lực
giao tiếng bằng tiếng Việt cho HS một cách tổng hợp kiến thức và kỹ năng cần có
cho đời sống ngồi xã hội. Cách thức dạy tích hợp như sau:
(1) Tích hợp dạy các kĩ năng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết.
Ví dụ: Trong một chủ điểm Anh em (Lớp 2): Bài Cậu bé thông minh rèn HS
kĩ năng đọc qua phân môn Tập đọc, rèn kĩ năng viết qua phân mơn Chính tả, rèn kĩ
năng nói qua phân mơn kể chuyện.

(2) Tích hợp dạy tiếng Việt với dạy văn chương, phát triển tâm hồn, tình cảm
với việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS tiểu học.
Ngôn ngữ trong văn chương là ngôn ngữ được sử dụng phản ánh hiện thực
cuộc sống một cách thẩm mỹ và có sức tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, nhân cách
của con người. Vì thế sử dụng tiếng Việt thông qua học văn chương là con đường
ngắn giúp HS tiếp cận với những tình huống giao tiếp cụ thể; giúp HS phát triển
năng lực nói – viết văn bản có tính tổ chức; đồng thời phát triển óc sáng tạo, liên
tưởng, tưởng tượng phong phú; giáo dục thẩm mỹ, phát triển đời sống tinh thần, hình
thành nhân cách người học.
Trong chương trình tiểu học, Tập đọc và Kể chuyện là hai phân mơn thể hiện
rõ tính tích hợp giữa dạy văn chương và ngơn ngữ
Ví dụ: Tiết Tập đọc – Kể chuyện ở lớp 2 bài Cậu bé thông minh. Bài Tập đọc

dạy trong 1 tiết rưỡi nói về cậu bé tài xử lý các tình huống khó của nhà vua đưa ra
một cách thơng minh, khéo léo. Sang nữa tiết còn lại, GV hướng dẫn HS kể lại từng
đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh kết hợp đóng vai thể hiện lời thoại từng nhân
vật sinh động, hấp dẫn.
(3) Tích hợp dạy tiếng Việt với dạy các giá trị văn hóa của dân tộc và việc
phát triển nhân cách của HS tiểu học
Dạy tiếng Việt cho HS ngồi việc dạy ngơn ngữ và các kỹ năng sử dụng ngơn
ngữ cịn dạy hiểu biết về con người, về cuộc sống, các giá trị truyền thống, nhân văn
của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Qua đó, giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp của
lời văn, cái sắc sảo của trí tuệ, hình thành lịng u q cái hay cái đẹp của ngơn từ
Việt Nam.


10


Ví dụ: Phân tích đoạn văn sau trong bài Trung thu độc lập (SGK TV4, tập 1,
trang 66-67)
“ Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng.
Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác
nước đổ xuống làm chạy máy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng
phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những óng
khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với
nông tường to lớn, vui tươi.”

GV hướng dẫn HS đọc đoạn văn và cho biết:
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
+ Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm
xưa?
→ HS tìm những chi tiết, hình ảnh trong đoạn trích trả lời 2 câu hỏi của GV.
Qua đó hiện lên hình ảnh đẹp đẽ về ước mơ của anh chiến sĩ: đất nước độc lập, cuộc
sống được sung túc hơn: có máy phát điện, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới thể hiện
hình ảnh vui tươi, tự do; có nhà máy cao, có nơng trường lớn và lúa bát ngát. Khơng
cịn cuộc sống khổ cực dưới thời giặc xâm lấn nữa.
(4) Tích hợp phát triển ngơn ngữ với phát triển tư duy cho học sinh trong dạy
học tiếng Việt ở tiểu học

Ngôn ngữ và tư duy là một khối thống nhất biện chứng có quan hệ thúc đẩy
nhau cùng phát triển. Thông qua các hoạt động sử dụng ngôn ngữ khác nhau như so
sánh, giải thích, phân tích, phân loại, khái qt, tóm tắt,…trong các tình huống khác
nhau, HS trau dồi các kỹ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Từ đó, năng lực tư duy
được rèn luyện qua phát triển ngơn ngữ cũng chính là hình thành cho HS tri thức về
các phương thức hoạt động giao tiếp, hoạt động nhận thức bằng ngơn ngữ. Bên cạnh
đó, GV đưa ra hệ thống bài tập và câu hỏi tạo tình huống có vấn đề để HS giải quyết
nhằm phát triển tư duy.
Ví dụ: Tập đọc: Người đi săn và con vượn (SGK lớp 3 tập 2)
Có ý kiến cho rằng: hành động bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về của Bác
thợ săn chưa thể hiện Bác ấy đã hối hận về việc đã bắn chết vượn mẹ. Em nhận xét gì
về ý kiến trên?

→ HS vận dụng kiến thức vừa được học và vốn ngôn ngữ cá nhân các em suy
nghĩ tình huống vấn đề của GV. Sau đó trình bày theo 2 hướng:
+ Đồng ý với quan điểm trên: hành động bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về
của Bác thợ săn chưa thể hiện Bác ấy đã hối hận về việc đã bắn chết vượn mẹ. Vì
11


×